Ngân hàng TMCP Á Châu (Tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Bank - viết tắt là ACB) được thành lập ngày 13 tháng 5 năm 1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ 4 tháng 6 năm 1993 theo Giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24 tháng 4 năm 1993. Ngân hàng TMCP á Châu là một trong những Ngân hàng TMCP được thành lập mới sau khi hai Pháp lệnh Ngân hàng của Việt Nam ra đời. Hội sở chính của Ngân hàng TMCP á Châu được đặt tại 442 - Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Nói chung, trong năm các 1996, 1997 và quý I năm 1998, nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
- Tiền gửi của khách hàng
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi thanh toán của cá nhân và các tổ chức kinh tế
- Tiền quản lý và giữ hộ
Qua số liệu thống kê ở bảng 2, nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm: năm 1996 tổng nguồn vốn huy động là 116.577 triệu đồng, trong đó tiền gửi tiết kiệm là 99.533,7 triệu đồng chiếm 85,38%. Năm 1997, tổng số vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 96.440,9 triệu đồng giảm 3.092,8 triệu đồng so với năm 1996, chiếm 78,56% tổng nguồn vốn huy động năm 1997. Quí I năm 1998 là 107.117,1 triệu đồng tăng 10.672,2 triệu đồng so với năm 1997 và tăng 7.584,1 triệu đồng so với năm 1996, chiếm 88,69% tổng nguồn vốn huy động quí I năm 1998. Tiền gửi tiết kiệm trong năm 1997 thấp hơn so với năm 1996 là do trong những tháng cuối năm có biến động về giá ngoại tệ và giá vàng nên dân chúng đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng và USD để tự bảo toàn vốn. Đến cuối quí I - 1998, nguồn tiền tiết kiệm tăng 10.672,2 triệu đồng so với cuối năm 1997, nghĩa là tăng 8,7% và tăng 6,5% so với năm 1996.
Tiền gửi tiết kiệm được hình thành từ hai nguồn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; số liệu được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3. Tình hình huy động tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội qua các năm 1996, 1997, quí I - 1998
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/96
31/12/97
31/3/98
Chênh lệch 97/96
Chêch lệch QI-98/97
Tiết kiệm không kì hạn
1.913,5
3.256,1
3.857,1
+ 1.342,6
+1.943,6
T/K có kì hạn
97.640,3
93.184,8
103.260,0
- 4.455,5
+ 5.619,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Biểu 3-a: Tình hình huy động tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội qua các năm 1996, 1997, quí I - 1998
Như vậy qua các năm, nguồn tiền huy động của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội chủ yếu từ tiết kiệm có kì hạn. Cuối năm 1996, số dư nguồn tiết kiệm có kỳ hạn là 97.640,3 triệu đồng gấp 51 lần nguồn tiết kiệm không kỳ hạn. Cuối năm 1997, số dư nguồn tiết kiệm có kì hạn là 93.184,8 triệu đồng giảm 4,56% so với cuối năm 1996. Cuối quí I năm 1998, số dư nguồn tiết kiệm có kì hạn là 103.260,0 triệu đồng gấp 26,8 lần nguồn tiết kiệm không kì hạn và tăng 10,8% so với cuối năm 1997. Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng biến đổi theo chiều hướng gia tăng: 1.913 triệu đồng năm 1996, 3.256,1 triệu đồng năm 1997, 1.342,6 triệu đồng quí I năm 1998.
Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động tiền gửi kiết kiệm của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội, tôi xin đưa ra một ví dụ chi tiết về số dư tài khoản tiết kiệm trong năm 1997, năm mà Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã đạt được một số thành công nhất định.
Bảng 4: Báo cáo số dư tài khoản tiết kiệm Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội - năm 1997
Đơn vị: triệu đồng
Tài khoản
VND
USD
Tổng
1. Tiết kiệm không kỳ hạn
771,3
2.484,8
3.256,1
2. Tiết kiệm có kỳ hạn
- 3 tháng
- 6 tháng
- 9 tháng
- 12 tháng
- 13 tháng
- 24 tháng
- 36 tháng
34.186,5
11.987,0
10.553,4
13,0
169,9
11.012,0
442,0
9,2
50.823,5
12.538,4
17.094,6
113,1
951,6
20.125,8
85.010,0
24.525,4
27.648,0
126,1
1.121,5
31.137,8
442,0
9,2
3. Tiết kiệm có thưởng
- 3 tháng
- 6 tháng
- 12 tháng
3.806,3
3.806,3
7.895,2
5.189,4
1.483,4
1.221,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Nhìn chung, tiền tiết kiệm có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền tiết kiệm ngắn hạn chiếm 65,88%, tiết kiệm trung hạn chiếm 34,12%.
Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội năm 1997 và quí I năm 1998 đều cao hơn so với năm 1996. Sở dĩ có kết quả trên là do ngân hàng đã tích cực có các hình thức quảng cáo, có nhiều hình thức huy động hấp dẫn, mạng lưới phục vụ thuận tiện, phong cách thái độ của nhân viên phục vụ văn minh, lịch sự tạo nên sự gần gũi, tin tưởng cho khách hàng. Mặt khác, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao, đồng tiền tương đối ổn định; đời sống của các tầng lớp dân cư nói chung ổn định hơn, dân chúng đã bắt đầu có khả năng tích luỹ, vì thế Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã huy động được một nguồn đáng kể từ tiết kiệm của dân cư.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm 1997 và quí I năm 1998 đều cao hơn so với năm 1996. Đó là do ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp thị nên Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội một mặt vẫn duy trì quan hệ với khách hàng cũ, mặt khác đã thu hút được một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Coma), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin) v.v... đã chuyển một phần thanh toán về hoạt động tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội. Tuy nhiên, so với nguồn vốn huy động từ dân cư thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp đó là do ngân hàng chưa thiết lập được quan hệ đồng thời chưa có khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng và rất lớn của các tổ chức kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh có nhu cầu cao về hoạt động nói chung, thanh toán nói riêng qua ngân hàng.
Cuối năm 1997, tiền gửi của dân cư giảm chủ yếu do biến động của giá USD và giá vàng trên thị trường nên khách hàng đã tập trung rút VND để mua vàng và ngoại tệ nhằm tự bảo toàn vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP á Châu đã kịp thời huy động tiền gửi dưới nhiều hình thức đa dạng hơn như: hình thức bảo đảm bằng vàng, huy động bằng ngoại tệ... nên nguồn vốn huy động vẫn tương đối ổn định.
Nếu phân theo nguyên tệ thì nguồn vốn huy động từ VND năm 1996 chiếm tỷ trọng lớn hơn USD. Nhưng sang năm 1997 và quí I năm 1998, nguồn vốn huy động từ USD lại lớn hơn VND. Cụ thể trong năm 1996, nguồn vốn huy động là USD chiếm 37,72%, năm 1997 chiếm 50,45%, quí I năm 1998 chiếm 36,14% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng USD tăng như vậy là do cuối năm 1997 và đầu quí I năm 1998, tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh nên khách hàng tự bảo toàn tiền gửi của mình bằng cách rút tiền VND và mua USD gửi lại vào ngân hàng.
Tóm lại, mặc dù có những khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội vẫn khá ổn định qua các năm. Chênh lệch số số dư tổng nguồn vốn huy động giữa năm 1996, 1997 và quí I năm 1998 không lớn. Cho dù ngân hàng có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây chính là điểm yếu của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội vì bình quân lãi suất huy động đầu vào cao, đồng thời ngân hàng luôn phải chịu sức ép về dự trữ thanh khoản do VND bị mất giá lớn so với USD. Tuy nhiên, đây là bước đi tất yếu trên con đường hội nhập mà Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đang tìm cách tháo gỡ.
2.2. Tình hình sử dụng vốn
Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội nói riêng.
Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội được thống kê cụ thể qua bảng 5.
Bảng 5. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
31/12/96
31/12/97
31/3/98
I. Cho vay
1. Doanh số cho vay
194.656,0
132.050,0
22.392,0
2. Doanh số thu nợ
192.225,0
100.275,0
29.792,0
3. Tổng dư nợ
58.782,0
97.363,0
92.944,0
* Phân theo thời hạn:
+ Ngắn hạn
+ Trung và dài hạn
58.782,0
58.782,0
0,0
97.363,0
50.152,0
47.211,0
92.944,0
42.198,0
50.746,0
* Phân theo loại tiền
+ VND
+ USD
58.782,0
50.038,0
8.744,0
97.363,0
39.271,0
58.092,0
92.944,0
33.720,0
59.224,0
* Phân theo thành phần kinh tế
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Các thành phần kinh tế khác
58.782,0
41.346,0
17.436,0
97.363,0
76.232,0
21.131,0
92.944,0
70.958,0
21.986,0
4. Nợ quá hạn
+ Ngắn hạn
2.206,3
9.066,6
13.161,5
II. Đầu tư khác
+ Mua cổ phần, góp vốn liên doanh
64
0
0
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Nếu so sánh giữa năm 1996 và 1997 thì tổng doanh số cho vay trong năm 1997 là 132.050 triệu đồng, thấp hơn so với năm 1996 là 62.606 triệu đồng. Doanh số thu nợ trong năm 1997 cũng thấp hơn so với năm 1996 là 91.950 triệu đồng. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 1996 là 98,75%, năm 1997 là 75,94%. Như vậy tính đến thời điểm cuối năm 1996, cứ cho vay 100 đồng thì ngân hàng thu nợ được 98,75 đồng; năm 1997 cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu về được 75,94 đồng. Nhìn chung, hoạt động của ngân hàng năm 1997 không hiệu quả bằng năm 1996.
Để đánh giá một cách toàn diện công tác sử dụng vốn, ta xét đến chỉ tiêu dư nợ. Dư nợ tín dụng tính đến ngày 31.12.1996 là 58.782 triệu đồng. 31.12.1997 dư nợ tín dụng là 97.363 triệu đồng tăng 65,63% so với cuối năm 1996. Cuối quí I năm 1998 dư nợ tín dụng là 92.944 triệu đồng; tăng so với cuối năm 1996 là 58,11%, giảm so với cuối năm 1997 là 4,54%. Như vậy, so với năm 1996 hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1997 và quí I năm 1998 đã tiến triển rất nhiều.
Nếu xét theo loại tiền thì trong năm 1996, tín dụng của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội hầu hết bằng VND: 50.038 triệu đồng chiếm 85,12%, tín dụng USD là 8.744 triệu đồng chiếm 14,88% tổng dư nợ tín dụng. Trong năm 1997 và đầu năm 1998, do tỷ giá có những thay đổi lớn nên Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội thực hiện cho vay đảm bảo bằng USD là chủ yếu. Dư nợ tín dụng USD trong năm 1997 là 58.092 triệu đồng chiếm 59,67% tổng dư nợ tín dụng trong khi dư nợ VND là 39.271 triệu đồng chiếm 40,33% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng USD đầu quí I năm 1998 là 59.224 triệu đồng chiếm 63,72% tăng so với cuối năm 1997 là 1.132 triệu đồng, dư nợ tín dụng VND chiếm 36,28% tổng dư nợ và giảm so với năm 1997 là 5.551 triệu đồng hay 14,14%.
Nếu xét theo thành phần kinh tế, trong năm 1996, tổng dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 41.346 triệu đồng chiếm 70,34% tổng dư nợ; năm 1997 là 76.232 triệu đồng chiếm 78,30% tổng dư nợ; quí I - 1998 là 70.958 triệu đồng chiếm 76,34% tổng dư nợ. Như vậy, những khách hàng vay vốn lớn nhất của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội là các doanh nghiệp quốc doanh. Các thành phần kinh tế khác bao gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh với nước ngoài và các đối tượng khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 1996 dư nợ đối với các thành phần kinh tế khác là 17.436 triệu đồng chiếm 29,66%. Sang năm 1997, cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 21.131 triệu đồng chiếm 21,7% tổng dư nợ. Mặc dù tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ giảm song về số lượng tuyệt đối thì năm 1997 tăng so với năm 1996 là 3.695 triệu đồng. Tổng dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đầu quí I năm 1998 cũng đạt 21.986 triệu đồng, tăng so với năm cuối năm 1997 là 855 triệu đồng, chiếm 23,65% tổng dư nợ cuối quí I năm 1998. Như vậy, dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm từ 20 - 30% tổng dư nợ cuối năm của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong giai đoạn gần đây.
Xét theo thời hạn cho vay thì năm 1996, cho vay ngắn hạn là 58.782 triệu đồng chiếm 100% tổng dư nợ tín dụng. Năm 1997 dư nợ ngắn hạn giảm đi so với năm 1996 là 8.630 triệu đồng nhưng trong năm này, ngân hàng đã tích cực mở rộng tín dụng trung và dài hạn, dư nợ trung và dài hạn cuối năm là 47.211 triệu đồng, chiếm 48,49% tổng dư nợ. Đầu quí I năm 1998, Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đầu quí I năm 1998 là 50.746 triệu đồng, chiếm 54,6% tổng dư nợ cuối quí. Như vậy, dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên trong năm 1998. Việc dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng là do trong năm 1997, Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là những khách hàng lớn là các “Tổng công ty 90 và 91” có uy tín như: Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty gốm Đại Thanh, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam... Hiện nay một số dự án đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả kinh tế.
Mặc dù tình hình tín dụng của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong thời gian gần đây có nhiều tiến triển, dư nợ tín dụng năm 1997 và đầu năm 1998 tăng nhiều so với năm 1996 nhưng dư nợ quá hạn cũng tăng. Năm 1996, dư nợ quá hạn là 2.260,3 triệu đồng thì năm 1997, dư nợ quá hạn đã tăng lên 9.066,6 triệu đồng, bằng 401,12% năm 1996. Quí I năm 1998, dư nợ quá hạn là 13.161,5 triệu đồng, bằng 145,16% năm 1997. Tình hình nợ quá hạn sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác tín dụng đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung đã phát triển nhiều. Riêng với Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội, do mới đi vào hoạt động, chưa tạo được nhiều mối quan hệ lâu năm với khách hàng, mặt khác lại phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn nên doanh số cho vay cũng còn hạn chế. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội cho tới nay vẫn chưa phát triển mạnh về bề rộng và đa dạng hoá các loại hình. Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy, song được sự chỉ đạo kịp thời của hội sở và sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên tín dụng, ngoài việc duy trì những khách hàng cũ là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thời gian gần đây, Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã mở rộng được quan hệ đối với các thành phần kinh tế quốc doanh. Đặc biệt, Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã chú trọng duy trì kinh doanh đối với những khách hàng cũ kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ và bước đầu có những cố gắng trong việc điều chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ, thay đổi chính sách thị trường đối với khách hàng lớn là các “tổng công ty 90 và 91”.
II. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
1. Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội qua những con số
Bảng 6. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
31/12/96
31/12/97
31/3/98
1. Doanh số cho vay
194.656,0
132.050,0
22.392,0
2. Doanh số thu nợ
192.225,0
100.275,0
29.792,0
3. Tổng dư nợ
58.782,0
97.363,0
92.944,0
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là huy động vốn để cho vay. Vì thế, muốn xem xét tình hình kinh doanh của ngân hàng thì phải xét đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng có chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Đối với những ngân hàng lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ yếu thì chỉ tiêu hiệu quả tín dụng càng đánh giá chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng.
Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng được tính theo công thức:
Tcv
H = x 100 (%)
Thđ
Trong đó: H - là hiệu suất sử dụng vốn
Tv - là tổng dư nợ (đơn vị tính: triệu đồng)
Thđ - là tổng nguồn vốn huy động (đơn vị tính: triệu đồng)
Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội được thống kê qua bảng 7.
Bảng 7. Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1996
31/12/1997
31/3/1998
Tổng nguồn vốn huy động
116.577
122.763
120.779
Tổng dư nợ tín dụng
58.782
97.363
92.944
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
50,42
79,31
76,95
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu hiệu suất tín dụng cũng chỉ là về mặt lượng của chất lượng tín dụng. Để nghiên cứu về mặt chất, đòi hỏi phải nghiên cứu về khả năng thu hồi cả gốc và lãi, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Chỉ có như vậy, hoạt động của ngân hàng mới thực sự đem lại hiệu quả, tránh sử dụng vốn một cách tràn lan. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội được thống kê qua bảng 8.
Bảng 8. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1996
31/12/1997
31/3/1998
1. Nợ quá hạn đến 180 ngày
1.515,9
4.352,5
4.795,6
- Doanh nghiệp Nhà nước
219,0
0,0
0,0
- Công ty cổ phần và TNHH Việt Nam
40,0
1.416,0
1.726,6
- Đối tượng khác
1.256,9
2.936,5
0,0
2. Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
738,4
3.893,7
4.848,8
- Doanh nghiệp Nhà nước
0,0
0,0
0,0
- Công ty cổ phần và TNHH Việt Nam
380,0
716,8
1.632,8
- Đối tượng khác
388,4
3176,9
3.216,0
3. Nợ khó đòi
6,0
820,4
3.517,1
- Doanh nghiệp Nhà nước
0,0
131,0
70,0
- Công ty cổ phần và TNHH Việt Nam
0,0
150,0
610,0
- Đối tượng khác
6,0
539,4
2.837,1
Tổng
2.260,3
9.066,6
13.161,5
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Biểu 8-a: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Bảng 9. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/96
31/12/97
Chênh lệch 97/96
Chênh lệch 97/96 (%)
1. Tổng thu nhập
- Thu lãi cho vay
- Thu lãi tiền gửi
- Thu dịch vụ ngân hàng
18.975
9.349
5.138
719
10.919
5.946
4.221
534
- 8.506
- 3.403
- 1.097
- 185
- 44,83
- 36,40
- 20,63
- 25,73
2. Tổng chi phí
- Chi trả lãi tiền gửi
- Chi nộp thuế
- Chi phí quản lý khác
12.941
10.408
62
2.411
8.837
6.269
157
2.471
- 4.104
- 4.139
+ 95
- 60
- 31,71
- 39,76
+ 153,22
- 2,49
3. Tổng lợi nhuận của ngân hàng
6.034
2.082
- 3.952
- 65,49
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, quí I-1998 - Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
2. Nhận xét về chất lượng tín dụng tại ngân hàng á Châu Hà Nội
2.1. Những mặt đạt được
Trong thời gian gần đây, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã có nhiều tiến triển so với trước đây. So với năm 1996, số dư trên các tài khoản huy động vốn cuối năm 1997 và cuối quí I năm 1998 đã tăng tương ứng là 5,31% và 3,62%; số dư trên các tài khoản cho vay tăng tương ứng là 65,63% và 58,12% so với cuối năm 1996.
Thứ nhất: Tổng dư nợ của ngân hàng tăng.
Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã mở rộng kinh doanh đối với những khách hàng lớn, có uy tín, bước đầu tạo được những thành công thể hiện qua sự gia tăng của dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ năm 1997 là 97.363 triệu đồng tăng 65,63% so với năm 1996, tổng dư nợ cuối quí I năm 1998 là 92.944 triệu đồng tăng 58,11% so với tổng dư nợ cuối năm 1996. Năm 1996 ngân hàng không cho vay trung và dài hạn, sang năm 1997 cho vay trung và dài hạn đã chiếm 48,49% tổng dư nợ tín dụng và quí I năm 1998 tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 54,60% tổng dư nợ tín dụng.
Thứ hai: Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1996 là chưa cao (50,42%). Sang năm 1997 và đầu năm 1998, hiệu suất sử dụng vốn đã tăng lên 79,31% và 76,95%.
Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của ngân hàng trong năm vừa qua. Có được kết quả này là do được sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP á Châu và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội vẫn còn thấp hơn so với một số ngân hàng khác, đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm đối tác.
Thứ ba: Các hợp đồng tín dụng của ngân hàng hiện nay đã chặt chẽ hơn, các biện pháp bảo đảm cũng được chú trọng.
Nhìn chung, các hợp đồng tín dụng của ngân hàng được thực hiện có hiệu quả. Các biện pháp đảm bảo tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi và bảo toàn vốn, nhằm thực hiện đầu tư tín dụng tiếp theo.
Thứ tư: Thẩm định tín dụng
Trong năm qua, quá trình thẩm định tín dụng được ngân hàng hướng dẫn chi tiết cho cán bộ tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình thẩm định các khách hàng cũng như các phương án vay vốn cùng với cán bộ tín dụng. Sau khi giải ngân, các cán bộ tín dụng cũng thường xuyên theo dõi quá trình kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
Thứ năm: Công nợ
Các cán bộ phòng công nợ của ngân hàng cũng thường xuyên theo dõi, tích cực đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ quá hạn. Với những khách hàng còn có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì các bộ ngân hàng tích cực theo dõi, góp ý nhằm đưa ra định hướng tốt giúp khách hàng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Với những khách hàng không có khả năng duy trì sản xuất kinh doanh thì ngân hàng động viên khách hàng tìm cách trả nợ ngân hàng hoặc phải dùng biện pháp phát mại tài sản.
2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm.
Năm 1996, doanh số cho vay là 194.656 triệu đồng, năm 1997 doanh số cho vay là 132.050 triệu đồng giảm 62.606 triệu đồng (hay giảm 32,16%) so với năm 1996. Doanh số thu nợ năm 1996 là 192.225 triệu đồng chiếm 98,75% tổng doanh số cho vay. Năm 1997, doanh số thu nợ là 100.275 triệu đồng, chiếm 75,94% doanh số cho vay. Như vậy, so với năm 1996 thì cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đều giảm.
Thứ hai: Nợ quá hạn tăng cả về tương đối và tuyệt đối.
So với năm 1996, dư nợ tín dụng và hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1997 và đầu năm 1998 tăng mạnh: hiệu suất sử dụng vốn năm 1997 và quí I năm 1998 tăng tương ứng là 28,89% và 26,53% so với năm 1996, nhưng bên cạnh đó là nợ quá hạn của ngân hàng cũng tăng cao.
Như bảng 8 đã trình bày, dư nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội tính đến cuối năm 1996 là 2.260,3 triệu đồng thì đến cuối năm 1997 đã tăng lên 9.066,6 triệu đồng và cuối quí I năm 1998 tăng lên 13.161,5 triệu đồng. Như vậy, nợ quá hạn năm 1997 đã tăng 301,12% so với năm 1996, cuối quí I năm 1998, dư nợ quá hạn tăng 45,16% so với năm 1997 và tăng 496,54% so với năm 1996.
Năm 1996 là năm ngân hàng có dư nợ quá hạn tương đối thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 3,84%, nợ khó đòi trên tổng dư nợ là 0,01%. Nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì có 3,84 đồng nợ quá hạn, trong đó 0,01 đồng là nợ khó đòi. So với toàn hệ thống ngân hàng nói chung thì tỉ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1996 là thấp. Nợ quá hạn phần lớn là nợ quá hạn dưới 180 ngày (chiếm 67,07% tổng dư nợ quá hạn) và chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (chiếm 91,64%). Nợ khó đòi là 6 triệu đồng thuộc về kinh tế ngoài quốc doanh.
Năm 1997, dư nợ quá hạn là 9.066,6 triệu đồng chiếm 9,3% tổng dư nợ. Trong 9.066,6 triệu đồng nợ quá hạn thì nợ quá hạn dưới 180 ngày chiếm 48%, trong đó 100% là nợ quá hạn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày là 3.893,7 triệu đồng chiếm 43% tổng dư nợ quá hạn. Nợ khó đòi là 820,4 triệu đồng chiếm 9% tổng dư nợ quá hạn và chiếm 0,84% dư nợ tín dụng. So với tình hình chung, dư nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1997 là khá cao. Như vậy tổng dư nợ quá hạn năm 1997 bằng 401,12% dư nợ quá hạn năm 1996. Nợ quá hạn dưới 180 ngày tăng 2.836,6 triệu đồng và bằng 287,12% so với năm 1996 và 100% là của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày bằng 527,31% so với năm 1996. Nợ khó đòi bằng 136,7 lần so với năm 1996. Chỉ nhìn vào số tương đối đã thấy dư nợ quá hạn trong năm 1997 tăng rất nhiều so với năm 1996, đặc biệt là dư nợ khó đòi.
Sang quí I đầu năm 1998, tổng dư nợ quá hạn là 13.161,5 triệu đồng, bằng 145,5% của năm 1997. Trong đó, tổng dư nợ quá hạn dưới 180 ngày là 4.795,6 triệu đồng, chiếm 36,4% tổng dư nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày là 4.848,8 chiếm 36,8% tổng dư nợ quá hạn. Nợ khó đòi là 3.517,1 triệu đồng chiếm 26,7% tổng dư nợ quá hạn. Tỉ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng là 14%.
Nếu so sánh tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng vốn và dư nợ quá hạn của ngân hàng thì chất lượng tín dụng của ngân hàng nhìn chung là giảm. Hiệu suất sử dụng vốn tăng nhưng dư nợ quá hạn và dư nợ khó đòi tăng nhanh như vậy thì cũng không tốt.
Thứ ba: Kết quả kinh doanh của ngân hàng giảm.
Qua phân tích tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong thời gian gần đây, ta đã phần nào thấy rõ chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhưng để có thể hiểu rõ hơn về các kết quả mà Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội đã đạt được trong thời gian gần đây, ta hãy nhìn một cách tổng quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu ở bảng 9.
Năm 1997, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội kém hơn năm 1996. Mặc dù tổng chi phí của ngân hàng trong năm 1997 giảm 4.104 triệu đồng so với năm 1996 nhưng do tổng thu nhập của ngân hàng năm 1997 giảm 8.506 triệu đồng nên lợi nhuận của ngân hàng năm 1997 giảm 3.952 triệu đồng hay giảm 65,49% so với năm 1996.
Sở dĩ dư nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội trong năm 1997 tăng mạnh và kết quả kinh doanh của ngân hàng giảm như vậy là do một số nguyên nhân sau:
Về nguyên nhân khách quan:
- Nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá trong những năm đầu của thập kỷ 90, bắt đầu từ cuối năm 1996 và đặc biệt trong năm 1997, s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96.doc