MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Những lí luận cơ bản về chất lượng - quản lý chất lượng 3
I/1. Thực chất và vai trò của chất lượng sản phẩm. 3
I/1.1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm. 3
I/1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm. 5
I/1.3. Những đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm. 6
I/1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 8
I/1.5 Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm 12
I/1.6 Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm. 12
I/2 Thực chất của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 12
I/2.1 Khái niệm quản lý chất lượng. 12
I/2.2 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng. 13
I/2.4 Hệ thống quản lý chất lượng. 16
I/2.4.1 Khái niệm hệ thống chất lượng 16
I/2.4.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng. 16
I/2.4.3 Yêu cầu, sự cần thiết phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 16
I/3 Chất lượng, quản lý chất lượng với hoạt động xuất nhập khẩu. 18
I/3.1 Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu. 18
I/3.1.1 Những thuận lợi. 18
I/3.1.2. Những khó khăn 21
I/3.2 Vai trò của quản lý chất lượng đối với hoạt động xuất khẩu 23
Phần II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty Kim Khí Thăng Long. 24
II/1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 24
II/ 2. Một số đặc diểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý. 27
II/ 2.1 Đặc điểm sản phẩm. 27
II/ 2.2 Đặc điểm thị trường. 30
II/2.3 Cơ cấu sản phẩm. 32
II/2.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý. 32
II/2.6 Đặc điểm về công nghệ. 38
II/2.7 Đặc điểm máy móc thiết bị 39
II/2.8 Đặc điểm tổ chức sản xuất. 41
II/2.9 Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng. 43
II/2.10 Đặc điểm tài chính. 44
II/3 Tình hình và phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 44
II/4 Thực trạng về chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng và tình hình xuất khẩu ở Công ty Kim Khí Thăng Long 45
II/4.1 Thực trạng về chất lượng sản phẩm. 45
II/4.2 Thực trạng về quản lý chất lượng 48
II/4.3 Tình hình xuất khẩu của Công ty Kim khí Thăng Long. 60
II/ 5. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm, công tác quản lý chất lượng và hoạt động xuất khẩu của Công ty Kim khí Thăng Long. 62
II/ 5.1 Chất lượng sản phẩm 62
II/5.2 Công tác quản lý chất lượng. 63
II/5.3 Hoạt động xuất khẩu. 64
II/5.4 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: 65
Phần III:Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim khí Thăng Long. 66
III/1. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002, từng bước tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). 66
III/2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. 67
III/3. Tổ chức xây dựng triển khai và đi vào hoạt động các nhóm chất lượng (nhóm QC). 68
III/4. Duy trì cải tiến máy móc trang thiết bị hiện có đồng thời không ngừng đổi mới trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh. 70
III/5. Hiện đại hoá hệ thống lưu trữ, trao đổi thông tin, hiện đại hoá các dây truyền công nghệ. 71
III/6. Chú trọng đầu tư nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, phát huy các sáng kiến kỹ thuật 71
III/7. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đào tạo 72
III/8. Sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng 74
III/9. Hợp tác với các tổ chức Quốc tế và các tổ chức chất lượng trong nước, tìm hiểu các tiêu chuẩn Quốc tế và các TCVN, ngiên cứu phiên bản mới ISO 9000- 2000. 76
III/10. Xúc tiến các hoạt động quảng cáo sản phẩm, triển lãm sản phẩm, tham dự các Hội chợ hàng tiêu dùng trong cả nước và Quốc tế 78
III/11. Ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của công ty 79
III/12. Nâng cao kỹ năng đàm phán với các đối tác nước ngoài và nghiên cứu, tìm hiểu những quy định thủ tục của nước có doanh nghiệp đối tác: 80
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 82
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khi giao hàng. Để tăng thị phần, Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để hoàn thiện tăng lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường về các sản phẩm này.
* Mặt hàng vỏ đèn cao áp các loại: Khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực này là các công trình công cộng, các Xã, Huyện và các Tỉnh trong nước.
* Lĩnh vực sản xuất bồn rửa: Công ty Kim Khí Thăng Long là Công ty đầu tiên của Việt nam chế tạo thành công bồn rửa để cạnh tranh với hàng ngoại. Khách hàng chủ yếu là các hãng tư nhân với số lượng lớn.
* Mặt hàng chi tiết xe máy Honda: Khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực này là Công ty sản xuất xe máy Honda Việt nam. Khách hàng này rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Công ty phải đáp ứng tốt khi giao hàng cho bạn.
* Mặt hàng xuất khẩu: mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay là đèn nến ROTERA xuất sang thị trường Thuỵ Điển, ngoài ra một số mặt hàng của Công ty cũng đã xâm nhập và tìm được chỗ đứng ở các thị trường khác như thị trường Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… Khách hàng thị trường này đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm với các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, đến thời gian giao hàng… Công ty phải đặc biệt lưu ý để giữ uy tín và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những năm tới.
II/2.3 Cơ cấu sản phẩm.
Trong những năm qua, mặc dù doanh thu của nhóm mặt hàng truyền thống tương đối ổn định nhưng tỷ trọng doanh thu tương đối của nhóm này ngày càng giảm, thay vào đó là sự gia tăng của tỷ trọng doanh thu nhóm hàng Inox, hàng Honda, hàng xuất khẩu. Nếu như năm 1997 mặt hàng truyền thống còn chiếm tới 72% giá trị sản lượng thì đến năm 2000 doanh thu của nhóm này chỉ còn chiếm 19,7%. Mặt hàng phụ tùng xe máy Honda năm 1997 chỉ chiếm 28% doanh thu thì đến nay đã chiếm tới trên 50%. Đặc biệt năm 1999, hàng xuất khẩu của Công ty lúc đầu chiếm gần 14% doanh thu và có xu hướng tăng dần trong các năm tiếp theo.
Biểu 3: Tỷ trọng doanh thu hàng xuất khẩu.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
1999
2000
2001
Doanh thu xuất khẩu
Tỷ đổng
9,626
25,097
31,455
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
70,98
101,01
130
Nguồn : Phòng Kế Hoạch
II/2.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được điều hành thông qua bộ máy quản lý. Do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và các điều kiện thực tế của Công ty nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Kim Khí Thăng Long được bố trí theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Theo kiểu cơ cấu này, Giám đốc Công ty bàn bạc với các phòng ban chức năng, với các Chuyên gia, Hội đồng tư vấn…Trước khi ra các quyết định liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu, còn lại uỷ quyền cho các Phó giám đốc, các phòng ban chức năng.
* Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Pháp luật về tình hình hoạt động của Công ty.
Trách nhiệm.
- Quyết định chính sách chất lượng.
- Xác lập mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển chất lượng.
- Chỉ đạo việc xem xét hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo việc đánh giá các nhà thầu phụ.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện các yêu cầu đối với khách hàng.
- Phê duyệt quy định trách nhiệm. Và quyền hạn của các thành viên trong hệ thống quản lý chất lượng.
Quyền hạn.
- Chỉ đạo điều hành các hoạt động nhằm đạt được chính sách, mục tiêu chất lượng và mục tiêu các dự án hoạt động của Công ty.
- Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng.
- Định kỳ tổ chức các cuộc họp, xem xét hệ thống quản lý chất lượng .
- Phụ trách các phòng: Vật tư, Tài vụ, Tổ chức, Hành chính, Bảo vệ.
* Các Phó Giám đốc.
Thực hiện mọi sự uỷ quyền của Giám đốc, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Phụ trách ban đào tạo, phòng kế hoạch, các phân xưởng sản xuất công nghệ.
- Phó Giám đốc đại diện Lãnh đạo về chất lượng : Phụ trách các phòng ISO, Đầu tư.
- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách các phòng thiết kế, công nghệ thiết bị, QC, phân xưởng cơ điện, khuôn mẫu.
* Các phòng ban chức năng: ở thời điểm hiện tại Công ty có 12 phòng ban chức năng:
- Phòng Thiết kế: Ngiên cứu thiết kế quy trình công nghệ, khuôn gá, chế tạo sản phẩm mới, duy trì nhãn hiệu hàng hoá của Công ty và sở hữu công nghiệp các mặt hàng được Giám đốc phê duyệt, phối hợp với các phòng Đầu tư, Công nghệ thiết bị và các phân xưởng liên quan ứng dụng các công nghệ mới đưa vào sản xuất.
- Phòng Công nghệ- Thiết bị: Quản lý máy móc thiết bị, thiết kế cải tiến quy trình công nghệ, khuôn gá phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, ban hành quy định bảo hành sản phẩm tiếp nhận và đưa vào sử dụng các công nghệ mới, kết hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các vấn đề kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng QC: Quản lý, kiểm tra, kiểm soát tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kiểm tra, kiểm soát thiết bị và dụng cụ đo lường, theo dõi và đánh giá các hoạt động khắc phục và phòng ngừa, đề ra các biện pháp khắc phục, tham gia công tác đào tạo.
- Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp, bảo hành sản phẩm của khách hàng, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng với khách hàng, quản lý kho bán thành phẩm và khuôn mẫu, tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Phòng Vật tư: Xem xét hợp đồng với khách hàng, đánh giá các nhà thầu phụ, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm do khách hàng cung cấp, quản lý kho vật tư và các phương tiện vận chuyển, kết hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các vấn đề chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
- Phòng Tổ chức: Kết hợp với các đơn vị trong Công ty xác định nhu cầu đào tạo hàng năm, tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch đào tạo, kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo.
- Phòng ISO: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994, đảm bảo hệ thống chất lượng được xây dựng và duy trì theo các yêu cầu của TCVN ISO 9002: 1994, tham gia các đoàn thanh tra đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
- Phòng Hành chính: Quản lý tài sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quản lý phục vụ văn thư lưu trữ, phục vụ ăn uống cho cán bộ, công nhân viên, quản lý sức khoẻ, sửa chữa xây dựng nhà xưởng, phục vụ các Hội nghị do Công ty tổ chức, phục vụ khách đến làm việc tại Công ty.
- Phòng Đầu tư: Nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các dự án đầu tư, giải quyết các vấn đề đầu tư.
- Phòng Bảo vệ: Duy trì nội quy, quy chế của Công ty, đảm bảo phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài sản của Công ty.
- Phòng Tài vụ: Đảm bảo toàn bộ công tác tài chính của Công ty, bảo toàn vốn, nộp ngân sách, làm theo các quy định của Nhà nước về công tác kế toán, kiểm toán…
Sơ đò Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Kim Khí Thăng Long
II/2.5 Đặc điểm về lao động.
Cung với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng, hàng năm Công ty Kim Khí Thăng Long liên tục tuyển dụngmột lực lượng lao động đông đảo vào làm việc. Nếu nhưnăm 1995 toàn Công ty chỉ có 440 lao động thì hiên nay Công ty có 993 lao động. Cụ thể, được phân bổ như sau:
Đ Biểu 4: Bảng tổng hợp lao động theo độ tuổi.
Độ tuổi
Số lượng
18- 25
343
25- 35
350
35- 45
200
Trên 45
100
Nguồn: Phòng tổ chức
Đ Tổng hợp theo giới tính: Trong tổng số 993 lao động có 387 lao động nữ và 606 lao động nam.
Đ Tổng hợp theo bậc thợ:
Biểu 5:Trình độ lao động của công nhân viên công ty.
Tên đơn vị
Bậc thợ
Số lượng
Phân xưởng khuôn mẫu + Phân xưởng cơ điện
1/7
3
2/7
15
3/7
7
4/7
14
5/7
11
6/7
9
1/8
7
2/8
1
Phân xưởng Đột- Ráp- Hàn
1/6
100
2/6
114
3/6
105
4/6
129
5/6
9
Phân xưởng Men- Mạ- Đánh Bóng
1/6
88
2/6
95
3/6
40
4/6
31
5/6
4
Trong toàn bộ Công ty có 90 lao động quản lý, 67 lao động cơ khí, 121 lao động phục vụ và 715 lao động công nghệ trực tiếp làm sản phẩm.
Hầu hết lực lượng lao động làm việc trong các phòng ban đều có trình độ kỹ sư, cao đẳng, trung cấp. Toàn bộ lực lượng lao động trong Công ty đã tốt nghiệp phổ thông trung học (Hệ 10/10, hệ 12/12). Đội ngũ công nhân của Công ty gồm có công nhân lâu năm lành nghề, và lực lượng lao động trẻ mới được tuyển dụng và đã qua các lớp đào tạo do Công ty tổ chức có thể đáp ứng được các công việc, các yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.
Biểu 6: Bảng tổng hợp trình độ đội ngũ cán bộ của công nhân viên
Stt
Trình độ ĐH- CĐ
Số lượng
Stt
Trình độ trung cấp
Số lượng
1
Kỹ sư cơ khí
10
1
Cơ khí
32
2
Kỹ sư điện
4
2
Lí luận chính trị
2
3
Kỹ sư Điện hoá
2
3
Quản lý kinh tế
6
4
Kỹ sư Gia công áp lực
6
4
Tài chính
11
5
Kỹ sư BHLĐ
1
5
Xây dựng
1
6
Kỹ sư Hàn
1
6
Y khoa
1
7
Kỹ sư Silicát
1
Tổng số
53
8
Kỹ sư kinh tế
3
9
Bác sĩ
1
10
Cao đẳng cơ khí
34
11
Cử nhân tin học
3
12
Cử nhân kinh tế
11
13
Cử nhân luật
1
Tổng số
78
II/2.6 Đặc điểm về công nghệ.
Sơ đồ quy trình công nghệ - Các bước của quy trình sản xuất.
Nguyên vật liệu
(sắt thép, hoá chất)
Đột dập, tạo hình sản phẩm
Lắp ráp chi tiết sản phẩm
Ghép các chi tiết sản phẩm (hàn mối ghép cơ khí, kim khí)
Mạ sơn lên chi tiêt sản phẩm
Tráng men bề mặt SP
Phân xưởng khuôn mẫu
Bộ phận sản xuất nước
Đội xe vân tải
Phân xưởng cơ
điện
Thành phẩm
KT độ chắc
KT phân loại
Theo sơ đồ công nghệ: Để tạo ra sản phẩm cuối cùng Công ty đã sử dụng nhiều công nghệ khác nhau:
* Công nghệ đột dập: Nguyên vật liệu sau khi mua về để tạo hình sản phẩm phải dùng công nghệ đột dập trên các máy chuyên dùng ( máy dập cơ khí) dập thuỷ lực từ 1 đến 1000 tấn) sau đó uốn gấp viền trên các máy chuyên dùng khác.
* Công nghệ hàn:
Sản phẩm sau đột, dập gồm các chi tiết rời rạc được ghép liền với nhau bằng công nghệ hàn với hàng loạt máy hàn chuyên dùng : máy hàn cao tần,hàn đường, hàn có khí bảo vệ…
*Công nghệ Mạ, Sơn,Tráng men: sản phẩm sau hàn được xử lí bề mặt, đánh bóng, Mạ, Sơn, Tráng men lên bề mặt sản phẩm. Công ty Kim Khí Thăng Long đã sử dụng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại như mạ Crôm, mạ kẽm, mạ vàng, Sơn tĩnh điện.
* Công nghệ chế tạo, sửa chữa khuôn mẫu: Sau khi nghiên cứu, thiết kế ra sản phẩm mới hay nhận sản phẩm mẫu của khách hàng điều cần làm trước hết là phải chế tạo khuôn mẫu và các thiết bị khác, ngoài các công nghệ cơ khí thông thường Công ty Kim Khí Thăng Long là Công ty cơ khí đầu tiên của Hà Nội đã sử dụng công nghệ CNC. Đây là công nghệ gia công cơ khí rất hiện đại, với công nghệ này toàn bộ quá trình thiết kế khuôn mẫu của Công ty Kim Khí Thăng Long đều được lập trình và điều khiển trên máy vi tính với độ chích xác rất cao.
*Công nghệ lắp ráp: Đây là công nghệ cuối cùng, các sản phẩm chi tiết được lắp ghép với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
II/2.7 Đặc điểm máy móc thiết bị:
Tại thời điểm hiện tại, số lượng máy móc thiết bị của Công ty Kim Khí Thăng Long là rất lớn. Có thể liệt kê 1 số loại sau:
Biểu 7: Một số máy móc thiết bị của Công ty Kim Khí Thăng Long
Nguồn: Phòng Công Nghệ- Thiết Bị
Tên máy
Năm đưa vào SD
Số lượng
Nguyên giá
GT còn lại
Máy song động 30 T
1980
1
58000600
Máy Đột 30T
1965
1
14959600
Máy Đột J23-35T
1998
6
327717000
278559450
Máy Đột J23-16T
1998
4
97921200
83233020
Máy Đột J23-10T
1998
4
62845600
53418760
Máy song động
1960
1
96033000
Máy tiện T616
1968
2
10710000
Máy song độngJ44-55T
1996
1
146094500
98323880
Máy Hàn cao tần
1996
1
1518625792
227494050
Máy Đánh Bóng trong
1996
1
433863000
65036210
Máy Đánh Bóng ngoài
1998
2
314000000
266900000
Máy Hàn lăn
1997
1
295000000
236000000
Máy Hàn điểm SLP50
1997
5
445176500
356141200
Máy Hàn PCP 18
1998
3
94041000
799347850
Máy tiện đứngT16K20
1981
1
45502200
Máy tiện đứngT4640
1971
1
40662300
Máy tiện đứngE40
1976
1
34098000
Máy tiện đứng CL
1998
1
237314000
196316900
Máy búa hơi BH 50
1963
1
8511900
Máy phay công cụ M 6025
1968
1
52172600
Máy phay EU 400
1997
1
402400000
Máy phay CENTRE MCV90
1998
1
1694905800
122556500
Như vậy, điểm qua một số máy móc của Công ty ta thấy đã có nhiều máy móc đã sử dụng quá thời hạn, cũ kỹ và lạc hậu, không đồng bộ. Nên Công ty một mặt cần phải duy trì bảo dưỡng, một mặt cần đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Với mục đích đồng bộ hoá các dây truyền sản xuất, trong vài năm gần đây, Công ty đã tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
- Đồng bộ hoá thiết bị gia công khuôn với trị giá 5,7 tỷ đồng gồm: máy tiện đứng, máy mài trong, ngoài.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất xoong Inox trị giá 400000 USD gồm các máy đột, đúc, dán đáy…
- Đầu tư dây chuyền mạ, gia công khuôn cối, dây chuyền sơn tĩnh điện trị giá 5 tỷ đồng.
- Nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị đột dập trị giá 20 tỷ đồng.
+ Máy đột 100 tấn.
+ Máy đột 500 tấn.
+ Máy cắt xén tôn…
Mặc dù vậy, để đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty cần hiện đại hơn nữa các dây truyền sản xuất, trang thiết bị máy móc.
II/ 2.8 Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công tác tổ chức sản xuất của Công ty Kim Khí Thăng Long được bố trí như sau:
Công ty Kim Khí Thăng Long
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phù trợ
FX
Đột
I
FX
Đột
II
FX
Hàn
FX
mạ sơn
FX men
FX
Lắp ráp
FX
Đột III
FX
khuôn mẫu
FX
Cơ điện
FX
sản xuất nước
Đội
Xe vận tải
FX
Lãng Yên
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
FX Đột I : Đột dập tạo hình các chi tiết sản phẩm.
FX Đột II : Sản xuất các loại bán thành phẩm, bán thành phẩm như: xoong, chảo Inox, Đèn đường các loại, các chi tiết xe máy như: WGBG, KFLG…
FX Đột III: Sản xuất đèn nến ROTERA.
FX Men: Xử lý bề mặt các loại sản phẩm, tránh men lên toàn bộ bề mặt các chi tiết sản phẩm : Bếp dầu, bếp điện…
FX Mạ sơn: mạ hoặc sơn trên bề mặt của các chi tiết, cụm chi tiết ví dụ như: Mạ niken, crôm, mạ kẽm, sơn…Bảo vệ các loại chi tiết và trang trí sản phẩm.
FX Hàn: hàn các chi tiết riêng lẻ thành các cụm chi tiết.
FX Lắp ráp: Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng, hoàn chỉnh.
FX Lãng Yên: Đảm đương tất cả các công đoạn từ đột dập, hàn, mạ… chuyên sản xuất các loại dao thìa, dĩa…
FX Cơ điện: Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, chế tạo các chi tiết thay thế.
FX Khuôn mẫu: Sửa chữa khuôn mẫu, chế tạo các loại khuôn cối mới phục vụ nhu cầu sản xuất.
Bộ phận sản xuất nước: khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước cho các phân xưởng (Mạ sơn, men…).
Đôị xe vận tải: Vận chuyển vật tư đến nơi sản xuất, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ.
Công tác tổ chức của Công ty chủ yếu theo những hình thức công nghệ. Mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định ( Hàn, đột…). Duy nhất có phân xưởng Lãng yên, do điều kiện địa lý cách xa trụ sở chính của Công ty nên được tổ chức sản xuất theo hình thức hỗn hợp: Đảm đương nhiều công việc (Đột, hàn, đánh bóng …). Phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp bố trí theo dây truyền. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là có rất nhiều chi tiết nên Công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều thời gian ngừng nghỉ của các công đoạn, công nghệ.
II/ 2.9 Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng.
Như trên đã nói, sản phẩm chủ yếu cuả Công ty Kim Khí Thăng Long là các mặt hàng kim khí gia dụng và các chi tiết sản phẩm bằng kim loại. Do vậy, nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng tại Công ty là các loại sắt, thép, tôn, hoá chất và các loại nguyên vật liệu khác.
Kim loại (Sắt thép, tôn) thường ở dạng tấm rất lớn do vậy khó gia công chế biến. Để đột, dập tạo hình sản phẩm Công ty đã sử dụng các máy chuyên dùng có lực lớn. Một đặc điểm nữa là những nguyên liệu này chủ yếu nhập từ nước ngoài. Cụ thể gồm có các loại nguyên liệu sau:
- Nguyên liệu dùng để sản xuất hàng truyền thống: Là những tấm kim loại đen ( Từ 0,3 đến 0,5 ly), năm 1999, 2000, mỗi năm Công ty đã nhập khoảng 900 tấn.
- Vật lỉệu Inoxđể sản xuất hàng gia dụng cao cấp: Nguồn nguyên liệu này nhập khẩu từ Nhật Bản, năm 2000 Công ty đã nhập 1700 tấn vật liệu loại này.
- Nguyên vật liệu dùng để sản xuất các chi tiết xe máy, Honda ( WGBG), KFLG), các loại thép từ 0,6 đến 6 ly nhập của Công ty Nippon Steel của Nhật Bản, Công ty đã nhập trên 1500 tấn loại này.
- Ngoài ra còn có các loại vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất thì nguồn cung cấp chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, chẳng hạn dầu mỡ, mỡ bôi trơn do Công ty Total cung cấp.
- Để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng yếu tố thời gian Công ty đã mua một số bán thành phẩm của Công ty khác sản xuất như: Quai ấm ( nhựa), bao bì sản phẩm, bóng đèn và một số bán thành phẩm khác.
Do đặc điểm nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng của tỷ giá trao đổi giữa USD so với ngoại tệ. Đây là nhân tố khách quan Công ty cần xem xét các kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, tìm kiếm kỹ thị trường để có thể chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
II/ 2.10 Đặc điểm tài chính.
Biểu 8: Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Tổng vốn kinh doanh
VNĐ
1086114223
13536114223
Trong
đó
Ngân sách cấp
VNĐ
455090592
5000906592
Tự bổ sung
VNĐ
8020495631
8020495631
Liên doanh
VNĐ
5114712000
514712000
Tổng vốn của doanh nghiệp
VNĐ
52109991846
6448837409
Trong
đó
Vốn cố định
VNĐ
31523160096
40326021954
Vốn lưu động
VNĐ
20586831750
24162815455
Nguồn: Phòng Tài Vụ
Qua một số chỉ tiêu tài chính trên ta thấy: So với năm 1999, thì năm 2000 có tổng số vốn kinh doanh tăng không đáng kể. Phần chênh lệch này lại do Ngân sách Nhà nước cấp, vì vậy Công ty nên có kế hoạch tự bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của mình.
+ Xét về nguồn vốn của doanh nghiệp: So với năm 1999 thì tổng nguồn vốn năm 2000 của doanh nghiệp tăng khá cao ( trên 12 tỷ đồng). Trong đó, vốn cố định tăng nhiều hơn ( gần 9 tỷ ) còn vốn lưu động tăng rên 3 tỷ. Do vậy, tỷ lệ vốn lưu động chiếm khoảng 39,5% năm 1999 xuống còn 37% năm 2000. Công ty cần lưu ý để tăng tỷ trọng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
II/ 3 Tình hình và phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Biểu 9: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty trong thời gian gần đây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch.)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm thực hiện
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001(kh)
Giá trị SX CN
Tỷ VNĐ
9,844
11,2
24,56
47,0
69,35
100,1
104
Doanh thu
Nt
20,6
21,03
26,3
55,0
70,98
101,0
130
Nộp ngân sách
Nt
2,153
2,3
2,3
2,53
4,653
6,001
6,261
Thu nhập BQ
N. Đồng
600
700
840
950
1143
1250
1350
Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy: Tốc độ tăng trưởng của Công ty là rất cao: Doanh thu năm 2000 tăng 43,2% so với năm 1999, đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty không ngừng được cải thiện. So với năm 1995 thì thu nhập bình quân của người lao động năm 2000 đã tăng gấp hai lần ( từ 600 nghìn đồng tăng lên đến 1250 nghìn đồng). Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã có những bước đi đúng hướng và đang trên đà phát triển tốt.
* Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới:
- Duy trì việc đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới dây truyền công nghệ, trang thiết bị sản xuất để xây dựng Công ty trở thành đơn vị hàng đầu về sản xuất hàng kim khí tiêu dùng trong cả nước. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm từ 20 đến 30%.
- Xây dựng Công ty trở thành một trung tâm gia công chế tạo khuôn mẫu không những đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn của các đơn vị khác trong và ngoài ngành công nghiệp Hà nội.
- Xây dựng Công ty trở thành một đơn vị hạt nhân trong chương trình nội địa hoá xe máy của Nhà nước.
- Tiếp tục đầu tư các máy móc đột dập, dập thuỷ lực 400 tấn, 1000 tấn để phục vụ sản xuất các chi tiết ô tô.
- Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9002.
- Cải tiến chất lượng các loại mặt hàng, tăng cường tiếp thị giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài, tăng mức doanh thu xuất khẩu tối thiểu hàng năm là 20%.
* Mục tiêu chất lượng của Công ty năm 2001:
- Mức tăng trưởng hàng năm của Công ty từ 20 đến 30%.
- Năm 2001 doanh thu đạt thấp nhất 120 tỷ đồng.
- Năm 2001duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9000.
- Năm 2001 doanh thu từ xuất khẩu tăng 1,2 lần so với năm 2000.
- Năm 2001 giảm số lần khiếu nại của khách hàng xuống 8 lần.
II/4 Thực trạng về chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng và tình hình xuất khẩu ở Công ty Kim Khí Thăng Long
II/ 4.1 Thực trạng về chất lượng sản phẩm.
Trong những năm qua, sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước, đã giành được nhiều huy chương vàng trong các Hội chợ triển lãm, kinh tế Quốc dân Việt nam. Năm 1998 các sản phẩm của Công ty được Tổng cục TC-ĐL- chất lượng tặng giải thưởng bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men được xếp thứ 37/ 200 mặt hàng chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm…
- Các sản phẩm gia dụng Inox cao cấp: Kiểu dáng đẹp, chất lượng cao như ấm có còi báo khi nước sôi, xoong Inox được nhiệt luyện trong môi trường khí bảo vệ….
Bên cạnh những thành tích như vậy, thì sản phẩm của Công ty Kim Khí Thăng Long còn bộc lộ những hạn chế: Chẳng hạn còn nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn phải huỷ bỏ hay sửa chữa hoặc lưa kho để thanh lý vào cuối năm…
Còn khá nhiều khiếu nại của khách hàng của khách hàng mà mới đây Công ty đã đề ra mục tiêu giảm số lần khiếu nại của khách hàng xuống dưới 8 lần, còn có những đợt hàng không đạt tiêu chuẩn mà đối tác buộc phải sửa chữa lại…
Như trên đã trình bày, hiện nay sản phẩm của Công ty có tới hàng trăm loại, mỗi loại có định mức phế phẩm và có tỷ lệ hỏng sau khi bán khác nhau. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về các chỉ tiêu chất lượng, tỷ lệ phế phẩm của một số loại sản phẩm cụ thể:
Biểu 10: Chất lượng sản phẩm bếp dầu
( Nguồn: Phòng QC)
Phẩm cấp
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số bếp
524450
391309
397706
568120
520405
Loại I
508.099 (98,7%)
386.476 (98,82%)
393.185 (98,85%)
561.587 (98,85%)
514524 (98,87%)
Phế phẩm
6531
(1,25%)
4563
(1,18%)
4521
(1,15%)
6513
(1,15%)
5881
(1,13%)
Sai hỏng
16(0,0031)
12(0,003%)
11(0.0028)
15(0.0026%)
13(0,0026%)
Biểu11: Chất lượng sản phẩm xoong Inox (F160,F180, F200)
Nguồn: Phòng QC
Phẩm cấp
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
1076
3047
3948
4470
9432
Loại I
1016
2953
3833
4332
5139
Loại II
20 ( 1,8%)
53 ( 1,1%)
38 ( 1,1%)
49 (1,1%)
94 ( 1%)
Phế phẩm
40 ( 4%)
59 ( 2%)
77 ( 2%)
89 (2%)
199 (2%)
Hỏng
13 ( 1.2%)
10 (0.3%)
11 (0,3%)
14 (0,3%)
26 (0,28%)
Biểu 12: So sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường bếp dầu
( Nguồn: Phòng QC)
Tên đơn vị sản xuất bếp dầu
Công suất
Tiêu hao
Dầu (g/h)
Hiệu suất(%)
Ngọn lửa
Thị trường
Sản lượng tiêu thụ
Kim Khí Thăng Long
850
120
59
Xanh
Cả nước
40000/ T
Thái quang
748
134
46
đỏ
TP HCM
1000-2000
Z 177
840
120
58
đỏ
Cả nước
15000-20000
Biểu đồ: Công suất của bếp dầu 10B
Biểu đồ: Hiệu suất nhiệt độ có ích của bếp dầu 10B
Biểu 13: Báo cáo chất lượng hàng Honda năm 2000
Tên sản phẩm
Số lượng
Số lỗi
% chi tiết lỗi
PPM
GBG
84300
8
0,0095
95
KFLG
82550
7
0,0085
85
( PPM = (Số lỗi/ số hàng giao)* 1000000)
Năm 2000 Công ty quy định PPM < 100. Như vậy thực tế Công ty đã đạt được chỉ tiưêu chất lượng đề ra.
+ Chất lượng hàng xuất khẩu: Đối với mặt hàng xuất khẩu Công ty đã thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng. Năm 2000 Công ty đã sản xuất và tiêu thụ 1348963 chiếc đèn nến các loại. Số sản phẩm không đạt là 135 chiếc chiếm tỷ lệ 0,01%. Còn các mặt hàng khác mới đang trong bước đầu tìm hiểu và xâm nhập thị trường. Công ty sản xuất với số lượng không nhiều và tích cực thăm dò ý kiến khách hàng để hoàn thiện chất lượng các loại sản phẩm này.
II/4.2 Thực trạng về quản lý chất lượng
Hiện tại Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9002.
Công tác hoạch định chất lượng : Lãnh đạo Công ty Kim Khí Thăng Long đặc biệt chú trọng tới công tác hoạch định chất lượng nhằm tạo ra định hướng thống nhất cho toàn bộ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Xác định chính sách chất lượng của Công ty:
+ Mục tiêu: Công ty Kim Khí Thăng Long phấn đấu trở thành một Công ty hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng kim khí. Sản phẩm của Công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
+ Nguyên tắc: Tìm hiểu thị trường để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của Công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả, theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9002, có sự tham gia của tất cả mọi người.
+ Khẩu hiệu của Công ty: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cấu trúc văn bản hệ thống chất lượng.
Các biểu mẫu ghi chép (các bằng chứng )
Sổ tay chất lượng
Thủ tục
Hướng dẫn
Biểu mẫu
đường lối, chính sách chủ đạo của Công ty
Văn bản thủ tục hệ thống chất lượng (TCVN ISO9002)
Các hướng dẫn công việc cụ thể
- Mục tiêu và kế hoạch, biện pháp hành động cụ thể: Mục tiêu chất lượng của Công ty là: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng và được thể hiện cụ thể như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng L.DOC