Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

Chương I Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. 6

I. Kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường. 6

1. Khái niệm về kinh doanh - kinh doanh Thương mại. 6

2. Các loại hình kinh doanh thương mại. 7

3. Doanh nghiệp thương mại và đặc điểm của Doanh nghiệp thương mại. 8

4. Tổ chức hoạt động kinh doanh trong Doanh nghiệp thương mại. 10

II. Thực chất hiệu quả kinh tế trong Doanh nghiệp thương mại. 13

1. Khái niệm về hiệu quả:. 13

2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 17

3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp thương mại. 18

4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Doanh nghiệp thương mại. 19

III. Hệ thống chỉ tiêu đo lường đánh giá hiệu quả kinh doanh trong Doanh nghiệp thương mại. 22

1. Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 22

2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh. 23

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. 27

1. Những nhân tố bên trong Doanh nghiệp. 28

2. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài. 32

Chương II Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không Airimex. 37

I. Một số nét khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Hàng không Airimex. 37

1. Sơ lược về Công ty 37

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 37

3. Mô hình tổ chức của Công ty. 40

4. Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn của Công ty: 46

5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: 48

6. Nguồn vốn kinh doanh: 50

7. Nguồn nhân lực của Công ty: 50

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 52

1. Đăc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty . 52

2. Mặt hàng kinh doanh. 53

3. Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu. 56

4. Cơ cấu thị trường. 57

III. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty. 58

1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua. 58

2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 60

3. Phân tích các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả bộ phận. 62

3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động. 62

3.2. Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương. 64

4. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty. 65

4.1. Hiệu quả sử dụng chi phí chung. 67

4.2. Chỉ tiêu tỷ suất chi phí. 68

5. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 68

5.1. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung. 69

5.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 71

5.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 72

6. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty XNK Hàng không AIRIMEX. 72

Chương III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không Airimex. 78

I. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty. 78

1. Phương hướng kinh doanh của Công ty. 78

2. Mục tiêu kinh doanh của Công ty. 78

II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 80

1. Nghiên cứu thị trường và giá cả hàng hoá thế giới, lựa chọn bạn hàng giao dịch. 80

2. Tăng cường các hoạt động quảng cáo chào hàng 83

3. Củng cố và mở rộng thị trường. 86

4. Hoàn thiện chính sách phân phối. 88

5. Xây dựng chính sách thu hút khách hàng và thực hiện tốt công tác ký kết hợp đồng. 88

6. Đa dạng hoá hình thức kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. 90

7. Nâng cao khả năng quản lý tài chính. 92

8.Tăng cường công tác sử dụng vốn và hoàn thiện cơ cấu vốn của Công ty. 93

9. Hoàn thiện quản lý nhân sự trong Công ty. 95

10. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho Công ty. 98

III. Kiến nghị với Nhà nước và tổng công ty Hàng không việt nam. 99

1. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 99

2. Đối với Nhà nước. 99

Kết luận 103

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đầy đủ các chỉ tiêu xuất nhập khẩu do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam giao và có trách nhiệm quản lý vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị khí tài, phụ tùng thay thế với hiệu quả kinh tế cao nhất. * Xây dựng cơ chế xuất nhập khẩu những máy bay, phụ tùng thiết bị ... kịp thời thay thế những sản phẩm nói trên nếu không thấy phù hợp với yêu cầu phát triển hoặc kém hiệu quả. * Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện theo quy định và giấy phép phù hợp với luật pháp Nhà nước. * Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị tổ chức trong cục Hàng không, sân bay, Công ty thuộc hãng Hàng không Việt Nam và các hãng dịch vụ Hàng không khác. * Nghiên cứu thực các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng nhập và kỹ thuật mua bán, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu ngoại tệ cho ngành và phát triển xuất nhập khẩu. * Thực hiện cam kết hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. * Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, đề xuất cấp trên, các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật thiết bị của ngành Hàng không. * Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo qui định của Nhà nước. Quyền hạn * Thực thi quyền pháp nhân đầy đủ của một Doanh nghiệp quốc doanh, trực thuộc Tổng Công ty Hàng không VN. * Tổ chức hạch toán kinh tế phù hợp theo phân cấp tổ chức, quản lý, quy chế vận hành của Tổng Công ty HKVN và Pháp lệnh kế toán thống kê. * Được mở tài khoản tiền Việt tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước. * Được mở tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng trong nước và nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật. * Được quyền huy động các nguồn vốn, các nguồn tín dụng khác theo quy định của luật pháp về thực hiện các dự án đầu tư do đơn vị đầu tư. * Được quyền lập, quản lý, sử dụng các quỹ của Công ty bao gồm: quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty HKVN. * Quyền được tham gia vào cơ cấu quản lý phần vốn góp vào Tổng Công ty. * Được quyền xác lập mở rộng, phát triển các cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở của Công ty thông qua các đề án, luận chứng kinh tế được Tổng Công ty HKVN phê duyệt, phù hợp với luật định. * Thực hiện và xuất khẩu với các nước trên thế giới với các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty. * Được đàm phán ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài theo quy định nhà nước và luật pháp quốc tế, thực hiện các phương án hợp tác của nhà nước và đầu tư nước ngoài do cấp trên giao. * Được đi dự hội chợ triển lãm, mời bên nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán ký kết hợp đồng, khảo sát thị trường và trao đổi kỹ thuật nghiệp vụ. * Được quyền đặt các chi nhánh, đại diện của Công ty ở trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước Viêt Nam và nước sở tại. * Được thu thập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường quốc tế. * Từ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty ta có thể thấy mục đích hoạt động của Công ty là đẩy mạnh trang thiết bị chuyên ngành và dịch vụ Hàng không nhằm góp phần và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển Hàng không an toàn hiệu quả, đưa ngành Hàng không phát triển theo kịp các nước tiên tiến. Mở rộng quy môi tiếp thị, thông tin để nhập khẩu đúng chủng loại chuyên ngành Hàng không với nguyên tắc: chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp và tiết kiệm ngoại tệ. Đồng thời cũng nhanh chóng kịp thời thanh lý các máy bay, trang thiết bị cũ, lạc hậu không có điều kiện đại tu để tận thu ngoại tệ. 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: + Cơ sở hạ tầng Công ty xuất nhập khẩu Hàng không là đơn vị duy nhất trong ngành Hàng không chưa có trụ sở riêng biệt để làm việc, và các cơ sở hạ tầng hầu như chưa có. Hiện tại, Công ty đang sử dụng gác 2 kho hàng của sân bay Nội Bài tại 100 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm làm trụ sở với diện tích tổng cộng chỉ có 300 m2, chi nhánh phía Nam của Công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phải đi thuê địa đIểm làm việc. Do xuất phát điểm của Công ty quá thấp như vậy cho nên Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trên con đường phát triển của mình. + Tình hình trang thiết bị máy móc. Có thể đánh giá tình hình máy móc thiết bị của Công ty thông qua bảng sau: Tên tài sản Năm bắt đầu sử dụng Nguyên giá Điều hoà nhiệt độ T3/94 7.463.921 Điều hoà nhiệt độ T4/92 7.917.000 Điều hoà nhiệt độ T5/97 12.050.000 Điều hoà nhiệt độ T8/94 5.980.000 Điều hoà nhiệt độ T3/99 14.500.000 Máy phô tô T8/95 16.520.000 Máy vi tính T1/92 8.805.000 Xe máy T3/91 25.000.000 Ôtô 4 chỗ ngồi T5/97 230.000.000 Điều hoà nhiệt độ T7/95 12.000.000 Điều hoà nhiệt độ T6/98 11.500.000 Điều hoà nhiệt độ T3/95 8.500.000 Điều hoà nhiệt độ T6/91 9.580.000 Điều hoà nhiệt độ T4/98 7.980.000 Điều hoà nhiệt độ T2/92 13.250.000 Điều hoà nhiệt độ T6/97 9.500.000 Máy phô tô T7/98 18.500.000 Máy phô tô T8/91 17.890.000 Máy vi tính T1/92 10.000.000 Máy vi tính T2/93 8.590.000 Máy vi tính T3/94 7.650.000 Máy vi tính T6/91 9.362.000 Máy vi tính T9/91 9.365.000 Ôtô 15 chỗ T6/98 420.500.000 Ôtô Mecccedes T3/92 952.000.000 Ôtô 8 chỗ T2/94 230.000.000 Máy vi tính T4/95 5.320.000 Máy vi tính T3/95 8.520.000 Máy in T2/94 6.100.000 6. Nguồn vốn kinh doanh. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trước tiên phải có vốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các DNTM nhất là DNTM kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX. Nguồn vốn của Công ty được giao theo Quy định 1173/QĐ/TCCB-LĐ là 11.576.700.000 VNĐ trong đó vốn cố định 2.567.700.000 VNĐ và vốn lưu động là 9.000.000.000 VNĐ. Trong đó không có vốn xây dựng cơ bản. Trước đây Công ty xuất nhập khẩu Hàng không chủ yếu thực hiện kinh doanh theo phương thức uỷ thác do đó tính rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán là không cao. Công ty có thể sử dụng chính nguồn tài chính của đơn vị uỷ thác để thanh toán cho bạn hàng mà không cần sử dụng đến đồng vốn của mình. Tuy nhiên hiện nay Công ty đang phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh ngoài ngành như bán hàng xuất nhập khẩu: phụ tùng, thiết bị cho SFC, hoạt động xuất khẩu bao bì sang CHLB Nga, hệ thống ATIS, ô tô....hoặc tham gia đấu thầu các gói thầu do các đơn vị bạn hàng tổ chức..... thì với số vốn như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. 7. Nguồn nhân lực của Công ty. 7.1. Lao động và cơ cấu lao động. Hiện nay, Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 89 người và cơ cấu lao động của Công ty nhìn chung là hợp lý, đảm bảo mối quan hệ về giới tính. Hơn nữa, đội ngũ công nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ cao (gần 60%) do đó sẽ đáp ứng nhu cầu về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ. Số lượng làm hợp đồng dài hạn ngắn hạn hầu như không đáng kể, do đó có thể nói Công ty có số lượng lao động là rất ổn định luôn ở thế sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo 9 người thì cả 9 người đều có trình độ Đại học và trên Đại học, đó là những người có trình độ ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, khá am hiểu thị trường Hàng không thế giới nói chung và tình hình Hàng không Việt Nam nói riêng. Đó là điểm mạnh của Công ty và nguồn lực lao động. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ (kế hoạch, tài chính , thương mại.....) hầu hết là lực lượng mới tuyển, có trình độ chủ yếu là tốt nghiệp Đại học và được tuyển chọn kỹ càng qua các đợt thi tuyển. Tuy nhiên, trong đó có một số cán bộ có kinh nghiệm thực tế ít, nghiệp vụ còn non, hiểu biết về ngành Hàng không chưa nhiều nên hiệu quả lao động chưa cao. Đội ngũ lao động hành chính thừa hành và lao động phổ thông chủ yếu là trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo nên chất lượng công việc còn thấp. Sau đây là bảng cơ cấu lao động của Công ty. Cơ cấu lao động của Công ty. Chỉ tiêu Số lượng Tỉ trọng Tổng số cán bộ công nhân viên 1.Phân theo giới tính - Nữ - Nam 89 39 50 100 42,53 57,47 2.Phân theo trình độ học vấn - Trên đại học - Đại học - Công nhân kỹ thuật. - Trung cấp - Sơ cấp, trung học 5 48 13 14 9 3,44 55,17 14,94 16,09 10,36 3.Phân theo thời hạn hợp đồng LĐ - Biên chế - Hợp đồng dài hạn - Hợp đồng ngắn hạn 83 4 2 93,10 4,59 2,31 4.Phân theo tính chất công việc - Đội ngũ lãnh đạo - Phục vụ quản lý - Chuyên viên 11 10 68 10,36 11,49 78,15 Nhìn chung, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh thông nghiệp vụ và một cơ cấu nhân sự hợp lý. Với một lực lượng cán bộ công nhân viên như vậy chắc chắn Công ty sẽ đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của ngành Hàng không Việt Nam. 7.2. Thu nhập của cán bộ công nhân viên. Sau hơn 12 năm thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không tồn tại và phát triển trở thành một Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả như ngày nay nhờ những đóng góp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hơn nữa, với sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo Công ty đời sống công nhân viên luôn được đảm bảo. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty là tương đối cao so với mức trung bình của ngành khác. Đặc biệt trong năm 2001 thu nhập bình quân của người lao động đã ở mức cao nhất so với các năm trước. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh 2000/1999 2001/2000 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % Lao động bình quân(người) 86 87 89 1 1,162 2 2,29 Thu nhập bình quân(đồng) 977.650 1.272 1.840 0.295 30,19 568 44,65 II. thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 1. Đăc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty . Công ty AIRIMEX có thế mạnh là được uỷ quyền của cục Hàng không dân dụng Việt Nam trong việc xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài bay và phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành. Đây cũng là nhiệm vụ chính trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, với khả năng về nghiệp vụ với uy tín kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế Công ty còn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. - Về kinh doanh xuất nhập khẩu. + Công ty trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, động cơ, phương tiện, thiết bị, vật tư phụ tùng cho ngành Hàng không. Xuất nhập khẩu trang thiết bị đồng bộ cho ngành quản lý bay. + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu trang thiết bị mặt đất, sân bay nhà ga, thiết bị vận chuyển khác tại sân đậu trong khu vực bay. + Mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu sang những hàng hoá dân dụng khác theo quy định của bộ Thương mại. + Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu ngoài ngành nhằm hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu của Tổng Công ty và của ngành Hàng không dân dụng VN theo pháp luật. Nguồn hàng chủ yếu mà Công ty nhập khẩu là từ 2 thị trường: Thị trường khu vực I với hàng nhập chủ yếu từ các nước thuộc khối SNG (đặc biệt từ Nga), Thị trường khu vực II với hàng nhập từ các nước tư bản phát triển như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ..... với phương thức thanh toán chủ yếu là L/C. - Về kinh doanh nội địa: Thực hiện các hợp đồng nội địa khi nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Hiện tại Công ty đang thử nghiệm hình thức kinh doanh mới đó là tham gia dự thầu cung cấp các trang thiết bị vật tư cho các Công ty trong nước có nhu cầu và thuộc phạm vi danh mục có giấy phép kinh doanh của DN. - Về lĩnh vực liên doanh, liên kết: Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân để đổi mới công nghệ, tăng cương tiếp thị, đổi mới tư duy kinh tế, tư duy trong lĩnh vực tài chính tổ chức kinh koanh đẩy mạnh xuất khẩu và cân đối tỷ trọng xuất nhập khẩu. - Các dịch vụ khác: Công ty đã mở rộng thêm các hình thức kinh doanh dịch vụ như: Đại lý bán vé, giữ chỗ cho hãng Hàng không quốc gia VN AIRLINES, đại lý giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường không và dịch vụ khác theo yêu cầu. 2. Mặt hàng kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu các trang thiết bị Hàng không, cho nên các bạn hàng chủ yếu của Công ty là các Công ty, các ban ngành, các bộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực Hàng không quốc gia VN (VN AIRLINES) cùng các Công ty dịch vụ Hàng không như: Công ty dịch bay (VASCO), Công ty Cụm cảng Hàng không miền Bắc (NASCO).....Bên cạnh đó Công ty còn cung ứng các sản phẩm nhập khẩu và dịch vụ cho các hãng liên doanh hoạt động trong lĩnh vực Hàng không và có cả các khách hàng trực thuộc không quân bộ Quốc phòng, trong đó có hãng Hàng không quốc gia VN là khách hàng lớn nhất tổng trị gía hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty. Mặc dù thực hiện kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng Công ty vẫn tập chung kinh doanh vào một số mặt hàng chủ lực như: Phụ tùng máy bay (phụ tùng ATR-72; phụ tùng MB-320) năm 2001 chiếm 76.7% tổng kim ngạch nhập khẩu. - Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty * Thiết bị sân bay. Thiết bị cho BDVTT - Xe đẩy xuất ăn. Giấy khăn xuất ăn. Máy làm giấy thơm. Lọ thuỷ tinh. Nước trái cây + Rượu vang. Hộp đựng thức ăn. Túi đường dài. - Giấy lau NAPKIN b. Thiết bị phụcvụ cho A 76 Thiết bị chống sét. Máy soi hành lý. Máy phát điện. Phụ tùng Tractor. Dây băng tải hành lý. Xe thang hành khách. Xe đầu kéo máy bay. Xe đầy kéo hành lý. Bơm hút chân không. Phụ tùng động cơ. Hệ thống xử lý nước. Phụ tùng xe nâng hàng. Dụng cụ phanh lốp. Hệ thống đèn tín hiệu máy bay. Máy phân định Ni. * Phụ tùng máy bay. Đại tu động cơ D 30 Khối tự động lái Hangar cho máy bay Thiết bị cho A76 Dụng cụ sửa chữa máy bay Máy bơm nạp dầu nhờn Kích, Máy cấp nguồn TR Phụ tùng ATR – 72 Dầu nhờn máy bay ATR Phụ tùng máy bay B - 200 Đại tu máy bay TY – 134 Động cơ TA – 8 Phụ tùng máy bay cho SFC Lốp máy bay * Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại. Trước năm 1990, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành Hàng không Việt Nam chủ yếu thông qua PETROLIMEX. Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao, phân phối chậm không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành. Từ năm 1991 nghiệp vụ này được giao cho AIRIMEX thực hiện đã tháo bỏ được những tồn đọng không hiệu quả này, Công ty đã đàm phán và ký kết những hợp đồng giá cả thấp tiết kiệm được hàng triệu đơn vị ngoại tệ cho ngành Hàng không nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Cuối năm 1995 xăng dầu Hàng không phát triển nhanh do đó tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập Công ty xăng dầu Hàng không (VINAPCO). Sự kiện này làm giảm doanh thu lợi nhuận của Công ty. Công ty đã chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. * Thiết bị quản lý bay. Đây là những thiết bị vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự an toàn cao của mỗi chuyến bay. Do đó thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chất quốc tế cao. Kính thuỷ lực. Dây đèn đêm TSN. Thiết bị hạ cánh Vệ tinh Trạm nguồn Ra đa Điều hoà cho Ra đa Cáp Ra đa Phụ tùng hệ thống Ra đa Hệ thống thu thời tiết Hệ thống thiết bị điện tử. Máy phát điện Phụ tùng VISAT Nhận rõ được tầm quan trọng của nó, từ năm 1993, ngành Hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng lên. Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành Hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Công ty. Đặc điểm của loại hàng này cần sự chính xác, an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay do vậy yêu cầu đổi mới, nâng cấp là cần thiết. Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng Hàng không khác, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, Công ty còn tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn... * Kinh doanh khác. Máy bơm nước dân dụng Mực in cho máy tính Xe máy Vòng bi Linh kiện máy tính Máy chạm trộn bê tông 3. Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu. Nhờ có cán bộ chuyên viên tinh thông nghiệp vụ mà Công ty xuất nhập khẩu Hàng không, không những đứng vững trong nền kinh tế thị trường mà còn cải thiện được tình hình thu nhập của mình, vì thế giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm luôn ở mức cao cụ thể năm 1999-2001: Đvt: (triệu USD) Thực hiện Thực hiện So sánh 2000/1999 2001/2000 1999 2000 2001 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 25,7 26,9 28,6 +1,2 4,67 +1,7 6,32 Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng đều qua các năm . Cụ thể: - Ta thấy năm 1999 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là 25,7 triệu USD. - Năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là 26,9 triệu USD. - Năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là 28,6 triệu USD. Năm 2000 tăng so với năm 1999 đạt 1,2 triệu USD tương ứng với tỉ lệ tăng 4,67%. Năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,7 triệu USD so với năm 2000 tương ứng với tỉ lệ tăng 6,32%. Nguyên nhân của sự tăng đó là do Công ty đã thực hiện công tác nghiên cứu thị trường hữu hiệu, kí kết được nhiều hợp đồng lớn có giá trị. Đặc biệt là các ngành dịch vụ Hàng không đòi hỏi ngày càng nhiều các trang thiết bị phục vụ tốt cho các chuyến bay. Do đó Công ty đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của họ. 4. Cơ cấu thị trường. 4.1.Thị trường trong nước. Kể từ năm 1989 nhờ có chính sách mở cửa của Nhà nước sự cải tiến trong cơ chế về thủ tục hành chính, chính sách kinh tế, đầu tư .... đã khuyến khích tác động mạnh tới nhu cầu hoạt động của các công ty ở các quốc gia do đó việc quan hệ, trao đổi trở nên cấp thiết đòi hỏi cần phải có phương tiện đi lại một cách nhanh chóng nhất. Do đó nhu cầu về các chuyến bay đã tăng lên. Việc mở rộng các tuyến bay như vậy không thể không đầu tư mua sắm nhiều loại máy bay mới và các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý cho các chuyến bay... Như đã nêu ở trên Công ty thành lập với mục đích là để nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư cho ngành Hành không cho nên mọi hoạt động của Công ty đều gắn liền với các hoạt động của các đơn vị trong ngành. - Các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam: + Nhu cầu về sửa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc và bảo dưỡng. + Nhu cầu về thiết bị toàn bộ (rada, đài phát sóng...) nhu cầu về nhiên liệu động cơ máy bay và các loại hàng hoá thông thường khác. - Các công ty dịch vụ bay SASCO, VASCO, NASCO thì có nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ là rất lớn, đó có thể là các loại hàng hoá chuyên ngành như máy bay cánh quạt cỡ nhỏ, máy chụp trắc địa....cho đến các loại hàng hoá thông thường khác như săm lốp máy bay, khí tài bay... 4.2.Thị trường nước ngoài. Thu thập nghiên cứu các dữ liệu, thông tin với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiệu quả tối đa cho Công ty. Trong đó: Phụ tùng máy bay: + Phụ tùng ATR-72&B767 nhập từ thị trường Mỹ. + Phụ tùng MB A-320 nhập từ Pháp, Hà Lan, Đức. + Phụ tùng Boing 767 nhập từ Thái Lan. Các thiết bị sân bay: + Rượu mạnh, nước ép hoa quả, rượu vang, hộp thức ăn, túi đựng vệ sinh, tấm lót khay trên máy bay, đồ sứ phục vụ ăn....nhập từ các nước như: Nga, Hà lan, Singapo, Arập, HồngKông, Thụy Sĩ, ý, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp. + Thiết bị dẫn đường, hệ thống ngắt mạch, vật tư PCCC, vật tư phục vụ tai nạn, xe đẩy, đèn công suất rada, Cần dắt máy bay... nhập từ các nước: Scotland, Canada, úc, Đức, Mỹ, Pháp, Mỹ. + Phụ tùng xe cấp điện, Phụ tùng xe ăn, Phụ tùng trực thăng, phụ tùng xe thang, hệ thống băng tải, máy phát điện, hệ thống đèn đêm, Containe và Palet nhập từ các nước: Nga, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Đức. + Phụ tùng xe nâng, máy soi chiếu hành lý, máy in bộ đọc, bộ thiết bị thở, xe thổi khí lạnh, bộ nguồn cao áp được nhập từ các nước như Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc. Do Công ty hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu uỷ thác và làm theo đơn đặt hàng nên không có khâu dự trữ hàng hoá. Nghĩa là thiết bị Công ty nhập về theo số lượng của khách hàng yêu cầu nên không có lượng hàng tồn hay ế đọng. Hơn nữa cũng không có quá trình bán hàng hay xác lập kênh phân phối. Vì vậy hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu thông qua khả năng nhận đơn đặt hàng, đấu thầu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. III. phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty. 1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Qua phân tích ở bảng1 ta thấy: Tổng doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm (năm 2000 so với năm 1999 tăng 12.835.074 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 97,63%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6.317.796 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 24,31%). - Lợi nhuận thuần năm 2000 so với năm 1999 giảm 676.485 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 48,02%. Năm 2001 so với năm 2000 giảm 111.004 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 15,16%. - Lợi nhuận sau thuế giảm 460.010 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 48,02 %, năm 2001 so với năm 2000 giảm 47.390 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 9,51 %. Qua đó ta thấy lợi nhuận giảm như thế chủ yếu là do lợi nhuận gộp giảm 33.148 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 1,52 % (năm 2000 so với năm 1999) còn năm 2001 so với năm 2000 lợi nhuận gộp tăng song không đáng kể cụ thể tăng 957.280 ngàn đồng tương ứng tỉ lệ tăng 23,38 %. - Lợi nhuận gộp một phần giảm như vậy là do doanh thu bán hàng giảm. Trị giá vốn hàng bán ra tăng, tỉ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. - Tỉ suất lợi nhuận gộp năm 2000 so với năm 1999 giảm 15,78 %. - Tỉ suất lợi nhuận gộp năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,04 %. Điều đó chứng tỏ Công ty tổ chức và quản lý chưa tốt khâu kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một điều cần chú ý là chi phí bán hàng tăng đều qua các năm cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 921.620 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 53,07%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 906.183 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 34,09%. Chi phí quản lý DN giảm 278.384 ngàn đồng (năm 2000 so với năm 1999) tương ứng giảm 28,37%. Nhưng sang đến năm 2001 chi phí quản lý DN tăng 162.029 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,06 % so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ trong năm này Công ty chưa quản lý tốt chi phí kinh doanh, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Trong năm tới Công ty cần đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí nhất là chi phí bán hàng làm sao để sử dụng không bị lãng phí như vậy. Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX từ năm 1999-2001 Chỉ tiêu đvt Thực hiện So sánh 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1.Tổng doanh thu 1000đ 13.145.330 25.980.404 32.298.200 12.835.074 97,63 6.317.796 24,31 2 .Giảm trừ doanh thu 1000đ 140.350 309.272 556.030 168.922 120,350 246.758 79,78 3.Doanh thu thuần 1000đ 13.004.980 25.671.132 31.742.170 12.666.152 97,39 6.071.038 23,65 4.Giá vốn hàng bán 1000đ 8.878.900 21.578.300 26.692.130 12.699.400 143,02 5.113.830 23,698 5.Lợi nhuận gộp(3-4) 1000đ 4.126.080 4.092.832 5.050.040 -33.148 -1,52 957.208 23,38 6.Tỉ suất LNG/DTT % 31,72 15,94 15,90 -15,78 - -0,04 - 7.Chi phí bán hàng 1000đ 1.736.493 2.658.114 3.564.297 921.620 53,07 906.183 34,09 8.Tỉ lệ CFBH/DTT % 13,35 10,35 16,39 -3 - 6,04 - 9.Chi phí QLDN 1000đ 980.933 702.549 864.578 -278.384 -28,37 162.029 23,06 10.Tỷ lệ CFQL/DTT % 7,54 2,73 2,72 -4,81 - -0,01 - 11.Lợi nhuận thuần 1000đ 1.408.654 732.169 621.165 -676.485 -48,02 -111.004 -15,16 12.Tỷ lệ LNTT/DTT % 10,83 2,85 1,956 -7,98 - -0,894 - 13.Lợi nhuận sau thuế 1000đ 957.885 497.875 450.485 -460.010 -48,02 -47.390 -9,51 14.Tỷ lệ LNST/DTT % 7,36 1,94 1,42 -5,42 - -0,52 - 2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty. Bảng 2. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX từ năm 1999-2001 Chỉ tiêu đvt Thực hiện So sánh 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1.Tổng doanh thu 1000đ 13.145.330 25.980.404 32.298.200 12.835.074 97,63 6.317.796 24,31 2 .Giảm trừ doanh thu 1000đ 140.350 309.272 556.030 168.922 120,350 246.758 79,78 3.Doanh thu thuần 1000đ 13.004.980 25.671.132 31.742.170 12.666.152 97,39 6.071.038 23,65 4.Giá vốn hàng bán 1000đ 8.878.900 21.578.300 26.692.130 12.699.400 143,02 5.113.830 23,698 5.Chi phí hoạt động KD 1000đ 2.717.426 3.360.663 4.428.875 643.237 23,67 1.068.212 31,78 6.Hiệu quả kinh tế 3/4+5 12,14 2,935 1,995 -9,205 -75,82 -0,94 -32,02 Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN trong hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định DN thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trên một đồng chi phí bỏ ra. Qua bảng trên ta thấy hiệu quả kinh tế của Công ty giảm (năm 2000 so với năm 1999) 9,205 tương ứng tỷ lệ giảm 75,82%. Sang đến năm 2001 thì có chiều hướng ổn định so với năm 2000. Nhưng cũng không phải là tốt vì hiệu quả kinh tế giảm 0,94 tương ứng với tỷ lệ giảm 32,02%. Điều đó chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của Công ty chưa thật có hiệu quả. Ta có thể thấy rõ nguyên nhân của nó là do chi phí bỏ ra quá lớn mà doanh thu thu không tương xứng với chi phí bỏ ra. Đây là điều không tốt đối với Công ty do đó Công ty cần phải sử dụng nhiều biện pháp hợp lý để sử dụng nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1784.DOC
Tài liệu liên quan