LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG, NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘ 3
1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động là mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực 3
1.1.1. Khái niệm về lao động 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Vai trò của lao động trong doanh nghiệp 3
1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 6
1.1.2.1. Thuật ngữ quản trị và quản lý 6
1.1.2.2. Khái niệm về quản trị 6
1.1.2.3. Quản trị nguồn nhân lực 6
1.1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý lao động trong doanh nghiệp 7
1.1.3. Đặc điểm, nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý lao động 8
1.1.3.1. Đặc điểm 8
1.1.3.2. Nhiệm vụ 8
1.1.3.3. Mục tiêu 9
1.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng lao động, các chỉ tiêu đánh giá 9
1.2.1. Hiệu quả quản lý và sử dụng lao động 9
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động 9
1.2.2.1. Đánh giá thông qua chỉ tiêu năng suất lao động 10
1.2.2.2. Đánh giá thông qua chỉ tiêu thời gian lao động và cường độ lao động 11
1.2.2.3. Đánh giá thông qua việc sử dụng số lượng lao động và cơ cấu lao động 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp 15
1.3.1 Nhân tố bên ngoài 15
1.3.1.1. Khung cảnh kinh tế 15
1.3.1.2. Dân số/lực lượng lao động 15
1.3.1.3. Luật lệ của nhà nước 15
1.3.1.4. Văn hoá xã hội 16
1.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16
1.3.1.6. Khoa học kỹ thuật 16
1.3.1.7. Khách hàng 27
1.3.1.8. Chính quyền và các đoàn thể 17
1.3.2. Môi trường bên trong 18
1.3.2.1. Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp 18
1.3.2.2. Chính sách/chiến lược của doanh nghiệp 18
1.3.2.3. Bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp 19
1.3.2.4. Cổ đông, công đoàn 19
1.4. Phương hướng năng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp 20
1.4.1. Phân công và hiệp tác lao động 20
1.4.1.1. Phân công lao động 20
1.4.1.2. Hiệp tác lao động 21
1.4.2. Tuyển chọn và đào tạo 21
1.4.2.1. Tuyển chọn lao động 21
1.4.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 22
1.4.3. Đánh giá năng lực thực hiện công việc 23
1.4.4. Trả công lao động, tạo và gia tăng động lực làm việc 25
1.4.5. Kỷ luật lao động 26
1.4.6. Giải quyết bất bình trong lao động 27
1.4.7. ý nghĩa của việc năng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động 28
Chương 2: Thực trạng tình hình sử dụng và quản lý lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1. Tổng quan về Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.1. Đặc điểm về Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.2.1. Chức năng 31
2.1.2.2. Nhiệm vụ 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bưu điện tình Hải Dương 33
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban 34
2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Dương 37
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 39
2.2.1. Lao động Bưu chính Viễn thông 39
2.2.2. Cơ cấu lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 40
2.2.3. Năng suất lao động của Bưu điện tỉnh Hải Dương 44
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 45
2.3.1. Đặc điểm sản xuất của ngành 45
2.3.1.1. Sản phẩm mang tính vô hình 45
2.3.1.2. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ 45
2.3.1.3. Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền 46
2.3.1.4. Tải trọng không đồng đều 46
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài 47
2.3.2.1. Khung cảnh kinh tế 47
2.3.2.2. Nguồn tuyển dụng 47
2.3.2.3. Khách hàng 48
2.3.3.4. Đối thủ cạnh tranh 48
2.3.3. Nhân tố bên trong 48
2.3.3.1. Sứ mạng, mục tiêu của đơn vị 48
2.3.3.2. Về tổ chức sản xuất 48
2.3.3.3. Thực trạng tổ chức mạng lưới 49
2.3.3.4. Phân công lao động 50
2.3.3.5. Đánh giá, đãi ngộ lao động 50
2.3.3.6. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn 53
2.4. Một số nhận xét tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 54
2.4.1. Ưu điểm 54
2.4.2. Nhược điểm 56
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 57
3.1. Quản tốt nhu cầu khách hàng 57
3.1.1. Quản lý công suất cung cấp dịch vụ 57
3.1.2. Quản lý nhu cầu khách hàng 58
3.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc 58
3.3. Hoàn thiện công tác định mức lao động 60
3.4. Hoạch định nguồn nhân lực 61
3.5. Tuyển chọn và đào tạo lao động 65
3.6. Tổ chức phân công và hiệp tác lao động 67
3.7. Tổ chức nơi làm việc và nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho nhân viên 68
3.8. Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của
nhân viên 69
3.9. Xây dựng và hoạn thiện cơ chế phân phối thu nhập cho người lao động, tạo động lực cho người lao động 71
3.10. Hoàn thiện, nâng cao công tác kỷ luật lao động 71
3.11. Một số đề xuất khác 72
Kết luận
Tài liệu tham khảo
80 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Viễn thông cơ bản trên đại bàn tỉnh Hải Dương.
- Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin Bưu chính Viễn thông thông nhất của Tổng công ty.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Tổng công ty và phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn và trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phù hợp với mục tiêu, hướng dẫn của kế hoạch phát triển toàn Tổng công ty.
- Chấp hành các quy định của Nhà nước và Tổng công ty về điều lệ, thể lệ, thủ tục nghiệp vụ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật, giá, cước và chính sách giá.
- Đổi mới, hiện đại hoá thiết bị công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được Tổng công ty phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
- Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật
- Có nghĩa vụ nộp các khoản ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, các khoản phải nộp về Tổng công ty theo quy định trong quy chế tài chính của Tổng công ty.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Thực hiện theo phương án đổi mới quản lý, khai thác kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 226/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 04/06/2002 của Hội đồng quản trị Tổng công ty. Bưu điện tỉnh đã tiến hành tổ chức và sắp xếp lại mô hình sản xuất của một số đơn vị như Công ty điện báo điện thoại, Bưu điện thành phố Hải Dương và các Bưu điện huyện, đài viễn thông. Và nó được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
sơ đồ cơ cấu tổ chức bưu điện tỉnh hải dương
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế hoạch đầu tư
Bưu điện thành phố hải dương
Công ty điện báo điện thoại
Các bưu điện huyện
Phòng hành chính
phòng tổ chức
phòng tc-kt-tk
phòngbưu chính - phbc
tổ kiểm toán
phòng viễn thông tin học
phòng tổng hợp
Phó Giám đốc
Đây là có cấu được áp dụng phổ biến hiện nay tại các Bưu điện tỉnh, thành phố.
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban:
Tổ chức bộ máy của Bưu điện tỉnh gồm hai khối: Khối quản lý và khối sản xuất.
a) Khối quản lý
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
+ Giám đốc: Là người phụ trách chung, là người có quyền ra các quyết định về quản lý và điều hành trong đơn vị.
+ Hai phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của giám đốc. Trong đó có một phó giám đốc phụ trách lĩnh vực quản lý nghiệp vụ Bưu chính, một phó giám đốc phụ trách lĩnh vực Viễn thông, cùng chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Các đơn vị quản lý gồm:
+ Phòng tài chính kế toán thống kê: Giúp giám đốc thực hiện quản lý công tác tài chính kế toán thống của đơn vị Bưu điện tỉnh. Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tiến hành hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các đơn vị (bưu điện huyện, công ty) về việc thực hiện quy định về công tác kiểm toán thống kê, thực hiện công tác kế toán, báo cáo tổng hợp thu chi tài vụ hàng năm, lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính và của Tổng công ty.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Chức năng giúp giám đốc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin Bưu chính Viễn thông ở địa phương, xây dựng kế hoạch hàng năm về sản lượng, chất lượng, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn. Xây dựng kế hoạch thu chi, hướng dẫn các đơn vị lập dự án kế hoạch, tổng hợp phân tích báo cáo, sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch.
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có trách nhiệm giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ, các chế độ chính sách về công tác nhân sự, về đào tạo giáo dục, về tổ chức lao động, định mức năng suất lao động, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ an toàn lao động, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
+ Phòng nghiệp vụ Bưu chính và phát hành báo chí: Có chức năng giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện và quản lý các mặt nghiệp vụ khai thác và thông tin Bưu chính phát hành báo chí, quản lý chất lượng, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chế độ thể lệ, thủ tục, quy trình quy phạm khai thác, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng.
+ Phòng viễn thông tin học: Có trách nhiệm giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức hướng dẫn, quản lý mạng Viễn thông, mạng máy tính của Bưu điện tỉnh, của khách hàng, Bưu điện và mọi mặt hoạt động về khoa học kỹ thuật. Quản lý tần số và máy phát vô tuyến điện được Tổng cục Bưu điện giao theo điều lệ Bưu chính viễn thông
+ Phòng hành chính quản trị: Chức năng giúp giám đốc hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác hành chính trong đơn vị Bưu điện tỉnh, chăm lo xây dựng quản lý cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, bảo vệ an ninh trật tự.
+ Phòng tổng hợp: Bao gồm chức năng thanh tra, thi đua, tuyên truyền...
+ Tổ kiểm toán: Có chức năng kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính
hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao. Từ đó tham mưu, tư vấn cho Giám đốc Bưu điện tỉnh, các công ty và các Bưu điện huyện về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật và hệ thống kiểm toán nội bộ, khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn ngừa những sai phạm, lệch lạc trong quản lý.
b) Khối sản xuất.
- Công ty điện bao điện thoại: Chủ quản kinh doanh các dịch vụ viễn thông, đảm bảo chất lượng các dịch vụ viễn thông của công ty đến khách hàng trong phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động về xây dựng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng viễn thông, đề xuất các phương án hoàn thiện và phát triển mạng viễn thông trên phạm vi toàn tỉnh. Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do công ty cung cấp, các trách nhiệm chăm sóc khách hàng và chủ động phối hợp với các Bưu điện huyện, Thị xã, Thành phố trong việc giải quyết khiếu tố, khiếu nại của khách hàng về lượng dịch vụ viễn thông được cung cấp trên địa bàn tỉnh.
- Bưu điện thành phố Hải Dương: Có nhiệm vụ chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện... trong thành phố Hải Dương và làm nhiệm vụ trung gian chuyển tiếp cho các huyện thị trong tỉnh đến Trung ương.
- 11 Bưu điện huyện gồm (Kim môn, Kim thành, Chí linh, Nam sách, Thanh hà, Cẩm giàng, Bình giang, Thanh miện, Ninh giang, Gia lộc, Tứ kỳ), tổ chức quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị phơng tiện Bưu chính, đề xuất phương án hoàn thiện, phát triển mạng lưới Bưu chính và Phát hành báo chí trên địa bàn huyện, thị xã phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính của tỉnh, quốc gia.
c) Mối quan hệ giữa các phòng ban.
Các phòng đều có chức năng giúp việc cho Giám đốc Bưu điện tỉnh trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc và nhiệm vụ được giao, cùng nhau phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin Bưu chính viễn thông. Nâng cao chất lượng thông tin trên địa bàn Bưu điện tỉnh Hải Dương cũng như trên toàn mạng lưới.
2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Dương.
Bưu điện tỉnh Hải Dương là một trong những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch của Tổng Công ty giao. Hàng năm với sự nỗ lực của ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh, đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trong toàn tỉnh cho các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền cũng như nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong tỉnh. Tình hình thực hiện kế hoạch Doanh thu trong một vài năm qua được thể hiện trên bảng sau:
Số TT
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2001
Kế hoạch năm 2002
Thực hiện năm 2002
So sánh (%)
TH 2002/ KH 2002
TH 2002/ TH 2001
1
Doanh thu phát sinh tại đơn vị (Triệu)
96 321
116 000
118 600
102,24
123,13
1.1
Doanh thu kinh doanh BCVT (Triệu)
95 882
115 850
118 434
102,23
123,52
1.2
Doanh thu hoạt động khác (Triệu)
438
150
166
110,66
37,89
2
Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT phân chia (Triệu)
24 978
30 337
25 343
83,53
101,46
3
Doanh thu thuần
Trong đó: Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần (Triệu)
71 346
71 031
85 663
85 513
93 257
93 257
108,86
108,86
130,71
131,29
4
Doanh thu riêng
Trong đó: Doanh thu cước dịch vụ BCVT đơn vị được hưởng (Triệu)
75 829
75 829
90 046
90 046
90 744
90 744
100,77
100,77
119,67
119,67
5
Nộp điều tiết (Triệu)
- 3 116
-2 866
2 347
6
Máy điện thoại thực tăng (Máy)
11 351
12000
12 130
101,08
106,86
6.1
Máy cố định (Máy)
9 606
10 500
10 460
99,62
108,89
6.2
Máy di động trả sau (Máy)
5 45
1 000
770
77,0
141,28
6.3
Máy di động trả trước (Máy)
1 200
500
600
120,0
50,0
Thông qua biểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên, ta thấy rằng doanh thu hằng năm của đơn vị đều vượt kế hoạch và đều cao hơn năm trước. Đặc biệt năm 2002 Bưu điện tỉnh Hải Dương đã nộp điều tiết về Tổng công ty. Với sự nỗ lực cố gắng trong suốt thời gian qua, với tốc độ tăng trưởng về doanh thu, về phát triển máy, về kinh doanh và phục vụ, ngày 25/06/2002, Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quyết định số 303/QĐ-TCCB xếp hạng Bưu điện tỉnh Hải Dương là doanh nghiệp hạng I ngành Bưu chính Viễn thông.
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.2.1. Lao động bưu chính viễn thông.
Lao động trong sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp bưu chính viễn thông nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:
Một là: Bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sữa chữa cáp, dây máy thuê bao, khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.
Hai là: Bộ phận phục vụ cho việc thực các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, trong các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông còn có bộ phận lao động thuộc khối kinh doanh khác. Trong ngành Bưu chính Viễn thông, căn cứ vào chức năng, nội dung công việc lao động được phân chia thành:
Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đưa tin tức) như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sữa chữa cáp, dây máy thuê bao, phát thư, điện báo...
Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan hệ giữa những người lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động quản lý thực hiện các công việc theo chức năng: Định hướng, điều hoà, phội hợp, duy trì các mối quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành.
Lao động phụ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty, bưu điện quận, huyện như vận chuyển cung ứng vật tư trong dây chuyền công nghệ, vệ sinh công nghiệp, kiểm soát chất lượng thông tin, tính cước, thu cước, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ.
Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính Viễn thông. Trong đó, lao động công nghệ và lao động quản lý có vị trí quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cần có sự đồng bộ về trình độ nghề nghiệp thì mới có thể đáp ứng kịp thời mọi biến động của thị trường.
2.2.2. Cơ cấu lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Hiện nay, tại Bưu điện Hải Dương gồm 14 đơn vị trực thuộc. Tổng số lao động tại bưu điện Hải Dương tính đến hết năm 2002 bao gồm 1111 người. Trong đó:
Lao động theo chuyên môn:
Tổng số
Khối quản lý chung
Khối Bưu chính
Khối Viễn thông
Khối kinh doanh khác
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
1111
56
5%
620
56%
435
39%
0
0%
Tại Bưu điện Hải Dương, cơ cấu lao động theo chuyên môn nói chung cũng có sự tương tự các đơn vị Bưu điện khác trong ngành : Lao động trong lĩnh vực Bưu chính chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Ngoài ra, do Hải Dương còn là một tỉnh đang phát triển nên Bưu điện Hải Dương cũng chưa có hoạt động kinh doanh khác, chưa có lao động hoạt động trong khối kinh doanh khác.
Lao động theo trình độ được thể hiện qua bảng sau đây :
Diễn giải
Tổng số
ĐH và
Trên ĐH
Cao
đẳng
Trung
học
Công
nhân
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Tổng số lao động có mặt đến 31/12/2002
Trong đó :
1111
97
9%
79
7%
163
15%
772
69%
+ Hợp đồng từ một năm trở lên
761
96
13%
73
10%
155
20%
437
57%
+ Hợp đồng mùa vụ và ngắn hạn
65
65
100%
+ Hợp đồng phát xã
258
258
100%
+ Hợp đồng thử việc
27
1
4%
6
22%
8
30%
12
44%
Khối quản lý chung
56
25
45%
6
11%
6
11%
19
34%
Khối Bưu chính
620
20
3%
14
2%
91
15%
495
80%
Khối Viễn thông
435
55
13%
59
14%
64
15%
257
59%
Biểu: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Bưu điện Hải Dương.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ số lao động ở BĐ Hải Dương, kể cả số lao động mùa vụ và ngắn hạn cũng như hợp đồng phát xã đều đã qua đào tạo. Số lao động dài hạn (hợp đồng từ 1 năm trở lên) có trình độ trung cấp trở lên đạt tỷ lệ 43%, số lao động có trình độ đại học và trên đại học mới đạt 13%. So với năm 2001, số lao động có trình độ đại học và trên đại học nói chung đã tăng 4%, tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ tương đối thấp so với yêu cầu công việc hiện nay.
Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là số lao động có trình độ cao làm việc trong khối Bưu chính còn quá ít. Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 20% tổng lao động trong khối, trong đó lao động có trình độ đại học chiếm 3%, trình độ cao đẳng 2% và trình độ trung cấp 15%. Lượng lao động với trình độ quá thấp này đã gây cản trở lớn tới quá trình hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nghành Bưu chính. Ngoài ra hiện nay trong lĩnh vực Bưu chính, lực lượng lao động đã cao tuổi cũng chiém tỷ lệ lớn, lực lượng này hiện nay rất khó đào tạo để tiếp thu thêm những công nghệ, kỹ thuật mới nhưng do số năm công tác, cống hiến cho Bưu điện trước đây không thể cho họ nghỉ việc được. Còn nói chung trong lĩnh vực Viễn thông thì lực lượng lao động đồng đều về độ tuổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc bố trí công tác, học tập.
Theo chức năng và nội dung công việc ta có biểu cơ cấu lao động như sau:
Diễn giải
Tổng số
ĐH và
Trên ĐH
Cao
đẳng
Trung
học
Công
nhân
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Khối quản lý chung
56
25
45%
6
11%
6
11%
19
34%
Lao động quản lý
39
24
62%
6
14%
5
13%
4
10%
Lao động phục vụ (bảo vệ, lái xe...)
17
1
6%
1
6%
15
88%
Khối Bưu chính
620
20
3%
14
2%
91
15%
495
80%
Lao động quản lý
29
17
59%
6
21%
4
14%
2
6%
Lao động công nghệ
579
3
1%
8
2%
87
15%
481
83%
Lao Lao động phục vụ (bảo vệ, lái xe...)
12
12
100%
Khối Viễn thông
435
55
13%
59
14%
64
15%
257
59%
Lao động quản lý
27
17
63%
6
22%
4
15%
Lao động công nghệ
406
38
9%
53
13%
60
15%
255
63%
Lao Lao động phục vụ (bảo vệ, lái xe...)
2
2
100%
Qua đó ta thấy rằng lực lượng lao động quản lý ở Bưu điện Hải Dương đều có trình độ cao, đại học và trên đại học chiếm tới 60%. Còn đối với lao động công nghệ thì tỷ lệ lao động đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất ít (khối bưu chính chiếm 1%, khối viễn thông 9%), mà nó chủ yếu tập trung là lao động có trình độ công nhân.
Tình hình biến động lao động trong năm 2003 được thể hiện qua biểu sau:
Diễn giải
Tổng số
ĐH và
trên ĐH
Cao
đẳng
Trung
Học
Công
Nhân
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
I. Lao động tăng thêm năm 2003 :
Trong đó :
40
6
15%
7
18%
7
18%
20
50%
+ Hợp đồng phát xã
4
4
100%
+ Hợp đồng thử việc
36
6
17%
7
19%
7
19%
16
44%
Khối quản lý chung
2
2
100%
Lao động quản lý
2
2
100%
Lao động phục vụ
Khối bưu chính
11
1
9%
3
27%
7
64%
Lao động quản lý
Lao động công nghệ
11
1
9%
3
29%
7
70%
Lao động phục vụ
Khối viễn thông
23
4
17%
6
26%
4
17%
9
40%
Lao động quản lý
Lao động công nghệ
23
4
17%
6
26%
4
17%
9
40%
Lao động phục vụ
II. Lao động giảm trong năm 2003:
Trong đó.
10
3
30%
4
40%
3
30%
+ Hợp đồng từ một năm trở lên
10
3
30%
4
40%
3
30%
Khối quản lý chung
2
2
100%
Lao động quản lý
2
2
100%
Lao động phục vụ
Khối bưu chính
4
1
25%
3
75%
Lao động quản lý
2
2
100%
Lao động công nghệ
2
2
100%
Lao động phục vụ
Khối viễn thông
4
1
25%
3
75%
Lao động quản lý
1
1
100%
Lao động công nghệ
3
3
100%
Lao động phục vụ
Như vậy trong năm 2003, số lao động tăng lên thực tế của Bưu điện Hải Dương là 30 người, trong đó tỷ lệ công nhân chiếm phần lớn. Cơ cấu giữa tỷ lệ tăng và giảm lao động chưa được phù hợp, lao động tăng chủ yếu là lao động công nghệ con giảm thỉ chủ yếu lại là lao động quản lý. Đặc biệt, trong lĩnh vực Bưu chính số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng không được bổ sung thêm mà còn giảm đi trong năm 2003.
2.2.3. Năng suất lao động của Bưu điện Hải Dương.
Năng suất lao động của Bưu điện Hải Dương trong những năm vừa qua được thể hiện thông qua biểu sau:
STT
Chỉ tiêu
1
Doanh thu BCVT năm 2001 (Triệu đồng)
95 882
2
Lao động có mắt đến 31/12/2001 (người).
Trong đó:
1 103
Lao động hợp đồng ngắn hạn, vụ việc (người)
75
Lao động hợp đồng phát xã (người)
258
3
Năng suất lao động năm 2001 (Triệu đồng/người)
125, 55
4
Doanh thu BCVT năm 2002 (Triệu đồng)
118 434
5
Lao động có mắt đến 31/12/2002 (người).
Trong đó:
1 111
Lao động hợp đồng ngắn hạn, vụ việc (người)
74
Lao động hợp đồng phát xã (người)
258
6
Năng suất lao động năm 2002 (Triệu đồng/người)
152, 87
7
Tốc độ tăng năng suất lao động 2002/2001 (%)
22
8
Doanh thu BCVT dự kiến năm 2003 (Triệu đồng)
147 800
9
Lao động dự kiến năm 2003 (người)
Trong đó:
1 141
Lao động hợp đồng ngắn hạn, vụ việc (người)
70
Lao động hợp đồng phát xã (người)
262
10
Năng suất lao động năm 2003 (Triệu đồng/người)
180, 68
11
Tốc độ tăng năng suất lao động 2003/2002 (%)
18
Qua đó ta thấy rằng, năng suất lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2001 là 125 363 636 đồng, năm 2002 là 152 871 872 đồng, còn năm 2003 dự kiến là 180 680 000 đồng, nhưng tốc độ tăng thì lại có sự giảm sút so với năm trước. Điều này có thể do sự thay đổi những chính sách giá cước trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông thời gian qua. Nhưng để thấy rõ hơn về tốc độ tăng năng suất lao động có mang lại hiệu quả không ta xét nó trong mối quan hệ với tốc độ tăng của tiền lương, được thể hiện ở biểu dưới đây.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2001
Thực hiện 2002
Kế hoạch 2003
So sánh
2002/2001
2003/2002
1. Tổng quỹ tiền lương.
15 060
18 646,59
21 705,66
1,24
1,17
2. Năng suất lao động của một công nhân Bưu điện
125,55
152,87
180,68
1,22
1,18
Thông qua biểu trên ta thấy rằng tốc độ tăng năng suất lao động năm 2002/2001 là 22%, năm 2003/2002 là 18%, còn tốc độ tăng tiền lương tương tự là 24% và 17%. Như vậy có thẻ nói rằng tốc độ tăng năng suất lao động không cao hơn tốc độ tăng tiền lương, đặc biệt năm 2003 theo kế hoạch có thể thì thấp hơn tốc độ tăng tiền lương. Điều này chứng tỏ việc tăng năng suất lao động vẫn chưa mang lại hiệu quả nhiều cho đơn vị.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành.
Bưu điện là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời Bưu điện còn có những đặc điểm mang tính đặc thù riêng mà các ngành khác không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.
2.3.1.1. Sản phẩm mang tính vô hình.
Sản phẩm của ngành Bưu điện khác sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác: Nó không phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Bưu điện không dùng đến nguyên liệu cơ bản.
2.3.1.2. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ.
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưu điện luôn gắn liền với nhau. Sản phẩm Bưu điện được tạo ra và sử dụng ngay trong quá trình sản xuất. Người sử dụng tham gia vào quá trình sản xuất, quá trình cung cấp dịch vụ. Trong quá trình chuyển đưa sản phẩm Bưu điện đến người tiêu dùng đòi hỏi phải chính xác, chất lượng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm. Từ đặc điểm này chúng ta có một số kết luận sau:
+ Ngành bưu điện không thể tự sản xuất được nếu không có người sử dụng, không có nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu điện.
+ Việc phân bố và phát triển mạng lưới thông tin phải phù hợp và tương xứng với sự phân bố và phát triển của nhu cầu thông tin.
+ Sản phẩm bưu điện được tạo ra và tiêu dùng ngay trong qua trình sản xuất nên không thể lưu kho, không thể bày bán như sản phẩm của các ngành khác.
+ Chất lượng của sản phẩm bưu điện phụ thuộc vào trình độ dân trí, mức độ hiểu biết của người sử dụng về các dịch vụ.
2.3.1.3. Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền.
Để sản xuất ra một sản phẩm bưu điện hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai bưu cục cơ sở tham gia trở lên. Như vậy phải xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất. Con người làm công tác truyền đưa tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng lưới thông qua các thể lệ, quy trình khai thác, thời gian biểu hoạt động.
2.3.1.4. Tải trọng không đồng đều.
Nhu cầu thông tin đưa đến các khâu công tác, các tổ sản xuất không đồng đều theo không gian và thời gian. Xét tại một nơi thì tải trọng biến đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần trong tháng, giữa các tháng trong năm, thay đổi theo mùa và có thể xảy ra thay đổi bất thường biến đổi giữa các năm. Do đó muốn quản lý, tổ chức được quá trình sản xuất buộc các nhà quản lý phải quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Dự báo đúng đắn nhu cầu thông tin thông qua việc nghiên cứu tải trọng, tìm các qui luật biến đổi của nó, tìm phương pháp dự báo.
+ Tìm phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để điều phối năng lực sản xuất cho phù hợp với tải trọng. Nếu không làm như vậy sẽ luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn giữa năng suất, hiệu quả và chất lượng thông tin.
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài.
2.3.2.1. Khung cảnh kinh tế.
Những năm vừa qua thực hiện chính sách mở cửa, chuyển đổi cơ chế kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung có tốc độ phát triển ổn định. Trong bối cảnh chung đó, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng. Trong năm 2002, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12,1%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp giảm tỷ trọng nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho 2,4 vạn lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,75%(năm 2001 là 10,09%). Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mới được xây dựng, trong đó phong trào kiên cố hoá kênh mương, nhựa hoá, bê tông hoá đường giao thông đường giao thông nông thôn đã làm đổi thay bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Đời sống nhân dân được cải thiện v.v... Lĩnh vực văn hoá - xã hội, y tế giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao có những bước tiến mới.
Song Hải Dương vẫn là tỉnh nông nghiệp, tỷ trọng dân thành thị chỉ bằng 1/2 tỷ trọng chung cả nước, 86% dân số ở nông thôn. Toàn tỉnh mới có 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động, tỉnh đã có chủ trương thành lập 4 khu công nghiệp, nhưng chưa thu hút được các nhà nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước chưa mạnh dạn đầu tư lâu dài, cổ phẩn hoá chậm. Trong 92 doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và địa phương, chỉ có 10 doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ đồng một năm trở lên. Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển như: Chưa có công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp, xuất khẩu thấp, du lịch chưa phát triển.
2.3.2.2. Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4404.doc