Luận văn Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì (PACKEXPORT)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.

Lời cam đoan.

Lời nói đầu.

chương 1: những lý luận cơ bản về xuất khẩu và

thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.

I. Một số vấn đê chung về xuất khẩu. 01

1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. . 01

1.1 Khái niệm . 01

1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. . 01

2. Các hình thức xuất khẩu. . . 03

2.1 Xuất khẩu trực tiếp. . . . 03

2.2 Xuất khẩu gián tiếp. . . 03

2.3 Xuất khẩu uỷ thác. . 04

2.4 Buôn bán đối lưu. . . 05

2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư. . . 05

2.6 Gia công xuất khẩu. . . 06

2.7 Xuất khẩu tại chỗ. . . 06

3. Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu. 07

3.1 Nghiên cứu thị trường. . 07

3.2 Lập kế hoạch xuất khẩu. . . 13

3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng. . . 15

3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng. . . 17

II. Một số vấn đề chung về thúc đẩy xuất khẩu. .22

1. Thế nào là thúc đẩy xuất khẩu. . 22

2. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu trong doanh nghiệp. . 22

3. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá việc thúc đẩy xuất khẩu. . 24

3.1 Doanh nghiệp theo đuổimục tiêu mở rộng thị trường cho những

hàng hoá nhất định và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. . . 25

3.2 Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng thị phần tại một thị trường

nhất định và làm tăng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. . 25

III. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu. . . 25

1. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. . . . 26

2. Những nhân tố thuộc môi trường vi mô. . . . 28

IV. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản. . . 29

1. Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện để mở rộng quy mô xuất khẩu,

từng bước tăng trưởng và phát triển. . . . . 30

2. Toàn cầu hoá và hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường

xuất khẩu ra thị trường quốc tế. . . . 30

3. Việt Nam có nhiều tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. 31

4. Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng. 31

Kết luận chương I. . . . . . . 32

chương 2: thực trạng Thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại

công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì (Packexport).

I. Khái quát chung về Công ty PACKEXPORT. . . . 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PACKEXPORT. 33

1.1 Lịch sử hình thành của Công ty PACKEXPORT. . 33

1.2 Quá trình phát triển của Công ty PACKEXPORT. . 33

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty PACKEXPORT. .36

2.1 Chức năng của Công ty PACKEXPORT. . . .36

2.2 Nhiệm vụ của Công ty PACKEXPORT. . . . 36

2.3 Quyền hạn của Công ty PACKEXPORT. . . .37

3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty PACKEXPORT. .38

3.1 Ban giám đốc. . . . . . . 38

3.2 Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp. . . . . 38

3.3 Phòng Tổ Chức Hành Chính. . . . 38

3.4 Phòng Kế Toán Tài Vụ. . . . . . 40

3.5 Các phòng XNK 1, XNK 2, XNK 3. . . 40

3.6 Phòng Kinh Doanh Dịch Vụ. . . . 40

3.7 Tổng Kho Cổ Loa. . . . 40

4. Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty PACKEXPORT. 40

5. Những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT. . . . 45

5.1 Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty PACKEXPORT. .45

5.2 Đặc điểm về tài chính của Công ty PACKEXPORT. . .46

5.3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. . . . 48

5.5. Đặc điểm về phương thức kinh doanh. . . 49

5.5 Đặc điểm thị trường nông sản thế giới. . . 49

II. Thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu nông sản

tại Công ty PACKEXPORT. . . . 51

1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. . 51

1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty PACKEXPORT. . 51

1.2 Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT. 53

1.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. 55

1.4 Cơ cấu thị trường theo mặt hàng của Công ty PACKEXPORT. . 57

2. Các chỉ tiêu thúc đẩy xuất khẩu của công ty PACKEXPORT. . 60

2.1 Chỉ tiêu số lượng thị trường mới . . 60

2.2 Tốc độ tăng trưởng của KNXK . . . 61

3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT 61

3.1 Thu thập thông tin và xử lý thông tin. . . 62

3.2 Thu mua tại nguồn hàng ổn định. . . .62

3.3 Nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài. .66

4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. 67

4.1 Những ưu điểm trong thúc đẩy xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT 67

4.2 Những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT. 68

4.3 Nguyên nhân của những tồn tại. . . 69

Kết luận chương II. . . . 73

Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Packexport.

I. Những thời cơ và thách thức đối với việc thúc đẩy xuất khẩu

hàng nông sản của Công ty PACKEXPORT. . .75

1. Những thời cơ đối với Công ty PACKEXPORT. .75

2. Những thách thức đối với Công ty PACKEXPORT. 76

II. Một số giải pháp kiến nghị để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản

của Công ty PACKEXPORT. 78

1. Đối với công ty. . .79

1.1 Tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý thông tin và xúc tiến thương mại. 79

1.2 Đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng thị trường. 81

1.3 Tăng cường huy động các nguồn vốn. . 83

1.4 Thực hiện tốt hơn công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu. 84

1.5 Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV. .86

1.6 Hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh. . 88

2. Một số kiến nghị với Nhà nước. . 88

2.1 Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản. . 89

2.2 Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản. 94

Kết luận chương III. .96

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì (PACKEXPORT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty (là đại lý lớn), liên kết để hạn chế số lượng và thu mua. Ngoài mảng sản xuất và kinh doanh trong vài năm gần đây công ty còn phát triển thêm mảng dịch vụ. Công ty đã tận dụng cơ sở vật chất của công ty để cho thuê (tổng kho Cổ Loa, dãy kiốt Pháp Vân...). Những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT. Dựa vào những nhân tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu như đã phân tích ở trên, ta thấy đối với công ty PACKEXPORT các nhân tố đó được thể hiện thành những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty. Những đặc điểm này có thể tạo điều kiện thuận lợi cũng như gây ra những khó khăn nhất định cho công ty trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của mình. Những đặc điểm đó bao gồm: Đặc điểm về lao động, đặc điểm về tài chính, đặc điểm về sản phẩm của công ty… Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty PACKEXPORT. Qua bảng số liệu dưới đây có thể thấy rằng đội ngũ lao động của Công ty tăng đều trong ba năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,07%. Trong đó, số lao động tham gia vào công tác xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng từ 19% - 21% tổng số lao động cũng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,96%. Ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân của số lao động tham gia vào công tác xuất nhập khẩu cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng số lao động trong Công ty. Điều này chứng tỏ cơ cấu lao động của Công ty đang chuyển dịch sang mảng hoạt động xuất nhập khẩu. Số lao động tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng tạo điều kiện cho hoạt động này được chuyên môn hoá hơn. Số lao động trực tiếp tham gia là những người làm việc ở các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, họ là những người trực tiếp nghiến cứu thị trường, lập kế hoạch xuất khẩu, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký. Số lao động này có trình độ từ đại học trở lên và phần lớn đều trong độ tuổi 18-30. Số lao động tham gia gián tiếp vào công tác xuất nhập khẩu là những người làm ở các bộ phận có liên quan, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu như tài chính, vận chuyển, bảo quản và lưu giữ hàng hoá... Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của công ty PACKEXPORT. Đơn vị: người. Chỉ tiêu phân bổ Lao động Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng TT(%) Số lượng TT(%) Số lượng TT(%) Tổng số lao động 244 100 251 100 298 100 Phân bổ theo giới tính. - Nam - Nữ 179 65 73,36 26,64 182 69 72,51 27,49 189 109 63,42 36,58 Phân bổ theo trình độ. - Đại học và trên đại học. - Trung cấp, cao đẳng. - PTTH, PTCS. 62 35 157 25,41 14,34 60,25 64 37 150 25,50 14,74 59,76 74 44 180 24,83 14,77 60,40 Số lao động tham gia vào công tác XNK. - Trực tiếp. - Gián tiếp. 47 31 16 19,26 12,70 6,56 52 34 18 20,72 13,55 7,17 62 42 20 20,80 14,09 6,71 Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của Công ty PACKEXPORT. Với đặc điểm lao động như đã phân tích ở trên sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, đội ngũ lao động này vẫn còn thụ động trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng nước ngoài, nghiên cứu mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu. Họ chỉ đơn thuần tiến hành xuất khẩu theo đơn đặt hàng của người nước ngoài. Vì thế nên kim ngạch xuất khẩu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Năm 2002 chỉ chiếm 14,36% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. 5.2 Đặc điểm về tài chính của Công ty PACKEXPORT. Ngoài số vốn được ngân sách Nhà Nước cấp công ty còn được bổ xung từ lợi nhuận tuy không nhiều lắm. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy tổng số vốn của công ty năm 2001 tăng lên 2,55% so với năm 2000 và năm 2002 tiếp tục tăng 5,48% so với năm 2001. Tỷ trọng tài sản lưu động chiếm ngày càng lớn trong tổng tài sản của Công ty năm 2000 tài sản lưu động của Công ty là 29.047.312.193 đồng chiếm 74,28% đến năm 2002 là 33.235.582.000 đồng chiếm 78,0%. Ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong kết cấu tài sản, đây là xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Vì tài sản lưu động có khả năng thanh toán cao nên nó giúp cho Công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình. Còn tài sản cố định của Công ty lại có chiều hướng giảm năm 2002 giảm 760.223.091 đồng so với năm 2000 tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân là -37,50%. Bảng 4: Cơ cấu vốn của công ty PACKEXPORT. Đơn vị Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Tổng số vốn 39.389 100 40.394 100 42.607 100 1 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 10.132 25,72 9.111 22,56 9.372 22,0 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. 29.257 74,28 31.283 77,44 33.235 78,0 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 26.823 68,10 26.698 66,09 26.645 62,54 Nợ phải trả 12.566 31,90 13.696 33,91 15.962 37,46 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó nợ phải trả của Công ty ngày càng tăng năm 2002 đã chiếm tới 37,46% tổng số vốn của Công ty và nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng giảm năm 2000 chiếm 68,10% đến năm 2002 giảm xuống chỉ còn 62,54%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của Công ty giảm xút, đây là một sức ép lớn và là mối đe doạ thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nói riêng của Công ty. Khi thị trường có những biến động bất ngờ Công ty sẽ rất khó làm chủ tình thế và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh xuất khẩu do khả năng tự chủ về tài chính của Công ty bị giảm xút. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. 5.4 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. Các mặt hàng nông sản như: Gạo, lạc, cà phê, quế, cao su... là những hàng hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Cho nên đa số các nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào cũng chú trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông nghiệp, coi an ninh lương thực là vấn đề cấp bách. Mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, do vậy đại bộ phận buôn bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các Nhà nước mang tính dài hạn. Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu, thời tiết. Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau. Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có thể được ưa thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với một doanh nghiệp vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng nông sản không do Công ty trực tiếp sản xuất và chế biến, Công ty chỉ thu mua và đóng gói rồi xuất khẩu. Chính vì thế Công ty rất khó kiểm soát về chất lượng hàng hoá. Đã có nhiều lô hàng xuất đi khách hàng phàn nàn nhiều về chất lượng do đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. 5.5 Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty chưa có một hoạt động xúc tiến thương mại nào, Công ty vẫn còn thụ động trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, chỉ tiến hành xuất khẩu khi có khách hàng đặt hàng. Bên cạnh đó Công ty đã xây dựng được một bộ phận cung cấp một số mặt hàng nông sản chủ yếu cho Công ty. Do đó đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng, uy tín của Công ty được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. 5.6 Đặc điểm thị trường nông sản thế giới. Trong kinh doanh quốc tế nói chung và trong xuất khẩu hàng nông sản nói riêng việc nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế là rất quan trọng. Nó giúp cho các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu nói chung và Công ty PACKEXPORT nói riêng nắm được những thông tin quan trọng về nhu cầu hàng nông sản và từ đó Công ty sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp thấp ngày càng giảm xuống. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Nhưng các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đưa kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản. Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nông sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các nước phát triển với giá thấp (các nước phát triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng nông sản chế biến sâu của các nước đang phát triển lại phải cạnh tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Ngày nay thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu về hàng nông sản càng lớn nhưng bên cạnh đó tình hình cạnh tranh cũng vô cùng khắc nghiệt. Công ty PACKEXPORT phải thực sự bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt về nông phẩm, uy tín, điều kiện thanh toán... với các doanh nghiệp xuẩt khẩu trong và ngoài nước. thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại công ty PACKEXPORT. Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty PACKEXPORT. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy Công ty PACKEXPORT xuất khẩu nông sản là chủ yếu. Kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và tăng dần qua các năm. Năm 1998 chỉ đạt 76,77% thế mà đến năm 2002 đã lên tới 98,95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản cao nhất đạt 28,71% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 nhưng đến năm 2002 tỷ trọng đó giảm xuống chỉ còn 14,21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty từ 1998 – 2002. Đơn vị: nghìn USD. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) KN XK NS 1566,5 1202,7 1290,8 1066,1 641,3 KN XK 1784,8 76,8 1507,0 79,8 1358,4 95,0 1092,9 97,6 648,1 98,9 KN XNK 5456,9 28,7 4834,7 24,9 4575,1 28,2 4129,2 25,8 4514,1 14,2 Nguồn: phòng Kế Hoạch Tổng Hợp – PACKEXPORT. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở các nước ASEAN (là những thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty) vào tháng 7/1997 đã làm cho nhu cầu hàng nông sản trên thị trường các nước ASEAN giảm nghiêm trọng. Do vậy sản phẩm của Công ty tiêu thụ ở thị trường này rất chậm. Thêm vào đấy, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đồng tiền của các nước trong khu vực rẻ tương đối so với đồng tiền Việt Nam nên sức cạnh tranh về giá sản phẩm của Công ty đăt hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của của nước trong khu vực. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1.566.564 USD chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 1999 và năm 2000, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã tạm ngưng, nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu hồi phục. Thế nhưng giá trị xuất khẩu của nông sản của công ty vẫn tiếp tục giảm năm 1999 giảm 363.848 USD tương đương 23,22% so với năm 1998. Nhưng sang năm 2000 giá trị xuất khẩu tăng lên 88.158 USD tương đương 7,23% so với năm 1999. Sang năm 2001 giá trị hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục giảm xuống 224.749 USD tương đương 17,41% so với năm 2000. Đặc biệt là năm 2002 giá trị xuất khẩu nông sản của Công ty giảm xuống còn 641.352 USD chỉ chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự giảm xút giá trị xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng nông sản ngày càng tăng làm cho tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra phổ biến. Giá hàng nông sản thu mua trong nước bị đẩy lên cao xong khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp lại bị ép giá bởi hàng nông sản được xuất khẩu một cách ồ ạt ra thị trường nước ngoài và các doanh nghiệp đều mong muốn hàng của mình được tiêu thụ nhanh chóng nên chấp nhận bán với giá cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn có sự giảm xút về số lượng cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 1998 chiếm 76,8% thì đến năm 2002 chiếm 98,9% điều này cho thấy Công ty ngày càng tập trung vào xuất khẩu nông sản. Do thị trường nông sản thế giới vài năm gần đây có nhiều sự biến động và hoạt động xuất khẩu của Công ty không đạt hiệu quả nên giá trị xuất khẩu của Công ty bị giảm mạnh. 1.2 Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty PACKEXPORT. Từ năm 1990 công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các loại hàng Nông sản, Lâm sản. Sản phẩm do công ty sản xuất ra chưa xuất khẩu trực tiếp mà mới chỉ xuất khẩu gián tiếp bằng cách chứa đựng các hàng hoá xuất khẩu khác (Nông sản, Lâm sản) do đó không có giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là Chè, Hoa Hồi, Quế, Tinh dầu các loại... Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy Hoa Hồi và Tinh Dầu là hai mặt hàng chủ lực của Công ty hàng năm giá trị xuất khẩu chiếm trên 70% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Công ty. Các mặt hàng khác như Lạc, Hạt sen, Long nhãn... xuất khẩu không đều chỉ khi khách hàng đặt hàng thì Công ty mới tiến hành thu gom hàng hoá rồi xuất khẩu. Năm 1998 khách hàng nước ngoài (Indonexia, Ba Lan) đã có khiếu nại với Công ty về chất lượng Chè giao chuyến hàng tháng 3 với trị giá 8778 USD tiền hàng và 1850 USD tiền vận chuyển. Tuy Công ty không bị phạt tiền hay trả lại tiền hàng nhưng khách hàng này họ không đặt hàng tiếp nữa. Nên năm 1999 Công ty không xuất khẩu được mặt hàng Chè. Điều này chứng minh rất rõ sự thụ động của Công ty trong việc tìm kiếm khách hàng nước ngoài, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Do vậy mặt hàng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của Công ty mới hạn chế như vậy. Năm 2001 hiệu quả thu được từ hoạt động xuất khẩu chưa cao, có những lô hàng không đủ bù đắp các chi phí giao dịch điện thoại, fax, chi phí đi lại....Giá trị xuất khẩu giảm Quế không xuất khẩu được, Hoa Hồi và đặc biệt là tinh dầu giảm so với năm 2000. Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty từ 1998 – 2002. Đơn vị tính: nghìn USD. Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1. Quế 117,0 7,47 254,6 21,17 84,1 6,52 0 0 9,7 1,51 2. Hoa Hồi 282,5 18,03 564,8 46,96 985,7 76,36 835,2 78,34 337,0 52,55 3. Chè 48,9 3,12 0 0 107,8 8,35 142,5 13,37 48,8 7,61 4.Tinh dầu các loại 1033,4 65,97 251,8 20,94 113,2 8,77 75,8 7,11 180,1 28,08 5. Lạc 11,3 0,72 18,9 1,57 0 0 0 0 0 0 6. Hạt Sen 3,3 0,21 13,9 1,216 0 0 0 0 0 0 7. Long Nhãn 70,1 4,48 49,7 4,13 0 0 0 0 0 0 8. Hành khô 0 0 0 0 0 0 12,6 1,18 65,7 10,25 9. Sa Nhân 0 0 22,1 1,84 0 0 0 0 0 0 10.Thảo Quả 0 0 13,5 1,12 0 0 0 0 0 0 11. Hạt Cau 0 0 13,4 1,11 0 0 0 0 0 0 Tổng 1566,5 100 1202,7 100 1290,8 100 1066,1 100 641,3 100 Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp – PACKEXPORT. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 641.352 USD đạt 50% kế hoạch Bộ giao, chỉ đạt xấp xỉ 60% so với mức thực hiện năm 2001. Đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt thấp sau nhiều năm liên tiếp công ty đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trị giá xuất khẩu quy ra tiền Việt Nam là 10.113 triệu đồng chỉ đạt 63,20% so với kế hoạch đề ra và bằng 64,3% so với mức thực hiện năm 2001. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng doanh thu cũng bị giảm mạnh, năm 2001 tỷ trọng đó là 18,4% thì năm 2002 còn 10,07%. Qua bảng 6 chúng ta có thể thấy giá trị xuất khẩu trong 5 năm vừa qua liên tục giảm, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn này là 0,128. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là vấn đề chất lượng của hàng hoá xuất khẩu. Xuất phát từ đặc trưng chất lượng của hàng nông-lâm sản rất phức tạp do không có hàng mẫu cụ thể và thu gom ở nhiều nơi vì thế Công ty rất khó kiểm soát về chất lượng. nếu chất lượng hàng xuất không cao thì giá xuất và lượng xuất sẽ rất thấp. Ngoài ra do giá mua quốc tế của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty liên tục giảm. Năm 2002 giá xuất khẩu xuống quá thấp chỉ bằng 1/3 so với năm 2001 ví dụ như: Xuất khẩu Hoa Hồi: Năm 2001 là 165,09 tấn tương đương 835.193 USD. Năm 2002 là 152,86 tấn tương đương 337.018 USD. Như vậy lượng xuất khẩu giảm là 12,23 tấn tương đương 498.175 USD. 1.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT. Hiện nay công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 20 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên lượng xuất khẩu chưa được lớn lắm. Khu vực Châu á: Đây là khu vực chủ yếu của công ty hiện nay, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các bạn hàng lớn có thể kể đến như Singapore, ấn độ, Malaixia... Khu vực Châu Âu: Chủ yếu xuất sang các nước thuộc thị trường chung Châu Âu như Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Đức... đây là thị trường lớn của công ty. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có sự thay đổi lớn qua các năm nguyên nhân chính gây nên tình trạng nay là do chất lượng hàng hoá không ổn định, khó kiểm soát chất lượng hàng hoá. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như Austraylia, Brazil... Tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chưa cao nhưng trong những năm tới công ty cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty từ 1998 – 2002. Đơn vị: nghìn USD. S T T Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1 Singapore 266,1 17,0 331,1 27,5 652,5 50,6 200,1 18,8 43,7 6,8 2 ấn Độ 114,1 7,3 128,1 10,6 161,9 12,5 118,2 11,1 232,0 36,2 3 Malaixia 40,1 2,6 83,8 7,0 58,4 4,5 13,1 2,1 4 Hồng kông 89,4 6,9 142,5 13,4 48,8 7,6 5 Hàn Quốc 162,9 10,4 259,5 21,6 16,4 1,3 6 EU 832,7 53,1 400,2 33,3 312,2 24,2 545,2 51,1 248,5 38,7 7 Indonesia 27,0 1,7 18,5 1,7 8 Trung Quốc 3,3 0,2 9 Braxin 120,4 7,7 10 Thái Lan 19,1 1,8 11 Pakistan 22,5 2,1 48,2 7,5 12 úc 7,0 1,1 Tổng 1566,5 100 1202,7 100 1290,8 100 1066,1 100 641,3 100 Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp - PACKEXPORT. Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường xuất khẩu chính của công ty chính là Singapore, ấn độ, EU. Một vài năm gần đây vấn đề về thị trường gặp khó khăn bởi trong nước có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng này dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá cả và chất lượng do đó hiệu quả xuất khẩu kém. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường cuả Công ty vẫn chưa ổn định như Singapore kim ngạch đạt 200.143 USD năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 23,64% nhưng sang năm 2002 giảm xuống còn 43.653 USD. ấ n Độ năm 2002 đạt 241.730 USD tăng 4,56% so với năm 2001 tuy nhiên so với năm 2000 thì lại giảm 37,05%. Còn đối với thị trường EU năm 1998 đạt 857.704 USD thì đến năm 2000 giảm 42,13% còn 361.329 USD, năm 2001 tăng lên 50,92% và đến năm 2002 đạt 238.847 USD. Nguyên nhân của sự bất ổn này là do trên thị trường có sự biến động lớn về giá cả mà khả năng nắm bắt thông tin của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty chưa tốt nên hoạt động xuất khẩu của Công ty không đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó chất lượng hàng hoá cũng có ảnh hưởng như đã phân tích ở phần trên. 1.4 Cơ cấu thị trường theo mặt hàng của Công ty PACKEXPORT. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy Hoa hồi chủ yếu xuất sang hai thị trường Singapore và ấn độ. Lượng xuất khẩu sang hai thị trường này tuy có sự biến động lớn qua các năm nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trung bình chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu Hoa hồi của Công ty. Eu là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tinh dầu năm 1998 giá trị xuất khẩu đạt 774.832 chiếm tỷ trọng 74,9% tổng giá trị Tinh dầu xuất khẩu của Công ty. Sang năm 1999 giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm 523.017 USD tương đương 67,5% so với năm 1998 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng 100% giá trị xuất khẩu Tinh dầu của Công ty do năm đó giá trị Tinh dầu xuất khẩu giảm. Năm 2000 giá trị xuất sang thị trường này giảm mạnh, giảm 199.769 USD tương đương 79,33% so với năm 1999, đây là năm giá trị xuất sang thị trường này đạt thấp nhất. Năm 2001 giá trị xuất tăng 23.811 USD tương đương 45,75% so với năm 2000. Năm 2002 tiếp tục tăng 97.305 USD tương đương 128,27% so với năm 2001. Năm 1998 Chè chủ yếu xuất sang Indonexia, Balan nhưng năm 1999 do chất lượng Chè không đúng với quy định nên họ không đặt hàng nữa. Từ năm 2000 thị trường xuất khẩu Chè chính của Công ty là Hông kông năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 89.377 USD chiếm 82,9% giá trị xuất khẩu Chè của Công ty. Sang năm 2001 giá trị xuất khẩu tăng 53.176 USD tương đương 59,50% so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 48.846 USD tương đương 34,16% so với năm 2001. Bảng 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty PACKEXPORT. Đơn vị: nghìn USD. S TT Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1 Hoa hồi 282,5 100 564,8 100 985,7 100 835,2 100 337,0 100 Singapore 127,9 45,3 312,2 55,3 652,5 66,2 200,1 24,0 43,7 13,0 ấn Độ 114,1 40,4 45,5 8,1 33,0 3,4 118,2 14,1 232,0 68.8 Malayxia 28,8 10,2 83,8 14,8 58,4 5,9 13,1 3,9 EU 11,7 4,1 122,3 21,7 241,8 24,5 456,8 54,7 Hàn Quốc 1,0 0,1 Thái Lan 19,1 2,3 Indonexia 18,5 2,2 Pakistan 22,5 2,7 48,2 14,3 2 Tinh Dầu các loại 1033,4 100 251,8 100 113,2 100 75,8 100 180,1 100 Singapore 138,2 13,4 Braxin 120,4 11,7 EU 774,8 74,9 251,8 100 52,0 45,9 75,8 100 173,1 96,1 ấn Độ 61,2 54,1 úc 7,0 3,9 3 Quế 117,0 100 254,6 100 84,1 100 9,7 100 Hàn Quốc 92,8 79,3 159,3 62,6 16,4 19,5 ấn Độ 69,2 27,2 67,7 80,5 Eu 24,2 20,7 26,1 10,2 9,7 100 4 Chè 48,9 100 0 107,8 100 142,5 100 48,8 100 Indonexia 27,0 55,2 Eu 21,9 44,8 18,4 17,1 Hôngkông 89,4 82,9 142,5 100 48,8 100 5 Lạc 11,3 100 18,9 100 Malayxia 11,3 100 Singapore 18,9 100 6 Hạt Sen 3,3 100 13,9 100 TrungQuốc 3,3 100 Hàn Quốc 13,9 100 7 Long nhãn 70,1 100 49,7 100 Hàn Quốc 70,1 100 49,7 100 8 hành khô 12,6 100 65,7 100 EU (pháp) 12,6 100 65,7 100 9 sa Nhân 22,1 100 hàn Quốc 22,1 100 10 thảo quả 13,5 100 hàn Quốc 13,5 100 11 hạt Cau 13,4 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11000.DOC
Tài liệu liên quan