Luận văn Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

1.2.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 4

1.2.1. Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế 4

1.2.2.Đối với các ngân hàng thương mại 5

1.2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK 6

1.3. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ. 6

1.3.1.Hối phiếu 7

1.3.2. Kỳ phiếu 9

1.3.2.1. Khái niệm 9

1.3.2.2.Đặc điểm riêng của kỳ phiếu. 10

1.3.3. Séc 10

1.3.3.1. Khái niệm 10

1.3.3.2. Phân loại séc 10

1.4.CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ. 12

1.4.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. 13

1.4.1.1. Khái niệm 13

1.4.1.2. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền 14

1.4.2. Phương thức nhờ thu 16

1.4.2.1. Khái niệm 16

1.4.2.2. Phân loại 16

1.4.2.2.1. Nhờ thu phiếu trơn 17

1.4.2.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ 18

1.4.3.Phương thức tín dụng chứng từ 20

1.4.3.1. Khái niệm 20

1.4.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. 20

1.4.3.3. Nội dung của phương thức tín dụng chứng từ 21

1.4.4. Một số phương thức thanh toán khác 26

1.4.4.1. Phương thức ứng trước 26

1.4.4.2. Phương thức ghi sổ 27

1.5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 28

1.5.1.Các yếu tố khách quan. 28

1.5.1.1.Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 28

1.5.1.2. Sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. 29

1.5.2. Các nhân tố chủ quan. 29

1.5.2.1. Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên 29

1.5.2.2 .Trình độ hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng 30

1.5.2.3. Mạng lưới các ngân hàng đại lý 30

1.6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 31

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI. 32

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI. 32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 32

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 36

2.1.3. Tình hình lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây. 37

2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 39

2.1.4.1. Tình hình Hoạt động huy động vốn 39

2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng 40

2.1.4.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 42

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT GIAI ĐOẠN 2004 - 2007. 43

2.2.1. Khái quát chung về các phương thức TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội cung cấp. 43

2.2.3. TTQT bằng chuyển tiền 43

2.2.3.1. Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 43

2.2.3.2. Kết quả hoạt động chuyển tiền 45

2.2.4. TTQT bằng Nhờ thu 47

2.2.4.1. Quy trình thanh toán bằng nhờ thu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 47

2.2.4.2. Kết quả hoạt động của phương thức nhờ thu 48

2.2.5. TTQT bằng tín dụng chứng từ. 49

2.2.5.1. Quy trình thanh toán bằng L/C. 49

2.2.5.2. Kết quả hoạt động thanh toán bằng L/C. 51

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 53

2.3.1. Kết quả đạt được 53

2.3.2. Tồn tại 55

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 56

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 56

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 57

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 59

3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TTQT 59

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NHNo NAM HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010. 60

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNo NAM HÀ NỘI. 61

3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TRONG THỜI GIAN TỚI. 62

3.4.1. Các giải pháp từ ngân hàng 62

3.4.1.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. 62

3.4.1.2. Đổi mới công nghệ nhằm phục vụ tốt nhất công tác giao dịch TTQT. 63

3.4.1.3. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT. 64

3.4.1.4. Hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ thanh toán 64

3.4.1.5. Đa dạng hóa hơn nữa các phương thức thanh toán quốc tế 65

3.4.1.6. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing Ngân hàng. 65

3.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế 66

3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 67

3.5.1 Kiến nghị với nhà nước. 67

3.5.1.1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT. 67

3.5.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 68

3.5.2. Kiến nghị với NHNo& PTNTVN. 68

3.5.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 69

KẾT LUẬN 70

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ngoại thương do đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT : như các chính sách về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại hối… Do đó, nếu nhà nước đưa ra được các chính sách đúng đắn và kịp thời sẽ đem lại ảnh hưởng tốt làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa trong nước, giúp cho hoạt động TTQT có thể phát triển tốt. Ngược lại nếu đưa ra chính sách kinh tế không hợp lý như: chính sách thuế quá nặng sẽ không khuyến khích xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm giảm hoạt động TTQT, tương tự đó nếu nhà nước đưa ra các chính sách quản lý ngoại hối không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiế đến khả năng cân đối ngoại tệ trong nước do đó không thể đáp ứng nhu cầu TTQT của các Ngân hàng. 1.5.1.2. Sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Tình hình thương mại của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của các Ngân hàng thương mại. tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tế lại chịu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị luật pháp, xã hội…do đó, nếu quốc gia nào có môi trường kinh tế chính trị ổn định, môi trường xã hội an ninh thì sẽ thu hút được nhiều các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đầu tư máy móc sản xuất hàng hóa làm cho thương mại quốc tế của quốc gia đó phát triển. Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển hoạt động TTQT của quốc gia đó phát triển theo, ngược lại nếu thương mại quốc tế không phát triển hoặc phát triển chậm thì sẽ làm thu hẹp hoạt động TTQT của quốc gia nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng. 1.5.2. Các nhân tố chủ quan. 1.5.2.1. Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên Uy tín của các Ngân hàng về hoạt động TTQT phần lớn do trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên tạo nên. Nếu một Ngân hàng có đội ngũ thanh toán viên giỏi về nghiệp vụ, nắm bắt thông tin tốt, nhanh nhạy, bảo đảm việc tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm hiệu quả sẽ đem lại uy tín cho Ngân hàng cũng như cho bộ phận TTQT. Bởi vì, thanh toán viên là người trực tiếp gặp gỡ với khách hàng, trực tiếp nhận bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan, do đó họ tạo nên hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hình ảnh của Ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng càng tốt đẹp thì uy tín của Ngân hàng càng được khẳng định hơn và như vậy, sẽ càng nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng hơn nữa. 1.5.2.2 .Trình độ hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng Kết quả của một vụ mua bán ngoại thương được thể hiện thông qua việc thanh toán hay nói cách khác để có một vụ mua bán thành công thì ngoài việc thương thảo thành công còn cần phải có việc thanh toán thành công. Nhưng hiệu quả của việc thanh toán lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ am hiểu các kiến thức TTQT của khách hàng khi tiến hành các giao dịch thanh toán tại Ngân hàng, nếu khách hàng có kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, hạn chế được những tranh chấp không đáng có xảy ra sau này từ đó giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng 1.5.2.3. Mạng lưới các ngân hàng đại lý Với một Ngân hàng có hệ thống đại lý rộng thì Ngân hàng thương mại đó có điều kiện để thực hiện làm đại lý cho các Ngân hàng đối tác, do đó có thể tăng thu từ việc thực hiện các dịch vụ ủy thác của Ngân hàng đại lý của mình, mở rộng nghiệp vụ TTQT như : trở thành Ngân hàng thu hộ, Ngân hàng bảo lãnh hay Ngân hàng chiết khấu…ngược lại, nếu một Ngân hàng có hệ thống đại lý ít ỏi và hạn chế thì các Ngân hàng rất khó để có thể thực hiện được các nghiệp vụ TTQT của mình một cách thông suốt do các Ngân hàng nước ngoài có thể từ chối thực hiện các giao dịch họ không có quan hệ đại lý trước đó với Ngân hàng đó. 1.6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang diễn ra rất mạnh mẽ làm tác động đến việc giao lưu buôn bán giữa các nước làm cho các hoạt động trao đổi, buôn bán, giữa các nước diễn ra hết sức mạnh mẽ nhờ đó làm cho hoạt động TTQT cũng theo đó mà phát triển. Việt Nam vừa ra nhập WTO, trong vài năm tới theo tiến trình cam kết của Việt Nam với WTO thì nước ta phải mở cửa hoàn toàn ngành Ngân hàng. Do đó ngành Ngân hàng phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những nguồn lực cần thiết để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng nước ngoài vốn đã sẵn có tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực. Để làm được điều đó các Ngân hàng trong nước cần nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên hoạt động trong nghành Ngân hàng, nâng cao chất lượng, phát triển, hoàn thiện các dịch vụ sẵn có, và cung cấp thêm mới các dịch vụ trong đó có dịch vụ TTQT. Hơn nữa, hoạt động TTQT hiện đang là một trong những hoạt động mang lại doanh thu rất lớn cho các Ngân Hàng của Việt Nam hiện nay, do đó việc nâng cao chất lượng hoạt động TTQT là vấn đề cấp bách cần được thực hiện ngay của các Ngân hàng thương mại. Tóm tắt chương 1: Trong chương 1 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về các vấn đề lý thuyết có liên quan đến hoạt động TTQT từ các khái niệm chung nhất về TTQT đến vai trò của hoạt động TTQT, và khái quát về các phương thức TTQT cụ thể mà chúng ta đang sử dụng hiện nay, trong chương này tôi dã đưa ra ưu nhược điểm của từng phương thức để có thể dễ dàng lựa chọn phưong thức thanh toán tốt nhất, đồng thời cũng đưa ra các nhân tố tác động đến hoạt động TTQT. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong thời gian gần đây. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. - Tên ngân hàng :Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. - Tên giao dịch : NHNo & PTNT Nam Hà Nội. - Trụ sở : Toà nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân. - Ngày thành lập : 12/3/2001. - Số quyết định : Theo Quyết Định số 48/NHNo/QĐ-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. - Cơ quan chủ quản : Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. -Qui mô lúc thành lập : Khi mới thành lập, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có tổng số vốn là 631 tỷ đồng, với tổng số 36 cán bộ, công nhân viên. - Quá trình hình thành và phát triển : NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết Định số 48/NHNo/QĐ HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam, đặt trụ sở chính tại toà nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân. Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, các hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội luôn phát triển rất nhanh chóng và liên tục qua các năm. Do hoạt động kinh doanh liên tục được mở rộng , phát triển, luôn luôn quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, sử dụng tốt các khoản vốn huy động được cũng như các khoản vốn tự có, sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí, ngoài ra chi nhánh luôn chú trọng triển khai mở rộng mạng lưới các chi nhánh, luôn đổi mới các dịch vụ theo hướng hiện đại, đổi mới các phương thức quản lý điều hành. Đến nay, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang tiến bước những bước vững chắc đến tương lai. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 TP Hành Chính Nhân Sự TP Kế Toán- Ngân Quỹ TP Tín Dụng TP thanh Toán Quốc Tế TP NV- KH Tổng hợp TP KT- KT nội bộ Giám đốc Các chi nhánh cấp hai và các phòng giao dịch Ghi chú : Quan hệ trực tuyến Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Hiện nay, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có một giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mảng hoạt động khác nhau, ngoài ra còn có sáu phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau : - Giám đốc : Là người có quyền hành cao nhất trong NHNo & PTNT Nam Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Giám Đốc là người quản lý chung tất cả các mặt của ngân hàng, nhưng chỉ quản lý trực tiếp 2 phòng quan trọng nhất là phòng NV-KH tổng hợp và phòng KT-KT nội bộ, còn các phòng ban còn lại giao cho các Phó Giám Đốc trực tiếp quản lý. - Phó Giám Đốc 1 : Là người giúp việc cho Giám Đốc,trực tiếp quản lý phòng Hành Chính và phòng Kế Toán – Ngân Quỹ. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tình hình hoạt động của 2 phòng Hành Chính và Kế Toán – Ngân Quỹ. - Phó Giám Đốc 2 :Cũng là người giúp việc cho Giám Đốc trong việc điều hành phòng Tín Dụng. Trực tiếp quản lý phòng Tín Dụng, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tất cả các hoạt động kinh doanh của Phòng Tín Dụng. - Phó Giám Đốc 3 : Giúp việc cho Giám Đốc, có trách nhiệm giúp Giám Đốc trong việc quản lý phòng Thanh Toán Quốc Tế, Trực tiếp quản lý phòng Thanh Toán Quốc Tế, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tình hình hoạt động của phòng Thanh Toán Quốc Tế. Các phòng ban : - Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn của khu vực mình đảm trách. Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đồng thời tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và cân đối, sử dụng các nguồn vốn và thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc chi nhánh giao cho. - Phòng Thanh toán quốc tế:: Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến TTQT, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản cho khách hàng người nước ngoài. Thực hiện công tác TTQT thông qua mạng SWIFT của NHNo & PTNT Việt Nam. Và thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. - Phòng tín dụng: Nhiệm vụ trực tiếp là tham mưu cho Giám Đốc và các Phó Giám Đốc về lĩnh vực hoạt động của mình, và nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất cá chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng. Phân tích, lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thực hiện các dự án, các chương trình thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. - Hành chính – Nhân sự: Có nhiệm vụ xây dựng các chương trình công tác theo từng thờ kỳ của chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện việc quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện việc sữa chữa tài sản cố định…. Chăm lo đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho toàn thể nhân viên của chi nhánh đồng thời thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam. Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tham mưu cho giám đốc các chi nhánh cấp II. Tổng hợp và lưu trữ tài liệu về hạch toán, kế toán, các báo cáo thưo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. - Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị. Phải tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, đồng thời phải thực hiện việc tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, chống tham ô lãng phí, và thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. Ngoài ra, hiện nay chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội còn có ba chi nhánh và bốn phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của chi nhánh Nam hà nội. 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội Hoạt động huy động vốn Đây là hoạt động quan truyền thống và là hoạt động quan trọng nhất của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Hầu hết, nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có được thông qua hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong khu vực ngân hàng hoạt động. Hiện nay tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã cung cấp hầu như đầy đủ các loại hình dịch vụ huy động vốn như: huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp….. Chuyển tiền trong nước Hiện nay, ngân hàng cung cấp hai dịch vụ là dịch vụ chuyển tiền đến từ tất cả các ngân hàng trên thế giới và dịch vụ chuyển tiền đi tới hơn 220 ngân hàng đại lý tren toàn thế giới. Dịch vụ ngân quỹ Ngân hàng hiện đang cung cấp khá nhiều loại hình dịch vụ ngân quỹ như: dịch vụ cầm cố giấy tờ có giá, dịch vụ đổi tiền, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ kinh doang ngoại tệ và một số dịch vụ khác. Các Nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng hiện đang là một trong những ngân hàng uy tín nhất Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực bảo lãnh để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư. Ngân hàng đang cung cấp một số hoạt động bảo lãnh: bảo lãnh để vay vốn thực hiện dự án, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, xác nhận bảo lãnh…. Hoạt động thanh toán quốc tế. Đây là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận khá cao cho ngân hàng, do đó đây cũng là hoạt động được chú trọng phát triển tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ trên, NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn cung cấp thêm một số dịch vụ khác như: dịch vụ thẻ, dịch vụ ATM, dịch vụ đăng kí trực tuyến… 2.1.3. Tình hình lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây. Tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn có sự biến động về tổng số lao động vì luôn có sự luân phiên thay đổi cán bộ tại chi nhánh Nam Hà Nội đi các chi nhánh khác, tuy nhiên sự biến động đó là không đáng kể và luôn có sự bổ sung cán bộ kịp thời từ trụ sở chính cũng như từ các chi nhánh khác tới. Trong năm 2005, tại chi nhánh có tổng số 129 người trong biên chế chính thức, đến năm 2006 có 131 người và tăng lên 151 người năm 2007 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2005 - 2007. Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) Theo độ tuổi 20-35 62 48.1 62 47.4 74 49 35-50 35 27.1 36 27.4 41 27.2 Trên 50 32 24.8 33 25.2 36 23.8 Theo giới tính Nam 38 30.2 42 32.1 46 30.5 Nữ 91 69.7 91 67.9 105 69.5 Theo trình độ Dưới Đại Học 27 20.9 23 17.5 29 19.2 Đại Học 91 70.6 96 73.3 103 68.2 Trên Đại Học 11 8.5 12 9.2 19 12.6 (Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của NHNo&PTNT Nam Hà Nội) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy rằng, trong năm 2005, 2006 tình hình lao động trong NHNo&PTNT Nam Hà Nội có sự biến động không lớn. Nhưng đến năm 2007 thì số lao động chính thức của chi nhánh tăng lên đáng kể có điều đó là do hoạt động của ngân hàng đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển, đặc biệt là trong năm 2007, chi nhánh đã mở rộng hoạt động của phòng TTQT và phòng tín dụng lam cho nhu cầu lao động tăng lên rõ rệt làm tăng tổng số lao động của chi nhánh. NHNo&PTNT Nam Hà Nội tỉ lệ cán bộ công nhân viên trong độ tuổi từ 20 - 35 chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động theo độ tuổi, trong 3 năm độ tuổi này giao động trong khoảng từ 47.4% - 49%, tiếp đó là độ tuổi từ 35- 50 chiếm khoản từ 27.1% - 27.4%, còn độ tuổi từ 50 trở lên chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy rằng hầu hết lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội là lao động trẻ, có trình độ cao, và lao động ở đây đều có trình độ khá cao ( lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 80%). Trong đó, lao động có trình độ đại học trong 3 năm gần đây trong luôn giao động trong khoảng xấp xỉ 70%, lao động có trình độ trên đại học chiếm từ 8.5%-12,6%. Do hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, là ngành rất cần đến tính cẩn thận, sự cần cù, do đó số lao động là nữ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Cụ thể là tỉ lệ lao động nữ trong các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là : 69.7%, 67.9% & 69.5%, trong 3 năm qua tuy tỉ lệ lao động nữ có giảm nhẹ trong cơ cấu tổng số lao động nhưng lao động nữ vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số lao động ở đây. Còn lại số lao động nam chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số lao động, đây là đặc điểm chung của hầu hết các ngân hàng của Việt Nam hiện nay. Trình độ học vấn, năng lực và kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên của chi nhánh luôn tăng lên qua các năm, do tại chi nhánh và tại trụ sở chính luôn có chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên của mình học tập nâng cao khả năng, và hàng năm ngân hàng luôn mở nhiều buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ, nhân viên. 2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 2.1.4.1. Tình hình Hoạt động huy động vốn Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động của Ngân hàng qua các năm (Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Cơ cấu Năm 2006 Cơ cấu Năm 2007 Cơ cấu Tổng nguồn vốn ốn 4.438.600 100% 7.952.850 100% 8.320.255 100% Nguồn vốn không kỳ hạn 906.204 20,42% 1.188.470 14,94% 1.238.453 14,88% Nguồn vốn có KH<12 tháng 938.317 21,14% 1.488.998 18,72% 1.591.235 19,12% Nguồn vốn có KH>12 tháng 2.594.079 58,44% 5.275.382 66,33% 5.490.567 66 % (nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội từ năm 2004- 2007, của phòng NV-KH tổng hợp ). Nhìn bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm ở trên, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thay đổi theo hướng ổn định và tăng dần qua các năm. Tỷ trọng nguồn vốn có kì hạn >12 tháng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn giảm từ 20,42% năm 2005 xuống 14,88% năm 2007. Đáng kể là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 1 năm đã giảm từ 21,14% năm 2005 và xuống đến mức 18,72% năm 2006, đến năm 2007 thì có tăng nhẹ lên mức 19,12%. Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 66,33% trong tổng nguồn vốn năm 2006 và 66% năm 2007. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay có cơ cấu nguồn vốn dài hạn cao nhất, điều này làm tăng tính ổn định của nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng, đồng thời tăng tính thanh khoản của Ngân hàng, điều đó cũng cho thấy rằng khách hàng đã nhìn nhận, tin tưởng vào các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cung cấp. 2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng Năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh là 2481 tỷ đồng giảm 1266 tỷ so với năm 2006. Có tình trạng này là do trong năm 2007 dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc chi nhánh Nam Hà nội bị giảm sút. Nhưng trong năm 2007, công tác tín dụng của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỉ và vượt kế hoạch 21%, đó là một cố gắng vượt bậc của chi nhánh trong tình hình kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Nhìn vào bảng 2.3 dưới đây thì ta thấy doanh số cho vay tăng nên qua các năm 2005-2007, trong đó thì tỉ lệ nợ ngắn hạn giảm đi (giảm từ 71,98% năm 2005 xuống còn 44,4% năm 2007) trong khi đó tỉ lệ nợ dài hạn lại tăng lên (từ 28,02% năm 2005 lên 55,6% năm 2007). Tỉ lệ nợ của các khách hàng là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ địa phương (lớn hơn 50%), còn tỉ lệ nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như của các hợp tác xã và hộ gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nợ. Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ giai đoạn 2005 – 2007 (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Cơ cấu (%) Năm 2006 Cơ cấu Năm 2007 Cơ cấu Tổng dư nợ 2.130.478 100 3.746.687 100 2.481.000 100 1. Dư nợ tại địa phương 1.119.140 52,5 1.601.154 42,7 1.945.000 78,3 2. Dư nợ hộ TW 1.011.338 47,5 4.145.533 57,3 536.000 21,7 Phân loại theo thời hạn vay vốn Tổng dư nợ tại địa phương 1.119.140 100 1.601.154 100 1.945.000 100 1. Ngắn hạn 805.558 71,98 952.358 59,5 863.000 44.4 2. Trung,dài hạn 313.582 28,02 648.796 40,5 1081.000 55.6 Phân loại theo thành phần kinh tế Tổng dư nợ tại địa phương 1.119.141 100 1.601.154 100 1.945.000 100 1. Doanh nghiệp nhà nước 876.276 78,3 840.305 52,48% 989.000 62 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 182.015 16,26 572.644 35,76 551.000 34 3. Hợp tác xã 53 0,0005% 281 0,02 0 0 4.Cá nhân, hộ gia đình 60.797 5,43 187.924 11.74% 61 4 (nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội từ năm 2004- 2007, của phòng NV-KH tổng hợp ). 2.1.4.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Nam Hà Nội Ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội luôn là một đơn vị dẫn đầu trong hệ thống các chi nhánh của NHNo & PTNT về tình hình phát triển hoạt động TTQT. Chi nhánh luôn cố gắng để có thể hoàn thiện hoạt động TTQT của mình, để có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong ba năm qua, Ngân hàng không để xảy ra bất kì sơ xuất nào đáng tiếc, chất lượng hoạt động TTQT luôn được cải tiến, uy tín của chi nhánh đối với khách hàng luôn được nâng cao. Từ bảng số 2.4 dưới đây, ta thấy rằng doanh thu từ hoạt động TTQT luôn tăng với tỉ lệ khá cao trong những năm gần đây. Bảng 2.4. Doanh thu từ hoạt động TTQT. Đơn vị : Nghìn USD. C.tiêu năm Thanh toán hàng nhập Thanh toán hàng xuất Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) Số món Doanh thu Tốc độ tăng trưởng(%) 2005 1063 68,819 (6.9){*} 523 48,231 (3.8) {*} 2006 1078 103,447 50.1 591 59,099 22.9 2007 1437 178,228 72.3 553 92,967 57.3 (nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005- 2007 của phòng NV-KH tổng hợp) {*}: so với số liệu năm 2004. Doanh thu từ hoạt động TTQT luôn tăng với tỉ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2005 doanh thu từ hoạt động thanh toán hàng nhập tăng 6.95 so với năm 2004, đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 50.1 % và 72.3% năm 2007. Bên cạnh đó, doanh thu từ thanh toán hàng xuất khẩu cũng tăng với tốc độ cao và tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2005 tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động thanh toán hàng xuất là 3.8%, tăng lên mức 22.95 năm 2006 và đạt mức 57.3% năm 2007. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT GIAI ĐOẠN 2004 - 2007. 2.2.1. Khái quát chung về các phương thức TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội cung cấp. Hiện nay các ngân hàng đã và đang cung cấp rất nhiều phương thức TTQT, nhưng ở mỗi một Ngân hàng chỉ cung cấp một vài phương thức nhất định tùy thuộc vào vào những mặt mạnh mà Ngân hàng đó đang có (như quy mô, uy tín của ngân hàng), ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng hiện có và những khách hàng tiềm ẩn của Ngân hàng. Hiện nay, tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang cung cấp các phương thức TTQT sau : - Phương thức chuyển tiền - Phương thức nhờ thu. - Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ). Để hiểu rõ hơn về các hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu từng phương thức thanh toán cụ thể : 2.2.3. TTQT bằng chuyển tiền 2.2.3.1. Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Trong tổng doanh thu về TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội thì doan thu từ hoạt động chuyển tiền chiếm khoảng 50% trong ba năm gần đây. Đây là một tỉ lệ khá cao, hàng năm hoạt động này đem lại cho Ngân hàng một lượng doanh thu đáng kể đóng góp vào tổng doanh thu chung của toàn Ngân hàng. Hiện nay, Nam Hà Nội cung cấp hai dịch vụ chuyển tiền là : chuyển tiền đi và chuyển tiền đến. Chuyển tiền đi : theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam thì quy trình chuyển tiền đi được thực hiện như sau: Khách hàng lập hồ sơ chuyển tiền(theo mẫu) TTV tiếp nhận bộ hồ sơ Khách hàng chuyển tiền đến ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền đến người hưởng lợi (1) Thanh toán viên hướng dẫn cho người chuyển tiền lập hồ sơ chuyển tiền theo mẫu quy định. (2) Sau đó thanh toán viên nhận và kiểm tra bộ hồ sơ xem đã đầy đủ và chính xác hay chưa. Nếu thấy đầy đủ thì tiến hành làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ chuyển tiền, đồng thời tính mức phí phải thu từ khách hàng. (3) Thanh toán viên yêu cầu khách hàng chuyển tiền cần chuyển và phí chuyển tiền đến tài khoản của Ngân hàng. (4) Thanh toán viên sẽ lập điện chuyển tiền và gửi đến sở giao dịch. Sở giao dich sẽ chuyển lệnh đó đến Ngân hàng đại lý ở nước người hưởng lợi và nhờ Ngân hàng này chuyển tiền đến người hưởng lợi. Chuyển tiền đến : Quy trình chuyển tiền đến theo hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam: TTV kiểm tra tính xác thực của lệnh chuyển tiền TTV thanh toán cho khách hàng TTV hạch toán phí vào tài khoản của ngân hàng (1) Tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội, thanh toán viên kiểm tra tính xác thực của lệnh chuyển tiền do sở giao dịch chuyển đến, và kiểm tra tính hợp pháp của khoản tiền thu vào theo quy định của Ngân hàng nhà nước. (2) Nếu không có gì sai xót thì thanh toán viên thông báo cho người hưởng lợi về khoản tiền trên. Sau đó hoạc toán vào tài khoản cùa khách hàng, hoặc thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt tùy theo yêu cầu của người hửong lợi sau khi đã trừ đi các khoản phí mà khách hàng phải chịu. (3) Thanh toán viên hạch toán khoản phí đã thu vào tài khoản của Ngân hàng, theo dõi để xử lý các sai xót ( nếu có). 2.2.3.2. Kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3650.doc
Tài liệu liên quan