Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG .4

I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu.4

1. Khái niệm.4

2. Các hình thức xuất khẩu.5

2.1. Xuất khẩu uỷ thác.5

2.2. Xuất khẩu trực tiếp.5

2.3. Gia công hàng xuất khẩu.6

3. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân.7

3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp.7

3.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.8

II. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.12

1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.12

1.1. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh.13

1.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu.14

1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh.15

2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.15 2.1. Các hình thức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.16

2.1. Nội dung của công tác thu mua tạo nguồn hàng.17

3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng.18

3.1. Các hình thức giao dịch.18

3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán.19

3.3 Kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.19

4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.21

5. Thanh toán trong xuất khẩu.21

 

III. Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu.23

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.23

1.1. Môi trường dân cư.23

1.2. Môi trường kinh tế.23

1.3. Môi trường văn hoá xã hội.24

1.4. Môi trường luật pháp.25

1.5. Môi trường cạnh tranh.26

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.27

2.1. Cơ sở hình thành lợi nhuận của danh nghiệp từ hoạt động xuất khẩu.27

2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.29

2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.29

2.4. Doanh lợi tính theo vốn kinh doanh.30

IV. Thị trường hàng dệt may của Việt Nam trên thế giới.31

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.36

A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.36

1. Sự ra đời và phát triển của công ty Dệt Kim Đông Xuân.36

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Dệt Kim Đông Xuân.39

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.40

4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty.42

B. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.48 I. Một vài đặc điểm về công ty Dệt Kim Đông Xuân.48

1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty.48

2. Đặc điểm hệ thống tiêu thụ của công ty.49

3. Đặc điểm lao động của công ty Dệt Kim Đông Xuân.50

3.1. Đặc điểm tổ chức lao động theo chức năng.50

3.2. Đặc điểm tổ chức lao động theo trình độ.52

II. Hiện trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.52

1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty DKĐX.52

1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu tại công ty.52

1.2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.53

1.3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu.54

1.4. Tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng.55

1.5. Tổ chức hoạt động thanh toán hợp đồng xuất khẩu.56

2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Dệt Kim Đông Xuân.56

3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Dệt Kim Đông Xuân.60

4. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.61

5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty.64

C. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.67

I. Khả năng cạnh tranh của công ty Dệt Kim Đông Xuân trên thị trường quốc tế.67

1. Ưu thế cạnh tranh của công ty Dệt Kim Đông Xuân.67

2. Các chính sách Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang được áp dụng tại công ty DKĐX.68

II. Những mặt đạt được từ hoạt động xuất khẩu.74

III. Những mặt hạn chế của hoạt động xuất khẩu.75

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.77

I. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.77

1. Phương hướng xuất khẩu của ngành dệt may đến năm 2010.77

2. Mục tiêu và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may.78

3. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu hàng dệt may của công ty DKĐX trong giai đoạn tới.82

3.1. Mục tiêu xuất khẩu.82

3.2 Phương hướng xuất khẩu của công ty trong giai đoạn tới.82

II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.83

1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị trường.83 1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.83

1.2. Mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và giảm chi phí.86

2. Giải pháp đẩu tư hiện đại hoá công nghệ - mẫu mã hàng dệt may.86

3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.89

4. Một số biện pháp cụ thể khác.89

III. Một số đề xuất kiến nghị đối với Chính Phủ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.90

1. Chính sách về thị trường xuất khẩu.90

2. Chính sách về đầu tư phát triển.91

3. Chính sách quy hoạch và quản lý sản xuất.93

4. Chính sách về thể chế.94

5. Chính sách về hợp tác quốc tế.96

6. Một số kiến nghị khác.98

 

KẾT LUẬN.101

TÀI LIỆU THAM KHẢO.102

 

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này có lợi cho công ty về mặt lao động trẻ. Do giá nhân công thành thị là cao nên công ty thường tổ chức tuyển mộ và đào tạo nhân công ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình, Hải Hưng... và một số tỉnh khác. Công ty đã sắp xếp và phân bố công việc khoa học và ổn định tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá căng hoặc có những lúc không có việc làm. Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, công ty đã có nhà ăn để có thể phục vụ bữa ăn cho công nhân làm ca. Ngoài ra hàng năm công ty đã trực tiếp mời các thầy giáo có kinh nghiệm về bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân. Chủ trương của công ty trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ rất được chú trọng, ngoài việc tổ chức lớp học do công ty tổ chức, ban lãnh đạo cũng khuyến khích cán bộ đi học thêm các lớp ngoài giờ hỗ trợ họ cả về thời gian và vật chất bởi vì đây chính là chính sách làm giảm chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Đặc điểm tổ chức lao động theo trình độ. Các XN, phòng ban Tổng cộng Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Cấp II Cấp III Xn Dệt kim 97 66 3 0 5 0 53 36 XN XLHTất 85 69 7 2 3 0 19 54 Xn May 1 208 185 4 1 1 0 44 158 Xn May 2 234 203 3 1 1 0 121 108 Xn May 3 225 196 5 0 0 2 124 94 Xn CKSC 73 4 4 0 5 0 18 46 P. Nghiệp vụ 62 41 20 5 16 0 6 15 P. TC-KT 18 17 14 1 3 0 0 0 P. Kĩ thuật 34 20 17 9 3 0 2 3 P.QLCLượng 43 42 4 1 1 0 23 14 Văn Phòng 42 14 4 0 3 0 20 15 Y tế-nhà trẻ 18 18 3 0 7 8 0 0 Tổng cộng 1139 875 88 20 48 10 430 543 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Bộ phận Lao động-Tiền Lương) Qua phân tích số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ cao (đại học, cao đẳng, trung cấp) chiếm ~13,7% tổng số lao động. Điều này đảm bảo cho tính khoa học, kĩ thuật cao trong quản lý và sản xuất, đảm bảo sức sáng tạo và tính nghiêm túc trong công việc. Số lao động có trình độ đại học còn hạn chế (chiếm 7.7%) ố ảnh hưởng không tích cực đến công tác quản lý, công ty cần tuyển mộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất. II. Hiện trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân. 1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty DKĐX. 1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu tại công ty. Hàng dệt may là những yếu tố thiết yếu trong đời sống nhân dân, với mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên công ty cần căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để có biện pháp kinh doanh từng loại hàng cụ thể phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Nội dung nghiên cứu thị trường mà công ty tiến hành bao gồm: nghiên cứu nhu cầu hàng dệt may trong phạm vi quốc tế, nghiên cứu khả năng cung ứng của các đơn vị nguồn hàng, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế, nghiên cứu sự cạnh tranh mặt hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Công tác nghiên cứu nhu cầu của công ty được các cán bộ nghiên cứu thị trường phòng nghiệp vụ và kĩ thuật đồng thời tiến hành. Đối tượng nghiên cứu chính của công ty là các khách hàng công nghiệp và thương mại trong và ngoài nước, với đối tượng này công ty cần xác định ai là người tiêu dùng cuối cùng hàng dệt may của công ty từ đó có chính sách sản phẩm phù hợp, song song với nó là xác định khả năng tài chính hợp pháp, hình thức tổ chức, hình thức kinh doanh cũng như mạng lưới bán lẻ và uy tín đối với khách hàng của các khách hàng công nghiệp và thương mại. Qua phân tích số liệu lịch sử của các quý, năm trước để xác định số lượng, cơ cấu mặt hàng đã tiêu thụ, tốc độ chu chuyển của từng mặt hàng trên cơ sở đó công ty dự đoán khả năng mua của các đơn vị khách hàng trong thời gian tới. Ngoài ra công ty cử cán bộ trực tiếp đến các thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tại nước ngoài và các đơn vị bán lẻ để nghiên cứu nhu cầu, hoặc bằng điện thoại, fax chào hàng qua đó xác định nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty DOXIMEX đang phát triển mạng lưới bán lẻ của mình tại các thị trường nội địa, thông qua tổ chức bán lẻ hàng hoá để nghiên cứu thị trường. Từ việc nghiên cứu đó công ty sẽ biết đâu là hàng hợp thị hiếu, bán nhanh, nơi nào hàng cần, số lượng bao nhiêu, hàng nào thu lãi nhiều, để biết rõ khả năng bán sản phẩm trên thị trường quốc tế của công ty là bao hiêu, thị trường nào, thành phần kinh tế nào...có sự ưa thích nhất đối với hàng hoá của công ty. Từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu, công ty có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu thị trường gắn liền với công tác tiếp thị thị trường xuất khẩu, phương châm cơ bản của công ty trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu là nắm vững nguồn hàng bằng cách giữ quan hệ với các bạn hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng. 1.2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện thông qua hai hình thức chính: Thuê gia công tạo nguồn xuất khẩu: Công tác thuê gia công tạo nguồn được thực hiện trên cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng dệt may mà công ty không có hoặc thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hay quy mô sản xuất nhỏ, lợi nhuận thu được từ đó không đủ để thực hiện sản xuất trong khi nếu để các công ty khác có quan hệ liên kết với công ty thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Công tác thuê gia công tạo nguồn hàng cho xuất khẩu được các cán bộ tạo nguồn thực hiện liên kết với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may khác trong nước song song với việc nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu mà trong nước không có (như vải, sợi...). Công tác thuê gia công tạo nguồn qua liên doanh liên kết giúp công ty tuy không phải bỏ thời gian vào sản xuất nhưng vẫn có hàng hoá để xuất khẩu nhằm duy trì các quan hệ với bạn hàng và vẫn có một khoản hoa hồng nhất định từ việc bán sản phẩm của các công ty khác. Công ty mà DOXIMEX thường xuyên có quan hệ liên doanh, liên kết là các công ty dệt 19/5, công ty dệt Hà nội Hanosimex... Tổ chức sản xuất tạo nguồn: Hoạt động tổ chức sản xuất tạo nguồn thực chất là hoạt động sản xuất ra hàng hoá nhằm thực hiện hoạt động xuất khẩu. Khi thực hiện sản xuất tạo nguồn công ty thực hiện mọi quy trình của hoạt động sản xuất từ thiết kế mẫu mã sản phẩm hoặc xây dựng mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, thử nghiệm mẫu mã cho đến đưa vào sản xuất đại trà rồi thực hiện xuất khẩu. Ưu điểm của tổ chức sản xuất tạo nguồn là công ty tận dụng được các nguồn lực của bản thân, thực hiện sản xuất rồi đem xuất khẩu tới cho khách hàng vì vậy hoạt động này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời giúp công ty cũng như bạn hàng kiểm soát được mọi quá trình sản xuất nhằm khắc phục những sai sót một cách nhanh chóng. 1.3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu. Các công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện bởi các phó tổng giám đốc hoặc trực tiếp bởi Tổng giám đốc, bởi các nhà quản lý lãnh đạo của công ty là những người nắm rõ nhất tình hình thực tế các nguồn lực cũng như khả năng mở rộng nhằm phục vụ sản xuất cho các hợp đồng được kí kết. Trước khi thực hiện kí kết hợp đồng thì các cán bộ của phòng Nghiệp vụ, phòng Kĩ thuật thực hiện tổ chức nghiên cứu, đánh giá các khả năng, nhu cầu của đối tác cũng như giới thiệu về khả năng sản xuất, đáp ứng của công ty. Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá của các phòng ban thì công tác giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng được tiến hành. Công tác giao dịch của công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp qua thư tín, các phương tiện truyền thông... Bên cạnh những nhà quản lý của công ty khi tham gia đàm phán, kí kết hợp đồng là các nhà tư vấn pháp luật, công nghệ của cả hai bên. Kí kết hợp đồng là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân, khâu này thường được quan tâm chú trọng nhằm đảm bảo cho việc kí kết thành công hợp đồng theo nguyên tắc tuân thủ luật pháp và hai bên cùng có lợi. 1.4. Tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng. Công tác tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng ở công ty Dệt Kim Đông Xuân được điều khiển và quản lý bởi các phòng ban hữu quan trong công ty như phòng Nghiệp vụ, phòng Kĩ thuật... Các phòng ban này sẽ lên kế hoạch sản xuất và phân bổ kế hoạch đến khối sản xuất (các xn dệt, may) nhằm đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng, song song giám sát công tác sản xuất tại khối sản xuất với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm và giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Bên cạnh sự quản lý giám sát của các phòng ban hữu quan trong công ty là sự tham gia của các chuyên gia kĩ thuật sản xuất của các đối tác kinh doanh. Mỗi khi kí kết và thực hiện hợp đồng, công ty Dệt Kim Đông Xuân đều đưa ra biện pháp này nhằm đem lại sự tin tưởng cho đối tác và cũng là một thuận lợi cho công ty khi bất cứ có một sai sót hoặc thay đổi so với yêu cầu của đối tác thì lập tức có chuyên gia của khách hàng để phối hợp điều chỉnh kịp thời. Mỗi hợp đồng khi thực hiện đều được công ty Dệt Kim Đông Xuân lưu lại quá trình thực hiện vào hồ sơ và thông báo cho đối tác nhằm kiểm soát kịp thời quá trình này. Bên cạnh đó, tác nghiệp quản lý sản xuất tại nơi sản xuất cũng được theo dõi chặt chẽ thông qua hệ thống thông tin nội bộ. 1.5. Tổ chức hoạt động thanh toán hợp đồng xuất khẩu. Hoạt động thanh toán sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một công tác quan trọng. Nó đảm bảo cho việc công ty được thanh toán số hàng hoá đã xuất khẩu cho đối tác, thu hồi vốn đưa vào quá trình tái sản xuất và phân bổ lợi nhuận đến các thành viên của công ty. Công tác này tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện bởi bộ phận xuất nhập khẩu của phòng Nghiệp vụ đảm trách. Bộ phận này có trách nhiệm giao dịch với các đối tác xuất khẩu nhằm thực hiện thành công hợp đồng đồng thời cũng có trách nhiệm thực hiện hoạt động thanh toán sau khi thực hiện sản xuất phục vụ hợp đồng. Đội ngũ cán bộ của bộ phận xuất nhập khẩu là tập thể có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong công tác hoạt động xuất khẩu đặc biệt là công tác thanh toán quốc tế. Hình thức thanh toán chủ yếu công ty áp dụng trong hoạt động xuất khẩu là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), ngoài ra còn các hình thức thanh toán khác như TT, CNF... phục vụ cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng có yêu cầu. Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng đảm bảo cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu về khả năng nhận được thứ mình cần là tiền và hàng. Sau khi trình đủ các chứng từ xuất khẩu hàng hoá cho ngân hàng thì tiền sẽ được chuyển tới tài khoản của công ty Dệt Kim Đông Xuân tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Đối với công ty DOXIMEX, việc củng cố và giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới là vấn đề sống còn. Đặc biệt là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Việt Nam như hiện nay. Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bằng các hình thức và biện pháp khác nhau trên khắp các Châu lục. Riêng thị trường xuất khẩu hàng may mặc hiện đã có tới 10 thị trường và trong tương lai con số đó chắc chắn sẽ còn tăng thêm. Xem số liệu trong bảng sau: Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty theo thị trường Đơn vị: USD Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 Nhật Bản 4.043.839 3.715.572 3.358.893 3.162.436 2.234.249 EU 66.314 100.502 288.225 216.665 -Đức 39.876 35.545 -Đan Mạch 22.346 163.950 -CH Ailen 32.392 19.275 16.321 -Anh 7.581 10.219 105.000 108.000 -áo 18.857 -Pháp 35.016 92.344 Mỹ 555.994 Hungari 11.346 Tổng cộng 4.110.153 3.715.572 3.459.395 3.484.677 3.018.254 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Cty Dệt Kim Đông Xuân) Qua những số liệu trên ta có thể thấy thị trường ổn định nhất của công ty là thị trường Nhật Bản. Nhật là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong các hợp đồng xuất nhập khẩu tơ sợi, hàng dệt may. Tuy nhiên họ chủ yếu là nhập khẩu tơ sợi về để sản xuất và xuất khẩu đi các nước khác chứ sản lượng nhập khẩu hàng may mặc không nhiều. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính luôn đòi hỏi cao về chất lượng, các dịch vụ sản phẩm, thời hạn giao hàng và giá cả phải chăng. Đây cũng là một thị trường quen thuộc đối với các cán bộ kinh doanh của công ty do họ đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường này và đã xây dựng được những mối quan hệ bạn hàng bền vững, chặt chẽ. Do vậy đây là một thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của DOXIMEX. Thị trường các nước EU như Anh, Pháp, Đức,... tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10- 15% giá trị sản phẩm, còn 80- 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính. Bởi vậy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, công ty luôn chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc. Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam và đang là thị trường đầy tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mà công ty được cấp quá thấp so với khả năng của công ty. Dù sao thì nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu người tiêu dùng vẫn là biện pháp tối ưu để giành hạn ngạch và hợp đồng xuất khẩu cho công ty. Bắt đầu từ năm 2002, công ty Dệt Kim Đông Xuân đã có thêm bạn hàng mới đó là Mỹ. Tuy mới chỉ bắt đầu giao dịch tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã chiếm tới gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 của công ty. Mỹ - một thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, dân số đông (hơn 360 triệu người), mức tiêu thụ hàng may mặc gần gấp rưỡi EU (27kg/1 người). Từ sau khi quan hệ Việt-Mỹ bình thường hoá, hai nước đã đặt quan hệ Đại sứ, bãi bỏ cấm vận, được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và cơ chế tối huệ quốc MFN, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc giữa Việt Nam với Mỹ luôn tiến triển tốt đẹp. Trong khuôn khổ đàm phán WTO từ 1/1/1995 thì trong vòng 10 năm nữa hàng rào hạn ngạch hàng dệt may bị bãi bỏ và thuế sẽ giảm trung bình 9%. Các nước có xu hướng sản xuất hàng dệt may đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển ngành dệt may nước họ, chuẩn bị đọ sức quyết liệt tại thị trường Mỹ không hạn ngạch vào năm 2005, đặc biệt là đối với những nước có lợi thế nhân công rẻ sẽ ồ ạt xuất hàng may mặc vào Mỹ. Công ty Dệt Kim Đông Xuân do xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ tương đối lớn (18.6% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002) nên cần có chiến lược tiếp thị, phát triển các mặt hàng may mặc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, và thị hiếu của thị trường Mỹ, đầu tư đón trước thời cơ để có thể phát triển mạnh mẽ trên thị trường khổng lồ này. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt kim của công ty thông qua mặt hàng và thị trường xuất khẩu như trên đã giúp ta khẳng định được một hướng đi quan trọng đối với công ty trong thời gian tới, đó là khôi phục và phát huy các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng các thị trường mới về từng mặt hàng, song song với chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Bảng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 theo khách hàng nhập khẩu Khách hàng Năm 2002 Dự kiến năm 2003 Giá trị HĐ Cơ cấu (%) Giá trị HĐ Cơ cấu (%) Kim ngạch xuất khẩu 3.292.633 100 4.788.854 100 1. Thị trường Nhật 2.191.185 66.55 3.055.000 63.79 - Katakura 1.800.632 54.69 2.500.000 52.2 - Kafulas 103.404 3.14 270.000 5.64 - Itochu 250.406 7.61 270.000 5.64 - Mitshukoshi 14.752 0.45 15.000 0.31 2. Thị trường EU 200.344 6.08 379.100 7.92 - Eminence 92.344 2.8 102.000 2.13 - Aulak 108.000 3.28 277.100 5.79 3. Thị trường Mỹ 508.618 15.45 1.316.524 27.49 - Children’s Place 108.811 3.3 500.000 10.44 - Jensmart 80.611 2.45 450.000 9.4 - High Fashion 96.071 2.92 300.000 6.26 - Pow wow 5.215 0.16 6254 0.13 - Olger 108.254 3.29 30.000 0.63 - Forever 21 109.656 3.33 30.000 0.63 Qua số liệu ở bảng trên và các số liệu trong thực tế thì Công ty Katakura của Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng của công ty Dệt Kim Đông Xuân (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu là cho công ty này). Việc giữ vững, duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống và trọng yếu của công ty luôn được quan tâm và chú trọng đúng mức. Sản phẩm xuất sang cho các đối tác này luôn được quan tâm nhằm giữ vững quan hệ nhưng không vì thế mà các mối quan hệ khác bị buông lỏng. Mục tiêu của công ty là luôn cố gắng giữ vững các quan hệ truyền thống và trọng yếu đồng thời quan tâm đúng mức tới các đối tác khác nhằm phát triển các mối quan hệ kinh tế lâu dài. 3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Dệt Kim Đông Xuân. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Dệt Kim Đông Xuân là quần áo dệt kim với các chủng loại mặt hàng như Polo-Shirt, T-Shirt; quần áo lót nam, nữ, quần áo lót nữ cao cấp như quần gen, quần vải xoắn... và vải dệt kim. Trong đó quần áo dệt kim chiếm tỷ trọng áp đảo với khoảng 98% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm quần áo lót dệt kim của công ty đang trong giai đoạn suy thoái nhưng quần áo lót dệt kim cao cấp cũng mới chỉ bắt đầu bước vào giai đoạn phôi thai nên doanh số không nhiều. Tuy mới bước vào giai đoạn phôi thai nhưng đã đem lại một doanh số tương đối, hứa hẹn một khả năng đổi mới rất lớn. Vải dệt kim xuất khẩu chủ yếu là cho các khách hàng công nghiệp Nhật Bản nhưng cũng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và có vai trò như một cầu nối cho các quan hệ sau này. Tình hình xuất khẩu theo giá trị mặt hàng Đơn vị: USD Chủng loại Năm 2001 Tỉ lệ (%) Năm 2002 Tỉ lệ (%) Quần áo dệt kim 3.440.101 99,15 2.947.424 99,15 - Polo-Shirt 1.402.101 40,2 1.225.295 39,4 - T-Shirt 1.238.237 35,6 1.022.129 33,4 - Quần áo lót nữ cao cấp 799,763 22,9 759.606 25,2 - Quần áo lót dệt kim 15.555 0,45 34.817 1,15 Vải dệt kim 29.031 0,85 24.789 0,85 Tổng cộng 3.484.687 100 3.007.030 100 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ CT DKĐX - Bộ phận XNK) 4. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân. Công ty thực hiện xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu theo ba hình thức sau: Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của công ty Dệt Kim Đông Xuân trong lĩnh vực xuất khẩu. Hầu như toàn bộ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty được thực hiện thông qua hình thức này. Xuất khẩu trực tiếp là người xuất khẩu thông qua việc mua đứt bán đoạn, mua của người bán trong nước rồi bán cho người mua nước ngoài. Thông thường, khi giao dịch kinh doanh với các bạn hàng nước ngoài, công ty sẽ phát hiện ra những nhu cầu của họ trong các mặt hàng dệt kim với số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,... Sau đó, công ty sẽ đàm phán với họ để ký kết hợp đồng. Song song với việc chuẩn bị hợp đồng, công ty lại phải tiến hành cùng lúc hoạt động thu mua hàng hoá đó trong nước, thậm chí phải đặt hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Việc thoả thuận và xác định giá cả mua vào và bán ra phải đảm bảo cho công ty có thể thu được một mức lợi nhuận nhất định. Mức lợi nhuận đó thường là từ 3 đến 5% trị giá hợp đồng xuất khẩu (sau khi đã trừ đi các khoản thuế). Sơ đồ thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc có thể được mô tả như sau: Công ty Dệt Kim Đông Xuân DOXIMEX Người mua (nước ngoài) Trong đó: Thể hiện dòng vận động của tiền tệ Thể hiện dòng vận động của hàng hoá Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản bởi đây là thị trường quan trọng nhất. Hàng năm, công ty tổ chức tiến hành sản xuất hoặc gia công để xuất khẩu. Mặt hàng mà công ty xuất khẩu theo hình thức này thường đa dạng, phong phú hơn các phương thức xuất khẩu khác. Từ quần áo dệt kim như : quần áo lót, quần áo lót cao cấp, quần áo thể thao đến các sản phẩm dệt kim khác như vải dệt kim... Có thể nói tất cả các sản phẩm của ngành may mặc có thể được xuất khẩu theo hình thức này. Mỗi năm, công ty thu từ xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc khoảng 4 triệu USD. Khi xuất khẩu theo hình thức này, công ty có điểm mạnh là: - Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của công ty khá vững trong lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp như nghiệp vụ thanh toán bằng L/C, nghiệp vụ giao nhận hàng hoá,... đồng thời có mối quan hệ bạn hàng lâu năm làm hậu thuẫn. - Xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể linh hoạt trong giá cả khi có sự biến động của thị trường. Ngoài ra công ty có thể nhanh chóng thu hồi vốn do không cần thời gian để gia công xuất khẩu. - Khoản lợi nhuận thu được từ phương thức xuất khẩu trực tiếp sẽ cao hơn. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể gặp nhiều rủi ro hơn do sự biến động của thị trường hoặc do sự thay đổi về chính sách,... Xuất khẩu uỷ thác: xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó công ty chỉ đóng vai trò như người bán: giao hàng cho người uỷ thác xuất cho người mua nước ngoài đã được chỉ định. Do đó, công ty sẽ không phải thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Công ty không phải bỏ thời gian của mình ra để thực hiện xuất khẩu do đó công ty phải chi phí uỷ thác bằng phần trăm trị giá hợp đồng. Sơ đồ thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức này như sau: Người được uỷ thác (người xuất khẩu) DOXIMEX (người uỷ thác) Người mua (người nhập khẩu) Dòng vận động của hàng hoá Dòng vận động của tiền tệ Công ty DOXIMEX thường ký kết các hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị xuất khẩu hàng dệt may như công ty xuất nhập khẩu TEXTACO, VINATEX, CoopMax... Nhưng phương thức này không chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Dệt Kim Đông Xuân. Mặt hàng xuất khẩu theo phương thức này cũng không đa dạng phong phú như phương thức xuất khẩu trực tiếp. Chỉ là vải dệt kim với số lượng nhỏ. Gia công xuất khẩu: đây là phương thức xuất khẩu quen thuộc đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nhưng DOXIMEX do có dây chuyền dệt kim của Nhật đầu tư từ những năm cuối thế kỉ 20 nên chỉ thực hiện gia công cho Mỹ do yêu cầu của Mỹ về nguyên vật liệu chất lượng cao mà Việt Nam không có khả năng đáp ứng. Đối tác mà công ty nhận gia công là hàng đồ lót cao cấp của công ty High Fashion của Mỹ. Năm vừa qua doanh thu về gia công xuất khẩu của công ty Dệt Kim Đông Xuân là 30 tỷ đồng. Trong những năm tới công ty sẽ cố gắng hơn nữa để có thể cải thiện tình hình nguyên vật liệu để có thể nâng cao hình thức bán FOB nhằm thu được doanh lợi nhiều hơn nữa. Bảng kim ngạch xuất khẩu phân theo hình thức xuất khẩu Đơn vị tính: USD Hình thức XK 1998 1999 2000 2001 2002 XK trực tiếp và gia công XK 4.110.154 3.715.572 3.459.396 3.484.687 3.007.030 - Nhật Bản 4.043.839 3.711.369 3.358.893 3.162.435 2.234.248 - Đức 39.876 4.203 35.545 - Đan Mạch 22.346 163.950 - Anh 7.581 10.219 105.000 108.000 - Pháp 35.016 92.344 - Ailen 32.392 - áo 18.857 - Mỹ 555.995 XK uỷ thác 16.321 - Ailen 16.321 Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài đều được xuất khẩu trực tiếp sang cho phía đối tác. Tuy những năm trở về trước (<1990), do chưa có những nguồn lực cũng như nhân lực có khả năng cho việc xuất khẩu trực tiếp nên công ty phải thực hiện xuất khẩu qua hình thức uỷ thác. Nhưng những năm gần đây, với cơ cấu đầu tư các nguồn lực và nhân lực một cách hiệu quả, công ty đã từng bước tự mình thực hiện hoạt động xuất khẩu không phải qua công ty trung gian nữa. Tuy nhiên, trong năm 2002 do yêu cầu từ phía đối tác Ailen mà công ty phải thực hiện xuất khẩu cho đối tác thông qua hình thức uỷ thác. Qua những số liệu trên ta có thể thấy được khả năng của công ty Dệt Kim Đông Xuân trong hoạt động xuất khẩu với nguồn lực và nhân lực cho phép công ty có khả năng thực hiện xuất khẩu trực tiếp cho bất kì đối tác nào. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân tăng lên đồng thời với nó là các rủi ro khi xuất khẩu uỷ thác cũng không còn. 5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đang gặp phải những vấn đề khó khăn xuất phát cả từ phía khách quan và chủ quan gây ra. Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sức mua từ các thị trường chủ yếu sụt giảm do nhiều nhân tố. Bên cạnh đó, các lợi thế như giá lao động rẻ đang dần mất đi, trước đây giá công lao động trong ngành dệt may khoảng 15-20 USD/tháng nay do yêu cầu của nền kinh tế giá công lao động tăng gấp ba lên vào khoảng 40-60 USD/tháng tức là giá thành của các sản phẩm may mặc Việt Nam tăng lên hơn từ 15-20% so với các nước cùng khu vực. Hơn nữa yếu tố công nghệ và mẫu mã sản phẩm cũng đang là thách thức đối với toàn ngành dệt may Việt Nam. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Dệt Kim Đông Xuân. Báo cáo kết quả kinh doanh STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % I Giá trị tổng sản lượng Tr đ 75500 78850 104.4 85500 87455 102.3 91500 92675 101.3 II Dthu ko VAT Tr đ 74640 76785 102.9 84100 84163 100.1 83000 83319 100.4 Dthu có VAT Tr đ 76000 78546

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100679.doc
Tài liệu liên quan