MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 5
1. Lý do chọn đề tài . 5
2. Lịch sử vấn đề . 6
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu . 9
3.1. Mục đích . 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 11
6. Cấu trúc luận văn . 11
PHẦN NỘI DUNG . 12
Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA
DÂN TỘC MÔNG . 12
1.1. Một số đặc điểm về cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam . 12
1.1.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên . 12
1.1.2. Đặc điểm phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng . 17
1.1.3. Đặc điểm về đời sống tâm linh . 24
1.1.4. Đặc điểm về ngôn ngữ, chữ viết . 27
1.2. Vài nét về thơ ca dân tộc Mông . 30
1.2.1. Thơ ca dân gian . 30
1.2.2. Thơ ca hiện đại . 33
Chương 2. THƠ MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI - BỨC TRANH
SINH ĐỘNG VỀ THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG, CON
NGưỜI CỦA MỘT DÂN TỘC ĐẦY BẢN SẮC . 41
2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 41
2.2. Hình ảnh con người và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 46
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa . 46
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc . 51
Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI . 62
3.1. Dấu ấn của các thể loại thơ ca dân gian trong thơ ca dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại . 62
3.1.1. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông . 62
3.1.2. Sự vận dụng các hình thức nghệ thuật thơ ca dân gian trong
thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 69
3.2. Ngôn ngữ hình ảnh trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 73
3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng
ngày của đồng bào Mông . 73
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu . 77
3.2.3. Ngôn ngữ, hình ảnh mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Mông . 78
3.3. Cấu trúc, nhịp điệu trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 81
3.3.1. Cấu trúc, nhịp điệu chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền
thống dân tộc Mông . 81
3.3.2. Xu hướng hiện đại trong cấu trúc, nhịp điệu của thơ ca Mông
thời kỳ hiện đại . 83
3.4. Tư duy, diễn đạt trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 86
3.4.1. Tư duy trực quan hình ảnh . 86
3.4.2. Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông . 87
PHẦN KẾT LUẬN . 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3067 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Lỷ như gấu đứng ưỡn bụng sẽ cào/ Vách núi Sáng như hổ dựng cao thân sắp
chộp” (Cầu Nôi - Vương Trung). Người Mông lại không có cảm giác đó. Bởi
một điều đơn giản: “ Người Mông ta trên núi/ Rừng trập trùng mây bay mây
lượn” (Giàng A Páo). Tư thế của người Mông là tư thế ở trên cao, điểm nhìn
của người Mông là điểm nhìn từ đỉnh núi nhìn xuống, nên tầm nhìn thật
phóng khoáng và bao quát được cả một không gian rộng:
Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi
Miền núi cao như bức tranh đẹp hiện trong mặt gương
Mùa đông mây nằm chưa trôi đi, mây mùa xuân đã sà xuống
Ngọn núi và lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào mới nở
(Núi mọc trong mặt gương - Mùa A Sấu)
Chỉ có ở chót vót trên những đỉnh non cao của người Mông mới có được
cảm giác này:
Mặt trời nâng hoa mây
Bồng bềnh sáng núi đá
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Ngay cả cách tả núi của những nhà thơ Mông cũng có sự khác lạ, lạ ở
cách nhìn nhận, cách cảm, lạ ở sự liên tưởng độc đáo và táo bạo:
Núi Malipho là núi đầu rồng
Dông Malipho là dông núi xếp
Đường Malipho là đường ngang núi
Lối Malipho là sợi chỉ xuyên qua sống váy Mèo
(Malipho - Mùa A Sấu)
Hình ảnh điển hình cho một thiên nhiên khắc nghiệt- nơi người Mông
sinh sống- đó là cao nguyên đá. Trong thơ Mông hiện đại xuất hiện rất nhiều
hình ảnh đá núi. Đá núi đầu tiên và cuối cùng vẫn là nơi chở che, nương tựa,
làm vơi đi những day dứt, ám ảnh về một quá khứ đầy bi thương của dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Mông: “Quá khứ trầm luân nặng nề trong ký ức/Chiếc nôi êm là tảng đá giữa
non ngàn” ( Mã A Lềnh). Hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông với “mái
đầu trơ một mỏm đá hoang” gợi lên một sự so sánh liên tưởng rất thú vị và
độc đáo về sự từng trải đến chai sạn, kết tinh những sương gió cuộc đời. Đá
núi trong cách nhìn của những nhà thơ Mông là một thế giới sống động, có
tính cách và tâm hồn: “Đá nằm như hổ rình mồi/Đá đứng như trâu gặm cỏ/Đá
vươn như ngựa phi giữa nắng chiều tà”(Đá ở Sapa - Mã A Lềnh). Phải là
những người “sống trên đá không chê đá gập ghềnh” thì mới có được một cái
nhìn và tình cảm gắn bó thân thiết với đá núi đến như vậy.
Thiên nhiên của người Mông không chỉ dữ dội, khắc nghiệt mà còn rất
đáng yêu, rất thơ mộng, lãng mạn. Không chỉ có đá núi, ở “vòm trời khoảnh
đất quê mình” còn có tiếng “chim diều chim cắt kêu”, có những “Đồi nương
ngô chín vàng/Rộn ràng từng hốc đá”(Giàng Xuân Hồ); có tiếng chim Câu
Kỷ Giàng gọi mùa, tiếng chim “Đá Lâu” bên sườn núi; có “Cúc cu kêu tiếng
rõ rành rọt/ Kêu cho trời nắng thúc ngô vàng” (Hùng Đình Quí); có “hoa
rừng hoa núi đua nhau nở”; có “Triền núi cao sinh ra cây vàng/Lòng núi cao
sinh ra măng bạc”. Thiên nhiên ở trên những đỉnh núi cao có sự thơ mộng
riêng, vắng vẻ nhưng không lạnh lẽo, thậm chí còn ấm áp tưng bừng với “Bầy
ong tung tăng đi hút nhuỵ hoa gianh/Hoa gianh trắng ngà ấm áp” (Giàng A
Của); những thửa ruộng bậc thang ngày mùa báo hiệu một cuộc sống no ấm
“Bậc thang vút lên mây/Mùa vào thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương”.
Thiên nhiên gắn bó với người Mông, đến nỗi, mỗi địa danh đều trở lên trĩu
nặng ân tình, đều đẹp đến lãng mạn: “Phi Lềnh là sống núi bay/ Tử Củ Thảng
là vùng tê giác/ Cắng Đinh Nhà là điếu thuốc bạc” (Mùa A Sấu).
Quê hương của người Mông không có đồng bằng, điều đó đã rõ ràng.
Quê hương của người Mông không có những dòng sông, điều đó cũng rõ.
Dòng Nho Quế (Hà Giang) đã có người Nùng, người Dao, người Kinh làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chủ; thượng nguồn sông Đà, sông Mã và cả sông Hồng ở Tây Bắc cũng đã là
xứ sở của người Dáy, người Thái, người Mường... người Mông chỉ còn nhận
cho mình những đỉnh núi cao ngất tạnh mù khơi; nhận cho mình mặt trời và
sương mây làm gia sản truyền đời. Nhưng không vì thế mà thiên nhiên của
người Mông mất đi sự tình tứ, thơ mộng. Trái lại, nó hoang dã và bí hiểm,
đắm say lòng người. Ở đó người Mông thênh thênh sống, thênh thênh bước và
thênh thênh bộc lộ những vui buồn. Dẫu còn nhiều hạn chế, nhưng những sứ
giả của tâm hồn dân tộc Mông - những nhà thơ Mông hiện đại như Mã A
Lềnh, Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo, Giàng Xuân Hồ... đã ít
nhiều bộc lộ được những tình cảm yêu mến và gắn bó thiết tha với thiên
nhiên, như là một sự tri ân đối với những ngọn núi đã nuôi dưỡng cuộc đời và
tâm hồn họ.
2.2. Hình ảnh con ngƣời và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc Mông
thời kỳ hiện đại
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa
Sống giữa một thiên nhiên vừa hùng vĩ hoang sơ, vừa thơ mộng trữ tình
đến như vậy, con người dân tộc Mông cũng mang những đặc trưng riêng cả về
hình thức, tâm hồn và tính cách, dễ nhận ra và khó có thể trộn lẫn với bất cứ
một dân tộc nào khác. Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại đã phần nào khắc
hoạ được những hình ảnh con người Mông đầy cá tính và bản lĩnh. Đó là
những con người vừa chân thật chất phác đến thơ ngây, vừa mạnh mẽ phóng
túng đến ngang tàng; khéo léo đến độ tài hoa; vừa chan hoà giữa thiên nhiên
vừa nổi bật giữa thiên nhiên như những nghệ sĩ của núi rừng.
Chân thật, chất phác là đặc điểm dễ nhận thấy ở người miền núi nói chung
và người dân tộc Mông nói riêng. Những người Mông dù mang họ Mã, họ
Thào, họ Sùng hay họ Giàng đều có thể đối xử với nhau một cách chân thành,
đều là “người Mông ta”(pêz HMôngz) như câu nói cửa miệng hàng ngày, hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
cách nói hình ảnh mà rất đỗi thân thương: “Ta cùng một giống lanh với nhau”.
Có thể khẳng định một điều, trong tâm thức người Mông, không có một niềm
tin nào lớn hơn niềm tin vào những người cùng dòng tộc. Giao tiếp với các dân
tộc khác, người Mông có thể ít lời nhưng khi đã quây quần giữa những người
Mông với nhau bên chén rượu ngô ngất ngây men đất men rừng thì ít ai có thể
cởi mở, nồng nhiệt bằng họ. Chân thật đến hồn nhiên là đặc tính của người
Mông. Những người con của núi cao “hồn nhiên như chim khướu chim ri” (Mã
A Lềnh) thách thức những khó khăn, thách thức cả những buồn khổ lo toan
trong cuộc sống. Bản tính của người Mông chất phác đến ngây thơ, luôn “sống
hiền hậu như con gà nhà”, “sống hiền lành như con chim núi”( Hùng Đình
Quí). Hồn nhiên giữa cao nguyên đá, những mái nhà, những xóm làng,
những con người dân tộc Mông chụm vào nhau mà “sống tưng bừng như một
tổ ong mật”, “sống ầm vang như một tổ ong khoái”. Hình dáng, trang phục của
người Mông là sự tự biểu hiện nét chân thực hồn nhiên, dường như chưa có sự
pha trộn của cuộc sống hiện đại. Hình ảnh những cô gái Mông với đôi gò má
ửng hồng, với ánh mắt tinh anh và cái nhìn vừa rụt rè, vừa táo bạo; với bắp
chân to khoẻ và dáng đi uyển chuyển mềm mại trong chiếc váy Mông rực rỡ
trông tựa như những bông hoa di động trên các đỉnh non cao. Cô gái Mông
“trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở lưng rừng” với những khát
khao mơ ước thầm kín và mãnh liệt: “… đã từng thao thức/ vẽ vào gấu váy
của mình/ Và thêu ngọn gió hoang thổi vào mơ ước”, dẫu cho “đầu ngón tay
em kim nhọn đâm nát biết bao lần”. Hình ảnh những chàng trai Mông mắt
sáng, mày sắc, mạnh mẽ và tài hoa, cốt cách như dao chém đá, ý chí như
những ngọn núi cao. Khi yêu, yêu đến nồng nàn đam mê với trái tim chân
thành và một sự chung thuỷ hiếm thấy. Sau tiếng khèn khắc khoải chờ đợi bạn
tình, sau những phút giây đắm say tình tự đến thâu đêm, chàng trai Mông
“…lê bước về nhà/ Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em” (Dân ca Mông).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Người Mông chân thật, chất phác nhưng cũng thẳng thắn bộc bạch lòng mình
bằng tình yêu mạnh mẽ đến tan chảy, đến “chín rụng cõi lòng”:
Nếu ta là bông tuyết trắng
Ta xin tan dưới bàn chân nàng
Là chàng trai rừng núi
Ta xin tan trên thân thể nàng
(Mã A Lềnh)
Khi yêu, trai gái Mông thương đến từng nỗi nhớ, nỗi tương tư của người
yêu: “Em đừng nhắc đến anh, anh sẽ không nhắc đến em/ Kẻo hai đứa nhặt
phải cái điều ốm đau” (Hùng Đình Quí) Có lẽ cũng chính vì bản tính chân
thực mà những tình cảm yêu ghét của người Mông nhiều khi được đẩy tới độ
cực đoan. Yêu đến đam mê, đắm say là vậy nhưng khi đã ghét, đã căm giận
thì cũng hết sức quyết liệt:
Kẻ nào bụng không tốt tỏ lời từ trong quả bầu, ta sẽ bóp
chết ngay từ trong trứng
Tỏ lời qua khe cửa và lỗ hổng chái nhà, ta sẽ bịt ngay để
không một ai thấy
(Núi mọc trong mặt gương- Mùa A Sấu)
Đó là những suy nghĩ, những lời nói thẳng, không e dè, không cần viện
đến bất cứ một sự vòng vo, bóng bẩy nào khác. Người Mông không chấp
nhận những gì nửa vời, nhất là trong tình cảm. “Bóp chết ngay từ trong trứng”
là thái độ và hành động của người Mông đối với kẻ thù. Ta ít gặp trong thơ
của các dân tộc khác một cách diễn đạt “không thơ lắm” như vậy. Nhưng đó
là tính cách của người Mông. Trong vốn thơ ca không nhiều lắm của các tác
giả Mông thời kỳ hiện đại, ta cũng thường bắt gặp những cách nói, cách thể
hiện như vậy. Hùng Đình Quí diễn tả thái độ, hành động của anh trai Mông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
đánh Mỹ ngoài mặt trận: “Đi gặp giặc Mỹ giữa đường/ Anh trai Mông đánh
như sét đánh chó/ Đi gặp giặc nguỵ giữa lối/ Anh trai Mông đánh như sét
đánh rắn”. Bản tính chân thực của người Mông cũng hồn nhiên đi vào thơ
Mông hiện đại, và chính nó đã trở thành một nét bản sắc để người đọc thêm
cảm thấy quí mến thơ ca Mông.
Con người dân tộc Mông không chỉ chân thật, chất phác đến hồn nhiên
mà còn mạnh mẽ đến quyết liệt. Mạnh mẽ từ bước đi chắc nịch với “đôi chân
trần đạp trên đá sắc” (Mã A Lềnh). Mạnh mẽ trong lao động sản xuất để làm
ra từng bắp ngô, hạt thóc nơi đỉnh núi cao nguyên khắc nghiệt: “Muốn bật đất
lên trời” để mà “Be bờ ruộng bậc thang mỗi năm một vụ" (Mã Én Hằng).
Không khuất phục là bản lĩnh của người Mông đã được kiểm chứng từ trong
lịch sử bằng các cuộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức, đô hộ của người Hán,
người Mãn. Ý chí mạnh mẽ cũng chính là một thứ vũ khí được tôi luyện từ
bản năng sinh tồn của người Mông trước sự đe dọa của thú dữ và thiên nhiên.
Cuộc sống du canh, du cư trước đây đã hun đúc cho người Mông những phẩm
chất và ý chí, dám đương đầu với những khó khăn, khốc liệt nhất, can hệ đến
cả sinh mạng của cá nhân và dòng tộc. Không có bản lĩnh mạnh mẽ thì không
thể có được triết lý vừa giản dị vừa sâu sắc như thế này: " Chỉ có con cóc mới
đi không hết đường/ trở về chết dưới bàn tay vợ". Quan niệm về lẽ sống chết
ở đời của các anh hùng hào kiệt xưa nay như "Chết vinh còn hơn sống nhục"
hay "Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành", xem ra cũng không phải là xa lạ với
người Mông, bởi họ có quan niệm về sống chết rõ ràng, như một chân lý: "Có
chết/ chết trên lưỡi sắc/ chớ chết sau sống dao". Chính vì vậy mà người Mông
luôn thường trực một tư thế hiên ngang ngẩng đầu mà sống, mà thách thức
với cuộc đời, thể hiện rõ ràng, dứt khoát một phong cách mạnh mẽ đến ngang
tàng: "nghênh ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Người Mông không chỉ "sống hiền lành như con chim núi" cũng không
phải chỉ là những "thợ rừng" lành nghề. Ở người Mông còn tiềm ẩn và
thường trực một tâm hồn nghệ sĩ rất mực tài hoa. Không phải ngẫu nhiên mà
dân tộc Mông lại sở hữu những điệu khèn, những tiếng kèn lá, đàn môi hết
sức độc đáo và đặc sắc. Con người dân tộc Mông không chỉ cần mẫn siêng
năng mà còn rất khéo léo. Bàn tay người đàn ông Mông chai sạn thô ráp,
khai phá ruộng nương, săn bắn chim muông thú dữ. Đôi bàn tay rèn ra khẩu
súng, con dao, cũng là đôi bàn tay tạo nên những chiến khèn Mông và sử
dụng tài tình, mở ra những thanh âm ngọt ngào tình tứ. Những chiếc lá trên
cây đâu có vô tri, đâu phải vô tình, qua bàn tay của chàng trai, cô gái Mông
là có thể "đặt lên môi thành tình tứ thành lời":
"Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi
Em ngắt lá thổi bài kèn réo rắt"
(Dân ca Mông)
Trên những triền núi cao, khắp các xóm bản của người Mông, luôn tràn
đầy những thanh âm rất đặc trưng như là những sứ giả của tâm hồn người
Mông: "Điệu khèn vui xóm núi/ Tiếng kèn môi giục lòng" (Lên cao nguyên -
Giàng Xuân Hồ).
Khéo léo, tài hoa là nét bản tính đặc trưng của con người dân tộc Mông.
Người Mông rất yêu ca hát, yêu âm nhạc. Có lẽ đặc trưng hoàn cảnh sống đã
chi phối và góp phần tạo nên những diện mạo tâm hồn ấy của người Mông.
Đó là một trong những nét bản sắc mà thiên nhiên và cuộc sống ban tặng cho
con người: "Do sống giữa một vùng rừng núi nhấp nhô, đa dạng với muôn
ngàn hoa lá khác nhau, nên con mắt của người miền núi có nhiều màu sắc,
dáng hình kì vĩ, ít chấp nhận những cái gì bằng phẳng đơn điệu, lặp đi lặp lại
đến sáo mòn... Do sống giữa một vùng thiên nhiên như thế, phải đấu tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
chống thú dữ để sinh tồn và bảo vệ mùa màng nên có tác phong hùng dũng
đến dữ dội? Hoặc sống trong khoảng không gian bao la mà tâm hồn phóng
khoáng nhiều khi đến phóng túng [30]. Đó là tính cách và diện mạo tâm hồn
con người dân tộc Mông.
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc
Trước cách mạng, dân tộc Mông điển hình cho nỗi đau khổ do cuộc sống
mất tự do và tập quán du canh du cư cùng với những hủ tục lạc hậu đeo đẳng,
trói buộc. Người Mông phải sống cơ cực "như con ma không mẹ cha ăn của
thừa", "như con ma mồi côi chăn trâu người". Câu chuyện bi thương về tình
cảnh nghiệt ngã của người Mông đói ăn, đói muối được nhà thơ Bàn Tài
Đoàn ghi lại bằng những vần thơ đầy cảm thông và đau xót:
"Người Mèo ngày xưa bao đời lại
Ở đất Đồng Văn đói khổ nghèo
Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót
Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau
Bắp vùi xuống đất trong khe đá
Nó mọc lên không chịu ra hoa"
(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)
Cuộc sống du canh du cư của người Mông luôn thường trực nỗi lo toan
như những thử thách lớn lao, khắc nghiệt nhất của số phận. Du canh du cư
tưởng trốn được cái nghèo nhưng rốt cuộc "Người trốn đất Mèo cũng khổ/
Người ở đất Mèo thêm nghèo". Không phải họ không nhận ra một hệ quả tất
yếu "Giàu di cư thì nghèo/ nghèo di cư thì chết" (tục ngữ Mông) nhưng sự
bần cùng vẫn luôn dẫn dắt người Mông đi theo con đường định mệnh.
Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã giải phóng cuộc đời của cả dân tộc.
Đồng bào miền núi nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng cũng đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thoát khỏi những cảnh đời tăm tối để bắt tay vào xây dựng một cuộc sống
mới, một tương lai mới cho dân tộc mình. Lớp thế hệ nhà thơ Mông đầu tiên
được ra đời và lớn lên trong cuộc sống hoà bình, hiểu sâu sắc giá trị của cuộc
sống, của hai chữ tự do. Chính vì vậy mà cảm hứng nổi trội nhất trong thơ ca
dân tộc Mông thời kỳ hiện đại là cảm hứng về cuộc sống mới do Cách mạng,
Đảng và Bác Hồ đem lại. "Chữ Bác Hồ" là món quà lớn lao nhất mà người
Mông có được từ chế độ mới, góp phần quan trọng và tích cực để đưa cuộc
đời người Mông từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến với hạnh phúc. Bởi
lẽ, chữ viết luôn là nỗi khát khao thường trực của người Mông, là một trong
những lí do dẫn đến các cuộc thiên di: "Vì người Mèo ta không có chữ/ Thua
kiện người Hán ta mới đi" (Dân ca Mông). Ước mơ có chữ viết luôn được bộc
lộ tràn đầy trong các bài ca trước đây của người Mông. Người Mông nhận
thức sâu sắc đói nghèo và cùng cực là hệ luỵ tất yếu của nạn mù chữ, thất học:
"Người Hán có chữ/ Người Hán ăn không hết tài hết phép/ Người Mông
không có chữ/ Quanh năm suốt tháng cơ hàn" (Dân ca Mông). Điều đó lí giải
việc ca ngợi chữ Bác Hồ, biết ơn Đảng, Chính phủ là đề tài, là cảm hứng của
rất nhiều tác giả người Mông. Người Mông tự hào vì có chữ "dạy cách làm ăn
tốt, làm uống hay", "dạy cách làm ăn tốt, làm mặc đúng" và thể hiện tấm lòng
tri ân đối với Đảng và Bác Hồ:
Có chữ giúp ghi lại cuộc đời
Học chữ người Mông nhớ công ơn Đảng không nguôi
Có chữ giúp ghi lại cuộc sống
Học chữ người Mông nhớ công ơn Bác Hồ mãi mãi.
(Người Mông có chữ)
Lòng biết ơn là tình cảm thường thấy và biểu hiện trong thơ dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại. Nói thế nào cũng không đủ, nói thế nào cũng không
cùng. Dường như, với các tác giả người Mông, khi đặt bút làm thơ, mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
đầu tiên là thể hiện được tấm lòng của mình, của dân tộc mình, lòng biết ơn
đối với Cách mạng đã khai sinh cho người Mông có được một cuộc đời mới.
Hùng Đình Quí có các bài thơ Người Mông có chữ (1968), Ơn Đảng (1969),
Nhớ Bác Hồ (1969), Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải, Việt Bắc ngày nay
(1972); Giàng A Của có bài thơ Có Cụ Hồ về; Vừ Thị Dưa có bài Nhớ đến
Chính phủ; rồi Giàng Páo Ly, Giàng A Páo, Mùa A Sấu, Sùng Nhìa Tú...
đều có những bài thơ nói lên lòng biết ơn sâu nặng của dân tộc Mông đối với
Đảng, với Chính phủ và Bác Hồ.
Tuy nhiên, không phải cứ có được tự do là có ngay được một cuộc sống
no ấm hạnh phúc. Người Mông vẫn phải đối mặt với những thử thách,
những khó khăn muôn mặt của cuộc đời; vẫn phải "còng lưng bới đá gieo
hạt ngô"; vẫn phải kiên tâm bền bỉ gùi từng "lù cở" đất lên núi đá cao
nguyên để bắt đá nảy mầm, bắt núi trổ bông để cải tạo cuộc sống. Cuộc sống
dẫu còn đơn sơ, nhưng đã đậm đà niềm vui, báo hiệu một tương lai tốt đẹp.
Dân tộc Mông là một dân tộc có tính cộng đồng rất cao. Có lẽ do sống khu
biệt trên các đỉnh núi hẻo lánh nên tình cảm cộng đồng được cộng hưởng,
được nở rộ như những bông hoa dưới ánh mặt trời. Không khí vui tươi, sôi
nổi rộn rã ở miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã lan
toả đến tận các bản làng heo hút của người Mông. Cuộc sống dần văn minh,
xoá bỏ những hủ tục cũ kỹ, lạc hậu là đối tượng miêu tả, biểu hiện của các
nhà thơ Mông. Những thửa ruộng bậc thang lúa vàng trĩu hạt; những mái
trường có con em của người Mông theo học, như những “bầy ong tung tăng
đi hút nhị hoa”; Những chính sách của Đảng tựa như những làn điệu dân ca
bay bổng, lay động, thấm sâu vào tâm hồn người Mông. Khắp nơi rộn rã
không khí đổi mới vui tươi, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống. Cảm giác lâng
lâng của con người được giải phóng, được tự do thật là kì diệu, để người
Mông nhìn thiên nhiên cũng thấy có tâm hồn, có sự đồng điệu, say mê:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Mặt trời nâng hoa mây
Bồng bềnh sáng núi đá
Cuồn cuộn toả ngọn rừng tre
Như nâng cuộc đời ta đi lên
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Cái say mê đến độ ngây ngất khi người Mông được nghe những lời bạc,
lời vàng từ những cán bộ người Kinh, được nhìn thấy những “ánh vàng, ánh
bạc” trong đường lối của Đảng; một niềm tin tuyệt đối, rạng ngời trên mắt,
trên môi của cả một dân tộc vốn quen với sự chịu đựng và bất công, lần đầu
tiên được làm chủ cuộc đời:
Mặt trời chiếu toả tia nắng
Sáng đầy núi cao
Như những sợi chỉ hồng
Như ánh sáng của Đảng
Làm thành huyện ta
Ánh sáng mới nơi nơi
Cho xanh rờn đầy núi đầy đồi
(Ánh mặt trời - Giàng A Lử)
Khi không có sự phân biệt vùng cao - vùng thấp, không có sự phân biệt
thiểu số - đa số thì dân tộc Mông cũng say sưa và tự nguyện góp công góp sức
để đánh tan giặc Mỹ. Tâm trạng của anh trai Mông được lên đường nhập ngũ,
được cầm súng trực tiếp chiến đấu mới hân hoan phấn khởi làm sao. Thậm chí
nó át đi cả bản tính thường trực của một dân tộc vốn kiệm lời để mà reo lên,
bộc lộ niềm vinh dự lớn lao của mình:
Chàng trai ơi
Tên chàng đã rõ
Đi đánh Mỹ chính nơi mặt trận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Tên chàng giấy ghi tỏ tường
Đi đánh Mỹ ngoài mặt trận
(Chuyện râm ran - Giàng A Lử)
Phải là một dân tộc đã đắm chìm quá lâu trong u tối, khổ cực; phải là
những con người đã bị đày đoạ quá lâu trong những đắng cay, bất hạnh mới có
được cảm giác vui mừng đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc khi cuộc sống không
còn lo toan, một cuộc sống đủ đầy, mãn nguyện cả về vật chất lẫn tinh thần:
Người Mèo vùng cao ta
Ở bền nơi, làm bền nơi...
Trồng chè đầy núi
Trồng rừng xanh rờn
Thành rừng bát ngát
Cuộc đời ta
Mọi thứ đều làm ra
(Định canh, định cư - Giàng A Gia)
Cuộc sống của người Mông có sự bình yên, êm đềm, đẹp một cách lãng
mạn. Chất lãng mạn ngấm sâu vào tim vào óc mỗi người để thăng hoa thành
những tâm hồn nghệ sĩ. Phải có tâm hồn nghệ sĩ mới thấy được chất men say
của những vụ mùa no ấm và sức sáng tạo kì diệu của bàn tay con người:
"Bậc thang vút lên mây
Mùa vào thơm lúa chín
Hương lúa tràn quê hương"
(Lên cao nguyên - Giàng Xuân Hồ)
Để góp phần tạo nên cuộc sống êm đềm và thơ mộng đó, có sự tần tảo và
cũng rất duyên dáng của "cô gái người Mông/ Thêu cả bốn mùa vào gấu váy";
có sự cần mẫn và cũng rất nên thơ của con người như gắn bó, hoà quyện với
khung cảnh thiên nhiên: "Ngược ngược núi/ lúi húi cô gái Mèo xe gai/ Đeo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
nắng chiều về bản"; có cả những suy tư, trăn trở thậm chí lo âu, dằn vặt về
cách thức và con đường để vượt qua số phận, để thoát khỏi cái nghèo:
"Em gầu Mông
Mảnh đất quê ta đâu phải nghèo
Chỉ vì không biết chữ
Cái miệng muốn ăn
Nhưng tay chẳng với tới"
(Phải học - Hùng Đình Quí)
Sự đổi thay đáng ghi nhận nhất trong cuộc sống của người Mông có lẽ là
sự đổi thay về số phận của người phụ nữ. Chúng ta đã quá quen thuộc hình
ảnh cô Mỵ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Cô Mỵ sống một
cuộc đời câm lặng trong đau khổ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhà
thống lí Pá Tra. Những cô Mỵ ngày xưa đã được cách mạng đem đến cho một
cuộc đời mới, được làm chủ bản thân và tương lai của mình, được học hành
để tâm hồn lúc nào cũng phơi phới niềm vui: "Đi trên đường lá óng ánh/ Em
gái Mông/ Lòng dạ cười lấp lánh". Kì diệu hơn, cô gái Mông ngày nay đã có
thể trở thành cô giáo, đem cái chữ Bác Hồ để soi sáng cho đồng bào mình,
dân tộc mình. Hình ảnh cô giáo người Mông đi dạy học là một hình ảnh đẹp
đến thi vị về cuộc sống hạnh phúc của người Mông trong xã hội mới:
Đom đóm thắp đuốc dầu
Đom đóm thắp đuốc sáng
Sáng soi Vần Chải những mái nhà tranh
Đấy là cô giáo Gầu Mông
Tay giỏi tay cầm sách
Tay trắng tay cầm đèn
Đi dạy học xuống giữa thôn
(Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải - Hùng Đình Quí)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Cuộc sống của người Mông đang hàng ngày, hàng giờ đổi thay một
cách toàn diện. Cổng trời ở Hà Giang cao vút và hiểm trở. Từ khi Chính
Phủ mở đường, người Mông đỡ đi biết bao cực nhọc. Thái độ của chàng
trai người Mông có cái ngộ nghĩnh đáng yêu, có chất lãng mạn, phóng túng
của một tâm hồn nghệ sĩ. Anh trai Mông thách thức cái dốc và con đường:
Xin mời đường mày hãy vểnh tai lắng
Ta - người trai Mông đây còn hát
Ba mươi ba bài dân ca nữa mới thôi...
Xin mời đường mày hãy vểnh tai nghe
Ta - người trai Mông này còn ca
Ba mươi ba bài dân ca nữa mới chịu...
(Qua dốc Cán Tỷ - Hùng Đình Quí)
Con đường Chính phủ mở để nối liền miền núi với miền xuôi cũng là con
đường ngắn nhất đến với cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc của người Mông:
"Ngày xưa qua Mã Pì Lèng
Đường chữ chi chín gấp khúc
Dòng Nho Quế trôi xuôi cười nhìn ta...
Ngày nay qua Mã Pì lèng
Không còn đường chữ chi chín khúc dài
Cưỡi xe qua con đường dạo hài chơi
Dòng Nho Quế nhìn mà thèm...
Từ nay đường xe Mã Pì Lèng mở
Hạnh phúc đời đời đến
(Qua Mã Pì Lèng - Hùng Đình Quí)
Để có được một cuộc sống hạnh phúc, người Mông luôn phải cảnh giác
và đấu tranh quyết liệt với những tệ nạn, những hủ tục lạc hậu, sự xúi giục
của bọn người xấu lợi dụng lòng chân thật và niềm tin nhiều khi đến ngây thơ
của người Mông để phục vụ cho những mưu đồ đen tối, muốn cho người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Mông lầm đường lạc lối. Sứ mạng vẻ vang và trọng trách lớn lao của những
nhà thơ Mông là người định hướng tâm lý, định hướng tương lai cho bước
đường đi của dân tộc mình. Người thầy giáo, người cán bộ cách mạng Hùng
Đình Quí luôn trăn trở với nhiệm vụ nặng nề của mình là cảnh tỉnh đồng bào
Mông, những người bà con thân thiết của ông, tránh xa những cái xấu, cái hại
để chung tay xây dựng cuộc sống mới. Những hủ tục lạc hậu còn nặng nề, còn
đeo đẳng đe doạ sự bình an và tương lai của dân tộc Mông. Hùng Đình Quí
dùng thơ ca- những bài thơ mộc mạc mang âm hưởng và hình thức của dân ca
Mông để tuyên truyền, vận động, để giúp người Mông thêm “sáng con mắt,
chặt đầu gối” trên những bước đường gian nan. Thơ ông với những lời lẽ nhẹ
nhàng, dễ hiểu mà hết sức thấm thía, có lý có tình. Ông chỉ ra những nguyên
nhân của cái dốt, cái nghèo là do những hủ tục vợ cả, vợ lẽ và những tác hại
khôn lường của thuốc phiện, rượu và cả những lời ngon ngọt tai hại của bọn
người xấu. Ông khẳng định:
Một vợ một chồng
Sống đời như nàng tiên hoa đẹp
Vợ cả vợ lẽ
Sống đời rối mù như cầy cào nhau
(Vợ lẽ)
Nhà thơ biết cách đi vào phân tích tâm lý, cho những c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay).pdf