MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HOÁ 5
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5
1. Khái quát chung về cạnh tranh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 5
1.1. Cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường 5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 8
1.2.1. Khái niệm CPH DNNN 8
1.2.1.1. Khái niệm DNNN 8
1.2.1.2. Khái niệm và bản chất của CPH DNNN 10
1.2.2. Vai trò của CPH DNN trong việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 11
2. Khái quát pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 13
2.1. Pháp luật về cạnh tranh 13
2.1.1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Cạnh tranh 13
2.1.2. Tổng quan pháp luật về cạnh tranh 16
2.1.2.1. Pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới 16
2.1.2.2. Những nội dung cơ bản của Luật Canh tranh 18
2.2. Pháp luật về CPH DNNN 19
2.2.1. Sự cần thiét của pháp luật điều chỉnh CPH DNNN 19
2.2.2. Tổng quan pháp luật về CPH DNNN 21
2.2.2.1. Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật về CPH DNNN 21
2.2.2.2. Những điểm cơ bản trong pháp luật hiện hành về CPH các DNNN 22
2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về CPHDNNN 24
2.3.1. Cạnh tranh vừa là động lực vừa là mục tiêu của CPH DNNN 24
2.3.2. CPH DNNN - tiền đề cho hạot động cạnh tranh diẽn ra trên thị trường 25
CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HÓA 28
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28
1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 28
1.1. Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 28
1.1.1. Khái quát tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 28
1.1.2. Thực trạng độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 30
1.1.2.1. Điều kiện hình thành độc quyền ở nước ta 30
1.1.2.2. Tình hình độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 31
1.2. Vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở nước ta hiện nay 37
1.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh 37
1.2.2. Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh 40
2. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 43
2.1. Mục tiêu của việc CPH các DNNN 43
2.2. Tiến trình CPH DNNNN 47
2.2.1. Những thành tựu của CPH DNNN 47
2.2.2. Những hạn chế của CPH DNNN 50
CHƯƠNG III 53
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CỔ PHẦN HÓA 53
NHẰM THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ LUẬT CẠNH TRANH 53
1. Đề xuất về khía cạnh thể chế (khung pháp lý) 53
2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể 54
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đề xuất đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh và pháp luật về CPHDNNN
Cạnh tranh và CPH có mối quan hệ biện chứng và có tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ này được biểu hiện như sau:
2.3.1. Cạnh tranh vừa là động lực vừa là mục tiêu của CPH DNNN
Hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường của DNNN trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia nhiều hơn vào các khu vực mậu dịch tự do hoặc các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đòi hỏi đặt ra là phải tiến hành cải cách DNNN, giúp những doanh nghiệp này tự chủ hơn, năng động hơn trên thị trường. Và CPH là một trong những giải pháp hiệu quả đáp ứng đựoc yêu cầu đó. CPH làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN CPH được nâng cao. CPH không làm thay đổi một cách cơ bản kết cấu sở hữu của nền kinh tế. Chính sự đa dạng về hình thức tồn tại của DNNN sẽ làm sinh động thành phần kinh tế công, làm nó thích ứng hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của DNNN được tăng lên, từ đó giúp hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn, đầy đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đi liền với tăng cường hiệu quả của DNNN, CPH thu hẹp những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên các địa bàn và trong các lĩnh vực ngành nghề. Nhờ đó mà khu vực kinh tế tư nhân có cơ hội đầu tư hình thành các doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty cổ phần năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và thị trường. Lúc này, các chủ thể kinh doanh được tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, khi họ được tự do lựa chọn hàng hoá dịch vụ từ những nhà cung cấp khác nhau, cũng như việc phải tiêu thụ được sản phẩm của họ trên thị trường ngày càng khó tính, lúc đó buộc nhà đầu tư phải vươn lên để kinh doanh có hiệu quả. Qua đó giúp tăng cường sức mạnh của kinh tế tư nhận. Giống như quy luật cạnh tranh sinh tồn trong tự nhiên, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn khẳng định chiến thắng luôn thuộc về những chủ thể kinh doanh có khả năng thích nghi với thị trường mạnh hơn, có trình độ quản lý và tri thức về khoa học và công nghệ cao, có tố chất sáng tạo. Chỉ khi có sức cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, những chủ thể kinh doanh yếu kém không đủ năng lực, không thích nghi đựợc với các điều kiện của thị trường sẽ bị loại ra khỏi đời sống kinh doanh.
2.3.2. CPH DNNN - tiền đề cho hạot động cạnh tranh diẽn ra trên thị trường
Người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, môi trường pháp lý là ba yếu tố cơ bản để cạnh tranh có thể diễn ra trên thị trường. CPH xét trên diện rộng là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp, hệ thống lại nền kinh tế và tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện để cạnh tranh diễn ra và phát triển. Vì các DNNN sau CPH sẽ trở thành công ty cổ phần, được đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp – khi đó không còn tồn tại cơ quan chủ quản và không còn cơ chế “xin - cho” đối với doanh nghiệp nữa, mọi hình thức bảo hộ được xoá bỏ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi các quy luật thị trường và pháp luật. Mối quan hệ giữa Nhà nước và công ty cổ phần giờ đây chỉ là quan hệ giữa cổ đông với công ty. Cơ quan đại diện sở hữu cho phần vốn góp của Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật. Thông qua cơ chế cổ phần, tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không còn bị phân biệt đối xử. Chấm dứt tình trạng hai doanh nghiệp cùng làm ăn thua lỗ, cùng vi phạm nhưng doanh nghiệp tư nhân phá sản, thậm chí phải ra toà, còn doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế công thì không những không bị ra toà mà còn được khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ để rồi tiếp tục kinh doanh không có hiệu quả. Một điều quan trọng hơn là thông qua CPH, DNNN sẽ trở lên có hiệu quả hơn trong nền kinh tế cạnh tranh, giúp cho hoạt động cạnh tranh diễn ra năng động trên thị trường.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao, cả cạnh tranh và CPH đều phải diễn ra dựa trên một nền tảng pháp lý nhất định. Để điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, chúng ta có những quy phạm pháp luật cạnh tranh, còn hoạt động CPH DNNN được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật về CPH DNNN. Tuy là hai lĩnh vực pháp luật, điều chỉnh hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Biểu hiện:
Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh, về tổng thể là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường, với quan điểm khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối cói hiệu quả các nguồn lực.
Mục tiêu của pháp luật về CPH là khuyến khích sự sáng tạo, năng động của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, suy cho cùng, mục tiêu của CPH DNNN cũng là nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách cạnh tranh.
Cả hai lĩnh vực pháp luật nói trên cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực. Cả hai đều đòi hỏi phải có sự sáng tạo – sự sáng tạo cấu thành một bộ phận chủ yếu và năng động của nền kinh tế thị trường mở cửa và cạnh tranh.
CPH DNNN khuyến khích sự cạnh tranh năng động bằng sự sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, cổ vũ các nhà kinh doanh đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm và quy trình mới hoặc cải tiến sản phẩm. Điều này tạo ra cạnh tranh, vì nó thúc đẩy các nhà kinh doanh phải thực sự sáng tạo, thực sự có tiềm lực kinh tế, tự chủ trong kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp. Do đó, cả CPH DNNN lẫn pháp luật cạnh tranh đều cần thiết cho việc khuyến khích sáng tạo của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của pháp luật các nước cho thấy, việc bảo hộ quá cao hoặc quá thấp đối với các DNNN lẫn sự cạnh tranh đều có thể dẫn tới bóp méo thương mại. Do đó, cần phải tìm thấy sự cân bằng giữa chính sách cạnh tranh và chính sách về CPH DNNN. Sự cân bằng này phải thực hiện được mục tiêu ngăn chặn sự lạm quyền, sự ỷ lại của các DNNN nhưng không ảnh hưởng đến việc khuyến khích sự cạnh tranh tự do, năng động.
Nếu như pháp luật cạnh tranh là công cụ quan trọng để điều chỉnh sự lạm quyền của các DNNN có khả năng xảy ra, thì pháp luật về CPH DNNN là công cụ để sắp xếp, đổi mới toàn diện các DNNN, giúp các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật cạnh tranh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1. Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái quát tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật dần dần được chấp nhận như một động lực phát triển, đảm bảo hiệu quả tiến bộ xã hội. Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nước từng bước nới lỏng cạnh tranh. Vai trò to lớn của kinh tế tư nhân trong việc tạo ra sự năng động, sáng tạo của nền kinh tế và giải quyết vấn đề lao động thiếu việc làm ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn trong chủ trương đường lối phát triển, trong pháp luật và trên thực tế.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tự do bao gồm chủ thể kinh doanh tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định. Các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình và hưởng thành quả theo kết quả hoạt động. Hiện nay, cạnh tranh đã hình thành với mức độ khác nhau trong nền kinh tế. Điều này được thể hiện trong tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay như sau: Môi trường cạnh tranh rộng rãi hình thành chủ yếu trong các ngành sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng thông thường như sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm tiêu dùng, điện tử, dệt may...Trong những ngành này sản phẩm rất phong phú đa dạng. Do không bị hạn chế nên rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần tham gia kinh doanh, doanh nghiệp được tự chủ, chủ động phát huy tính sáng tạo và năng động của mình . Kết quả là nhiều doanh nghiệp đã vươn lên, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh, chiếm được và duy trì thị phần đáng kể trên thị trường trong nước, vươn ra thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.
Trong một số thị trường khác, cạnh tranh mang tính độc quyền có phạm vi hẹp hơn trong một chừng mực nhất định, nhưng vẫn quyết liệt như: trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, số doanh nghiệp hạn chế hơn, sản phẩm ít đa dạng hơn. Cạnh tranh diễn ra chủ yếu giữa các nhãn mác khác nhau của cùng một loại sản phẩm, mỗi hãng độc quyền sản xuất một mác sản phẩm riêng của mình. Giá cả giữ ở mức cao trong nhiều năm và gần đây có xu hướng giảm xuống khi xuất hiện cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các nhãn hiệu liên tục đưa ra nhãn mác, kiểu dáng mới để thu hút người tiêu dùng.
Thị trường nước ta hiện nay đang có hiện tượng lạm dụng sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam đang diễn ra tự giành giật thị phần quyết liệt giữa các hãng đa quốc gia của nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ….và chúng đang dồn các doanh nghiệp nội địa của chúng ta trước bờ vực của sự phá sản [22].
Kết quả khảo sát thị trường ở Việt Nam đã chứng minh một số dạng hành vi lạm dụng quyền lực thị trường và cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đó là những biểu hiện như: Phá giá độc quyền, giao dịch nhằm mục đích loại trừ đối tác, hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ, đăng ký patent nhằm hạn chế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế chưa bình đẳng. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế: giữa DNNN với doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá phổ biến. Sự bất bình đẳng thể hiện ở chỗ, các DNNN được hưởng nhiều ưu đãi chỉ vì lý do sở hữu chứ không phải vì lý do hiệu quả, trong khi đó kinh tế tư nhân và nước ngoài đều bị hạn chế trong hoạt động.
Hiện nay thị trường nước ta còn có hiện tượng: Quy định về mở chi nhánh, văn phòng đại diện chưa tương thích với Luật Doanh nghiệp về đăng ký hoạt động với quyền chủ động thuộc về người kinh doanh (Văn phòng đại diện không được phép kinh doanh), hạn chế quyền hạn của doanh nghiệp về phân cấp uỷ quyền và nhân sự. Điều này dẫn đến tình trạng khá phổ biến là thị trường trong nước bị chia cắt theo từng vùng: Một số chính quyền địa phương hạn chế doanh nghiệp ở địa phương khác hoạt động kinh doanh tại địa phương mình bằng cách không cho hoặc hạn chế cấp phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với một số bộ ngành cũng xảy ra tình trạng khép kín thị trường hoặc chỉ định đối tác giao dịch cho các đơn vị thuộc quyền quản lý: doanh nghiệp trúng thầu là doanh nghiệp của Bộ có dự án; doanh nhiệp thuộc Bộ chỉ mua hàng hoá của doanh nghiệp trong ngành [16, tr. 80}. Tình trạng này đã hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Ngoài một số không nhiều các lĩnh vực cạnh tranh như đã nêu ở trên, tình trạng độc quyền còn tương đối phổ biến trong nền kinh tế.
1.1.2. Thực trạng độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
1.1.2.1. Điều kiện hình thành độc quyền ở nước ta
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang có hiện tượng độc quyền hoá. Hiện tượng này xuất phát từ đặc điểm của cơ cấu nền kinh tế nước ta như sau:
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp độc quyền Việt Nam được hình thành không phải do kết quả của quá trính tích tụ và tập trung vốn và các yếu tố sản xuất như ở các nức tư bản trước đây, mà là sản phẩm của cơ chế kinh tế tập trung hoá sản xuất của nhà nước
Thứ hai, độc quyền kinh tế ở nước ta mang tính phổ biến đối với toàn nền kinh tế quốc dân [22].
Thứ ba, nguyên tắc quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhưng những phương thức quan niệm về nguyên tắc đó còn có những lệch lạc. Từ đó, nhiều khi độc quyền nhà nước không được hiểu là sản phẩm của cơ chế cũ cần phải xem xét để điều tiết mà là hiện tượng bình thường, thậm chí còn phải tạo ra cơ sở pháp lý để bảo vệ chúng.
Theo điều kiện hình thành, độc quyền nước ta có hai loại: độc quyền theo quy định hành chính của nhà nước và độc quyền tự nhiên (bản thân hình thái độc quyền này một phần cũng do Nhà nước quy định ). Độc quyền do Nhà nước quy định chỉ dành cho DNNN, gồm: điện, kinh doanh thiết bị phát sóng, cung cấp dịch vụ internet, kinh doanh chứng khoán, xây dựng và khai thác cảng, dịch vụ cảng, xuất nhập khẩu ấn phẩm, tác phẩm điên ảnh, sản xuất thuốc lá...
Độc quyền có thể do một nhóm công ty nắm giữ. Vị trí độc quyền của một doanh nghiệp và độc quyền của một nhóm doanh nghiệp và do đó có khả năng chi phối thị trường đều do Nhà nước quyết định theo phương thức hành chính hoặc do ưu thế về vốn hoặc quan hệ khách hàng trước đây để lại mà thực chất cũng là kết quả của độc quyền trong quá khứ. Trong nhiều trường hợp, độc quyền Nhà nước chuyển thành độc quyền DNNN. Các doanh nghiệp chi phối thị trường đều là DNNN lớn dưới hình thức Tổng công ty.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay chưa hình thành độc quyền doanh nghiệp nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua con đường tập trung, tích tụ vốn. Độc quyền doanh nghiệp của tư nhân cũng chưa hình thành do quy mô vốn nhỏ, phân tán, trình độ công nghệ tương đối thấp. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa trở thành độc quyền mặc dù nhiều doanh nghiệp trong số này có ưu thế về vốn và công nghệ nhưng chưa có khả năng chi phối thị trường do chỉ cấp phép khi trên thị trường đã có một số nhất định doanh nghiệp hoạt động hoặc bắt buộc phải liên doanh với DNNN.
Như vậy độc quyền luôn gắn với chủ trương của Nhà nước là người cầm quyền và quản lý kinh tế, xã hội [26, tr. 42].
1.1.2.2. Tình hình độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
* Độc quyền Nhà nước và độc quyền doanh nghiệp:
Một số ngành do nhà nước nắm quyền chi phối, độc quyền mục đích là nhằm đảm bảo cho hoạt động của đất nước được ổn định, thống nhất, đảm bảo tốt hơn nhu cầu thiết yếu của người dân, tránh manh mún, lũng đoạn của tư nhân, tư bản. Người ta gọi đó là độc quyền Nhà nước, ở một số ngành như: điện, xăng dầu, cấp nước, bảo hiểm xã hội. Việc áp dụng độc quyền Nhà nước ở một số lĩnh vực trong giai đoạn quá độ hiện nay là rất đúng đắn, hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái nếu chúng ta không sớm có biện pháp khắc phục thì hậu quả khôn lường- đó là sự độc quyền Nhà nước đã bị biến tướng thành độc quyền doanh nghiệp [28], ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ, bù lỗ của Nhà nước mà không tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị, cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động cạnh tranh và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, đồng thời cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể nói, trên thực tế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp độc quyền được Nhà nước bảo hộ là yếu kém, như : trong lĩnh vực bảo hiểm, hàng không dân dụng, điện lực… Do các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này chậm đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc, quản lý… Ngoài ra, nó còn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn là tạo ra khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn không những trong các tầng lớp nhân dân mà ngay giữa những người làm công ăn lương, giữa hành chính sự nghiệp và DNNN, trong hệ thống công chức, niên chức và người lao động… hưởng lương theo ngạch bậc do Nhà nước quy định. Việc thu nhập bình quân của những người lao động trong khối DNNN cao gấp nhiều lần so với những người làm trong khối hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp là điều rất dễ thấy, mặc dù đôi khi doanh nghiệp đó đang trong thời kỳ thua lỗ nặng thậm chí có thể bị phá sản trong nay mai. Ví dụ: nếu một công nhân bình thường ngày làm tám tiếng theo giờ hành chính ở ngành hàng không, điện lực, bưu chính viễn thông… lương và thường hàng tháng cao gấp từ 5-7 lần một công chức làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp, ngoài ra họ còn được thưởng quý, ngày lễ, cuối năm (lương tháng 13)… hàng chục triệu đồng, trong khi cơ quan hành chính sự nghiệp thì không có, nếu có cũng chỉ vài trăm ngàn đồng mà thôi. Đây là một trong những bất cập trong hệ thống tiền lương và phân phối lợi ích ở nước ta hiện nay, rõ ràng có sự bất bình đẳng, không có sự công bằng về lợi ích giữa những người làm công ăn lương từ ngân sách nhà nước, cho dù có biến tướng gọi đó là lợi nhuận trong kinh doanh, thu nhập ngoài chỉ tiêu… đi chăng nữa. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề không công bằng về thu nhập là có sự độc quyền doanh nghiệp, sự độc quyền này không chỉ tạo ra thu nhập không đồng đều mà còn gây phiền toái, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của công dân đã được pháp luật quy định. Ví dụ : quan hệ giữa công ty điện lực với người sử dụng điện là quan hệ thị trường, là quan hệ dân sự giữa người mua và người bán, có hợp đồng hẳn hoi, nhưng thực chất đó là quan hệ hành chính theo cơ chế bao cấp xin- cho. Đây là quan hệ bất bình đẳng giữa người mua và người bán ( điển hình là việc công ty điện lực tự động cắt điện mà không báo trước cho người dân). Người bán có quyền đề ra các quy định và toàn quyền trong việc bán hay không bán, còn người mua thì nhất thiết phải mua mà không có sự lựa chọn nào khác.
Từ phân tích trên đây có thể khẳng định rằng việc độc quyền nhà nước bị biến tướng thành độc quyền doanh nghiệp như hiện nay là không hợp lý, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể rõ ràng nhằm điều chỉnh và đưa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực được nhà nước nắm quyền chi phối hoạt động theo đúng vai trò, vị trí và mục đích hoạt động của nó.
* Các hình thức độc quyền chủ yếu ở nước ta hiện nay:
Ở Việt Nam hiện nay có hai hình thức độc quyền chủ yếu là độc quyền của tổng công ty và độc quyền tự nhiên.
Độc quyền của một số Tổng công ty:
Nhằm mục đích tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý Nhà nước, tạo dựng công cụ điều khiển thị trường, thực hiện các chính sách xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, năm 1994, Nhà nước đã ban hành quyết định thành lập các tổng công ty 90 – 91. Các Tổng công ty tập hợp các DNNN hoạt động trong cùng một ngành sản phẩm được coi là có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc một bộ ngành địa phương. Cho đến nay có 17 tổng công ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với 116 thành viên, tổng cộng chiếm 27% số DNNN và 76,5% tổng giá trị tài sản của DNNN cả nước [16, tr. 70;71].
Sự tồn tại của Tổng công ty đã hạn chế cạnh tranh giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp không phải thành viên và giữa các công ty trong nội bộ tổng công ty. Các tổng công ty có khả năng chi phối thị trường đã dựng lên rào cản hành chính (do các cơ quan nhà nước hoặc do chính bản thân ban hành) cản trở các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, dù đó là DNNN hay doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Ví dụ như: dịch vụ truyền số liệu chỉ do một công ty đảm nhiệm, các doanh nghiệp khác, dù là DNNN cũng không được kinh doanh hoặc các điều kiện tham gia đấu thầu được thiết kế theo hướng chỉ các công ty thành viên mới đáp ứng được các Tổng công ty với sức mạnh kinh tế của mình kiến nghị với Chính phủ chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp như trợ cấp xuất khẩu, lãi suất ưu đãi để ổn định giá nhằm duy trì vị trí độc quyền của mình. Trong nhiều trường hợp các Tổng công ty đã thành công.
Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ Tổng công ty cũng bị hạn chế trong một chừng mực nhất định. Nhiều Tổng công ty có những thành viên là pháp nhân độc lập. Các doanh nghiệp này có quyền chủ động kinh doanh về sản xuất, thị trường cung cấp và tiêu thụ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty về hướng đầu tư phát triển, các chỉ tiêu cân đối lớn, định mức kinh tế kỹ thuật, địa bàn hoạt đông… thậm chí phải gánh chịu hậu quả của thành viên kém hiệu quả theo quyết định của Tổng công ty.
Được thành lập để ổn định thị trường, nhưng thực tế một số Tổng công ty đang chi phối thị trường theo hướng ngược lại, làm cho giá cả hoặc sốt nóng hoặc sốt lạnh, hoặc bán với giá quá thấp. Một số Tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định bất lợi cho đối thủ cạnh tranh.
Một số Tổng công ty vừa kinh doanh, vừa định giá những mặt hàng do họ độc quyền, tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường giữa những người kinh doanh. Sự bất bình đẳng còn thể hiện trong việc đối với cùng một loại hàng hoá và dịch vụ, Tổng công ty áp dụng nhiều loại giá với các loại khách hàng khác nhau. Giá điện nước, máy bay, tàu hoả giữa người Việt Nam và người nước ngoài là một điển hình.
Ví dụ: So sánh bảng giá của một số sản phẩm độc quyền (giữa khách hàng là người trong nước và khách hàng là người nước ngoài).
Hàng hoá dịch vụ/
đối tượng tiêu thụ
Đơn vị
Trong nước
Nước ngoài
Chênh lệch
(%)
1.Điện:-Kinh doanh
-Sinh hoạt
đ/KWh
đ/KWh
840
500 – 1397
1045
1320 – 1617
124
264 - 115
2. Cước hành khách
bằng máy bay tuyến
Hà Nội –TP. Hồ Chí
Minh
Triệu đồng/lượt
1,2
1,9
158
(Nguồn: Ban vật giá Chính phủ)
Được bảo hộ mạnh mẽ trên thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh của hàng nhập khẩu, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tổng công ty cũng không đạt được. Hoạt động của những Tổng công ty được bảo hộ cao trên thị trường trong nước bị trì trệ. Không bị cọ sát cạnh tranh trong nước thì các Tổng công ty độc quyền khó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:
Độc quyền tự nhiên là độc quyền trong các ngành mà kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm mang tính chất đặc biệt, yêu cầu vốn lớn nên số doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ bị hạn chế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tiến bộ công nghệ đã làm giảm quy mô của độc quyền tự nhiên, cho phép áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh trong một số bộ phận nhất định của độc quyền tự nhiên.
Trong lĩnh vực hạ tầng, kể cả xây dựng cơ sở và cung cấp dịch vụ, hầu như chỉ có một hoặc một và DNNN được phép hoạt động. Độc quyền của các DNNN lớn dưới hình thức Tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã hạn chế đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, sự tham gia của thành phần ngoài quốc doanh còn rất hạn chế, chủ yếu dưới các hình thức đầu tư BOT, BCC đối với đầu tư nước ngoài và trong nước, mặc dù nhiều hình thức đầu tư khác đã được cho phép.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do thiếu đầu tư: về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên 100 dân của Việt Nam là 2,6, trong khi của Thái Lan là 7,9. Mức tiêu thụ điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái Lan; 75% dân số Việt Nam được dùng điện trong khi Thái Lan là 87%. Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm bảo điều kiện vệ sinh: khoảng hơn 65% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch, còn ở Thái Lan là 89%. [16, tr. 76]. Tại các thành phố thường xảy ra tình trạng úng lụt khi mưa lớn.
Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ở các nước khác, ngay cả nước phát triển. Ví dụ: từ Hà Nội gọi đến TOKYO hết 7,92 USD/3 phút, từ Bangkok hết 2,48USD; giá điện của Việt Nam là 0,07USD/KWh so với Thái Lan là 0,04USD/KWh [16, tr.78].
Giá các dịch vụ công cơ bản như điện, nước, giá cước vận tải đều do Nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan Nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức giá mua, giá bán không hợp lý. Kết quả là năng suất lao động thấp, giá sản phẩm cuối cùng cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu giá đầu vào cao.
Độc quyền kinh doanh không chỉ hạn chế đổi mới công nghệ trong bản thân ngành đó; trong trường hợp ngành viễn thông còn hạn chế phát triển công nghệ trong các ngành khác. Trong khi đó chất lượng phục vụ thấp và kém đa dạng.Ví dụ: thăm dò ý kiến khách hàng của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2000 cho thấy: 56% khách hàng không được báo trước việc cắt điện, 25% khách hàng bị cắt điện hơn 10 lần trong 1 năm gần đây. Việc cắt điện làm cho 50% số khách hàng phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra điện áp không ổn định ảnh hưởng không tốt tới các thiết bị điện sử dụng. Ở Thái Lan, Hàn Quốc những điều này hầu như không xảy ra.
Tóm lại, độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng thường xảy ra những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế quốc dân. Độc quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nền kinh tế, là yếu tố hạn chế tự do kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (97).doc