LỜI CAM ĐOAN.iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ . v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vii
LỜI MỞ ĐẦU.viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . 1
1.1 Một số khái niệm cơ bản về Chiến lược kinh doanh.1
1.1.1 Khái niệm .1
1.1.2 Nội dung của Chiến lược .2
1.1.3 Mục đích và vai trò của chiến lược .2
1.2 Các cấp chiến lược.4
1.2.1 Chiến lược cấp công ty .4
1.2.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU).5
1.2.3 Chiến lược cấp chức năng.5
1.2.4 Chiến lược toàn cầu .5
1.3 Quy trình hoạch định chiến lược cấp công ty .6
1.3.1 Chiến lược cấp công ty .6
1.3.2 Quy trình hoạch định chiến lược cấp công ty .10
1.4 Quy trình chọn lựa chiến lược cấp kinh doanh và cấp chức năng .12
1.4.1 Các yếu tố nền tảng của chiến lược cấp kinh doanh .12
1.4.2 Chọn lựa chiến lược cấp kinh doanh .14
1.4.3 Chiến lược cấp chức năng.19
1.5 Phương pháp và công cụ hoạch định chiến lược công ty.21
1.5.1 Ma trận SWOT .21
1.5.2 Ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài - ma trận IE .22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG. 25
2.1 Tổng quan về Công ty Thông tin di động.25
127 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động mobifone đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp của EVN Telecom sau khi có quyết định sáp
nhập vào Viettel trên cơ sở tận dụng hạ tầng đầu tư, người sử dụng dịch vụ của
EVN Telecom vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của Viettel
Như vậy, có thể thấy, thị trường viễn thông Việt Nam trên lý thuyết vẫn là một
thị trường mở, cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế, đây rõ ràng là
một thị trường cạnh tranh độc quyền của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mà
đại diện chính là 3 nhà mạng: MobiFone, VinaPhone và Viettel.
Trong tình hình kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay, điều kiện cạnh tranh
đang ngày càng trở nên gay gắt đối với các doanh nghiệp. Để có thể làm điều khiển
được thị trường, thu hút được nhiều khách hàng và đạt các mục tiêu đã đề ra, các
doanh nghiệp cần phải xác định và hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như
đối thủ tiềm năng, từ đó điều chỉnh và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
điện thoại di động.
i. Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone được thành lập và bắt đầu cung cấp
dịch vụ vào năm 1996. Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di
động sử dụng công nghệ GSM với 100% vốn của Tổng công ty Bưu chính - Viễn
thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 63/63 tỉnh/ thành phố trong
cả nước.
VinaPhone hiện đang có khoảng 40 triệu thuê bao thực đang hoạt động trên
mạng, đang có trên 22.000 trạm thu phát, phủ sóng trên toàn quốc. Mạng cũng đã
lắp đặt gần 10.000 trạm BTS 3G và phủ sóng 3G trên khắp toàn quốc, bổ sung, tăng
cường dung lượng mạng lưới cho mạng 2G trước đây. Hệ thống tổng đài cũng được
nâng cấp sẵn sàng đáp ứng cho khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động. Hệ thống
nhắn tin của VinaPhone được các chuyên gia đánh giá có dung lượng lớn nhất ở
Việt Nam hiện nay, có thể chuyển tải 30 triệu SMS/giờ.
Vinaphone là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
VinaPhone vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống của 63 bưu điện tỉnh, thành phố.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 51
HV: LÃ CÔNG HUẤN
Các sản phẩm chính của Vinaphone: dịch vụ thuê bao trả sau VinaPhone, dịch vụ
thuê bao trả trước VinaCard, VinaDaily, VinaText, VinaXtra.
ii. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel Mobile) được thành lập ngày
31/5/2002, trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
Tính đến đầu năm 2010, lũy kế thuê bao của Viettel đạt 47,7 triệu thuê bao
hoạt động 2 chiều, chiếm 43%. Viettel đã xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông
lớn nhất Việt Nam với 24.000 trạm BTS đảm bảo 83% xã đã có trạm phát sóng của
Viettel; 100.000 km cáp quang phủ hết 100% huyện trên đất liền và 75% xã.
Tại thị trường Campuchia và Lào mà Viettel đồng thời khai trương trong năm
2009, Viettel là mạng viễn thông có cơ sở hạ tầng lớn nhất, doanh thu và thuê bao
đứng thứ 2 tại Campuchia và Lào. Như vậy, tại thị trường 3 nước Đông Dương,
Viettel là doanh nghiệp có hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất theo đúng triết lý
kinh doanh của Viettel: Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau.
Các sản phẩm dịch vụ do Viettel cung cấp:
+ Gói cước cho thuê bao trả trước: Viettel VPN, Viettel Basic+, Viettel
Family.
+ Gói cước cho thuê bao trả sau: Tomato, Basic Card, Z60, Friend, Daily,
Economy, Bonus, Speed.
iii. Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội HTC (VietNamobile)
Vietnamobile là mạng di động GSM chính thức giới thiệu dịch vụ tới người
tiêu dùng vào tháng 4/2009. Năm 2006, lần đầu tiên mạng điện thoại HT Mobile ra
mắt người tiêu dùng, hơn 1 năm phát triển số thuê bao chỉ dừng ở mức khiêm tốn
gần 500,000
Sau gần 6 tháng tuyên bố khai tử mạng HT Mobile công nghệ CDMA, nhà
khai thác di động thứ 6 tại Việt Nam này "quyết làm lại từ đầu" với tên mới là
Vietnamobile và công nghệ phổ cập GSM mang đầu số 092.
Với mục tiêu đưa di động tới mọi người dân và tất cả mọi người đều có khả
năng sử dụng dịch vụ di động phục vụ cuộc sống, Vietnamobile luôn đưa ra các
chính sách, các gói cước hiệu quả nhất với giá cước phải chăng nhất để mang lại lợi
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 52
HV: LÃ CÔNG HUẤN
ích lớn nhất cho khách hàng. Có thể nói với Vietnamobile, mọi nhu cầu di động của
khách hàng đều được đáp ứng một cách tối ưu bằng chuỗi dịch vụ tổng hợp. Về
đàm thoại, không một gói cước nào có thể vượt qua gói cước “sát thủ” Maxi Talk
bởi khách hàng chỉ phải trả 5000đ cho cả một ngày nhắn tin và đàm thoại. Được
đưa ra thị trường vào tháng 5/2009, đến nay Maxi Talk có 150 triệu lượt người
dùng. Phục vụ nhu cầu nhắn tin, gói cước Max SMS chỉ có giá 1500đ cho tối đa lên
tới 500 tin nhắn trong một ngày, thu hút hơn 130 triệu lượt người sử dụng. Về nhu
cầu sử dụng dữ liệu, với việc nâng cấp thành công 3G có tốc độ truyền tải dữ liệu
21.6Mbps, cao nhất trên thị trường viễn thông hiện nay, Vietnamobile chiếm lợi thế
vượt trội khi cung cấp dịch vụ này.
iv. Trung tâm điện thoại di động CDMA STelecom
S-Fone là thương hiệu của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom,
bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 07/2003. Hiện nay, S-Fone có hơn 7.3 triệu thuê
bao tích lũy và đã phủ sóng toàn quốc. S-Fone chưa chiếm được thị phần đáng kể so
với các nhà cung cấp dịch vụ di động cùng công nghệ như VinaPhone, MobiFone,
Viettel...
Ngày 20 Tháng 11 năm 2009, SKTV và SPT đã ký nguyên tắc chuyển đổi mô
hình kinh doanh từ BCC sang Liên doanh và SPT sẽ cam kết đầu tư mạnh vào S-
Fone từ năm 2010 với việc tăng thêm mật độ phủ sóng lên gấp đôi trong năm 2010,
Chuyển đổi từ công nghệ EVDO Rev0 lên EVDO RevA trên toàn quốc nhằm cung
cấp các dịch vụ 3G và tăng tốc độ Download lên đến 3.8Mbit/s.
v. Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu
Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC.) được
thành lập ngày 8/7/2008, dưới hình thức một công ty liên doanh giữa hai cổ đông -
Tổng Công ty viễn thông Toàn cầu (GTel Corp) và Tập đoàn VimpelCom (Liên
bang Nga). Do thay đổi trong chiến lược kinh doanh theo thỏa thuận của các cổ
đông, đồng thời được sự phê duyệt của Chính Phủ cũng như các Cơ quan trung
ương, tháng 4/2012, phía Vimpelcom đã chuyển giao toàn bộ cổ phẩn của mình
trong liên doanh cho phía Việt Nam, qua đó đưa GTel Mobile JSC chính thức trở
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 53
HV: LÃ CÔNG HUẤN
thành doanh nghiệp viễn thông 100% vốn trong nước, bước sang một giai đoạn mới
phát triển trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Cho đến tháng 8/2012, GTel Mobile JSC khai thác và sử dụng thương
hiệu BeelineVN tại thị trường viễn thông Việt Nam.Tháng 9/2012, GTel Mobile JSC
công bố và chính thức tái cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu mới Gmobile thay thế
cho thương hiệu BeelineVN.
Sau 3 năm tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam với thương hiệu
Beelinevn, tháng 9 năm 2012, Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu (Gtel
Mobile JSC) công bố thương hiệu mới Gmobile với khẩu hiệu “Nghĩ mới – Làm
mới”.
c. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Truyền thông “lấn sân” viễn thông kế hoạch truy cập Internet qua mạng cáp
truyền hình (Với ưu thế về băng rộng). Với sự phát triển của công nghệ, các doanh
nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở
thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Việc truy cập Internet qua mạng cáp
truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải lên 10 Mbps. Đồng thời,
thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền hình và Internet, khách hàng
còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi game online, xem ti vi trên
máy vi tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu...
Mạng di động MVNO
Hình 3.17: Mô hình mạng di động MVNO
Ưu điểm lớn nhất của di động MVNO là khai thác tối đa cơ sở hạ tầng mạng.
Những nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vốn để xây dựng hệ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 54
HV: LÃ CÔNG HUẤN
thống mạng. Bên cạnh đó, nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai thác di động MNO
sẽ tận thu được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng việc khai thác triệt để
những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ.
Nhà đầu tư nước ngoài đang hào hứng tham gia vào thị trường viễn thông Việt
Nam. Thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã dần dần làm quen với việc cạnh tranh
trong khuôn khổ AFTA, BTA nhưng điều đó chưa thể so sánh với việc phải mở
hẳn cánh cửa thị trường khi tham gia WTO. Vì vậy, khó khăn, thách thức vẫn còn
chờ phía trước và khi đã vào cuộc chơi thì phải chấp nhận đối mặt với nó. Trong
Hiệp định WTO có cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, kể cả với những ngành được
xem như độc quyền sẽ phải mở ra như viễn thông, điện lực, ngân hàng. Đây là
lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận mà nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang nhòm
ngó. Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam tạo nên một môi
trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải phấn đấu, nỗ
lực, học hỏi để có thể tồn tại được.
Tóm lại: đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ là mối đe dọa lớn cho Công ty Thông
tin di động trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.
d. Khách hàng tiêu thụ
Trong tổng số lượng khách hàng là thuê bao sử dụng dịch vụ của Công ty
Thông tin di động thì khách hàng là thuê bao trả sau chiếm hơn 10%. Phần lớn
trong số khách hàng này đã gắn bó lâu năm với Công ty, là các thuê bao VIP (cơ
quan Đảng, Chính quyền, Thông tấn báo chí, thuê bao cước cao). Tỉ lệ của đối
tượng khách hàng này không cao nhưng đã đem lại doanh thu về cước phát sinh là
lớn và ổn định. Tuy nhiên, đi kèm là áp lực phục vụ và thỏa mãn mọi nhu cầu của
khách hàng loại này là rất cao. Việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật (chất lượng sóng,
chất lượng cuộc gọi) tại khu vực thuê bao trả sau lưu trú hay những vùng mà họ
thường di chuyển đến đã tốn rất nhiều tài nguyên về thiết bị và nhân lực. Hằng năm
Công ty thông tin di động luôn phải lập các dự án mua sắm thêm các máy thu phát,
repeater, Indoor BTS để cố gắng đáp ứng tốt nhất cho khách hàng thuê bao trả sau,
đặc biệt là các doanh nghiệp (nhiều thuê bao, cước cao), thuê bao VIP.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 55
HV: LÃ CÔNG HUẤN
Kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng cao thì càng có nhiều
người sử dụng dịch vụ thông tin di động. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi đối tượng
khách hàng là luôn khác nhau, không thể đánh đồng giữa nhu cầu của các khách
hàng là doanh nghiệp, công nhân viên chức, người lao động phổ thông, sinh viên,
nông dân với nhau được. Đấy quả là áp lực với các nhà cung cấp dịch vụ, Công ty
Thông tin di động đã phải đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối
tượng. Sản phẩm MobiQ vừa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cho đối tượng là sinh
viên, học sinh có nhu cầu sử dụng thiết bị liên lạc di động nhưng chủ yếu theo
phương thức nhắn tin. Để thực hiện được sản phẩm này, Công ty đã phải đầu tư lớn
vào việc mở rộng và nâng cấp hệ thống thiết bị SMSC, SMPP, các phần mềm tính
cước chuyên biệt, các Server đệm cho Billing Center.
Một đối tượng khách hàng quan trọng là các doanh nghiệp sử dụng nhiều thuê
bao nhưng có nhu cầu liên lạc nội bộ lớn (doanh nghiệp vận tải, taxi, giao nhận
hàng hóa) cũng đặt ra bài toán chăm sóc phục vụ đặc biệt mà Công ty phải đáp
ứng. Sau khi khảo sát với kết quả lưu lượng cuộc gọi nội bộ giữa các thuê bao cùng
doanh nghiệp hoặc cùng gia đình lớn hơn rất nhiều các cuộc gọi ra ngoài, Công ty
đã đưa ra chương trình chăm sóc khách hàng riêng cho đối tượng này với mức cước
giảm 50% (thuê bao cùng gia đình – chương trình “Cả nhà đều vui”) và 30% (thuê
bao cùng doanh nghiệp – chương trình “Kết nối đồng nghiệp”). Giải pháp để đưa ra
hai chương trình riêng biệt này là phải cài đặt thêm các chương trình nhận biết đối
tượng trong hệ thống quản lý thuê bao và bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận đấu
nối hòa mạng thuê bao.
Đặc điểm lớn nhất của khách hàng là sự di động, mỗi khi có dịp lễ hội, tết, hay
đơn giản chỉ là một trận thi đấu bóng đá, một đêm diễn ca nhạc có nhiều người tham
dự là cả một sức ép phải giải bài toán chống nghẽn cục bộ với nguồn nhân lực và
vật lực phải liên tục dự phòng đáp ứng.
Ngày nay, chiếc điện thoại di động với nhiều người đã trở thành vật bất ly
thân, các yêu cầu về đa tiện ích cho chiếc điện thoại luôn được đặt ra. Khách hàng
càng ngày yêu cầu thêm nhiều dịch vụ đi kèm với máy: tra cứu tài khoản ngân hàng,
thanh toán qua tin nhắn, đọc báo, xem tỉ số livescore, bản tin thời tiết, xem tỉ giá, tra
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 56
HV: LÃ CÔNG HUẤN
cứu điểm thi Đây là một nhu cầu thiết thực mà Công ty đang cố gắng giải quyết
bằng việc đầu tư mở rộng thiết bị và đàm phán với các đối tác cung cấp nội dung.
Kết quả là rất khả quan, Công ty Thông tin di động đang dẫn đầu về tính đa dạng
của dịch vụ giá trị gia tăng và điều này đã tạo nên nhiều thú vị cho khách hàng sử
dụng dịch vụ của Công ty.
Tóm lại: áp lực của khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty Thông tin di
động đang cung cấp là rất cao, thường xuyên gia tăng vì dịch vụ mà Công ty đang
cung cấp cũng có đến năm nhà khai thác khác cùng tham gia. Việc đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn phát triển hiện nay của
Công ty và cần sự đầu tư khá lớn về thiết bị và nhân lực.
e. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cho Công ty Thông tin di động được hiểu là tất cả các nhà cung
cấp thiết bị viễn thông, xây dựng nhà trạm Tổng đài & BTS, dịch vụ lắp đặt thiết bị
viễn thông, dịch vụ cung cấp điện, bảo trì thiết bị, dịch vụ kênh truyền dẫn đường
trục
Hệ thống thiết bị viễn thông của Công ty bao gồm các thiết bị tổng đài MSC,
BSC, BTS, thiết bị truyền dẫn vô tuyến. Yêu cầu về công nghệ của các thiết bị này
là phải loại tiên tiến nhất của thế giới, các thiết bị hầu như được nhập khẩu 100%.
Do tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất nhanh, tuổi đời công nghệ của các thiết
bị này rất ngắn (có thiết bị chỉ 1 năm là thay đổi công nghệ) và giá trị của thiết bị
thay đổi nhanh tương ứng. Vì vậy, thời gian cung cấp thiết bị từ lúc ký hợp đồng
đến khi tiếp nhận và đưa vào sử dụng là phải rất nhanh chóng.
Các hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông của các nhà cung cấp trong thời
gian qua liên tục bị trễ hạn thật sự đã làm đảo lộn nhiều kế hoạch triển khai dự án
của Công ty.
Nhà trạm tổng đài & BTS bao gồm nhà lắp đặt thiết bị, cột ăng ten và cầu cáp.
Hiện nay, có rất nhiều nhà thầu là các công ty xây dựng thực hiện xây nhà trạm cho
Công ty Thông tin di động. Do số lượng nhà trạm hằng năm phát triển rất lớn nên
các nhà thầu truyền thống đảm nhận công việc này luôn ở tình trạng quá tải dẫn đến
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 57
HV: LÃ CÔNG HUẤN
việc chậm trễ bàn giao nhà trạm để lắp đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến việc tăng
cường vùng phủ sóng và chống nghẽn của Công ty.
Bảng 1.6: Danh sách các nhà cung cấp thiết bị Viễn thông cho VMS
TT Nhà cung cấp Địa chỉ liên hệ Sản phẩm cung cấp
1 Huawei Bantian, Longgang District Shenzhen 518129, P.R. Trung Quốc
BSC, BTS, Radio
Transmitor
2 Alcatel Alcatel-Lucent 5 rue de la Boétie 75008 Paris Pháp
IN, MSC, BSC,
BTS, SMSC
3 Nokia Keilalahdentie 2-4, FI-02150 Espoo Helsinki, Phần Lan Radio Transmitor
4 Ericsson Torshamnsgatan 23, Kista 164 83 Stockholm, Thụy Điển
MSC, BSC, BTS,
Radio Transmitor
5 NEC 7-1, Shiba 5-chome Minato-ku, Tokyo 108-8001, Nhật bản Radio Transmitor
6 Sagem 250 route de l'Empereur 92848 Rueil-Malmaison Cedex, Pháp Radio Transmitor
7 Nortel
Nortel 195 The West Mall
Toronto, Ontario
M9C 5K1Canada
ACD/IVR
Đi cùng với nhà trạm BTS là các thiết bị phụ trợ : máy phát điện dự phòng,
thiết bị điều hòa không khí, thiết bị chống sét. Mỗi một trạm phát sóng theo tiêu
chuẩn là phải được trang bị kèm theo đầy đủ các thiết bị này.
Bảng 1.7: Danh sách các nhà cung cấp thiết bị phụ trợ cho VMS
TT Tên nhà cung cấp thiết bị Địa chỉ liên hệ Sản phẩm cung cấp
1 Công ty TNHH TM DV Vĩnh Định
Trương Quốc Dung,
Quận Phú Nhuận Máy phát điện
2 Công ty TNHH TM DV Việt Phương Nam
64 Yersin, Quận 1,
Tp.HCM Máy phát điện
3 Công ty TNHH Hữu Toàn P.Bình An, TX.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Máy phát điện
4 Công ty TNHH Thái Sơn 24 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM Thiết bị chống sét
5 Công ty TNHH Toàn Cầu 2 Trường Sơn, Q.Tân Bình, Tp.HCM Thiết bị chống sét
6 Công ty Cổ phần Việt Kim
254 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Q.Tân Bình,
Tp.HCM
Thiết bị
điều hòa không khí
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 58
HV: LÃ CÔNG HUẤN
TT Tên nhà cung cấp thiết bị Địa chỉ liên hệ Sản phẩm cung cấp
7 Công ty TNHH Thiên Nam Hòa
128 Cách Mạng Tháng
8, Quận 3, Tp.HCM
Thiết bị
điều hòa không khí
8 Công ty TNHH TMDV Trung Quân
256 Trần Hưng Đạo,
Quận 1, Tp.HCM
Thiết bị
điều hòa không khí
Máy điều hòa không khí hoạt động trong nhà trạm là loại dân dụng và vận
hành ở chế độ 24/24 giờ. Sau ba năm hoạt động đa phần các thiết bị này cần phải
thay thế, việc chậm cung cấp và lắp đặt sẽ làm hỏng thiết bị thu phát, ngừng thu
phát sóng.
Tóm lại: áp lực của nhà cung cấp thiết bị viễn thông, thiết bị phụ trợ, xây dựng
nhà trạm, dịch vụ điện nước là một việc cần quan tâm giải quyết thỏa đáng. Áp lực
này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển, tăng cường vùng phủ sóng, chất
lượng dịch vụ của Công ty Thông tin di động; qua đó gián tiếp tạo lợi thế cho các
đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực cung cấp dịch vụ.
f. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu
cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Ngành viễn thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm
thay thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của mình.
Sau trào lưu gọi điện trên máy tính, với sự bùng nổ của smartphone, các ứng
dụng gọi điện trên Android, iOS, Symbian, Windows Phone... ngày càng nở rộ.
Viber, Whatsapp hay các tiện ích nhắn tin, gọi điện khác luôn nằm trong top các
phần mềm được người Việt download nhiều nhất từ AppStore, Android Market.
Bên cạnh sự tham gia của các hãng viết ứng dụng thứ ba, các nhà sản xuất như
Samsung, Apple, BlackBerry cũng trình làng các phần mềm nhắn tin riêng. Chỉ cần
hai máy cài đặt chung ứng dụng, kết nối Internet qua Wi-Fi hoặc 3G, người dùng có
thể đàm thoại, chat miễn phí.
Theo nghiên cứu thị trường Anh của hãng Ovum, các công ty viễn thông di
động mất 14 tỷ USD chỉ trong năm 2011 do khách hàng sử dụng dịch vụ SMS sang
nhắn tin Internet. Mobile World Congress 2012 diễn ra đầu tháng này chứng kiến
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 59
HV: LÃ CÔNG HUẤN
việc các nhà mạng đang tìm cách đối phó với nhiều tiện ích nhắn tin, đàm thoại
miễn phí.
Phát biểu tại MWC 2012, Giám đốc điều hành hãng viễn thông Telecom Italia
SpA cho rằng, các ứng dụng nhắn tin miễn phí đang khiến các công ty di động mất
khả năng đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các nhà mạng lớn đang tiến hành một
cuộc "phản công" nhằm lấy lại thị phần đã mất.
Đại diện của VMS cho rằng, các ứng dụng gọi điện trên smartphone nói riêng
và Internet nói chung có ưu điểm linh hoạt và rẻ, nhưng so với đàm thoại truyền
thống, chúng vẫn có những hạn chế nhất định. Người dùng phải sử dụng kết nối
mạng, cả hai máy đều phải cài chung một phần mềm, theo đó, sự linh hoạt giảm.
VMS nhận định, chất lượng cuộc gọi truyền thống tốt hơn là điều khiến họ chưa lo
lắng về sự tấn công của các tiện ích trên smartphone.
2.4.1.3 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến MobiFone
Từ các cơ hội và nguy cơ tạo ra bởi các yếu tố bên ngoài Công ty Thông tin di
động đem lại, ta có đánh giá khả năng phản ứng của MobiFone dưới tác động của
các yếu tố bên ngoài bằng cách sử dụng Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), cụ thể
như sau:
Bảng 1.8: Các yếu tố bên ngoài của VMS
TT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan
trọng
Phân
loại
Số điểm
quan
trọng
1 Tiềm năng thị trường lớn 0.12 4 0.48
2 Tốc độ tăng trưởng của ngành cao 0.1 3 0.3
3 Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài 0.12 4 0.48
4 Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt 0.14 3 0.4
5 Thu nhập quốc dân tăng 0.1 2 0.2
6 Xu hướng tiêu dùng thay đổi 0.1 3 0.3
7 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thay thế CDMA 0.12 2 0.2
8 Chịu sự kiểm soát về giá của nhà nước 0.1 1 0.1
9 Khách hàng tiềm năng chủ yếu là giới trẻ, thu nhập cao 0.1 4 0.4
Tổng cộng 1.00 2.86
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 60
HV: LÃ CÔNG HUẤN
Như vậy, số điểm quan trọng tổng cộng là 2.84 cho thấy khả năng phản ứng
với các cơ hội và đe dọa bên ngoài của VMS là ở mức trung bình.
2.4.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
2.4.2.1 Nghiên cứu nội lực của công ty
a. Những điểm mạnh
- MobiFone sở hữu nguồn vốn lớn, có lợi thế cạnh tranh, có sự tín nhiệm cao
của khách hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ của công ty.
- Có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên nghiệp và năng động.
- Cơ sở kĩ thuật mạng Bưu chính Viễn thông đã được đầu tư nâng cấp trên sở
đầu tư cho khoa học công nghệ cao, với chi phí thấp mà hiệu quả, và giá cả phải
chăng.
- Tổng công ty còn có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống ngành với mạng
lưới Bưu chính Viễn thông rộng khắp cả nước.
b. Những điểm yếu
- Quy mô mạng lưới chưa đáp ứng yêu cầu.
- Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cước còn hạn chế.
- Năng suất lao động thấp.
- Cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế.
2.4.2.2 Phân tích về hoạt động Maketting
VMS là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình
dịch vụ nhất. Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. VMS có những sản phẩm thì hướng
tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo
mức thu nhập.
Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 6 nhà cung cấp dịch vụ di động:
Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, S-fone, Gmobile thì người ta vẫn
thấy được sự khác biệt của MobiFone. Đó là:
Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng: Hiện VMS có khoảng 20.000 trạm thu
phát song 2G và 12.000 trạm 3G, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 61
HV: LÃ CÔNG HUẤN
VMS đã về sâu đến vùng nông thôn, vùng hải đảo xa xôi. Thuê bao di động VMS
có thể gọi đi bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.
Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh: giá cước MobiFone cung cấp khá hấp
dẫn. Những gói cước của MobiFone thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng
khách hàng.
Doanh nghiệp có gói cước hấp dẫn nhất: những gói cước như Business cho
nhóm đồng nghiệp, Family cho nhóm gia đình, Friend cho nhóm bạn bè.
Bên cạnh đó, VMS cũng là doanh nghiệp có những nhiều chương trình gắn
liền với những lợi ích to lớn của xã hội hoặc chính sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt
đến người nghèo và trẻ em nhất.
2.4.2.3 Đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp
a. Nhân tố thuận lợi
Công ty viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà
nước xác định “ưu tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới
và phát triển của công ty.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, với dân số đông. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nói chung và cho hoạt động của công ty VMS
nói riêng.
Chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt nhu cầu
liên lạc và sử dụng internet của khách hàng, tạo được lòng tin và phát triển được
một số lượng lớn khách hàng trung thành của công ty trong những năm qua.
Mạng lưới MobiFone đã phủ khắp 63 tỉnh thành và trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông uy tín nhất cả nước với hơn 40 triệu thuê bao và thương hiệu
ngày càng lớn mạnh.
Hoạt động tài chính của công ty tương đối lành mạnh, minh bạch.
Ngoài ra, công ty còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó,
khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sang tạo để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. TRẦN VIỆT HÀ 62
HV: LÃ CÔNG HUẤN
b. Nhân tố bất lợi
Thị trường viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ
viễn thông khác như Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile, Sfone.
Thói quen sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet ở Việt Nam đã tăng nhanh
trong giai đoạn vừa qua và hiện đang ở mức bão hòa.
Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến
những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới.
Sự khủng hoảng kinh tế giảm nhu cầu sử dụng các dịch của VMS
Đòi hỏi chất lựợng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ
Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn
đến hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh
c.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273408_6201_1951392.pdf