Luận văn Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010

Như ta đã biết, phần lớn xe nhập khẩu vào Việt Nam trong thời

gian qua là xe đã qua sử dụng với những lợi thế : giá rẻ, phù hợp với

thu nhập của khách hàng. Các mác xe cũ nhập khẩu thường thuộc về

những nhà sản xuất danh tiếng trên thế giới như BMW, Mercedes,

Audi được chế tạo, lắp ráp, kiểm tra theo những tiêu chuẩn chất lượng

nghiêm ngặt. Nên thị trường xe cũ cũng rất phát triển trong thời gian

qua. Tuy nhiên, xe cũ cũng có những nhược điểm là đời xe cũ, thường

xảy ra hư hỏng dọc đường, phụ tùng thay thế ít. Trong khi đó, xe lắp

ráp trong nước khi bán cho người tiêudùng đều có chế độ bảo hành,

dịch vụ sửa chữa, bảo trì rất tốt và phụ tùng thay thế luôn sẵn có. Đây

là lợi thế cạnh tranh của ôtô nội địa.

pdf60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2001 đã liên tục xảy ra hiện tượng thiểu phát, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sức cầu giảm. Tuy nhiên, nhờ những chính sách kích cầu của nhà nước mà hiện nay tỷ lệ lạm phát đã được kiểm soát tốt. Lạm phát ổn định góp phần tạo ra môi trường kinh tế ổn định làm cho các nhà đầu tư yên tâm và tiếp tục đầu tư vào ngành ôtô cũng như các ngành khác thúc đẩy ngành ôtô phát triển. ¾ Thu nhập bình quân tính theo đầu người còn rất thấp, tốc độ tăng trưởng chậm. Với thu nhập thấp như vậy, người dân khó có thể mua được ôtô, mà chủ yếu hướng đến sở hữu xe máy. Thực tế của ASEAN cho thấy khi GDP bình quân đầu người đạt từ 1.500 – 2.000 USD thì số người sở hữu ôtô gia tăng. ¾ Trong thời gian gần đây, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chậm lại và giảm sút so với những năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư của tư nhân tăng liên tục từ 24% năm 1999 lên 26,7% năm 2003. Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân đã tạo lực đẩy ảnh hưởng tốt đến môi trường kinh doanh của ngành. Chính sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần rất lớn trong việc phát triển thị trường ôtô trong những năm gần đây. Thị trường ôtô Việt Nam bắt đầu được mở rộng và phát triển đặc biệt là từ năm 2000. Số lượng xe ôtô do 11 công ty liên doanh sản xuất trong nước bán ra liên tục tăng lên qua các năm. Những tăng trưởng đáng kể này có được chủ yếu nhờ vào những định hướng, chính sách đúng của Chính phủ, sự tăng trưởng của nền kinh tế và các ngành công nghiệp, đặt biệt là sau khi luật doanh nghiệp ra đời vào năm 2000 với rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập. Có thể thấy đây là mảng thị trường rất tiềm năng đối với sự phát triển của thị trường ôtô. 2.3.1.1.2 Các yếu tố về chính trị và pháp luật - Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào APEC và việc ký hiệp định thương mại với Mỹ và tham gia vào WTO cũng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, các nước ASEAN cũng như các khu vực khác trên thế 28 giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta phát triển kinh tế và ổn định an ninh quốc phòng. Sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam được bình chọn là nước an toàn nhất về đầu tư tại châu Á. - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài sắp tới cũng sẽ được tiếp tục cải thiện bằng việc cải tiến các thủ tục và đưa ra danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tiếp tục việc cải cách bộ máy hành chiùnh và hệ thống pháp luật, giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp góp phần khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là cơ hội cho thị trường ôtô ngày càng lớn mạnh trong các năm tới. - Là thành viên của AFTA vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã chính thức tham gia vào chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Theo chương trình này thì mức thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN sẽ được giảm xuống 0 – 5% vào năm 2003 và muộn hơn cho các nước tham gia sau. Đây là một mối đe dọa và là thách thức lớn cho ngành công nghiệp ôtô vốn còn non trẻ của Việt Nam. Hiện nay, nhà nước vẫn đang có chính sách bảo hộ cho ngành ôtô trong nước. Tuy nhiên đến năm 2006, nếu thị trường được tự do thì Việt nam sẽ bị sức ép nặng của các nước trong khu vực có lợi thế cạnh tranh hơn như : Thái Lan, Malaysia, Indonesia. 2.3.1.1.3 Các yếu tố về văn hóa xã hội Môi trường xã hội của Việt Nam hiện có những thuận lợi cơ bản cho thị trường ôtô Việt Nam : - Quan niệm của xã hội hiên nay việc sở hữu một chiếc xe hơi là biểu hiện của sự thành đạt, giàu có và sang trọng. - Trong cuộc sống hiện đại, số gia đình cả hai vợ chồng có thu nhập ngày càng gia tăng làm cho thu nhập của một hộ gia đình tăng lên, đây là những khách hàng tiềm năng của các nhà sản xuất ôtô. - Thu nhập bình quân đầu người tại các thành phố lớn là tương đối cao, điều này tạo ra xu hướng ôtô hoá ở các đô thị lớn. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số yếu tố thách thức ngành công nghiệp ôtô trong nước : 29 - Sử dụng xe gắn máy là thói quen đã có từ rất lâu của người dân Việt Nam. - Quan niệm cho rằng sử dụng xe gắn máy di chuyển sẽ linh hoạt, phù hợp với điều kiện đường xá chật hẹp ở các đô thị. - Nhà cửa ở các thành phố lớn, nơi mà có nhu cầu tiêu thụ xe chiếm tỷ trọng cao nhất, thì lại rất chật hẹp. Tâm lý nhà không có chỗ để xe ôtô đã ăn sâu vào tiềm thức của người thành thị. 2.3.1.1.4 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông – môi trường - Cơ sở hạ tầng giao thông So với các nước trong khu vực và trên thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam còn rất nhỏ về quy mô, tính chất kỹ thuật thấp, trang thiết bị lạc hậu và đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường sắt còn yếu. Chỉ có khoảng 20% đường bộ hiện có tạm gọi là đủ tiêu chuẩn, còn lại phần lớn là đường đất, đường đá chưa rãi nhựa và bê tông. Cầu và đường bộ yếu kém về mạng lưới, chất lượng và năng lực cho người và xe lưu thông. Hiện nay, vấn đề giao thông tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đang quá tải. Tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn thường xuyên xảy ra. Cơ sở hạ tầng giao thông tại hai thành phố này phát triển rất chậm, quỹ đất dành cho giao thông còn hạn chế, đường xá chật hẹp, chất lượng kém, thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Thêm vào đó, chính quyền Thành phố cũng chưa quan tâm đến việc đầu tư cho những bãi đậu xe tại những khu vực trung tâm, nơi tập trung rất nhiều người dân, các bãi đậu xe hiện nay quá khan hiếm, có thể nói là hầu như không có. Trong những năm gần đây, số lượng xe ôtô và xe máy gia tăng nhanh chóng càng làm cho việc ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn còn rất yếu kém, chưa thực sự kích thích người dân sử dụng xe ôtô, chưa tạo điều kiện tốt để phát triển ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, hệ thống đường liên tỉnh đang được Nhà nước đầu tư phát triển khá tốt. Cùng với vốn ngân sách trong nước, Việt Nam cũng đang nhận được nhiều nguồn viện trợ để phát triển cơ sở hạ tầng từ các chính phủ, tổ chức tài chính nước ngoài như ADB, JCA,… Trong những năm qua đã có nhiều công trình lớn được hoàn thành như dự án cầu Mỹ Thuận, các đường cao tốc liên tỉnh TP.Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Hà 30 Nội – Hải Phòng. Nhiều dự án lớn đang được triển khai như đường Hồ Chí Minh, đường hầm xuyên đèo Hải Vân, xa lộ Đông - Tây, cầu Cần Thơ… - Môi trường Hiện nay, do số lượng phương tiện giao thông cơ giới tại các thành phố lớn của Việt Nam tăng lên quá nhanh vì thế mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn do các phương tiện này gây ra đã đến mức báo động, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Với những tác động nguy hại đến môi trường sống, sức khỏe người dân như vậy thì những yêu cầu về khí thải sạch, hạn chế tiếng ồn sẽ rất khắc khe nên những xe cũ không đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường sẽ bị loại bỏ, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các loại xe ôtô mới có chất lượng cao, đảm bảo không ô nhiễm môi trường. 2.3.1.2 Phân tích môi trường vi mô 2.3.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh Thị trường ôtô Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt. Cạnh tranh giữa các hãng sản xuất, lắp ráp trong nước với nhau và cạnh tranh giữa ôtô lắp ráp trong nước với ôtô nhập khẩu. 2.3.1.2.1.1 Cạnh tranh với các loại xe nhập khẩu Như ta đã biết, phần lớn xe nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua là xe đã qua sử dụng với những lợi thế : giá rẻ, phù hợp với thu nhập của khách hàng. Các mác xe cũ nhập khẩu thường thuộc về những nhà sản xuất danh tiếng trên thế giới như BMW, Mercedes, Audi…được chế tạo, lắp ráp, kiểm tra theo những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Nên thị trường xe cũ cũng rất phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, xe cũ cũng có những nhược điểm là đời xe cũ, thường xảy ra hư hỏng dọc đường, phụ tùng thay thế ít. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước khi bán cho người tiêu dùng đều có chế độ bảo hành, dịch vụ sửa chữa, bảo trì rất tốt và phụ tùng thay thế luôn sẵn có. Đây là lợi thế cạnh tranh của ôtô nội địa. 31 2.3.1.2.1.2 Cạnh tranh trong nội bộ ngành Bảng 2.8 : Thị phần của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam NĂM 2003 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2004 STT NHÀ SẢN XUẤT SỐ LƯỢNG THỊ PHẦN SỐ LƯỢNG THỊ PHẦN 1 Toyota 11.769 27,7 4.035 31,5 2 Vidamco (Daewoo) 5.349 12,6 1.826 14,3 3 Ford 5.243 12,3 1.723 13,5 4 Visuco (Suzuki) 2.923 6,9 1.562 12,2 5 Vinastar (Mitsubishi) 4.877 11,5 964 7,5 6 Isuzu 1.878 4,4 869 6,8 7 Mercedes 3.375 7,9 673 5,3 8 VMC (Mazda, BMW) 4.626 10,9 444 3,5 9 Mekong 1.278 3 312 2,4 10 Vidaco ( Daihatsu) 1.039 2,4 284 2,2 11 Hino 199 0,5 98 0,8 TỔNG CỘNG 42.556 100 12.790 100 ( Nguồn : Tạp chí ôtô – xe máy) Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau : ¾ Thị trường ôtô Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục sau nhiều tháng đầu năm chững lại. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 6/2004, số lượng xe bán ra của 11 liên doanh đạt 2.708 xe, gần bằng so với số xe bán ra so với cùng kỳ năm ngoái là 2.725 xe, nâng tổng số xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2004 đạt 12.790 xe so với 15.736 xe trong cùng kỳ năm ngoái (2003). ¾ Toyota Việt Nam với thương hiệu khá nổi tiếng và quen thuộc cùng với những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sang trọng như : Land Cruiser, Camry, Altis, Zace, Vios, … đã chinh phục được người tiêu dùng và luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ôtô Việt Nam trong những năm qua với khoảng 30% thị phần, gấp đôi thị phần của hãng đứng thứ 2. Trong 6 tháng đầu năm nay, Toyota vẫn tiếp tục khẳng định được vị trí dẫn đầu với số xe bán ra là 4.035 xe chiếm 31,5% thị phần, bỏ xa đối thủ thứ hai là Vidamco với 1.820 xe chiếm 14,3% thị phần. Tuy hình ảnh 32 thương hiệu không nổi bật như các hãng xe khác nhưng Vidamco, với những sản phẩm là xe du lịch loại nhỏ, cấp thấp như Matiz, Lanos, Lacetti chủ yếu nhắm đến mảng thị trường xe gia đình giá rẻ và dùng vào mục đích kinh doanh( Taxi, cho thuê) hiện có nhu cầu rất lớn nên Vidamco đã chiếm lĩnh được phân khúc thị trường này. Ford tiếp tục cuộc bám sát Vidamco với 1.723 xe, chiếm 13,5% thị phần. Tên tuổi Ford khá nổi tiếng cùng với chính sách bán hàng và Maketing rất mạnh, năng động, giá cả rất cạnh tranh đã giúp Ford giành được thị phần đáng kể và là một đối thủ tiềm năng trên thị trường ôtô Việt Nam. ¾ Trước tình hình thị trường có nhiều biến động và khó khăn mới, các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam luôn nâng cao tính cạnh tranh bằng nhiều chiêu thức dưới các hình thức như : quảng cáo, khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng ( Mercedes), cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng ( Ford Quanlity Care) , tổ chức chương trình lái thử xe ( Toyota, Ford, Isuzu) và đặc biệt tung ra hàng loạt những sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng hơn. Hiện nay, Việt Nam có tới 11 liên doanh lắp ráp ôtô với tổng công suất 148.200 xe/năm trong khi sản lượng tiêu thụ của thị trường còn rất thấp. Năm 2003 được xem là năm “bội thu” nhất của các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam thì cũng chỉ đạt được hơn 42.000 chiếc, đạt khoảng 28% công suất thiết kế, còn những năm trước con số này thấp hơn nhiều. Trong khi đó, chủng loại sản xuất chủ yếu là loại xe du lịch với gần 30 kiểu xe các loại cạnh tranh gay gắt với nhau trong một thị trường mà sức mua còn rất hạn chế. Nên việc cạnh tranh giữa các liên doanh nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình là rất căng thẳng và gay gắt. 33 2.3.1.2.2 Khách hàng ¾ Phân tích cơ cấu khách hàng Bảng 2.9 : Cơ cấu khách hàng Đvt: % Hãng (%) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nhà nước 75 72 63 60 55 54 47 Tư nhân 17 22 32 36 40 43 50 Toyota Đầu tư NN 8 6 5 4 5 3 3 Nhà nước 68 60 52 35 25 19 Tư nhân 18 33 40 70 73 79 Ford Đầu tư NN 14 7 8 5 2 2 Nhà nước 15 17 12 13 14 11 Tư nhân 70 69 81 82 83 86 Mercedes-Benz Đầu tư NN 15 14 7 5 3 3 Nhà nước 17 13 14 16 12 10 Tư nhân 80 86 83 82 86 88 GM Daewoo Đầu tư NN 3 1 3 2 2 2 (Nguồn : Phòng Marketing – Công ty Toyota VN) Nếu trong những năm 1997 – 1999, khách hàng phần lớn là các cơ quan, công ty nhà nước thì từ năm 2000 đến nay, cơ cấu khách hàng có xu hướng thay đổi. Đặt biệt là sau khi Luật doanh nghiệp ra đời vào năm 2000, thúc đẩy rất nhiều các doanh nghiệp mới ra đời, số lượng các công ty thành lập mới tăng mạnh kéo theo nhu cầu mua sắm ôtô tăng theo. Vì thế, tỷ lệ khách hàng là tư nhân và doanh nhiệp vừa và nhỏ tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm cùng với nhịp độ giảm vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ¾ Phân tích xu hướng nhu cầu khách hàng • Xu hướng sử dụng xe du lịch loại nhỏ, giá rẻ Do điều kiện đường sá ở nước ta còn chật hẹp, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên các loại xe du lịch nhỏ gọn, giá rẻ đang được tiêu thụ mạnh trong thời gian qua. Loại xe Daewoo Matiz được tung ra thị trường vào cuối năm 1998 với giá 8.990 USD và đã đạt số kỷ lục 798 xe trong năm 1999. Tiếp theo sau Matiz là Kia Pride CD5 được tung ra vào tháng 10/1999 với giá 7.900 USD và cũng liên tục bán rất chạy trên thị trường. • Xu hướng sử dụng xe đa dụng Xe đa dụng là loại xe kết hợp vừa chở hàng, vừa chở người rất thuận tiện trong giao dịch kinh doanh cũng như cho việc đi lại của cả 34 gia đình. Hiện nay trên thị trường gồm có những xe đa dụng sau : Toyota Zace, Mitsubishi Jolie, Mazda Premacy, Isuzu Hi-Lander, Ssangyong Musso CT và Fiat Doblò. Nhu cầu sử dụng các loại xe đa dụng này có xu hướng gia tăng qua các năm nhờ những công dụng đa năng, phù hợp với gia đình và công việc. Bảng 2.10: Phân khúc xe đa dụng trên thị trường (Nguồn VAMA) Đvt: % Phân khúc 1998-2000 2000-2003 Xe du lịch (%) 52 47 Xe đa dụng (%) 7 12 Xe thương mại (%) 41 41 Tổng thị trường (%) 100 100 2.3.1.2.3 Nguồn cung cấp ¾ Nguồn phụ tùng Hầu hết các linh kiện, phụ tùng lắp ráp của các hãng ôtô đều được nhập khẩu từ các công ty mẹ hoặc bạn hàng của các công ty mẹ với mức giá rất cao và mang nặng tính độc quyền. Nếu căn cứ trên hóa đơn nhập khẩu linh kiện giá CIF ( chưa bao gồm bất kỳ khoản thuế nào) do phía nước ngoài cung cấp, thì giá linh kiện bộ lắp ráp hoàn chỉnh 1 xe E230 tại công ty liên doanh Mercedes – Benz Việt Nam là 37.000 USD( chưa kể chi phí sơn vỏ xe) thì giá CIF nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại, cùng trang thiết bị cũng chỉ khoảng 38.000 – 40.000 USD. Hoặc giá CIF linh kiện CKD cho 1 xe Matiz của công ty liên doanh Vidamco là 4.100 USD (chưa kể chi phí sơn vỏ xe) trong khi đó với chiếc xe nguyên chiếc này cùng các trang thiết bị trên xe giá CIF nhập về Việt Nam chỉ từ 4.300 – 4.800 USD. Trong thời gian qua, tiến trình nội địa hoá của các liên doanh hầu như bỏ ngỏ, tỷ lệ nội địa hóa chưa được bao nhiêu so với cam kết theo dự án ban đầu của các liên doanh(mới được từ 2 đến 10%) và các phần nội địa hóa này mới chỉ dừng lại ở những chi tiết đơn giản, giá trị thấp như săm, lốp, ghế ngồi, dây điện, ăng-ten ,… Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giá xe ôtô của Việt Nam hiện khá cao so với khu vực. Hiện nay, chỉ có Toyota Việt Nam là có tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cao nhất trong ngành ôtô Việt Nam, với tỷ lệ nội đị hóa đạt 12%. ¾ Nguồn tài chính 35 Hầu hết các công ty sản xuất ôtô tại Việt Nam đều do các công ty mẹ đầu tư vào nên được sự hỗ trợ về tài chính từ phía công ty mẹ. Sức mạnh tài chính của các tập đoàn này khá lớn. Các công ty ôtô là những công ty lớn, có uy tín nên khi vay tiền từ các ngân hàng thường dễ được chấp nhận. Hơn nữa các công ty được bảo lãnh tín dụng từ tập đoàn mẹ trong một hạn mức nhất định mà khi đi vay không phải thế chấp. Điều này cho thấy nguồn tài chính của các hãng ôtô rất lớn. ¾ Các ngành công nghiệp hỗ trợ • Ngành cơ khí Ngành cơ khí chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó không chỉ là một ngành công nghiệp chế tác mà còn là ngành cung cấp các thiết bị phương tiện, công cụ để sản xuất. Từ năm 1990 trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong ngành cơ khí không quan tâm đầu tư đúng mức cho nên năng lực của ngành không tăng lên đáng kể, tăng trưởng của ngành có sự chững lại. Giá trị xuất khẩu quá nhỏ bé so với các ngành công nghiệp khác, chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Theo số liệu điều tra, hiện nay toàn ngành có khoảng 460 doanh nghiệp nhà nước, 950 doanh nghiệp tư nhân . Tổng tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước là 300 triệu USD, không bằng 2 nhà máy xi măng có công suất trung bình. Công nghệ của ngành cơ khí hiện nay lạc hậu so với thế giới 30-40 năm, 95% thiết bị là thiết bị lẻ, không được chuyển giao công nghệ, hầu hết đã hết khấu hao. Do chịu ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp nên việc sản xuất được tổ chức khép kín, thiếu tính chuyên môn hoá, hợp tác hoá. Thêm vào đó, trong thời gian qua, chúng ta chưa chú trọng phát triển các phân ngành cơ khí quan trọng như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí chế tạo mà đây là những phân ngành rất quan trọng cho việc sản xuất phụ tùng ôtô. • Ngành nhựa Ngành nhựa ở nước ta thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài. Ngành nhựa Việt Nam có ưu điểm là máy móc thiết bị được nhập mới, công nghệ hiện đại. Tốc độ phát triển bình quân 20 – 25%/năm, tổng sản lượng đạt trên 900.000 ngàn tấn. Định hướng phát triển của ngành nhựa đến năm 2010 là phải tăng tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật chất lượng cao để thay thế cho các sản phẩm nhập 36 khẩu, nhằm đáp ứng vai trò cho ngành công nghiệp vệ tinh phục vụ đắc lực cho các ngành công nghiệp khác. Dự kiến tỷ lệ cơ cấu sản phẩm ngành nhựa năm 2010 : - Các sản phẩm bao bì : 30%. - Sản phẩm cho vật liệu xây dựng : 20%. - Sản phẩm đồ gia dụng : 20% - Sản phẩm cho công nghiệp điện, điện tử, ôtô máy móc : 15% - Các sản phẩm khác : 15%. Với mức tăng trưởng cao cùng với định hướng phát triển ngành nhựa trong những năm tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các chi tiết ôtô tại Việt Nam. • Ngành dầu khí Ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong vòng 10 năm qua. Hàng loạt các dự án về thăm dò khai thác dầu khí cũng như các dự án về lọc dầu đã được chính phủ phê duyệt cho thấy một sự phát triển vững chắc của ngành dầu khí Việt Nam. Phần lớn các sản phẩm của ngành hóa dầu sẽ là nguyên liêu cho ngành công nghiệp ôtô. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dầu khí sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô. • Ngành cao su Ngành công nghiệp cao su được xác định là một trong những ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam. Việc trồng cao su cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến và sản xuất được tiến hành trong nước, thị trường nguyên liệu dồi dào. Nhà nước cũng đã có quy hoạch chung cho phát triển diện tích trồng cây cao su và đầu tư cho khâu chế biến nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu cũng như cho sản xuất trong nước đặc biệt sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành công nghiệp khác đang phát triển trong đó có ngành công nghiệp ôtô với các sản phẩm như vỏ xe, phụ tùng xe các loại…Như vậy, với những thuận lợi của ngành và sự gia tăng đầu tư phát triển trong tương lai của ngành cao su sẽ hỗ trợ cho ngành ôtô nội địa hóa gặp nhiều thuận lợi hơn. 37 2.3.1.2.4 Các sản phẩm thay thế Trên thực tế, có nhiều phương tiện khác có thể thực hiện chức năng vận chuyển hàng hóa, hành khách thay thế cho ôtô như : xe gắn máy, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không , đường thuỷ… ¾ Xe gắn máy Với những đặc điểm tiện lợi như nhỏ gọn, cơ động, dễ sử dụng, giá rẻ… Xe máy hiện nay là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Việt Nam. Xe máy chiếm hơn 60% trong cơ cấu phương tiện đi lại của người dân ở các thành phố lớn. Ngành công nghiệp xe máy đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua với 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư lắp ráp tại Việt Nam với năng lực sản xuất thiết kế là 900.000 sản phẩm/năm. Ngoài ra còn có khoảng 50 doanh nghiệp trong nước chuyên môn hoá trong việc nhập phụ tùng và lắp ráp dạng CKD. Bảng 2.11: Tình hình tiêu thụ xe máy qua các năm (Nguồn : Công ty Honda VN) ĐVT: chiếc Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng 382.230 504.570 1.616.598 1.983.172 1.423.955 Từ năm 1992 đến 1998, nhu cầu thị trường xe máy Việt Nam ở mức dưới 400.000 xe/năm. Tuy nhiên từ năm 1999 đến 2001, thị trường xe máy Việt Nam bùng nổ, đỉnh cao là năm 2001, tiêu thụ gần 2 triệu xe trong năm. Việc bùng nổ nhu cầu xe máy trong thời gian qua là do các doanh nghiệp trong nước tung ra những sản phẩm với giá khá rẻ và xe nhập khẩu đặc biệt là xe Trung Quốc với giá cực kỳ hấp dẫn. Với việc sở hữu xe máy dễ dàng như hiện nay thì có thể nói, xe máy là sản phẩm thay thế đáng lo ngại nhất đối với ngành công nghiệp ôtô. ¾ Ngành đường sắt Cơ sở hạ tầng của đường sắt Việt Nam cũng đã bắt đầu thể hiện sự yếu kém do cầu đường yếu, tà vẹt mục nhiều, đường ngang tự phát và lạc hậu dẫn đến sự gia tăng các sự cố vào mùa mưa lũ cũng như gia tăng tai nạn giao thông. Đường sắt Việt Nam hiện chỉ đơn tuyến, chưa tạo thành mạng khép kín, hầu hết các tuyến đường đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm nhưng chưa có 38 điều kiện đầu tư mới. Bên cạnh đó, phương tiện vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf
Tài liệu liên quan