Sản phẩm của công ty chủ yếu là vật liệu nổ phục vụ cho ngành khai thác than, khai thác đá. sản phẩm thuốc nổ có liên quan rất lớn đến an toàn, an ninh quốc gia. Chính vì vậy mà các đơn vị cung ứng, sử dụng thuốc nổ đều phải có giấy phép của các cấp có thẩm quyền. Việc tiêu thụ của công ty được kiểm soát chặt chẽ. Sản phẩm tiêu thụ của công ty phụ thuộc rất lớn đến ngành khai thác than, đá và các ngành có sử dụng vật liệu nổ. Trong mấy năm qua do khó khăn chung của nền kinh tế, sức sản xuất của các ngành trên giảm nên làm cho lượng hàng tồn kho của công ty lớn. Điều này đã ảnh hưởng tới vốn của công ty. Để tránh sự độc quyền về cung cấp vật liệu nổ trong nước, quyết định của Chính Phủ cho sự tồn tại hai công ty là: Công ty hoá chất mỏ và Công ty XNK vật tư kỹ thuật của Bộ Quốc Phòng. Với mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh để mỗi một công ty ngày càng hoàn thiện hơn từ khâu sản xuất,tiêu thụ và dịch vụ phục vụ khách hàng.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử vốn có hiệu quả ở Công ty Hoá chất mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía Bắc, toàn bộ số vật liệu nổ phải sơ tán xuống các tỉnh phía nam. Cũng từ đó các cụm kho tàng trữ vật liệu nổ từng bước được hình thành ở các tỉnh trung du đồng bằng, miền trung, miền nam theo yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế. Các chi nhánh hoá chất mỏ được thành lập trên mọi miền đất nước như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Thái, Hà Bắc, chi nhánh dịch vụ Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Hải Phòng.
Trước yêu cầu quản lý và sử dụng vật liệu nổ ngày càng cao, ngày 01/4/1995, được sự đồng ý của Chính Phủ, xí nghiệp hoá chất mỏ thuộc Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư tách ra thành lập Công ty hoá chất mỏ trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam theo quyết định số 204 NL/TCCB-LĐ.
Như vậy kể từ 01/4/1995 Công ty hoá chất mỏ chính thức được thành lập, là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập , đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam. Địa điểm đầu tiên của văn phòng công ty đặt tại xã Đình Xuyên - Gia Lâm - Hà nội. Nhưng thực chất từ khi thành lập cho đến nay Công ty luôn đóng tại tổ 27 - phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất, phân chế, thử nghiệm, đóng gói, bảo quản, cung ứng vật liệu nổ
+ Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành và nguyên vật liệu may mặc.
+ Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy bao bì vật liệu nổ, giấy sinh hoạt.
+ Dịch vụ cung ứng xăng dầu vật tư hàng hoá khác.
+ Sản xuất than sinh hoạt, vật liệu xây dựng.
+ May hàng bảo bộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
+ Vận tải đường thủy, đường bộ.
+ Xây lắp dân dụng, sửa chữa ô tô.
+ Dịch vụ ăn nghỉ cho khách.
Hiện tại quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đến nay Công ty Hoá Chất Mỏ đã có 10 phòng ban, 10 xí nghiệp, 01 trung tâm, 05 chi nhánh, 02 văn phòng đại diện với tổng số 1.643 cán bộ công nhân viên chức, chất lượng cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Năng lực sản xuất và cung ứng của công ty ngày càng lớn.
2. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty năm năm qua.
Biểu 1:
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1. Vốn kinh doanh.
29.959
36.157
35.924
36.035
- Vốn cố định.
15.070
18.579
18.932
- Vốn lưu động.
14.889
17.578
17.578
2. Doanh thu.
320.000
300.900
227.200
108.833
3. Lợi nhuận sau thuế.
2.218
519
- 869
200
4. Nộp NSNN
10.410
3.860
6.340
1.643
5. Số lao động (người).
1.390
1.596
1.320
6. Thu nhập bình quân (người/ tháng )
1,423
0,975
0,94
0,784
Năm 1998 và 1999 thu nhập bình quân đầu người của công tu thấp là ảnh hưởng của việc ngừng sản xuất kinh doanh của ngành than nên việc cung ứng thuốc nổ giảm nhiều so với kế hoạch của Tổng công ty Than Việt Nam giao.
Cuối 1999 công ty có số lỗ do ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng (hiện nay Nhà nước đang xem xét cho công ty).
Về năng lực sản xuất kinh doanh không ngừng được tăng cường và củng cố.
3. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn.
3.1. Bộ máy tổ chức của công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến, tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách biệt rõ ràng các trách nhiệm. Đứng đầu công ty là giám đốc-người chịu trách nhiệm chung trước nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể công nhân viên chức trong công ty về mọi hoạt động của công ty. Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc chỉ đạo công tác sản xuất, phó giám đốc kỹ thuật an toàn và đầu tư, phó giám đốc đời sống, phó giám đốc về kế toán tài chính và kiểm toán.
Biểu 2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc đời sống
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh tế
Phòng TCNS
Phòng TM
Phòng KHCHSX
Phòng TTBVPC
Văn phòng công ty
Phòng
KTAT
Phòng
TKĐT
Phòng
TKKTTC
Phòng
kiểm toán
XN
HCM
QN
XN
HCM
NB
XN
HCM
Bắc Thái
XN
HCM
Và cảng Thái Bưởi
XN
Vận tải sông biển Hải Phòng
XN
Vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh
XN
Sản xuất và cung ứng vật tư HN
XN
HCM
Đà Nẵng
XN
HCM Sơn La
XN
HCM
Bà Rịa Vũng Tàu
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các phòng ban chức năng gồm có:
- Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp quản lý lao động của công ty sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương và phân phối lương.
- Phòng thống kê kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của công ty, tổ chức bộ máy kế toán từng xí nghiệp. Quản lý việc phân phối cho các đơn vị thành viên lập kế hoạch tài chính, vay vốn.
Tập hợp cung cấp tin tức tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng thương mại: Tham mưu cho Giám đốc xác định mặt hàng, thị trường giá cả, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu.
- Phòng kỹ thuật an toàn sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cung ứng cho các đơn vị thành viên, quản lý triển khai các kế hoạch.
- Văn phòng công ty: Làm công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách hàng trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị và hội thảo với các đơn vị thành viên của công ty.
- Phòng thanh tra-pháp chế: Giúp Giám đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật.
Tuy mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ riêng của mình nhưng các phòng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tập trung vào sự điều hành chỉ huy thống nhất của giám đốc. Công tác quản lý tài chính tại công ty hoá chất mỏ xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính và có biện pháp tăng cường quản lý tài chính. Vì đây là một DNNN nên khi huy động vốn cần chú ý đến vấn đề sở hữu của doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh, điều đó tồn tại hai mâu thuẫn: Công ty có thể tiếp cận sâu được vào thị trường nên sẽ đạt được sự phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó sẽ làm chậm vòng quay của vốn lưu động bởi vì sự luân chuyển của đồng tiền phải qua các chi nhánh, xí nghiệp rồi mới trở về công ty. Nên người chủ doanh nghiệp phải tính toán để xông vào khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời biết tổ chức luân chuyển tiền, thu hồi tiền nhanh.
3.2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất.
Nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định, vẫn sản xuất các loại mặt hàng truyền thống: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, theo kế hoạch sản lượng mỗi năm của công ty tăng từ 3% đến 5%. Công ty phải thường xuyên đầu tư, đổi mới công nghệ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của công ty cho phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.
Công ty chuyên sản xuất vật liệu nổ, công nghệ phức tạp, phải gia công qua nhiều bước, đòi hỏi sự chính xác và an toàn cao.
Công ty thực hiện kinh doanh đa ngành với mặt hàng chính là vật liệu nổ công nghiệp cần được an toàn, mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn. Đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của công ty.
Công ty đã mở rộng thị trường cung ứng của mình, mới đầu chỉ làm nhiệm vụ cung ứng thuốc nổ cho khai thác mỏ ở miền bắc sau đó toàn quốc và làm nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn: Lào và Cam pu chia. Theo đó nhu cầu về VLĐ tăng theo sản lượng cung ứng.
3.3. Đặc điểm về lao động.
Tính đến ngày 31/12/2000 công ty Hoá Chất Mỏ có 1.643 cán bộ công nhân viên chức, chất lượng công nhân viên chức ngày càng được nâng lên, thể hiện:
- Số có trình độ đại học 169 người = 10% tổng số CBCNVC.
- Số có trình độ trung cấp là 150 người ằ 9% tổng số CBCNVC.
- Số công nhân kỹ thuật là 1.274 người ằ 77,54% CBCNVC.
- Số lao động phổ thông là 50 người ằ 3,46% CBCNVC.
Số lao động nữ có 391 người chiếm 24% tổng số CBCNVC và số lao động nam chiếm 76% tổng số CBCNVC.
Biểu 3: Cơ cấu trình độ.
Các chỉ tiêu về trình độ học vấn
1998
1999
2000
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Đại học
126
7,89
148
9,13
169
10
Trung cấp
353
22,11
242
14,93
150
9
CN kỹ thuật
1.024
64,16
1.170
72,22
1.274
77,54
LĐ phổ thông
93
5,84
60
3,72
50
3,46
(Nguồn báo cáo chất lượng lao động Công ty Hoá Chất Mỏ).
Ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số lao động của toàn công ty. Đây là một vấn đề để nâng cao hịêu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tuy nhiên số công nhân kỹ thuật khá đông và tăng dần qua các năm và số lao động phổ thông thì giảm dần. Đó cũng là một nhân tố quan trọng của công ty.
Nhìn chung đội ngũ CBCNVC của công ty cần phải được tiếp tục đào tạo dưới nhiều hình thức.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty được Tổng công ty điều từ các đơn vị khác nhau của ngành than về công ty. Số cán bộ này có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhưng số đông chưa từng quản lý vật liệu nổ. Như vậy đội ngũ cán bộ trong công ty vừa thừa lại vừa thiếu. Rõ ràng rằng kế hoạch về nguồn vốn, cơ cấu vốn và sử dụng vốn như thế nào là do các nhà quản trị của công ty đưa ra. Nên họ có một vai trò quyết định đến việc sử dụng hiệu quả của vốn.
3.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu của công ty sản xuất các loại thuốc nổ (AHI, ZECNÔ, ANFO chịu nước, ANFO thường...).
Dây chuyền sản xuất chủ yếu của công ty là của Liên Xô mua về từ cuối những năm 70. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công ty đã chịu khó đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đổi mới dây chuyển công nghệ và công ty đã nghiên cứu sản xuất thuốc nổ SJC đặc biệt là đã thành công trong việc sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước, có tính năng kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ. Vì thế công ty đã phải đầu tư một phần lớn vốn để mua sắm trang thiết bị dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước. Vốn ngân sách nhà nước cấp có hạn nên công ty cũng phải huy động từ nhiều nguồn khác.
Việc đầu tư, đổi mới dây chuyển sản xuất và sửa chữa kịp thời cho dây chuyền sản xuất sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vốn của công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, nâng cao năng suất lao động và sản phẩm trung gian giảm rất nhiều tránh ứ đọng vốn. Cuối cùng làm tăng vòng quay của vốn lưu động.
3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu là để sản xuất các loại thuốc nổ như AH1, Tecnô, ANFO thường, ANFO chịu nước... Một số loại có thể mua được trong nước nhưng phần lớn phải nhập từ nước ngoài. Do đặc điểm của nguyên vật liệu này gây một số khó khăn: tàu chở phải là chuyên dùng, thời gian nhập phải báo trước ba tháng, chi phí cho mỗi lần nhập rất tốn kém. Chính những điều đó đòi hỏi cần một lượng dữ trữ ít nhất cho đủ sản xuất trong vòng 2 tháng và làm chậm tốc độ quay vòng của vốn lưu động.
Những loại nguyên vật liệu này cần phải dự trữ để đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường, vốn lưu động nằm trong phần dự trữ rất lớn cho nên cần phải có biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, dự trữ vừa phải để giảm khối lượng của vốn lưu động.
Với năng lực sản xuất là 2 vạn tấn thuốc nổ/1 năm nên trữ lượng vật tư phải lớn và có giá trị cao. Những loại nguyên vật liệu này công ty thường xuyên phải dự trữ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Nên cần có biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, hạn chế thấp nhất mức dự trữ nguyên vật liệu để tránh ứ đọng vốn lưu động.
3.6. Đặc điểm về tiêu thụ.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là vật liệu nổ phục vụ cho ngành khai thác than, khai thác đá... sản phẩm thuốc nổ có liên quan rất lớn đến an toàn, an ninh quốc gia. Chính vì vậy mà các đơn vị cung ứng, sử dụng thuốc nổ đều phải có giấy phép của các cấp có thẩm quyền. Việc tiêu thụ của công ty được kiểm soát chặt chẽ. Sản phẩm tiêu thụ của công ty phụ thuộc rất lớn đến ngành khai thác than, đá và các ngành có sử dụng vật liệu nổ. Trong mấy năm qua do khó khăn chung của nền kinh tế, sức sản xuất của các ngành trên giảm nên làm cho lượng hàng tồn kho của công ty lớn. Điều này đã ảnh hưởng tới vốn của công ty. Để tránh sự độc quyền về cung cấp vật liệu nổ trong nước, quyết định của Chính Phủ cho sự tồn tại hai công ty là: Công ty hoá chất mỏ và Công ty XNK vật tư kỹ thuật của Bộ Quốc Phòng. Với mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh để mỗi một công ty ngày càng hoàn thiện hơn từ khâu sản xuất,tiêu thụ và dịch vụ phục vụ khách hàng.
Sản phẩm vật liệu nổ của công ty chủ yếu là cung cấp cho các công trình xây dựng cơ bản mà vốn cho các công trình xây dựng này là do NSNN cấp. Hầu hết các công trình phải hoàn thành thì mới được thanh toán. Cho nên vốn bị khách hàng chiếm dụng là rất lớn, làm cho khả năng luân chuyển vốn kém, làm ứ đọng vốn lưu động. Đồng thời chi phí cho việc lưu thông sản phẩm cũng rất lớn.
II. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty
1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn:
Trước hết chúng ta xem xét tình hình tài sản và các nguồn vốn của công ty qua một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của các năm như sau:
Biểu 4: Tổng kết tài sản qua các năm:
Đơn vị: đồng
Tài sản
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
162.385.026.008
143.328.193.246
127.902.125.844
I. Tiền
4.939.852.337
3.313.862.586
6.558.096.089
II. Các khoản phải thu khác
63.473.923.934
63.825.586.541
62.742.201.692
1. Phải thu khách hàng
47.226.082.386
48.361.162.529
50.806.684.370
2. Trả trước người bán
716.540.035
2.269.096.483
558.236.808
III. Hàng tồn kho
91.781.480.589
73.468.622.758
55.643.472.546
IV. Tài sản lưu động khác
1.589.488.802
2.080.914.393
2.376.672.031
V. Chi phí sự nghiệp ( đầu tư quốc gia )
600.280.346
639.473.960
551.683.486
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
25.163.994.432
35.390.185.673
35.571.806.008
I. Tài sản cố định
21.317.462.593
28.559.836.253
28.967.337.537
1. Tài sản cố định hữu hình
21.317.462.593
28.559.836.253
28.967.337.537
Nguyên giá
47.536.522.373
65.074.155.242
69.650.407.055
Giá trị hao mòn luỹ kế
26.219.059.780
36.514.318.989
40.683.069.518
II. Các khoản đầu tư dài hạn
500.000.000
1.000.000.000
1.000.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3.346.531.838
5.380.349.420
5.604.468.417
Cộng tài sản
201.434.340.131
178.718.378.919
163.473.931.852
nguồn vốn
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
A. Nợ phải trả
156.098.349.581
135.093.535.705
117.870.270.732
I. Nợ ngắn hạn
145.022.925.161
123.097.510.012
108.830.481.484
II. Nợ dài hạn
11.075.424.420
11.977.052.010
9.039.789.248
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
45.335.990.550
43.624.843.214
45.603.661.120
I. Nguồn vốn quỹ
36.835.990.550
35.124.843.214
37.103.661.120
II. Nguồn kinh phí ( nguồn hàng dự trữ quốc gia )
8.500.000.000
8.500.000.000
8.500.000.000
Cộng nguồn vốn
201.434.340.131
178.718.378.919
163.473.931.852
Qua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau:
Biểu 5:
Tổng tài sản
+ D
+ (%)
Đầu năm 1998: 168.310.608.096
Cuối năm 1998: 201.434.340.131
33.123.732.035
19,68
Cuối năm 1999: 178.718.378.919
- 22.715.961.212
- 11,27
Cuối năm 2000: 163.473.931.852
- 15.244.447.067
- 8,53
Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện: Năm 1998 tăng so với 1997 là 19,68% nhưng năm 1999 lại giảm so với 1998 là 11,27% và năm 2000 giảm so với 1999 là 8,53%. Tương đương với sự biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Có thê năm 1992 và 2000 các nguồn vốn huy động của công ty giảm.
Biểu 6: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
A. Nợ phải trả
27,65%
- 13,456%
- 12,75%
I. Nợ ngắn hạn.
18,87%
- 15,12%
- 11,59%
II. Nợ dài hạn.
3794,6%
8,14%
- 24,5%
B. Nguồn vốn CSH.
- 1,5%
- 3,77%
4,54%
Nhìn vào biểu trên ta thấy năm 1998 tài sản tăng lên được hình thành từ khoản nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm đi. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty và hệ số tự chủ về tài chính.
Năm 1999 và 2000 tài sản của công ty giảm, tương ứng là nguồn vốn của công ty bị giảm. Nhưng điều đáng bàn là ta sẽ xem xét các nguồn huy động vốn của công ty.
2. Những hình thức huy động mà công ty đã áp dụng.
Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào.
a. Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp.
ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.
Ta hãy xem xét nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty.
Biểu 7:
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Phải trả người bán.
2,195%
- 3,975%
2,75%
2. Người mua trả tiền trước.
- 58,01%
73,69%
110,77%
Tổng (1 + 2)
- 55,815%
69,715%
113,52%
Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thê là cùng tăng nhưng có thể lại tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thị lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng.
Biểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Phải thu khách hàng.
29,46%
2,4%
5,057%
2. Trả trước người bán.
934,15%
216,67%
- 75,39%
Tổng (1 + 2)
963,61%
219,07%
- 70,333%
Như vậy năm 1998 và năm 1999 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến năm 2000 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ để xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch.
Biểu 9: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng.
Đơn vị: đồng.
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Vốn đi chiếm dụng.
41.764.261.982
42.453.331.858
40.888.656.725
42.306.834.622
2. Vốn bị chiếm dụng.
36.518.803.708
47.942.622.421
50.630.259.012
51.364.921.178
3. Chênh lệch.
5.245.458.274
- 5.489.290.563
- 9.741.602.287
- 9.058.086.556
Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 1997 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công của các công trình và nguồn vốn Nhà nước cấp.Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.
b. Vay ngắn hạn ngân hàng.
Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau:
Biểu 10: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng.
Đơn vị: Đồng.
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Giá trị.
51.937.095.511
76.155.695.845
61.792.965.702
39.962.244.884
2. Phần tăng, giảm.
24.218.600.334
-14.362.730.143
-21.830.720.818
3. % tăng.
46,63%
- 18,86%
- 35,33%
Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm.Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng có một ưu đãi là: lãi suất vay thấp hơn so với các tổ chức khác và có thể vay khi có nhu cầu. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.
c. Các khoản phải nộp NSNN, phải trả CNV và phải trả khác.
Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau:
Biểu 11: Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Phải nộp NSNN.
2.583.721.757
1.311.712.356
-365.087.886
1.432.018.860
2. Phải trả CNV.
4.693.381.126
4.878.707.893
2.950.451.221
5.727.281.804
3. Phải trả nội bộ.
3.931.587.881
7.457.2147.046
3.610.704.065
869.009.940
4. Phải trả khác.
17.091.423.922
12.766.260.163
14.219.820.185
18.530.091.374
5. Tổng.
28.300.114.686
26.413.897.458
20.415.887.585
26.558.401.978
6. Lượng tăng, giảm.
-1.886.217.228
-5.998.009.873
6.142.514.393
7. % tăng, giảm.
- 6,66%
- 22,7%
30,08%
Năm 1998 và 1999 thì nguồn vốn này giảm nhưng đến năm 2000 nguồn vốn này lại tăng.
d. Nợ dài hạn.
Biểu 12 : Tình hình nợ dài hạn của công ty.
Đơn vị: Đồng.
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Nợ dài hạn.
284.379.184
11.075.424.420
11.977.052.010
9.039.789.248
2. Lượng tăng, giảm.
10.791.045.236
901.627.590
- 2.937.262.762
3. % tăng, giảm.
3694,6%
8,14%
- 24,52%
Như vậy, trong những năm qua thì nguồn vốn này đã tăng lên rất nhanh chóng về quy mô lớn. Tuy nhiên đến năm 2000 thì lại giảm là vì: Cuối năm 1998 trong tổng số nợ dài hạn của công ty (có 128.156.000 đồng là vay dài hạn còn 10.947.268.420 là nợ dài hạn của công ty) sang đến năm 2000 có lẽ công ty đã trả một khoản nợ dài hạn nên số vốn nợ dài hạn của công ty là giảm đi.
e. Vốn ngân sách cấp.
Nói chung nguồn vốn ít thay đổi qua các năm. Vào thời điểm mới thành lập (1995) công ty được Nhà nước cấp 21.922.810.211 đồng, vốn bổ sung là: 3.523.850.916 đồng.
Còn các nguồn như: Lãi chưa phân phối, quỹ phát triển kinh doanh không có nhưng nguồn khấu hao luỹ kế của công ty cũng khá lớn.
III. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở công ty.
1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong công ty.
Công ty Hoá Chất Mỏ cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp.
Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó không dễ một chút nào. Các doanh nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty Hoá Chất Mỏ làm cho công ty không đổi mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty là khó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty Hoá Chất Mỏ đã mua sắm mới cũng như tự nghiên cứu để sản xuất ra những máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên do thiếu vốn nên việc đầu tư chủ yếu trên quy mô nhỏ và không đông bộ, năng lực sản xuất của công ty thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ thiếu vốn đổi mới công nghệ mà công ty còn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định.
2.1. Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành.
Công ty Hoá Chất Mỏ là một doanh nghiệp nhà nước, vốn cố định được hình thành từ nguồn chủ yếu sau: Vốn do NSNN cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay ngân hàng và nguốn vốn khác.
Biểu 13: Cơ cấu VCĐ theo nguồn năm 2000
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
Chênh lệch
A. NSNN cấp*
39,216%
26.111.982.129
39,85%
1.202.091.950
-0,634%
1. Nhà cửa vật liệu kiến trúc.
10.532.159.630
38,56%
11.032.159.969
7,5%
-500.000.939
31,06%
2. Máy móc thiết bị.
2.055.120.289
7,52%
1.955.602.696
7,5%
99.517.593
0,02%
3. Phương tiện vận tải.
13.218.898.356
48,4%
11.616.189.036
44,5%
1.602.709.320
3,9%
4. Dụng cụ quản lý.
1.507.895.804
5,52%
1.508.030.494
5,75%
-134.690
-0,23%
B. Tự bổ sung *
19.525.929.627
28,03%
18.489.581.553
28,22%
1.036.348.074
-0,19%
1. Nhà cửa vật kiến trúc.
7.637.653.114
39,16%
7.900.750.000
42,73%
-263.096.886
-3,57%
2. Máy móc thiết bị.
1.391.370.074
7,125%
300.560.000
1,63%
1.090.810.074
5,495%
3. Phương tiện vận tải.
10.196.871.749
52,22%
9.988.261.553
54,02%
208.610.196
-1,8%
4. Dụng cụ quản lý.
300.034.690
1,536%
300.000.000
1,62%
34.690
-0,084%
C. Vay ngân hàng*
22.810.403.349
32,754%
20.914.274.599
31,93%
1.896.128.750
0,824%
1. Nhà cửa vật kiến trúc.
8.116.773.635
35,58%
6.648.604.974
31,79%
1.468.168.661
3,79%
2. Máy móc thiết bị.
3.065.321.674
13,44%
2.227.770.819
10,65%
837.550.855
2,79%
3. Phương tiện vận tải.
11.628.308.040
50,98%
12.037.898.806
57,56%
-409.590.766
-6,58%
Tổng cộng
69.650.407.055
100%
65.515.828.281
100%
4.134.578.774
Nguồn: Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm 2000 của công ty.
Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét:
Vào thời điểm đầu năm với tổng số vốn cố định của công ty là 65.515.828.281 đồng nguyên giá TSCĐ, trong đó vốn ngân sách cấp và vay ngân hàng chiếm 71,78% còn vốn tự bỏ sung chiếm 28,22% một tỷ trọng tương đối lớn, điều đó phản ánh hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12009.DOC