MỤC LỤC
lỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3
I.1.1. Vốn kinh doanh và các thành phần của vốn kinh doanh 3
I.1.2. Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6
I.1.2.1. Theo nguồn hình thành vốn 6
I.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 7
I.1.2.3. Theo phạm vi hoạt động vốn 7
I.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 8
I.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8
I.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 9
I.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 9
I.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. 10
I.2.2.3. Các chỉ tiêu sinh lời 12
I.3. Một số phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay 13
I.3.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 13
I.3.2. Một số phương hướng biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 15
CHƯƠNG II 17
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN.VISSAN-HÀ NỘI 17
II.1. Vài nét khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội 17
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội 17
II.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Vissan 17
II.1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 17
II.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 18
II.1.2.3. Tổ chức công tác kế toán của chi nhánh 19
II.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 20
II.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội một số năm gần đây 21
II.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 22
II.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 22
II.2.1.1. Thuận lợi của chi nhánh 23
II.2.1.2. Khó khăn tồn tại của chi nhánh 23
II.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội 24
II.2.2.1. Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. 25
II.2.2.2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh. 29
II.2.2.3. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh 35
II.2.2.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 40
CHƯƠNG III 45
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CHI NHÁNH VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN . VISSAN - HÀ NỘI 45
III.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới 45
III.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 46
III.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạt tạo vốn và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh 46
III.2.2. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội 47
III.2.2.1. Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối da công xuất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 48
III.2.2.2. Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và cơ cấu lại nguồn vốn 49
III.2.2.3. Tổ chức tốt công tác thu mua, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ 50
III.2.2.4. Tiếp tục tìm kiếm thị trường tăng doanh thu 52
III.2.2.5. Tổ chức tốt công tác kế toán và thường xuyên phân tích hoạt động tài chính trong chi nhánh. 52
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu là vốn vay trong đó chủ yếu vay ngắn hạn và dài hạn, cũng dễ hiểu rằng chi nhánh mới được thành lập chưa tròn mười năm nên tiềm lúc vốn tự có và vốn chủ sở hữu chưa cao là vậy, chi nhánh chấp nhận chịu một khoản chi phí phải trả cho sử dụng vốn là rất lớn.
Qua số liệu trong bảng 2 ta thấy được một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính của chi nhánh như sau :
11.6 85.163.895
Tổng nợ 2003
Tổng nguồn vốn chi nhánh
- Hệ số nợ 2003
=
7.044.831.420
- Hệ số nợ 2003
=
= 0,61
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
- Hệ số nợ dài hạn 2003
=
886.381.375
- Hệ số nợ dài hạn 2003
=
4.640332.475 + 886.381.375
= 0,16
Tổng số vốn của chi nhánh
Vốn chủ sở hữu
- Hệ số vốn chủ sở hữu
=
11.685.163.895
6.460.332.475
- Hệ số vốn chủ sở hữu
=
= 0,39
Theo tính toán trên Hệ số nợ của chi nhánh trong năm 2003 là 61 % và hệ số vốn chủ sở hữu là 39 % ta thấy hệ số nợ của chi nhánh cũng tương đối hợp lý tuy hệ số nợ là hơi cao. Đây là một điều mà chi nhánh cần lưu ý tránh tình trạng phụ thuộc vào nợ phải trả, trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Trong tổng số nợ vay của chi nhánh thì chủ yếu là nợ ngắn hạn. Số vốn vay ngắn hạn được huy động từ cán bộ công nhân viên, các tổ chức tín dụng và các tổ chức cá nhân khác.
Nếu xét về thời gian huy động vốn thì 59,45 % số vốn của chi nhánh được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại 40,55 % được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Qua đó ta thấy được sự ổn định trong nguồn vốn của chi nhánh, đảm bảo cho chi nhánh có được sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ số trên ta cũng thấy được phần nợ của chi nhánh là khá lớn mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Khi phân tích đánh giá các khoản nợ thì việc xem xét kết cấu và sự biến động của chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì thông qua việc xem xét đó sẽ cho chúng ta biết được các khoản nợ đó tập trung ở đâu, chiếm tỷ trọng là bao nhiêu và chúng tăng giảm như thế nào so với năm trước, để có những biện pháp đúng đắn nhất trong việc dùng nguồn vốn này.
* Kết cấu và sự biến động các khoản nợ phải trả của chi nhánh ( xem bảng 03 ).
Theo số liệu tính toán của bảng 03 ta thấy Nợ phải trả của chi nhánh năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 bằng : 303.873.970đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,51 %.
Việc tăng các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng 465.885.456đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,19 %. Nợ ngắn hạn tăng từ các yếu tố :
Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn tăng 67.330.743đ, tuy vay ngắn hạn ngân hàng giảm hơn so với năm 2002 là 236.056.211 tương ứng với tỷ lệ giảm 8,1 % nhưng nguồn vay cán bộ công nhân viên lại tăng mạnh điều đó chứng tỏ chi nhánh biết tận dụng nguồn vốn vay trong chính tại chi nhánh mình có thể giảm được chi phí vay ngắn hạn ngân hàng tránh lệ thuộc vào nguồn vốn này, cũng từ nguồn vay CBCNV tăng ta có thể thấy được trong năm qua chi nhánh làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân viên tăng, tin tưởng vào đội ngũ quản lý của chi nhánh, và tiền gửi vào chi nhánh tăng.
+ Nợ dài hạn đến hạn trả giảm 109.855.981đ so với năm trước tương ứng với tỷ lệ giảm 26,4 % tỷ lệ này giảm khá cao từ 416.184.729đ suống còn 306.328.748đ. Điều này chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến khoản nợ phải trả dài hạn này.
+ Phải trả cho người bán tăng mạnh từ 158.092.364đ năm 2002 lên 4.700.160.075đ năm 2003 tăng 311.923.711đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 197% , điều đó cho ta thấy được chi nhánh đã tăng mạnh mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm kể cả chất lượng lẫn số lượng sản phẩm, chi phí mua nguyên vật liệu mới cũng tăng lên, hơn nữa tuy thành lập chưa phải lâu nhưng chi nhánh đã có uy tín cao với bạn hàng nên chi nhánh có thể mua chịu nguyên vật liệu với thời hạn thanh toán ưu đãi và với một số lượng khá lớn như vậy. Với khoản vay này chi nhánh được sử dụng mà không cần phải trả chi phí sử dụng vốn. Tuy vậy thời hạn của khoản vay này còn phải tuỳ thuộc vào bạn hàng nên chi nhánh cần có kế hoàch thanh toán tiền hàng đúng hạn tránh tình trạng nợ tồn nhiều làm mất uy tín với bạn hàng, không có lợi cho chi nhánh.
+ Người mua trả tiền trước là 158.938.597đ chiếm tỷ trọng là 2,25 % trong tổng số nợ ngắn hạn tăng 129.194.011đ so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng 69 %, tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số nợ ngắn hạn nhưng tỷ lệ tăng cao so với năm 2002 nay là một tín hiệu khả quan về lượng sản phẩm của chi nhánh đã dần dần có chỗ đứng trên thị trường và đã mở rộng được thị phần của mình, tạo chỗ đúng vững chắc trong đời sống nhân dân, lượng sản phẩm bán ra của chi nhánh có su hướng tăng mạnh, mặt khác dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần đảm bảo vốn cho chi nhánh hoạt động tốt, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, tăng uy tín chi nhánh.
+ Phải trả cho công nhân viên năm 2003 là 356.743.157đ chiếm tỷ trọng 5,06 % nợ ngắn hạn, tăng hơn năm 2002 là 129.194.011đ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,8 %. Đây là khoản chiếm dụng được của chi nhánh mà không mất một đồng chi phí sử dụng vốn nào nhưng đến thời hạn chi nhánh phải trả cho công nhân viên, đây cũng là một vấn đề nhạy cảm mà ban lãnh đạo của chi nhánh phải quan tâm và phải có cơ cấu về thời gian hợp lý trong khi sử dụng nguồn vốn này.
+ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm 2,04 % trong tổng nợ ngắn hạn với số tiền là 143.913.568đ giảm so với năm 2002 là 20.633.590đ tương ứng tỷ lệ giảm 12,54 % phản ánh chi nhánh đã có nhiều cố gắng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nhưng chi nhánh vẫn nợ nhà nước với số tiền như vậy thì trong năm tới chi nhánh cố gắng thanh toán khoản nợ này cho nhà nước.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng 3,93% trong tổng số nợ ngắn hạn với số tiền là 275.777.291đ tăng 129.194.011đ so với năm 2002 tương ứng tỷ lệ tăng 8,75 % .
Nợ dài hạn
+ Khoản nợ vay dài hạn là 886.381.375đ chiếm tỷ trọng 12,58 % trong tổng Nợ phải trả giảm 195.337.840đ so với 2002 tương ứng với tỷ lệ giảm 15,24 % điều đó chứng tỏ chi nhánh tương đối tự chủ được nguồn vốn để đầu tư vào tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh.
+ Khoản nợ khác năm 2003 chiếm tỷ trọng 0,02 %. Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nợ phải trả với số tiền 1.239.453đ so với năm 2002 giảm 2.673.646đ tương ứng với tỷ lệ giảm 68.33 %.
Trên đây, là một số đánh giá tổng quát từ tình hình Nợ phải trả của chi nhánh, ta thấy được trong năm 2003 tổng số nợ phải trả của chi nhánh tương đối cao chủ yếu tăng lên từ các khoản nợ ngắn hạn và các khảon chiếm dụng của chi nhánh trong quá trình sản xuất kinh doanh của chi nhánh tuy rằng chiếm dụng được các khoản chiếm dụng này chi nhánh sẽ không phải mất chi phí sử dụng vốn nhưng chi nhánh phải hêt sức thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn này, bởi vì trong quá trình sử dụng nguồn vốn này sẽ có thời hạn cho phép nhất định, trong thời gian cho phép thì nguồn vốn này trở nên hữu dụng đối với chi nhánh nhưng khi không còn thời gian thì nguồn vốn này lại trở nên không hợp lý. Do đó khi sử dụng vốn này chi nhánh chỉ có thể sử dụng vào mục đích tạm thời, phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn định tránh tình trạng các khoản chiếm dụng lưu lại khi mà không có mục đích dùng cho sản xuất kinh doanh.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh.
Vốn cố định của chi nhánh năm 2003 là 4.898.215.084đ chiếm 41,92 % trong tổng số vốn kinh doanh của chi nhánh, tăng hơn so với năm 2002 là 205.840.068đ tương ứng với tỷ lệ tăng 4,39 %. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của chi nhánh, ta phải nghiên cứu rõ được tình hình tăng giảm TSCĐ của chi nhánh (bảng số 04 ).
Qua bảng số 04 ta thấy tính hết ngày 31-12-2003 Nguyên giá tài sản cố định đang dùng là : 6.882.218.812đ, trong đó bao gồm : TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản phúc lợi công cộng và TSCĐ vô hình, TSCĐ chưa cần dùng của chi nhánh không có cũng như vậy TSCĐ không cần dùng chi nhánh cũng không có, điều đó chứng tỏ chi nhánh đã tập trung toàn bộ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh.
Qua bảng ta thấy nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh là : 6.882.218.812đ chiếm 98,8 % trong tổng số TSCĐ đang dùng. Trong năm 2003 chi nhánh đã thay đổi một số chi tiết trong dây chuyền sản xuất sản phẩm sản xuất chả giò bằng cách bán một số phụ kiện cũ trong dây chuyền để nâng cấp dây chuyền sản xuất, như ta thấy được rằng :
+ Máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh tăng : 114.430.081đ tương ứng tỷ lệ tăng 5,77 % , chi nhánh đã thay đổi nâng cấp dây chuyền sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm, thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tăng uy tín chất lượng chi nhánh.
+ Nhà cửa vật kiến trúc tăng : 192.051.991đ tương ứng tỷ lệ tăng là 4,3 % so với năm 2002. Số tăng này do chi nhánh đã xây dựng thêm kho chứa hàng tại nơi nhà máy ở khu công nghiệp Tịnh Sơn - Bắc Ninh. Nhằm hạn chế việc phải đi thuê kho chứa hàng mà nhiều năm qua chi nhánh phải chịu những chi phí kho chứa hàng một cách đáng tiếc.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng ít 2.460.823đ tương ứng tỷ lệ tăng 1,01 % , phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng chủ yếu chi nhánh lắp đặt thêm một số thiết bị dẫn điện tại trụ sở của chi nhánh tại 154 Phố Huế, đáp ứng an toàn về đường dẫn của một số máy làm lạnh ngay tại tầng một là tầng giới thiệu sản phẩm và kinh doanh một số hàng thực phẩm của trụ sở tại Hà Nội.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý 7.406.661đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,81 % so với năm 2002, trong năm 2003 tại phòng kế toán của chi nhánh có bổ sung thêm một máy in vi tính tăng tính hiệu quả của công việc kế toán.
TSCĐ phúc lợi không có, cũng thật dễ hiểu vì chi nhánh là một doanh nghiệp thuộc loại nhỏ nên lượng TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi cộng đồng không có, mà chỉ có những TSCĐ dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà thôi.
TSCĐ vô hình không hề thay đổi so với năm 2002, đây là một những chương trình cải tiến phương pháp làm việc của phòng sản xuất kinh doanh và, mang lại hiệu quả công việc giảm giờ công tăng năng xuất lao động và tiêu thụ nhanh sản phẩm.
Thông qua các số liệu vừa phân tích ta thấy rằng, nhìn chung cơ cấu TSCĐ của chi nhánh Vissan - Hà nội bố trí tương đối hợp lý. Tất cả máy móc thiết bị , nhà cửa phương tiện đều tập trung cho sản xuất kinh doanh. Đây là cơ cấu thể hiện tốt cho quá trình phát triển của chi nhánh từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh sản phẩm, nhưng chi nhánh cũng phải hết sức chú trọng tới các công trình phục vụ lợi ích công cộng đảm bảo sức khoẻ của công nhân viên trong toàn chi nhánh, biết rằng điều đó rất khó khăn bởi chi nhánh là một doanh nghiệp còn nhỏ so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất sản phẩm. Nếu không có các điều kiện về cơ sở vật chất thì chi nhánh nên tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh hơn nữa.
Để đánh giá sâu sắc hơn về tình hình vốn cố định tại thời điểm hiện tại của chi nhánh ta phải xem xét tới năng lực hiện có của TSCĐ cũng tại thời điểm hiện tại của chi nhánh thông qua các chỉ tiêu giá trị còn lại.
Giá trị còn lại về TSCĐ của chi nhánh là thước đo chính xác về hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh trong năm 2003 thông qua bảng số liệu 05 sau :
* Đánh giá hiện trạng TSCĐ của chi nhánh qua bảng thống kê số 05
Bảng 05: NGUYÊN GIÁ VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT : Đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Số đã khấu hao
Giá trị còn lại
Số tiền
%
I. TSCĐ đang dùng
6.882.218.812
1.984.003.728
4.898.215.084
100
1. TSCĐ dùng trong SXKD
6.801.218.812
1.958.221.187
4.842.997.625
98,87
- Nhà cửa, vật kiến trúc
3.611.578.428
1.265.842.192
2.345.736.236
47,9
- Máy móc thiết bị
2.842.673.652
588.722.727
2.253.950.925
46,01
- Phương tiện vận tải truyền dẫn
264.202.417
89.527.831
174.674.586
3,57
- Thiết bị dụng cụ quản lý
82.764.315
14.128.437
68.635.878
1,39
2. TSCĐ phúc lợi công cộng
0
0
0
3. TSCĐ vô hình
81.000.000
25.782.541
55.217.459
1,13
Từ bảng 05 ta thấy được tình trạng TSCĐ của chi nhánh được đưa vào sử dụng trong thời gian cũng chưa lâu lắm tất cả TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh đang còn tương đối mới chưa bị lạc hậu so với nguyên giá TSCĐ ban đầu, mức độ khấu hao của tài sản đang dùng còn ít, tính đến ngày 31/12/2003 tổng giá tị của tài sản đang dùng là : 4.898.215.084đ chiếm toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định.
TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là :4.842.997.625đ chiếm 98,87 % của TSCĐ đang dùng trong đó :
Nhà cửa, vật kiến trúc là 2.345.736.236đ chiếm 47,9 % của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh, nhìn chung nhà cửa, vật kiến trúc của chi nhánh còn tương đối mới vẫn còn lại 64,95 % giá trị so với nguyên giá.
Không chỉ nhà cửa, vật kiến trúc còn mới mà máy móc thiết bị sản xuất cũng vẫn còn rất mới, còn lại 79,3 % so với nguyên giá ban đầu, điều đó cũng rất dễ hiểu, bởi vì chi nhánh cũng mới được thành lập chưa lâu, hầu hết các thiết bị sản xuất sản phẩm của chi nhánh đều mới, hoặc có chăng cũng vẫn còn đến 95 % giá trị ban đầu. Máy móc thiết bị là 2.253.950.925đ chiếm 46,01 % tổng giá trị còn lại, đây cũng là lợi thế của chi nhánh vì năng lực sản xuất của chi nhánh đạt khá cao, tạo thuận lợi về uy tín lẫn chỗ đứng của chi nhánh trên thị trường thành phố Hà Nội nói riêng và trên thị trường miền Bắc nói chung.
Phương tiện vận tải truyền dẫn là 174.674.586đ chiếm 3,57 % trong tổng số giá trị còn lại. So với nguyên giá còn lại 66,11 % giá trị.
Thiết bị dụng cụ quản lý là : 68.635.878đ chiếm 1,39 % trong tổng số giá trị còn lại so với nguyên giá còn lại 81,99 % giá trị, thiết bị dụng cụ quản lý còn rất mới so với nguyên giá ban đầu điều này là do chi nhánh cũng mới chỉ áp dụng những thiết bị tiên tiến vào trong quản lý chưa lâu.
Tài sản cố định vô hình còn lại là 55.217.459đ chiếm 1,13 % trong tổng giá trị còn lại so với nguyên giá còn lại 68,17 %.
Qua phân tích trên ta thấy được rằng chi nhánh Việt nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) là một doanh nghiệp được thành lập chưa lâu máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm của chi nhánh còn tương đối mới so với nguyên giá. Đây là mặt rất thuận lợi cho chi nhánh trong việc quản lý và tăng năng xuất sản phẩm sản xuất, làm ra những sản phẩm đáp ứng được về chất lượng cũng như số lượng của chi nhánh, tạo tiền đề để chi nhánh ngày một phát triển hơn nữa. Nhưng nhìn vào phân tích trên thì ta chưa thấy được rõ về hiệu quả sủ dụng vốn cố định của chi nhánh lắm, để rõ hơn về tình hình sử dụng và hiệu quả của việc sử dụng VCĐ thì ta cần đi vào xem xét một số chỉ tiêu sau :
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
46.269.572.434
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
4.795.295.050
=
9,65
4.692.375.013 + 4.898.215.084
2
- Vốn cố định bình quân
=
= 4.795.295.049đ
Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 9,65 đồng doanh thu thuần, tăng hơn so với năm 2002 (9,31) là 0,34 đồng. Điều này chứng tỏ chi nhánh sử dụng tương đối có hiệu quả hai nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ là doanh thu thuần và VCĐ bình quân, do vậy chi nhánh cần phải phát huy tính hiệu quả của hai nhân tố trên và giữ vững được mức tăng trưởng trên, điều đó rất có lợi cho sự phát triển của chi nhánh.
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Nguyên bình quân TSCĐ trong kỳ
46.269.572.434
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
6.687.439.034
=
6,91
Cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 6,91 đồng doanh thu thuần tăng 0,14 đồng so với năm 2002 (6,77 đồng)
Để rõ hơn nữa trong hiệu quả sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh ta phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh :
Lợi nhuận ròng
- Hiệu quả sử dụng VCĐ
=
Nguyên bình quân TSCĐ trong kỳ
786.492.046
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
=
4.635.794.238
=
0,17
Cứ 1 đồng nguyên giá VCĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,17 đồng lợi nhuận tăng 0,04 đồng so với năm 2002 (0,13đ)
Từ kết quả trên ta có bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh trong hai năm như sau :
Bảng 06. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chêng lệch
1. Doanh thu thu thuần
Đồng
43.104.964.611
46.296.572.434
3.191.607.820
2. Lợi nhuận ròng
Đồng
605.204.673
786.492.046
181.287.373
3. Vốn cố định bình quân
Đồng
4.635.794.238
4.795.295.049
159.500.811
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân
Đồng
6.492.659.256
6.687.439.034
194.779.778
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( 1 : 4 )
%
6,77
6,91
+ 0,14
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ ( 1 : 3 )
%
9,31
9,65
+ 0,34
7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ ( 2 : 3 )
%
0,13
0,17
+ 0.04
Qua bảng 06 ta thấy các chỉ tiêu trong năm 2003 đều tăng so với năm 2002 cụ thể như sau :
Hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên 0,34 đồng, nghĩa là 1 đồng vốn cố định của chi nhánh năm 2003 tham gia vào sản xuất kinh doanh mang lại 9,65 đồng doanh thu nhưng với 1 đồng vốn cố định năm 2002 chỉ mang lại 9,31 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên do ảnh hưởng hai nhân tố : Doanh thu và vốn cố định bình quân. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố trên, trong đó ta tính toán được rằng , doanh thu tăng đã làm tăng 0,69 đồng hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm xuống - 0,35 đồng. Doanh thu tăng là do chi nhánh tăng được mức tiêu thụ cung ứng các loại hàng thực phẩm hơn nữa.
Việc tăng vốn cố định, năm 2003 so với năm 2002 chứng tỏ trong năm lượng TSCĐ được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại cao hơn, do đó làm tăng mức khấu hao TSCĐ.
Khi xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cần phải đặt trong mối quan hệ với hiệu suất sử dụng TSCĐ . Theo số liệu của bảng 06, cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 6,77 đồng doanh thu, nhưng cũng 1 đồng nguyên giá TSCĐ đó trong năm 2003 thì tạo ra được 6,91 đồng doanh thu, tức là tăng 0,14 đồng. Đây là hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ trong khi chỉ tăng 6,01 % so với năm trước, chi nhánh cần phát huy hơn nữa trong việc sử dụng có hiệu quả của TSCĐ hơn nữa.
Xét về tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2003 tăng 0,04 đồng so với năm 2002. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được tăng và số dư bình quân vốn cố định cũng tăng. Tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ ( 29,95 % > 3,44 % ).
Với tỷ lệ tăng lợi nhuận VCĐ như vậy chứng tỏ sự đầu tư vào TSCĐ của chi nhánh có kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay sau khi đầu tư nâng cấp, sản lượng tăng lên và chất lượng tăng lên dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng lên. Đây chính là cơ sở để tăng lợi nhuận ròng nếu chi nhánh làm tốt công tác giảm chi phí.
Đồng thời cả 3 chỉ tiêu trên ta thấy tác động tăng của vốn cố định bình quân sử dụng trong năm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hầu hết TSCĐ đang sử dụng của chi nhánh trong năm được mua sắm từ những năm trước đó và trong năm 2003 chỉ đầu tư đổi mới một số ít TSCĐ nên lượng vốn cố định tiêu hao trong sản xuất kinh doanh tương đối lớn mà hiệu quả chưa được cao. Vấn đề trở ngại là phần lớn TSCĐ của chi nhánh là nhà cửa, vật kiến trúc, và phương tiện truyền dẫn nhu cầu sử dụng nhiều mà khó nâng cao hiệu quả, thời gian khấu hao lại kéo dài. Vì vậy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như : kết hợp việc sử dụng xe chuyên chở hàng hoá với công tác giao dịch với khách hàng nhằm tránh được một số chi phí trong khi chi nhánh lại có khả năng kết hợp, tận dụng mặt bằng và nhà cửa cho công tác giới thiệu và bán sản phẩm, đầu tư kho bảo quản sản phẩm tránh thiệt hại về sản phẩm vì sản phẩm là những mặt hàng thực phẩm nên dễ hư hỏng nhằm sử dụng một cách tốt nhất TSCĐ hiện có, đồng thời đảm bảo quỹ khấu hao đủ để bù đắp nguyên giá TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh, từng bước đưa chi nhánh ngày một phát triển hơn nữa trong nền kinh tế thị trường.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh
Vốn lưu động của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản ( Vissan- Hà nội ), tính đến thời điểm 31/12/2003, tổng vốn lưu động của chi nhánh là 6.786.948.811đ chiếm tỷ
trọng 58,08 % trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng hơn so với năm 2002 603.238.564đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,76 %. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trước hết ta xem xét kết cấu của vốn động thông qua số liệu bảng 07 trang bên :
Qua số liệu của bảng 07 ta thấy thời điểm 31/12/2003 tổng số vốn của chi nhánh bằng tiền là 826.827.977đ tăng 361.887.357đ so với cùng kỳ năm 2002, tỷ lệ tăng tương ứng 77,8 % trong đó :
- Tiền mặt tại quỹ tăng 82.322.121đ tương ứng với tỷ lệ tăng 109 %. Lượng tiền mặt tại quỹ tăng mạnh chứng tỏ chi nhánh trong năm qua đã hoạt động có hiệu quả cao và cần có một lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn để thanh toán.
Tiền gửi ngân hàng cũng tăng mạnh với số tiền là 279.565.236đ tương ứng với tỷ lệ tăng 71,8 %, đây là khoản tiền chi nhánh cần có để đảm bảo thanh toán với khách hàng, lượng tiền này tăng chứng tỏ chi nhánh trong năm qua đã làm ăn có hiệu quả cao và đảm bảo được lượng tiền gửi trong ngân hàng càng tăng.
- Các khoản phải thu của chi nhánh trong năm 2003 là 2.232.680.210đ chiếm 34,24% trong tổng vốn lưu động của chi nhánh tăng 258.625.052đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,5 % trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 152.920.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,36 % đây là tình trạng khách hàng nợ với số lượng hàng lớn mà chi nhánh chưa thể thu hồi được, một mặt do chi nhánh đang muồn mở rộng thị phần của mình và có thể cho khách hàng chậm trả nợ cho chi nhánh nhưng mặt khác nữa là do chi nhánh bán ra lượng hàng lớn hơn cùng kỳ năm trước, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nếu chi nhánh không giảm được khoản phải thu của khách hàng sẽ làm cho một lượng vốn của chi nhánh bị chiếm dụng và sẽ không tăng vòng quay của vốn được nên chi nhánh cần hết sức nhạy bén trong công tác thu hồi nợ của khách hàng.
Trả trước cho người bán tăng 96.915.362đ tương ứng với tỷ lệ tăng 112 % thể hiện chi nhánh đang tạo uy tín hơn nữa đối với bạn hàng, trong sự cạnh tranh mọi mặt kể cả đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế thì đây là việc chi nhanh cần phát huy.
Các khoản phải thu khác và khoản phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn lưu động của chi nhánh trong năm qua.
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ là 3.508.320.721đ chiếm 51,7 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, giảm 75.600.885đ tương ứng với tỷ lệ giảm 2,11 % so với năm trước trong đó :
Nguyên vật liệu tồn kho giảm 302.343.976đ với tỷ lệ giảm là 10,02 % điều này chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên đã giảm được số nguyên vật liệu tồn kho, giảm được sự ứ đọng nguyên vật liệu đặc biệt với đặc điểm sản xuất sản phẩm của chi nhánh là mặt hàng thực phẩm nên hầu hết nguyên liệu không thể bảo quản và giữ được lâu thì chi nhánh cần phải tích cực trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nữa, tránh bỏ ra lượng chi phí lớn khi bảo quản số nguyên vật liệu dù đó chỉ là trong thời gian ngắn.
Công cụ dụng cụ của chi nhánh tăng 20.370.719đ tương ứng với tỷ lệ tăng 42,63 % đây là số thiết bị bảo quản sản phẩm của chi nhánh nhằm dùng vào những dịp lễ tết lượng sản phẩm của chi nhánh sản xuất và kinh doanh tăng mạnh.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh là chu kỳ sản xuất sản phẩm của chi nhánh ngắn với đối tượng sản xuất là đồ nguội nên khi kết thúc làm việc cũng là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm sản xuất dở dang nên chi phí sản xuất kinh doanh dở của chi nhánh không có.
Thành phẩm tồn kho tăng mạnh, tăng 295.292.895đ tương ứng với tỷ lệ tăng 74,3 % đây là khoảng thời gian cuối năm chi nhánh cần có lượng thành phẩm lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mạnh của người dân.
Hàng hoá tồn kho của chi nhánh giảm mạnh so với số lượng tồn kho cùng kỳ năm trước thể hiện được công tác tiêu thụ hàng hoá của chi nhánh tốt.
- Tài sản lưu động khác của chi nhánh năm 2003 là 128.119.903đ chiếm 1,98 % trong tổng số vốn lưu động của chi nhánh tăng 58.327.040đ với tỷ lệ tăng 83,6 % số tăng này do bộ phận maketing sản phẩm tạm ứng, để thanh toán các chi phí về giới thiệu sản phẩm ở một số triển lãm trong đó có triển lãm ở Giảng võ Hà nội và một số nhân viên ở phòng kinh doanh tìm hiểu và mở rộng thị trường.
Qua trên ta có thể so sánh số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của chi nhánh trong năm 2003 qua số liệu bảng 08 sau :
Qua tính toán ở bảng 08 ta thấy được rằng vốn bị chiếm dụng của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2002 là -1.167.857.164đ, đến thời điểm 31/12/2003 số vốn chiếm dụng này tăng lên còn -918.071.522đ chiếm 13,53 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, giảm 249.785.642đ tương ứng với tỷ lệ giảm 43,9 % điều này là do khoản phải trả cho người bán tăng lên so với đầu năm là 311.923.711đ tương ứng với tỷ lệ tăng 197 %, tìm hiểu điều này thì biết được sở dĩ tăng như vậy là do chi nhánh mở rộng mối quan hệ với bạn hàng, mặt khác chi nhánh mở rộng sản xuất sản phẩm nên lượng nguyên vật liệu mua chịu vào tăng mạnh, với khoản này chi nhánh đã chiếm dụng được lượng vốn mà không mất chi phí sử dụng vốn, nhưng nhìn tổng thể thì lượng vốn ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12765.DOC