PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian 3
1.3.2.2. Phạm vi về không gian 3
1.3.2.3. Phạm vị nội dung 3
PHẦN II 4
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.1.1.Khái niệm về hộ 4
2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân 5
2.1.1.3. Khái niệm kinh tế hộ nông dân 6
2.1.2. Thu nhập của hộ nông dân 6
2.1.3.Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân 6
2.1.4. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong điều kiện hiện nay 7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 8
2.2.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc 8
2.2.1.2 Giai đoạn từ 1955 đến 1959 8
2.2.1.3 Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980 9
2.2.1.4. Giai đoạn từ 1981 đến 1987 9
2.2.1.5.Giai đoạn từ 1988 đến nay 10
2.2.2. Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 11
2.2.2.1. Thực trạng 11
2.2.2.2. Xu hướng phát triển 13
2.2.3. Một số loại hình nông hộ chủ yếu hiện nay 14
2.2.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 16
2.2.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của Thái Lan 16
2.2.4.2.Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của Trung Quốc 17
2.2.4.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Đài Loan 18
2.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu về điều kiện phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho hộ nông dân 20
2.3.2.Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân 20
PHẦN III 22
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.1.1. Vị trí địa lý 22
3.1.1.2. Địa hình 22
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn 22
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23
3.1.2.1. Tình hình đất đai của xã Phương Trung 23
3.1.2.2.Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Phương Trung 26
3.1.2.3.Tình hình tài sản và cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2002 29
3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Phương Trung qua 3 năm (2000-2002) 33
3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.2.1.Phương pháp chung 35
3.2.2.Phương pháp cụ thể 36
3.2.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 36
3.2.2.1.1.Thu thập tài liệu,số liệu có sẵn 36
3.2.2.1.2.Thu thập tài liệu, số liệu điều tra 36
3.2.2.2.Phương pháp phân tích 37
3.2.2.2.1.Phương pháp phân tổ 37
3.2.2.2.2.Phương pháp so sánh 38
3.2.2.2.3.Phương pháp hạch toán và đánh giá hiệu quả 38
PHẦN IV 39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1.THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG HỘ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 39
4.1.1.Sơ lược về kinh tế nông hộ của địa phương 39
4.1.2.Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra 39
4.1.3.Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra 41
4.1.4.Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra 43
4.1.4.1. Thực trạng sản xuất của ngành trồng trọt 43
4.1.4.1.1.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ khá năm 2002 44
4.1.4.1.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ trung bình 46
4.1.4.1.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ nghèo của xã 48
4.1.4.1.4.So sánh kết quả và hiệu quả một số cây trồng chính của các nhóm hộ điều tra 49
4.1.4.2.Thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ điều tra 51
4.1.4.3.Thực trạng về Tiểu Thủ Công Nghiệp và Thương Mại - Dịch vụ 53
4.1.5.Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành của nhóm hộ khá năm 2002 55
4.1.6.Tình hình thu nhập của các nhóm hộ điều tra 57
4.1.7.Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ tại địa phương 58
4.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ PHƯƠNG TRUNG 60
4.2.1.Các giải pháp cụ thể 60
4.2.1.1.Đối với nhóm hộ khá, giàu 60
4.2.1.2. Đối với nhóm hộ trung bình 62
4.2.1.3. Đối với nhóm hộ nghèo 62
4.2.2. Các giải pháp chung 64
4.2.2.1. Định hướng chung 64
4.2.2.2 Các giải pháp chủ yếu 65
4.2.2.2.1 Tăng cường cồng tác huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 65
4.2.2.2.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ 67
4.2.2.2.3.Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 68
4.2.2.2.4.Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ khuyến nông cơ sở và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật 69
4.2.2.2.5.Mở rộng thị trường 70
4.2.2.2.6.Giải quyết trao đổi ruộng đất 71
4.2.2.2.7. Tăng cường công tác văn hoá - giáo dục - y tế - trật tự an toàn xã hội 71
4.2.2.2.8.Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lí 72
PHẦN V 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1.KẾT LUẬN 73
5.2.KIẾN NGHỊ 74
5.2.1.Đối với nhà nước 74
5.2.2.Đối với chính quyền cơ sở 75
5.2.3.Đối với các hộ nông dân 75
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Phương Trung, huyện Thanh oai, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hạch toán và đánh giá hiệu quả
Từ các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành xử lý, qua đó tính toán các chỉ tiêu kinh tế và qua các chỉ tiêu kinh tế này,chúng tôi đưa ra nhận xét, kết luận và các giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở xã.
Phần IV
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.Thực trạng kinh tế hộ nông hộ của địa phương
4.1.1.Sơ lược về kinh tế nông hộ của địa phương
Phương Trung là một xã mà ở đó kinh tế hộ nông dân vẫn là hình thức kinh tế phổ biến và chủ yếu nhất trong đời sống kinh tế của địa phương. Với tổng số hộ là 1936 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 1683 hộ, chiếm 86,93% tổng số hộ. Nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người là 2,074 triệu đồng/ năm. Con số này phản ánh tình trạng thu nhập thực tế của người dân trong xã.
Theo kết quả thống kê của xã thì tỷ lệ khá, giàu ở đây đạt 31,2%, tỷ lệ đói nghèo là 14%, còn lại hộ trung bình chiếm 54,8%. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ, trong đó có 28 hộ khá, chiếm 31,11%, 49 hộ trung bình, chiếm 54,45% và 13 hộ nghèo, chiếm 14,44% tổng số hộ điều tra. Thực tế cho thấy các hộ này tuy có nhiều nguồn thu khác nhau nhưng đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất nông nghiệp các hộ còn tham gia sản xuất ngành nghề, buôn bán, dịch vụ tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh của gia đình mà có số lao động, thu nhập khác nhau. Cụ thể tình hình của các nhóm hộ điều tra như sau:
4.1.2.Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra
Lao động và nhân khẩu là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của nông hộ.
Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra được thể hiện trong biểu 5. Để tiện cho việc đánh giá từng mức thu nhập của các nhóm hộ tôi phân các hộ ra làm 3 nhóm, đó là: Nhóm hộ thuần nông, nhóm hộ nông nghiệp + ngành nghề và nhóm hộ nông nghiệp + buôn bán. Theo kết quả điều tra thì số hộ thuần nông là 8 hộ, chiếm 8,89% tổng số hộ điều tra, trong đó có 1 hộ khá, 2 hộ trung bình và 5 hộ nghèo. Số hộ nông nghiệp + ngành nghề là 64 hộ, chiếm 71,11% tổng số hộ điều tra và số hộ nông nghiệp + buôn bán, dịch vụ là 18 hộ, chiếm 20% tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ hộ khá, trung bình, nghèo trong nhóm hộ thuần nông là:12,5%; 25%; 62,5%. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo trong hộ thuần nông chiếm cao nhất, đây chủ yếu là những hộ có ít đất và lao động không nhiều, hoặc gia đình đông con và còn nhỏ, gia đình có người già hoặc người bệnh thường xuyên đau yếu,...vốn đầu tư thấp. Đây là một điểm cần chú ý vì là hộ thuần nông nên họ không có nguồn thu nào khác ngoài nông nghiệp, trong khi đó nông nghiệp đem lại hiệu quả không cao, rủi ro lớn. Về hộ nông nghiệp + ngành nghề cũng như nông nghiệp + buôn bán thì tổng số hộ của hai nhóm hộ này là 82 hộ. Trong đó chủ chốt nằm trong hai loại hộ khá và trung bình, tuy nhiên vẫn còn 8 hộ nông nghiệp + ngành nghề vẫn thuộc diện hộ nghèo, chiếm 12,5% số hộ nông nghiệp + ngành nghề, đây chủ yếu là những hộ ít đất, đông con nhưng chưa có kinh nghiệm sản xuất. Số hộ nông nghiệp + ngành nghề và nông nghiệp + buôn bán trong loại hộ khá là 27 hộ, chiếm 32,93%. Và hộ trung bình thuộc hai nhóm hộ trên là 47 hộ, chiếm 57,32%.
Về số nhân khẩu, tổng số nhân khẩu trong tổng số 90 hộ điều tra là 391 người, bình quân 4,34 người/ hộ. ở hộ khá là 4,32 khẩu, thấp hơn hộ trung bình là 0,05 khẩu và cao hơn hộ nghèo là 0,01 khẩu. Và lao động bình quân/hộ là 2,08 lao động, ở hộ khá là 2,07 lao động thấp hơn hộ trung bình là 0,07 lao động và cao hơn hộ nghèo là 0,25 lao động, như vậy ở hộ nghèo bình quân lao động rất thấp, bởi vậy mà bình quân một lao động trong hộ nghèo phải gánh 2,06 nhân khẩu. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các hộ này trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.
Qua biểu này, chúng tôi còn thấy các hộ nghèo đã ít lao động, chủ hộ lại thiếu kiến thức. Điều tra 13 hộ nghèo có một chủ hộ tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm 7,69% tổng số hộ nghèo, 4 chủ hộ tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở, chiếm 30,76% tổng số hộ nghèo, 7 chủ hộ đã hết cấp1 hay còn gọi là tiểu học và 1 chủ hộ chưa qua trường lớp, chiếm 7,69% trong tổng số 13 chủ hộ của 13 hộ nghèo. Đây là yếu tố hạn chế rất nhiều đến cách nghĩ và cách làm của chủ hộ, đặc biệt trong điều kiện ngày nay khi mà đất đai sản xuất ngày càng thu hẹp lại thì vấn đề năng lực của chủ hộ và của lao động là rất quan trọng vì nó đòi hỏi sản xuất phải gắn khớp với kĩ thuật.
4.1.3.Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Kể từ khi có Nghị quyết 64 CP của chính phủ về chuyển giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu dài. Người sử dụng có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thu hồi đất. Cho đến nay Nghị quyết này đã được xã thực hiện rất tốt bởi đến năm 2002 xã đã triển khai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 100% số hộ trong xã. Điều này đã khuyến khích tính tự giác và năng động của người dân trong xã. Qua điều tra 90 hộ của xã và tổng hợp số liệu thể hiện qua biểu 6, chúng tôi thấy: bình quân chung một hộ có 2369m2 đất trong đó có 2038,39m2 đất canh tác, trong đó đất 3 vụ là 1021,87m2 và đất 2 vụ là 1016,52m2. Trong đó hộ khá có diện tích đất đai và diện tích đất canh tác là cao nhất. Bình quân một hộ khá có 2250,3m2 đất canh tác, sau đó đến hộ trung bình là 2122,1m2 và hộ nghèo là thấp nhất có 1267,2m2. Sở dĩ hộ khá có nhiều diện tích đất canh tác nhất cao hơn cả hộ trung bình (mặc dù bình quân nhân khẩu của hộ khá thấp hơn hộ trung bình) là do hộ khá đã nhận đấu thầu thêm ruộng đất của những hộ không có khả năng và không muốn tự sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất của mình,...
Kết hợp với biểu 5 chúng tôi tính được bình quân đất canh tác/ khẩu của nhóm hộ khá là 520,9m2 lớn hơn hộ trung bình là 35,29m2 và hơn nhóm hộ nghèo là 226,89m2. Và bình quân diện tích đất canh tác/ lao động ở hộ khá là 1087,1m2 là cao nhất và hộ nghèo là 684,97m2, đây là sự chênh lệch rất lớn về đất đai giữa hộ khá và hộ nghèo ở xã Phương Trung.
Về mức độ tập trung ruộng đất, ta thấy: Số thửa bình quân/ hộ của xã là rất cao, trong khi diện tích đất canh tác/ hộ lại rất nhỏ. Bình quân một hộ điều tra có 5,14 thửa, trong đó hộ khá có 5,04 thửa thấp hơn hộ trung bình là 0,14 thửa và thấp hơn hộ nghèo là 0,16 thửa. Như vậy qua biểu 6 ta thấy nhóm hộ khá có diện tích đất canh tác cao nhất nhưng lại có số thửa bình quân/hộ thấp nhất. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng lại là có thật bởi lẽ ở nhóm hộ khá do có điều kiện và có năng lực sản xuất và quản lí tốt nên họ đã biết dồn điền, đổi thửa và đấu thầu những mảnh đất có diện tích lớn, còn hộ nghèo do không có điều kiện nên họ không tập trung ruộng đất được. Điều này chứng tỏ ruộng đất ở xã Phương Trung rất manh mún và nhỏ lẻ, nó càng thể hiện rõ ở nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất kinh doanh của nông hộ trong xã.
Về trình độ sử dụng đất, do qui mô đất đai và đầu tư thâm canh khác nhau nên hệ số sử dụng ruộng đất của các nhóm hộ là khác nhau: ở nhóm hộ khá là cao nhất 2,51 lần, tiếp đó là nhóm hộ trung bình 2,5 lần và thấp nhất là nhóm hộ nghèo 2,47 lần. Và bình quân chung hệ số sử dụng ruộng đất trong các nhóm hộ là 2,5 lần. Với hệ số sử dụng ruộng như thế này chưa phải là cao so với tiềm năng đất đai và điều kiện sản xuất của vùng. Vì vậy trong những năm tới xã cần phải có các chính sách, các dự án về cây, con giống cũng như các biện pháp kĩ thuật để giúp nông hộ tăng hệ số sử dụng ruộng đất để từ đó nâng cao thu nhập và góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của xã.
Về hệ thống công cụ sản xuất chính của hộ điều tra: Do qui mô đất đai nhỏ bé nên các nông hộ rất hạn chế trong việc mua sắm công cụ sản xuất, việc tiến hành sản xuất chủ yếu dựa vào sức người và sức kéo của trâu bò. Tuy nhiên ở những nhóm hộ khác nhau và nó được thể hiện cụ thể qua biểu 6. Bình quân một hộ khá được trang bị 0,07 xe công nông và xe lam , 0,75 xe cải tiến, 0,36 máy làm đất ,0,91 máy bơm nước ,0,46 máy tuốt luá thủ công ,0,07 máy xay sát, 0,57 bộ cày bừa thủ công, 0,54 con trâu bò cày kéo và 0,46 con lợn nái. Trong khi đó ở nhóm hộ nghèo bình quân một hộ chỉ có 0,23 xe cải tiến, 0,08 máy tuốt lúa, 0,23 bộ cày bừa thủ công, 0,15 con trâu bò, không có máy bơm nước, máy làm đất và các mức trang bị khác cũng rất thấp.
Như vậy nhóm hộ khá được trang bị khá đầy đủ các công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất trong khi hộ nghèo được trang bị không đầy đủ và rất thấp. Trước thực trạng về điều kiện sản xuất của các nhóm hộ như vậy, họ sẽ tiến hành sản xuất như thế nào và kết quả ra sao chúng ta cùng nghiên cứu.
4.1.4.Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra
4.1.4.1. Thực trạng sản xuất của ngành trồng trọt
Ngàng trồng trọt là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó là khởi điểm cho các ngành khác phát triển, chẳng hạn như ngành chăn nuôi, bởi vì có trồng trọt thì mới có chăn nuôi. Đối với bà con xã Phương Trung thì sản xuất trồng trọt là để duy trì phát triển kinh tế. Trên địa bàn xã, cây trồng chủ yếu là cây lúa, khoai lang, khoai tây và một số loại cây khác như rau màu....Trước đây trong diện tích đất gieo trồng thì cây lúa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng giá trị sản xuất cũng như thu nhập hỗn hợp của người dân không cao nguyên nhân do thói quen và điều kiện sản xuất của bà con nông dân nơi đây, họ chủ yếu trồng các giống lúa có năng suất thấp như CR203, lúa nếp thường, Xi23, bởi vì các giống lúa này có khả năng thích hợp với thời tiết nơi đây và cho năng suất khá ổn định và không cần đầu tư lớn. Đấy là cách nghĩ và cách làm của bà con nông dân xã Phương Trung trước đây. Nhưng giờ đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho ra những giống lúa cho năng suất cao hơn và đem lại thu nhập nhiều hơn cho người nông dân. Và hiện nay ở Phương Trung bà con nông dân dã trồng các giống lúa: lúa lai (Bồi tạp xuân thanh, 838), lúa thuần Trung Quốc (Khang Dân và Q5) và lúa nếp, lúa tẻ thơm và người dân địa phương đã bỏ không trồng giống lúa CR203 và các giống C70, C71 bởi giống lúa này tuy cho năng suất ổn định, giá trị lớn nhưng thời gian sinh trưởng dài, đầu tư chi phí lớn. Và do đó các giống lúa hiện nay chủ yếu được người nông dân xã Phương Trung gieo trồng là giống lúa thuần Trung Quốc (Khang dân và Q5) bởi giống này cho năng suất cao, ổn định và chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất khác nhau giữa các nhóm hộ nên hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của các nhóm hộ cũng khác nhau.
4.1.4.1.1.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ khá năm 2002
Nhóm hộ khá là nhóm có nhiều đất và mức đầu tư chi phí khá lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác và ngành trồng trọt cũng vậy. Để thấy được kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ khá của xã, điều tra chúng tôi tổng hợp nên số liệu thể hiện trong biểu 7.
Qua biểu 7, chúng tôi thấy ở nhóm hộ khá, cây lúa là cây đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất, cứ 1 sào lúa gieo trồng thì cho 231,18 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, trong đó cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,81 đồng giá trị gia tăng và 2,01 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong năm 2002 vừa qua, trong phạm vi toàn xã hầu hết các hộ nông dân đều bị giảm thu ở vụ mùa bởi năng suất lúa rất thấp, nguyên nhân do thời tiết thay đổi nên sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng, trong khi đó kiến thức và kỹ thuật chưa cao nên bà con nông dân nơi đây đã sử dụng thuốc trừ sâu không đúng lúc, không đúng liều lượng, đa số phun thuốc theo cảm tính nên dẫn tới sâu bệnh vẫn còn và bên cạnh đó cỏ dại và chuột cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm năng suất của lúa. Nhưng do hộ khá là nhóm hộ có điều kiện sản xuất khá tốt về cả vật chất và kiến thức nên năng suất lúa của nhóm hộ này có giảm nhưng không lớn. Cụ thể ở vụ xuân, cứ một sào lúa cho năng suất là 199,49 kg/ sào và tạo ra 241,94 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Còn vụ mùa, năng suất lúa đạt 194,93 kg/ sào, tạo ra 220,41 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Nguyên nhân: Để chống lại dịch sâu bệnh và cỏ dại nên nhóm hộ khá phải đầu tư thêm cho việc mua thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ,...nên chi phí trung gian cho một sào lúa ở vụ mùa thấp hơn vụ xuân. Cứ một đồng chi phí trung gian ở vụ xuân tạo ra 2,91 đồng giá trị gia tăng và 2,12 đồng thu nhập hỗn hợp, còn ở vụ xuân, cứ một đồng chi phí trung gian cho một sào lúa thì tạo ra 2,71 đồng giá trị gia tăng và 1,89 đồng thu nhập hỗn hợp.
Trong cơ cấu giống lúa thì lúa lai là giống lúa cho năng suất cao và hiệu quả lớn, nhưng thực tế người dân nơi đây chủ yếu sử dụng giống lúa thuần Trung Quốc như Khang Dân, Q5, bởi vì đây là những giống lúa cho năng suất cao, ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt phù hợp với điều kiện thời tiết nơi đây và đòi hỏi đầu tư chi phí không quá cao. Còn giống lúa lai như: Bồi Tạp Xuân Thanh, 838, ...là giống lúa cho năng suất cao, giá trị sản phẩm lớn nên nó đòi hỏi đầu tư thâm canh cao, nhưng do tâm lý nông dân chưa làm quen với giống lúa này do đó giống lúa này chưa được sử dụng phổ biến nơi đây. Cụ thể năng suất lúa lai là 215,85 kg/ sào tạo ra 283,56 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, một đồng chi phí trung gian cho lúa lai ở vụ này tạo ra 3,01 đồng giá trị gia tăng và 2,31 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó lúa thuần cho năng suất 209,3 kg/ sào, tạo ra 219,2 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,83 đồng giá trị gia tăng và 2 đồng thu nhập hỗn hợp.Và ở vụ mùa các chỉ tiêu này giảm đi nhưng lúa lai lại giảm rất mạnh còn kết quả và hiệu quả của lúa thuần lại thay đổi rất ít. ở vụ này lúa lai cho năng suất là 202,47 kg/ sào, còn lúa thuần cho năng suất 209,05 kg/ sào do đó tạo ra 213,1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp trong khi đó của lúa lai là 240,48 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Và cứ 1 đồng chi phí trung gian cho 1 sào lúa lai tạo ra 2,72 đồng giá trị gia tăng và 1,92 đồng thu nhập hỗn hợp và 1 đồng chi phí trung gian cho 1 sào lúa thuần ở vụ mùa thu được 2,73 đồng giá trị gia tăng và 1,90 đồng thu nhập hỗn hợp.
Trong cơ cấu giống lúa của nhóm hộ khá thì tỷ lệ diện tích trồng lúa nếp + lúa thơm là không đáng kể do kinh nghiệm sản xuất lâu đời nên người dân đúc kết được sản xuất lúa nếp cho giá trị sản xuất rất cao và hiệu quả lớn khi điều kiện thuận lợi nhưng khi gặp điều kiện bất lợi thì năng suất lúa giảm mạnh dẫn tới giá trị sản xuất thấp hoặc có khi thất thu, hoặc giá trị sản xuất không đủ bù đắp cho chi phí, chính vì thế dù hiệu quả kinh tế của lúa nếp ở vụ xuân là cao hơn lúa thuần nhưng đến vụ mùa do điều kiện sản xuất không thuận lợi nên hiệu quả sản xuất của lúa nếp + lúa thơm thấp hơn lúa thuần.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt của xã, cây lúa chiếm chủ yếu trong tổng diện tích gieo trồng, tiếp đó là cây khoai lang. ở nhóm hộ khá cũng vậy mặc dù khoai lang đem lại hiệu quả không cao, nhưng do nó phù hợp với yêu cầu và thói quen của người dân nơi đây, đó là sản phẩm để phục vụ cho chăn nuôi và yêu cầu đầu tư chi phí ở mức trung bình, công chăm sóc không lớn, và do khoai lang được trồng ồ ạt trong cả xã nên đỡ được hiện tượng bới trộm khoai, thuận lợi cho việc trông coi thuỷ lợi và bảo vệ đồng ruộng cứ 1đồng chi phí trung gian cho 1 sào khoai lang của hộ khá thu được 1,19 đồng giá trị gia tăng và 0,78 đồng thu nhập hỗn hợp. ở hộ khá ngoài cây lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cây khoai tây cũng đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Cứ 1 sào khoai tây cho năng suất 415,31 kg/ sào khoai, tạo ra 331,96 nghìn đồng thu nhập. Và cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 1,86 đồng giá trị gia tăng và 1,43 đồng thu nhập hỗn hợp. Tuy nhiên chi phí cho một sào khoai tây là rất lớn và đòi hỏi công lao động và do đó diện tích trồng khoai tây của hộ khá là rất nhỏ, bình quân mỗi hộ chỉ có khoảng 1 sào.
Phương Trung là một xã ven sông Đáy nên có một phần diện tích đất bãi, do đó đất ở đây khá màu mỡ và thích hợp cho cây vụ đông và nhất là cây rau màu, nên hầu hết diện tích đất bãi đều được trồng cây rau màu và cây ăn quả. Bình quân mỗi hộ khá có khoảng 1,04 sào cây rau màu. Cứ 1 đồng chi phí trung gian cho rau màu đem lại 1,36 đồng giá trị gia tăng và 0,88 đồng thu nhập hỗn hợp. Giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp từ rau màu của hộ khá là chưa cao so với tiềm năng đất bãi và điều kiện sản xuất của hộ khá nguyên nhân do hộ khá chưa có kỹ thuật cao trong sản xuất và chưa biết kết hợp trồng xen canh giữa các cây màu để đem lại hiệu quả cao trong diện tích đất có hạn.
ở nhóm hộ khá, với diện tích đất bãi có hạn đó nên có biện pháp để tăng cường đầu tư về vốn và kỹ thuật cao hơn nữa để cây rau màu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.1.4.1.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ trung bình
Nhóm hộ trung bình là nhóm hộ có diều kiện sản xuất ở mức độ trung bình và có nguồn lao động dồi dào nhất. Tuy nhiên trong cơ cấu ngành trồng trọt thì mỗi loại cây trồng cho một kết quả riêng và với mức đầu tư cho từng loại cây trồng là khác nhau do đó hiệu quả sản xuất của từng loại cây trồng là khác nhau. Để thấy rõ được thực trạng sản xuất ngành trồng trọt của hộ trung bình, chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp số liệu qua biểu 8.
Qua biểu 8, chúng tôi nhận thấy ở hộ trung bình cũng như tình hình chung của xã đó là: Trong cơ cấu cây trồng thì cây lúa đem lại hiệu quả cao nhất và chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích gieo trồng. Năng suất lúa bình quân của một hộ trung bình là 190,5 kg/ sào, mang lại thu nhập là 222,26 nghìn đồng trong đó vụ xuân được mùa hơn vụ mùa, năng suất lúa bình quân vụ xuân là 195,57 kg/ sào và đem lại thu nhập là 238,3 nghìn đồng. Cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 2,17 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,96 đồng giá trị gia tăng. ở vụ mùa, năng suất lúa bình quân một hộ trung bình đạt 185,42 kg/sào, đem lại thu nhập là 206,21 nghìn đồng. Cứ một đồng chi phí trung gian cho một sào lúa mùa của hộ trung bình tạo ra 1,83 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,63 đồng giá trị gia tăng.
Trong cơ cấu giống lúa cũng như hộ khá, ở hộ trung bình lúa lai là giống lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bình quân 1 sào lúa lai đem lại 273,43 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở vụ xuân và 236,28 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở vụ mùa trong khi đó 1 sào lúa thuần chỉ đem lại 219,60 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở vụ xuân và 200,05 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở vụ mùa. Điều này cho ta thấy mặc dù lúa lai đem lại hiệu quả cao ở điều kiện sản xuất thuận lợi nhưng ngược lại gặp điều kiện bất lợi thì hiệu quả kinh tế của lúa lai lại giảm nhanh, trong khi đó giống lúa thuần đem lại hiệu quả kinh tế không cao như lúa lai trong điều kiện sản xuất thuận lợi và bất lợi thì hiệu quả kinh tế của lúa thuần có giảm nhưng không đáng kể.
Bên cạnh cây lúa thì cây khoai lang cũng chiếm tỷ lệ diện tích khá lớn tổng diện tích gieo trồng. Bình quân 1 sào trồng khoai 1 hộ trung bình thu nhập được 137,98 đồng giá trị gia tăng.
Khoai tây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng tỷ lệ diện tích gieo trồng lại rất nhỏ. Bình quân một hộ trung bình chỉ có 0,89 sào khoai tây. Cứ một sào khoai tây thu được 327,9 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Và 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 0,87 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và 1,26 đồng giá trị gia tăng.
Về rau màu, bình quân một sào đem lại 138,89 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và cứ một đồng chi phí trung gian đem lại 0,87 đồng thu nhập hỗn hợp và 1,26 đồng giá trị gia tăng.
Hộ trung bình là có mức đầu tư trung bình cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng nên hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp và trồng trọt cũng ở mức trung bình, nhưng vì còn nguồn lao động dồi dào nên hộ trung bình cần phải có biện pháp để sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn lao động đó, hộ trung bình nên đầu tư thâm canh cao hơn nữa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang sản xuất những cây có hiệu quả hơn, chẳng hạn như cần tăng diện tích trồng lúa lai và diện tích trồng khoai tây. Và đặc biệt phải đầu tư thân canh cao cho các cây trồng.
4.1.4.1.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ nghèo của xã
Với điều kiện sản xuất ở mức độ thấp và thiếu thốn nên kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nghèo không cao, điều đó thể hiện qua biểu 9.
Năng suất lúa bình quân của hộ nghèo là 172,66 kg/ sào vụ xuân là 174,59 kg/ sào và vụ mùa là 170,71 kg/ sào.
Trong cơ cấu giống lúa, thì lúa lai đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. ở vụ mùa, năng suất lúa lai bình quân là 190,2 kg/ sào và mang lại 247,55 nghìn đồng. Bình quân cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,26 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,99 đồng giá trị gia tăng và ở vụ mùa, năng suất lúa lai là182,49 kg/ sào tạo ra 219,56 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp trên một sào lúa. Bình quân cứ 1 đồng chi phí tạo ra 1,92 đồng thu nhập và 2,66 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó lúa thuần ổn định cả về năng suất và thu nhập, còn lúa nếp và lúa thơm thay đổi rất nhiều và phụ thuộc vào điều kiện sản xuất, do đó ở vụ mùa năng suất của lúa nếp + lúa thơm là 134,58 kg/ sào và tạo ra 242,33 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn ở vụ mùa năng suất chỉ đạt 110,39 kg/ sào do đó chỉ chỉ tạo ra được 156,8 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Và cứ 1 đồng chi phí trung gian cho một sào lúa này ở vụ xuân tạo ra 2,33 đồng thu nhập hỗn hợp, còn ở vụ mùa tạo ra 1,44 đồng thu nhập hỗn hợp.
Như vậy ở hộ nghèo do điều kiện và khả năng sản xuất ngành trồng trọt là rất thấp nên hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt mang lại không cao, do đó hiệu quả sản xuất của cây lúa cũng như cây ngô và khoai lang là rất thấp. Bình quân 1 đồng chi phí trung gian cho 1 sào ngô thì hộ nghèo thu được 0,65 đồng thu nhập hỗn hợp và 1,07 đồng giá trị gia tăng. Và đối với khoai lang thì 1 đồng chi phí thu được 0,84 đồng thu nhập hỗn hợp và 1,25 đồng giá trị gia tăng.
4.1.4.1.4.So sánh kết quả và hiệu quả một số cây trồng chính của các nhóm hộ điều tra
Phương Trung là một xã có đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trong ngành trồng trọt các nông hộ có khả năng phát triển cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhưng với diện tích đất đai chật hẹp và dân số đông nên việc phát triển đa dạng hoá cây trồng theo hướng sản xuất đa dạng hoá chỉ được thực hiện ở các nhóm hộ khá và trung bình, còn ở nhóm hộ nghèo hầu như không có. Do đó để đánh giá và so sánh kết quả, hiệu quả ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra, chúng tôi chọn cây trồng chính và phổ biến là lúa và khoai lang để thấy được hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ của xã và thể hiện qua biểu 10.
Về hiệu quả sản xuất của cây lúa: Đây là cây trồng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của người Việt Nam. Ngày nay nó không chiếm vai trò độc tôn song nó vẫn đóng góp khoảng 30 - 50% tổng giá trị sản xuất của hộ. Và hầu hết 100% các nông hộ đều trồng lúa.
Qua biểu 10 chúng tôi thấy: Hộ khá là nhóm hộ có đầu tư chi phí trung gian cho sản xuất cây lúa là lớn nhất, bình quân một hộ khá đầu tư cho một sào lúa là 115,17 nghìn đồng, gấp 1,03 lần hộ trung bình và gấp 1,12 lần hộ nghèo. Hộ khá là hộ có tiềm lực về vốn và kiến thức nên kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của nhóm hộ này là cao nhất. Năng suất lúa bình quân của nhóm hộ khá là 197,21 kg/ sào gấp hộ trung bình 1,04 lần và gấp hộ nghèo tới 1,14 lần dẫn tới giá trị sản xuất của hộ khá thu được bình quân từ 1 sào lúa là 438,70 nghìn đồng, gấp 1,04 lần hộ trung bình và gấp1,17 lần hộ nghèo. Mặc dù hộ khá là nhóm hộ có đầu tư chi phí trung gian cho một sào lúa là lớn nhất nhưng đó lại là hộ có giá trị sản xuất cao nhất thu được từ lúa và do đó bình quân một sào lúa của hộ khá mang lại 231,18 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp gấp 1,04 lần hộ trung bình và gấp hộ nghèo là 1,20 lần. Do đó ở hộ khá cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho 1 sào lúa thì đem lại 2,01 đồng thu nhập hỗn hợp gấp 1,01 lần hộ trung bình và gấp 1,07 lần hộ nghèo. Và cùng 1 đồng chi phí trung gian hộ khá thu được 2,81 đồng giá trị gia tăng, gấp hộ trung bình 1,01 lần và gấp hộ nghèo là 1,06 lần.
Đặc biệt bình quân thu nhập/ công lao động từ lúa của hộ khá đạt 30,46 nghìn đồng gấp 1,04 lần hộ trung bình và gấp 1,19 lần hộ nghèo. Điều này cho thấy hộ khá là hộ sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, trong khi đó hộ nghèo sử dụng vốn kém hiệu quả do đó cùng 1 công lao động hộ khá tạo ra thu nhập cao hơn hộ nghèo rất nhiều.
Hiệu quả sản xuất khoai lang: Khoai lang là một trong các cây trồng được sử dụng phổ biến trong hệ thống cây trồng của xã. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả sản xuất của nó mang lại không cao. Năng suất khoai lang bình quân của hộ khá là 400,2 kg/sào, gấp 1,01 lần hộ trung bình và gấp 1,04 lần hộ nghèo. Và cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho một sào khoai lang của hộ khá tạo ra được 0,78 đồng thu nhập hỗn hợp và chỉ bằng 0,94 lần hộ trung bình và bằng 0,93 lần hộ nghèo. Và cứ 1 đồng chi phí trung gian của hộ khá cho một sào khoai lang mang lại 1,19 đồng giá trị gia tăng, chỉ đạt 0,95 lần hộ trung bình và 0,95 lần hộ nghèo.
Như vậy, ở đây hộ khá là hộ sử dụng đồng vốn kém hiệu quả nhất, sau đó đến hộ nghèo và hiệu quả nhất là hộ trung bình. Nguyên nhân là do hộ trung bình là hộ có ít đất hơn hộ khá nhưng nguồn lao động lại dồi dào nên ngoài việc tập trung lao động sản xuất lúa, hộ trung bình còn có thời gian để tập trung lao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100653.doc