Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn ODA từ WB của Việt Nam

Nhìn chung Việt Nam đã thực hiện giải ngân khá tốt các dự án của WB(xem bảng số 4) do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Về phía WB. Để giúp Việt Nam giải ngân được tốt nguồn vốn vay WB đặt ra các điều kiện rất cụ thể đối với từng dự án phải đạt được. Ví dụ đối với các dự án nằm trong phương án về cải cách cơ cấu thì đối với cải cách ngân hàng điều kiện là "thông qua kế hoạch về cải tổ ngân hàng bao gồm cả việc đóng cửa một số ngân hàng vào đầu 1999; đối với cải cách doanh nghiệp phải hoàn tất cổ phần hoá 300 xí nghiệp quốc doanh vào năm 1999; về cải cách thương mại điều kiện xóa bỏ các hạn chế tối thiểu về vốn, cho phép mọi công ty được đăng ký nhâp khẩu vào năm 1998; về quản lý dự án tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 15%.((32) Tài liệu nhóm NHTG - chiến lược hỗ trợ quốc gia 1999 - 2002 - 1998 - trang 21.32)

WB cũng có sự những trợ giúp kỹ thuật rất cần thiết đối với Việt Nam. Những hỗ trợ này đã giúp phía Việt Nam giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong khi lập dự án. Do vậy đã giúp cho tốc độ giải ngân đựơc nhanh hơn. Thêm vào đó là các "chỉ báo tiến bộ", vừa là chỉ tiêu giúp WB đánh giá kết quả dự án, vừa là mục tiêu mà các dự án của Việt Nam cần đạt được. Ví dụ ở dự án giám hộ năm tài chính 1998 có "chỉ báo tiến bộ" như : Duy trì thâm hụt ngân sách tối đa (sau khi tính đến các khoản trợ cấp không quá 2% GDP, dự án đa dạng hoá nông nghiệp, chỉ bảo tiến bộ là tăng số xã nông thôn có điện lên 60% vào năm 2000.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn ODA từ WB của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người và thúc đẩy công bằng xã hội. (7) Cải thiện hành chính công, tính minh bạch và sự tham gia rộng rãi. Không chỉ cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam mà WB còn có cơ chế quản lý, giám sát cũng như những hướng dẫn chặt chẽ điều này. Giúp cho Việt Nam thực hiện có hiệu quả nguồn vốn này. Bên cạnh đó nhờ vào việc WB có khả năng điều phối các nhà taì trợ mà Việt Nam có điều kiện thu hút nhiều hơn nguồn vốn ODA thể hiện qua việc WB tổ chức các hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam giải quyết nợ qua câu lạc bộ London. Như vậy có thể nói WB đã có những hỗ trợ đáng kể cả về nguồn vốn ODA cũng như những giúp đỡ trong quá trình thực hiện nguồn vốn này của Việt Nam cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội từ đó đặt ra yêu cầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn ODA từ WB. II/Thực trạng thu hút và giải ngân ODA của WB ở Viêt Nam. 1. Thu hút ODA từ WB của Việt Nam Trong giai đoạn đầu thiết lập quan hệ với WB, dự án đầu tiên trong cam kết giữa WB và Việt Nam mà cụ thể là với tổ chức IDA, là dự án Dầu tiếng với khoản vay tín dụng t rị giá 59,7 triệu USD hay tương đương với 42,3 triệu SDR (theo tỷ giá 1SDR = 1,4 113 USD)(29) Tỷ giá được WB tính vào thời điểm 30/8/1998 . Dự án này đã hoàn thành xong cũng là dự án duy nhất từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ với WB cho đến năm 1992. Từ năm 1993 số vốn cam kết của WB giành cho Việt Nam ngày càng tăng (xem bảng 3) Bảng 3 Số vốn cam kết của WB cho Việt Nam Đơn vị: triệu SDR Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Số vốn cam kết của WB 231,2 357,5 671,7 785,61 898,49 527,6(24) Là số vốn cam kết của WB cho Việt Nam tính trung bình từ ODA cam kết chung 1999- 2000 là 1052 triệu SER Tăng năm sau so với năm trước (%) - 54,6 87,8 16,5 14,3 - Tổng ODA cam kết cho Việt Nam 2834,2 1558,8 1629,7 1700,6 1913 - % ODA cam kết WB Tổng ODA cam kết 8,15 24,09 41,2 46,2 46,97 Nguồn: Bộ tài chính Như v ậy ODA cam kết của WB cho Việt Nam tăng qua các năm, tuy nhiên sau thời gian tăng mạnh nhất 87,8% vào năm 1996, các năm sau tăng nhưng tỷ lệ tăng giảm thể hiện trên bảng 3 là năm 1997, ODA cam kết chỉ tăng 16,5% so với năm 1996 trong khi tỷ lệ tăng 1996 sovới 1995 là: 87,8, tiếp đó làmức tăng 1998 so với1997chỉ ở mức 14,3%. Xét ODAcam kết của WB trong quy mô ODA cam kết của các nhà tài trợ trênthế giới cho Việt Nam ta thấy tỷ trọng này ngày càng tăng từ 8,15% năm 1994 đến 46,97% năm 1998 tăng trung bình một năm là 95%. Bên cạnh đo mức cam kết ODA bình của WB cho Việt Nam chiếm 30,5% trong tổng nguồn tài trợ quốc tế từ năm 1994 đến 1998. Đây là con số không nhỏ ODA cam kết của WB dành choViệt Nam so với Nhật Bản nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam từ năm 1994 đến 1998, ODA cam kết của Nhật Bản là 3 tỷ USD tương đương với khoảng 2125,7 SDR chiếm 22%. Nguồn ODA của WB cho Việt Nam được triển khai qua các dự án. (xem bảng 4) Năm 1993 hai dự án đã được ký hết là giáo dục cấp Ivà dự án khôi phục đường quốc lộ . Năm 1994 là dự án khôi phục nông nghiệp. Năm 1995 bao gồm các dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi, khôi phục ngành điện, hiện đại hoá ngân hàng được ký kết. Năm 1996 các dự án được ký kết là dân số và kế hoạch hoá gia đình, y tế quốc gia, phát triển ngành điện, tài chính nông thôn, giao thông nông thôn. Năm 1997 các dự án gồm khôi phục quốc lộ giai đoạn II, cung cấp nước, bảo vệ rừng nguyên sinh, giao thông đường thông. Năm 1998 ký kết các dự án cho chương trình truyền thông, t ruyền hình, đa dạng hoá nông nghiệp, giao thông ngoại ô, và giáo dục đại học. Năm 1999 các dự án sẽ được triển khai là đất ngập mặn ven biển, dự án giáo dục Đại học, dự án giao thông đô thị, vệ sinh đô thị tại 3 thành phố, truyền tải ra phân phối điện, dự án tín dụng đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội (SACII), dự án bảo lãnh rủi ro một phần của IDA cho nhàm áyđiện Phú Mỹ. Mới đây ngày1/5/1999 dự án phát triển đồng bằng Sông Cửu Long đã được WB chấp thuận mục tiêu xoá đói nghèo cho12 huyện ở đây. Như vậy t rong cơ cấu chovay ODA của WB cho Việt Nam giai đoạn 1994- 1998 thì ODA cho môi trường và nông thôn chiếm 27%, tiếp theo là các công trình hạ tầng chiếm nhiều nhất 50%. Quản lý kinh tế 12% và phát triển nhân lực chiếm 11% (25) Việt Nam chiến lựơc hỗ trợ quốc gia nhóm NHTG - 1998 Tài liệu của NHTG -trang 10 . Qua đây có thể thấy lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, năng lượng WB chú trọng, tại hội nghị tài trợ diễn ra vào 7 - 8/12/1998 các nhà tài trợ và đặc biệt là WB cũng rất hoan nghênh chính phủ Việt Nam đã đặt vấn đề xoá đói giảm nghèo song song với phát triển nông nghiệp và nông thôn làm mục tiêu cho kêu gọi các nhà tài trợ. Đây là một điều thuận lợi cho thu hút ODA của Việt Nam từ các nhà tài trợ nói chung và đặc biệt là từ WB vì sắp tới từ năm tài chính 1999 WB sẽ có sự thay đổi trong chiến lược hỗ trợ ODA cho Việt Nam mà vấn đề trên sẽ được WB tăng cường hơn cả . Như vậy có thể thấy Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nguồn ODA từ WB và đứng ở vị trí số 2 sau ấn Độ. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam phải sử dụng có hiệu quả nguồn ODA cam kết của WB. 2. Tình hình giải ngân nguồn ODA WB của Việt Nam 2.1. Tốc độ giải quyết ngân qua các năm Nhìn vào bảng số 4 ta thấy tỷ lệ giải ngân ODA từ WB của Việt Nam qua các năm như sau: - Không tính các dự án đã hoàn thành Năm 1995 là 22,19% Năm 1996 là 6,72% số vốn cam kết Năm 1997 là 19,58% số vốn cam kết Năm 1998là 19,18% số vốn cam kết Năm 1999 là 2,63% sốvốn cam kết Như vậy tỷ lệ giải ngân không đều và đạt trung bình 14%đặc biệt là xu hướng giảm của tỷ lệ giải ngân từ 22,19% năm 1995 xuống còn 2,63% năm 1999. Cũng có thể nhận thấy tỷ lệ giải ngân như vậy là thâps so sánh tỷ lệ giải ngân hàng ODA của WB với giải ngân tổng ODA từ các nguồn cho Việt Nam (xem bảng 5) Bảng 5 Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Ghi chú Tỷ lệ giải ngân ODA của WB (%) 21,19 6,72 19,58 19,18 2,63 Tỷ lệ giải ngân tổng ODA của Việt Nam % 32,5 37 42 44,4 - A/B(%) 658 18,2 46,6 43,2 A. Tỷ lệ giải ngân ODA của WB. B. Tỷ lệ giải ngân Tổng ODA của Việt Nam . Nguồn: Bộ tài chính Như v ậy qua bảng trên có thể thấy giải ngân nguồn vốn ODA của WB đóng góp phần lớn vào tiến độ giải ngân chung trong tổng ODA của các nhà tài trợ cho Việt Nam và trung bình chiếm 43%. Nếu so sánh với tốc độ giải ngân nguồn ODA của Nhật của trung bình là 13,6%(30) Tình hình vay vốn ODA của Nhật - Vụ tài chính đối ngoại - Bộ tài chính thì tốc độ giải ngân của WB đạt cao hơn 0,4%. - Nếu tính cả các dự án giải ngân nhanh đã hoàn thành (dự án tín dụng tài chính cơ cấu 1 và dự án giúp giảm nợ) thuộc tài khoá 1994 và 1998 thì tổng nguồn vốn ODA giải ngân được là 509,80 triệu SDR chiếm 34,48% số vốn cam kết. Tỷ lệ giải ngân qua các năm cũng có xu hướng giảm (xem biểu6) 50 40 30 20 10 1995 1996 1997 1998 1999 năm Biểu 6: Tỷ lệ giải ngân hàng ODA của WB. Tỷ lệ giải ngân trung bình đạt 21%. Theo đánh giá của WB thì đây là mức được xếp vào loại trung bình trong khu vực Châu á. Mặc dù có những cố gắng từ WB và Việt Nam nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn chưa cao. 2.2. Tốc độ giải ngân của các dự án Ngoài các dự án đã hoàn thành trong đó có hai dự án thực hiện giải ngân nhanh nên đã hoàn thành trong năm tài khoá 1994 và 1998. Đó là dự án tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAC - I), hiệp định vay ký ngày 25/10/1994 với vốn cam kết là 103,5triệu SDR tương đương với 150 triệu USD. Việc giải ngân nguồn vốn này đã được hoàn thành trong hai năm tài khoá 1995 và 1997 đạt 100% sovới kế hoạch về tỷ lệ giải ngân. Dự án thứ hai cũng đã hoàn thành trong năm tài khoá 1998 đó là dự án hỗ trợ giảm nợ. Thông qua hiệp định tín dụng phát triển ký kết giữa đại diện ngân hàng Nhà nước Việt Nam và WB ngày6/1/1998. WB đã cho Việt Nam vay khoản tín dụng 25,2 SDR tương đương với 35triệu USD cũng vẫn vớicác điều kiện ưu đãi không lãi suất, phí dịch vụ 0,75% thời hạn vay 40 năm, có 10 năm ân hạn. Dự án được tiến hành giải ngân nhanh, tỷ lệ giải ngân đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Qua dự án này Việt Nam đã nhận được khoản hỗ trợ tài chính cho thoả thuận giảm nợ qua câu lạc bộ Luân Đôn cụ thể là cho việc mua lại nợ, mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Dự án nàyđã giúp Việt Nam khôi phục uy tín trong cộng đồng tài chính quốc tế, tăng cường khả năng huy động vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài hai dự án này, các dự án còn lại vẫn đang tiếp tục quá trình giải ngân (xem bảng 4) Tổng sốvốn ODA được giải ngân là 381,10 triệu SDR đạt tốc độ giải ngân là 28,23%là bằng 68,7% kế hoạch. Các dự án có tốc độ giải ngân sovới kế hoạch bao gồm: - Dự án giáo dục tiểu học có tốc độgiải ngân 39,3% đạt 96,5%so với kế hoạch. - Dự án phục hồi nông nghiệp, giải ngân 66,56 triệu SDR trong khi vốn cam kết là 69,4 triệu SDR, tỷ lệ giải ngân đạt 95,91% bằng 95,7% so với kế hoạch. - Dự án khôi phục ngành điện, giải ngân 71,17 triệu SDR trong khi vốn cam kết là110,6 triệu SDR, đạt tốc độ giải ngân là 64,35% bằng 161,2% so với kế hoạch. Cũng dự án khôi phục ngành điện (dự án nhiệt điện Phú Mỹ II), vốn cam kết 121 triệu SDR tương đương với 180 triệu USD, dự án này giải ngân được 111,92 triệu SDR, đạt tỷ lệ giải ngân là 92,5% bằng 767,3% so với kế hoạch. - Dự án phục hồi thủy lợi cũng được đánh giá là một trong các dự án thực hiện giải ngân tốt, tốc độ giải ngân đạt 63,2% sovới kế hoạch. - Dự án giao thông nông thôn, có hiệu lực thực hiện từ 11/4/199, số vốn cam kết là 37,8 triệu SDR tương đương với 55 triệu USD. Ngay trong năm tài khoá 1997 dự án đã rút được số vốn là 2,51% triệu SDR. Số vốn giải ngân đạt 6,84 triệu SDR bằng 18,11% vốn cam kết đạt 66,5% so với kế hoạch. Tuy nhiên vẫn còn các dự án giải ngân chậm so với kế hoạch. - Dự án hỗ trợ y tế quốc giâ. Đây là dự án được coi là lớn nhất lĩnh vực y tế (31) Báo doanh nghiệp - từ 25 -6 đến 1/7/1997 trang 4 với số vốn là 68 triệu SDR tương đương với 101.2 triệu USD trong đó 100 triệu USD vay từ WB, còn lại là vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam và viện trợ không hoàn lại của Thuỵ Điển và Hà Lan. Trong cả năm 1996 dự án này không rút được đồng vốn nào mặc dù dự án được ký kết vào ngày16/11/1996và đến 24/5/1996 thì có hiệu lực thực hiện giải ngân từ 1997- 1999 chỉ đạ 8.36 triệu SDR sovới vốn cam kết là 68 triệu SDR, tỷ lệ giải ngân ở mức quá thấp là 12,29% chỉ đạt 50,1% kế hoạch. - Đối với dự án hiện đại hoá Ngân hàng. ODA của dự án này dành cho việc thực hiện hiện đại hoá hệ thống thanh toán của ngân hàng, dự án này cũng bị thực hiện chậm. Vốn cam kết là 32.9triệu SDR tương đương với 49 triệu USD nhưng trong năm tài khoá 1996, 1997 và 1999 không rút được đồng vốn nào. Trong khi dự án có hiệu lực thực hiện từ 30/4/1996 vốn giải ngân chỉ đạt 0,39 triệu SDR với tỷ lệ giải ngân là 1,19% bằng 1,4% kế hoạch. - Tình trạng giải ngân chậm cũng tồn tại đối với dự án tài chính nông thôn. Có hiệu lực thực hiện từ 6/2/1997. Mức vốn cam kết là 82,70 triệu SDR tương đương với 122 triệu SDR, chiếm 17,9% vốn cam kết và bằng 31,9% kế hoạch. - Dự án dân số và kế hoạch hoá gia đình có tốc độ giải ngân chỉ đạ 31% kế hoạch. Vốn rút đạt 6.48 triệu SDR so với cam kết là 33,6 triệu SDR. - Đối với dự án khôi phục đường quốc lộ tốc độ giải ngân chỉ đạt 3,12% bằng 13,9% so với kế hoạch. Như vậy là quá thấp. Trong khi mức vốn cam kết rất lớn 139,3 triệu SDR thì phía Việt Nam chỉ rút được số vốn quá nhỏ là 4,25 triệu SDR. - Đặc biệt ở dự án cung cấp nước, có hiệu lực thực chưa rút được phần vốn nào tức là vẫn còn nguyên 71,3 triệu SDR chưa được giải ngân. Dự án này chưa đạt kế hoạch đề ra của tỷ lệ giải ngân là21,33%. - Dự án bảo vệ rừng có hiệu lực từ ngày 9/2/1998 có tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 37,3% so với kế hoạch đề ra. Như vậy tốc độ giải ngân ODA của WB qua các năm có xu hướng giảm . Bên cạnh các dự án được thực hiện tốt còn có các dự án giải ngân chậm vấn đề quan trọng ở đây là tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án để từ đó có các giải pháp thích hợp để đẩy mạnh thu hút và tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB. 3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thu hút và giải ngân ODA của WB. 3.1. Nguồn vốn ODA của WB cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp, do việc tiếp tục được nhận nguồn ODA của WB theo điều kiện của đối tượng hỗ trợ của nguồn vốn trên. - Việt Nam là nước có nhu cầu vốn rất lớn cho đầu t ư phát triển nông thôn và nguồn nhân lực, mà đây là lĩnh vực mà WB rất quan tâm và sẽ đặt lên vị trí số 1 trong việc tiếp nhận hỗ trợ ODA của WB dành cho Việt Nam trong chiến lược 1999 - 2002. - Để thực hiện các chương trình cải cách kinh tế như cải cách ngân hàng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng như thực hiện các dự án đầu tư thì nguồn vốn hỗ trợ là không thể thiếu được. Theo báo cáo của WB thì 3/5 các doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn thua lỗ không khả năng tạo việc làm mới. Nhận hơn một nửa toàn bộ vốn cho vay của ngân hàng nhưng tạo ra được không đến 10% số việc làm (31) Việt Nam - Chiến lược hỗ chợ quốc gia của nhóm NHQG ngân hàng thế giới .Số vốn cần tạo việc làm, mới cần 18000USD, con số này là 800USD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ(32) Việt Nam Economics News, số 10 - 1999 trang 16. tài WB adrises Equitíung SOES của Vũ Thiên Hương . Đây cũng là nôi dung nằm trong chương trình cải cách 7 điểm của Việt Nam được WB xoay quanh để hỗ trợ. Một nguyên nhân nữa là chương trình cải cách kinh tês Việt Nam đã đạt những kết quả nhất định, điều này đã chứng minh những nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như đã tạo lòng tin cho các nhà tài trợ quốc tế trong đó có WB. Tuy nhiên tình hình thu hút ODA của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Xu hướng giảm nguồn vốn hỗ trợ ODA trên thế giới. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia được nhận nguồn hỗ trợ này trong đó có Việt Nam. Mức vốn cam kết cho Việt Nam từ sau năm 1998 có thể sẽ không còn giữ được mức như trên nữa. Thêm vào đó là Việt Nam còn phải cạnh tranh với các nước khác để thu hút ODA như Trung quốc, ấn độ... - Chương trình cải cách kinh tế ở Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do khủng hoảng tài chính tiền tệ mang lại như tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đang bị đe doạ, đà tăng trưởng đang chậm lại, chất lượng tăng (thể hiện qua số việc làm được tạo ra, hoạt động đầu tư sử dụng vốn) đang xấu đi, vấn đề ô nhiễm môi trườngvv... Do vậy cũng ảnh hưởng đến thu hút ODA của Việt Nam. - Tốc độ giải ngân ODA của Việt Nam còn chậm. Trong khi tốc độ giải ngân là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút ODA. Nếu Việt Nam giải ngân chậm thì sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong việc dành số vốn cam kết lớn cho Việt Nam, đó là chưa kể các nước khác có tốc độ giải ngân nhanh hơn Việt Nam. 3.2. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình giải ngân nguồn ODA của WB Nhìn chung Việt Nam đã thực hiện giải ngân khá tốt các dự án của WB(xem bảng số 4) do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Về phía WB. Để giúp Việt Nam giải ngân được tốt nguồn vốn vay WB đặt ra các điều kiện rất cụ thể đối với từng dự án phải đạt được. Ví dụ đối với các dự án nằm trong phương án về cải cách cơ cấu thì đối với cải cách ngân hàng điều kiện là "thông qua kế hoạch về cải tổ ngân hàng bao gồm cả việc đóng cửa một số ngân hàng vào đầu 1999; đối với cải cách doanh nghiệp phải hoàn tất cổ phần hoá 300 xí nghiệp quốc doanh vào năm 1999; về cải cách thương mại điều kiện xóa bỏ các hạn chế tối thiểu về vốn, cho phép mọi công ty được đăng ký nhâp khẩu vào năm 1998; về quản lý dự án tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 15%...(32) Tài liệu nhóm NHTG - chiến lược hỗ trợ quốc gia 1999 - 2002 - 1998 - trang 21. WB cũng có sự những trợ giúp kỹ thuật rất cần thiết đối với Việt Nam. Những hỗ trợ này đã giúp phía Việt Nam giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong khi lập dự án. Do vậy đã giúp cho tốc độ giải ngân đựơc nhanh hơn. Thêm vào đó là các "chỉ báo tiến bộ", vừa là chỉ tiêu giúp WB đánh giá kết quả dự án, vừa là mục tiêu mà các dự án của Việt Nam cần đạt được. Ví dụ ở dự án giám hộ năm tài chính 1998 có "chỉ báo tiến bộ" như : Duy trì thâm hụt ngân sách tối đa (sau khi tính đến các khoản trợ cấp không quá 2% GDP, dự án đa dạng hoá nông nghiệp, chỉ bảo tiến bộ là tăng số xã nông thôn có điện lên 60% vào năm 2000. Dự án giáo dục đại học năm tài chính 1999: tăng số lượng học đại học lên 50% trong giai đoạn 1995- 2000. Dự án hỗ trợ y tế quốc gia năm tài khoá 1996 giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh từ mức 41 xuống 35 năm 2000. Qua các chỉ báo này Việt Nam có thể lập kế hoạch rút vốn, và thực hiện rút vốn sát với yêu cầu của WB từ đó có thể tăng giải ngân. - Về phía Việt Nam: + Đã dần dần làm quen với việc lập dự án đáp ứng được các yêu cầu của WB, cũng như khâu làm thủ tục, thẩm định, triển khai dự án. + Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định rõ ràng hơn về ODA, như nghị định 87/CP ban hành ngày 5/8/1997 thay cho nghị định 20/CP ngày15/8/199 về quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA thông tư liên tịch của Bộ tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn ODA. Các quy định này đã giúp các chủ dự án trong lập dự án cũng như làm việc với các cơ quan quản lý cấp trên thuận tiện hơn từ đó đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được thì có thấy tốc độ giải ngân của dự án của WB còn chưa cao, còn khá nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch làm chậm đi tốc độ giải ngân chung dẫn đến việc không sử dụng hết được nguồn hỗ trợ quan trọng của WB cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên như s au: - Về phía ngân hàng thế giới: + WB còn có các quan điểm cứng nhắc do vậy đã ảnh hưởng đến khâu thiết kế chương trình, dự án ví dụ như ở các chương trình điều chỉnh cơ cấu, các mục tiêu mà WB đặt ra lại quá tham vọng và không căn cứ vào tình hình và trình độ phát triển thực tế của Việt Nam. Vì vậy khi triển khai thực hiện có khi không đạt được một số cam kết dẫn đến việc tổ chức tài trợ từ hoặc việc giải ngân. + Nguyên tắc cho vay phải theo lãi suất thị trường đối với các dự án tín dụng của WB đã gây khó khăn cho Việt Nam trong việc giải ngân như ở dự án tài chính nông thôn. Hiện nay ở nông thôn Việt Nam vẫn có những nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi để trồng cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Do vậy, người dân không muốn vay từ nguồn tín dụng có lãi suất thị trường thêm vào đó là thủ tục xét duyệt cho vay rất phức tạp. + Trong thủ tục giải phóng mặt bằng. Quan điểm của WB là các dự án ODA là các dự án phát triển vì vậy khi thực hiện dự án phát triển phải cân nhắc đến lợi ích của tất cả các bên, không làm tổn hại đến bên nào nhất là người nghèo, vì vậy mà khi giải phóng mặt bằng phải thực hiện đền bù cho cả người sử dụng đất hợp pháp lẫn người sử dụng không hợp pháp. Điều này trái với quy định và pháp luật của Việt Nam. Ví dụ như yêu cầu của WB với chính phủ là phải đền bù cho cả những người bị giải toả bởi nghị định 36/CP về giao thông. + Điều kiện thủ tục thanh toán của WB cũng rất chặt chẽ. Các dự án của WB chỉ có 1 tài khoản đặc biệt ở trung ương còn tại các địa phương thì thanh toán thực thành, thực chi, điều này đã gây khó khăn cho các dự án phát triển nông thôn vì các hoạt động của dự án chủ yêú được triển khai ở địa phương. Để được thanh toán các địa phương phải thực hiện trước một số hoạt động, do vậy có vốn ứng trước, tuy nhiên nhiều địa phương nghèo không có nguồn ứng vốn nên đã chậm dự án, ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân. + Về phía Việt Nam: Công tác chuẩn bị dự án còn chậm nhiều lúng túng mà chuẩn bị dự án có tính chất quyết định để có thể tiến hành rút vốn. Ví dụ như dự án hỗ trợ y tế quốc gia có hiệu lực từ 24/5/1996 cho đến 19/6/1997chưa rút được đồng vốn nào vì Bộ y tế chưa làm xong thủ tục miễn thuế, mua sắm thiết bị, cũng như chưa được ra được cơ chế tài chính cho mục thuốc thiết yếu chỗ UB phê duyệt. Dự án phục hồi quốc lộ ( Đoạn Hà Nội +vinh, Thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ) do giải phóng mặt bằng chậm nên làm chậm tốc độ giải ngân. Dự án giáo dục tiểu học, dự án bảo vệ rừng do phải tổ chức đấu thầu quốc tế trong khi khâu thủ tục hồ sơ tiến hành chậm. + Tiến trình thẩm định, phê duyệt dự án cấp bộ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định cấp Nhà nước, gây tình trạng chậm trong khâu chuẩn bị thủ tục đàm phán. Như ở dự án giao thông đường thuỷ, dự án phát triển ngành điện. ở dự án phát triển ngành điện vay vốn của WB chủ dự án là Tổng công ty Điện lực Việt Nam tuy nhiên tiến trình thực hiện đã bị chậm lại do giữa Tổng công ty, Bộ kế hoạch và đầu tư còn có ý kiến khác nhau. Về thẩm quyền xét duyệt các dự án nhỏ thuộc dự án phát triển ngành điện Tổng công ty xin ý kiến của Bộ nhưng Bộ lại cho rằng dự án là dự án nhóm A nên Tổng công ty phải trình chính phủ ra quyết định, nhưng theo Tổng công ty điện lực thì các dự án này nhỏ không nên quan niệm là dự án nhóm A, do vậy quá trình phê duyệt, thẩm định đã bị chậm lại còn về phía WB phải có BCNCKT mới chấp thuận cho rút vốn. + Tiến trình đấu thầu, xét duyệt kết quả đấu thầu còn nhiều vướng mắc và chậm trễ ở cấp cơ sở (Ban quản lý dự án) và Bộ chủ quản. + Giải phóng mặt bằng chậm do phải xử lý nhiều mặt về chính sách tái định cư, giá cả đền bù, trợ cấp, phối hợp thực hiện chính sách của ta và yêu cầu của WB. Ví dụ như dự án phục hồi quốc lộ. + Vốn đối ứng cho các dự án lớn như ở dự án quốc lộ, dự án giao thông đường thuỷ do vậy chưa được cung cấp kịp thời theo tiến độ giải phóng mặt bằng, ký kết hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ vốn đối ứng - vốn vay đã cam kết. +Trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ tham gia chuẩn bị các dự án còn thiếu kiến thức, hiểu biết về kinh tế vĩ mô đối với các dự án điều chỉnh cơ cấu, tiếp đó là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Các cán bộ tham gia chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ODA còn chưa nắm chắc chính sách, thủ tục của các nhà đầu tài trợ cũng như quy chế mới của Việt Nam về lĩnh vực này. + Công ty theo dõi, đôn đốc kiểm tra tịnh hình thực hiện dự án của các cơ quan và điều phối ODA chưa được tiến hành thường xuyên do vậy chưa tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án ODA ở cấp cơ sở, làm chậm dự án. Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên còn có các nguyên nhân khác như bất đồng giữa WB với chính phủ về việc tăng giá điện để đảm bảo tài chính cho cơ quan năng lượng nên 3 dự án năng lượng ở nửa cuối năm 1998 của WB bị chậm lại, nguyên nhân do khó khăn về hệ thống thông tin giám sát liên hệ giữa chính phủ với các nhà tài trợ trong đó có WB nên việc trao đổi bằng thư từ chính phủ của chính phủ xin ý kiến nhà tài trợ trước khi ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh đã mất khá nhiều thời gian, điều này cũng làm chậm tiến độ dự án. Như vậy bên cạnh các kết quả đạt được trong thu hút và giải ngân nguồn ODA của WB thì còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ phía khách quan cũng như phía chủ quan mà nếu khắc phục được vấn đề này sẽ làm tăng khả năng thu hút và tốc độ giải ngân của Việt Nam so với tình hình còn chậm như hiện nay. Tuy nhiên vấn có những triển vọng cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn ODA của WB. 4. Triển vọng thu hút ODA từ WB của Việt Nam. 4.1. Những thay đổi cần biết trong chiến lược hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong thời gian tới. Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do những tác động của cuộc khủng hoảng ở Đông Nam á đã làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút, theo dự báo của IMF tăng trưởng Việt Nam là 32% vào năm 1999 4,2% năm 2000(34) Investment Review 03/5/1999 bài Nascent gronts could le struntd, warns IMF . Theo WB với tốc độ cải cách như hiện nay, thì Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỷ lệ tăng trưởng 4,5% đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giảm, năm 1998 số dự án ngân 11% và số vốn đăng ký giảm 10% so với 1997, 4 tháng đầu năm 1999 số dự án bằng 32% cùng kỳ 1998. Vốn thực hiện ước đạt 250 triệu USD giảm 84% so với cùng kỳ năm ngoái(35) Báo nhân dân - ngày 5/5/1999 - Báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế -xã hội năm 1999 và đầu năm 1999. . Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỉ lệ tăng trưởng chỉ ở mức 4 - 5%. Hiện nay chính phủ Việt Nam cũng rất lo ngại những tác động xấu hơn từ cuộc khủng hoảng đến tăng trưởng chậm hơn đối với việc làm, giảm đói nghèo, công bằng xã hội, chênh lệch về thu nhập và một cơ cấu kinh tế sử dụng nhiều vốn. Do vậy theo ngân hàng thế giới thì sự hỗ trợ của họ sẽ tập trung giải quyết hai yêu cầu cấp bách của nền kinh tế Việt Nam đó là: - Khôi phục đã tăng trưởng - Tăng cường chất lượng và tính bền vững của sự phát triển. Mục tiêu này cũng đã được thể hiện trong chương trình7 điểm của chính phủ Việt Nam. Theo đó WB sẽ chú trọng hơn đến các vấn đề sau: - Vấn đề nghèo đói và xã hội vì trong khi mức nghèo đói đang giảm, thì lại xuất hiện sự bất bình đẳng. Chiến lược giảm đói nghèo của WB tiếp tục nhấn mạnh đến tăng trưởng theo bề rộng đồng thời cũng cóbộ phận tập trung cho giúp đỡ những đối tượng bị tụt hậu lại sau: -Gắn bó rõ ràng hơn giữa các dự án với đối thoại chính sách. Ngoài chức năng cung cấp tài chính WB đang thảo luận với một số Bộ ở Việt Nam để thực hiện chức năng cung cấp kiến thức và tư vấn chính sách bên cạnh c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12079 (2).DOC
Tài liệu liên quan