Đánh giá thực hiện chiến lược marketingxuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ.
Sản phẩm xuất khẩu: do các thủy sản Việt Nam chủ yếu được nuôi ở môi trường
tự nhiên đặc biệt là tôm và cá . Chính các yếu tố này tạo cho thủy sản Việt Nam
có vị ngọt hơn so vớicác sản phẩm khác cùng loại ví dụ như tôm Việt Nam được
đánh giá là ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của ThaiLand và Indonesia nhưng đa
số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay dưới dạng sơ
chế chưa qua chế biến nhiều nên không tạo ragiá trị gia tăng cao cụ thể chỉ là các
sản phẩm sau khi làm sạch sau đó đông lạnh và xuất sang thị trường Hoa Kỳ (tôm
đông lạnh các loại, cá ngừ đông lạnh, mực và cá ngừ đông lạnh ) và chính nguyên
nhân này làm cho lượng xuất khẩu thủy sảnViệt Nam có thể cao nhưng giá trị xuất
khẩu mang lại không cao.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûn lượng 2.700 tấn, chiếm
17,65% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Nguyên nhân chính của sự tăng giảm sản lượng và giá của một số mặt hàng do sự
cạnh tranh rất mạnh mẽ từ nhiều nước xuất khẩu khác, các rào cản thương mại và
phi thương mại mà chính phủ Hoa Kỳ đặt ra và các doanh nghiệp Việt Nam khó có
thể đáp ứng được. Ngoài ra, các sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào vụ mùa thu
hoạch, chất lượng sản phẩm….
Cua, ghẹ các loại:
Bảng số 13: các loại cua, ghẹ của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ.
Năm 2003 Năm 2002
Mặt hàng Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Giá T.Bình
(USD/kg)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Giá T.Bình
(USD/kg)
Thịt cua đóng hộp 870,35 9.339.902 10,73 332,64 3.010.797 9,05
Thịt cua chế biến 637,19 6.322.609 9,92 181,99 1.644.179 9,03
Thịt ghẹ đóng hộp 547,02 5.818.178 10,64 316,16 3.059.049 9,68
Thịt cua đông lạnh 401,59 3.537.785 8,81 425,75 3.653.761 8,58
Cua tươi sống 52,11 414.017 7,95 150,48 1.581.924 10,51
Thịt cua tươi 21,38 268.746 12,57 298,77 4.391.060 14,70
Thịt cua tuyết đóng
hộp
0 0 0 2,01 21.500 10,68
Thịt ghẹ đông lạnh 0 0 0 4,58 36.525 7,97
Nguồn: Bộ thương mại.
Qua bảng số 13: mặc dù các sản phẩm từ cua và ghẹ mang lại giá trị xuất khẩu thấp
so với các sản phẩm từ tôm và cá nhưng đây cũng là các sản phẩm mang lại giá trị
xuất khẩu ngày càng tăng góp phần nâng cao giá trị và sản lượng xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và các nước khác nói chung. Cụ thể năm
2003 xuất khẩu các mặt hàng cua, ghẹ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,53 nghìn tấn
(tăng 47,73% so với năm 2002) và giá trị đạt 25,7 triệu USD (tăng 47,72% so với
năm 2002). Mức giá trung bình của các sản phẩm này nhìn chung không có sự biến
động và giá trung bình 10,16 USD/kg. Và các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thịt
cua đóng hộp, thịt cua chế biến, thịt ghẹ đóng hộp, thịt cua đông lạnh…. Tuy nhiên,
có sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người Mỹ là trước đây các sản phẩm từ
cua và ghẹ rất ít được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận nhưng trong những năm
gần đây sản phẩm này được rất nhiều người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Theo tôi
nguyên nhân chính là hiện nay người dân đã nhận thấy rõ các đặc tính và lợi ích từ
những sản phẩm này. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các sản phẩm từ cua, ghẹ của
chúng ta xuất khẩu trong tương lai vào thị trường này.
Mực và bạch tuộc các loại:
Bảng số 14: mực và bạch tuộc Việt Nam xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ
Năm 2003 Năm 2002
Mặt hàng Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Giá T.Bình
(USD/kg)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Giá T.Bình
(USD/kg)
Mực ống fillet đông lạnh 709,87 1.995.723 2,81 328,19 853.353 2,60
Mực ống đông lạnh 370,25 951.980 2,57 556,91 1.307.937 2,35
Mực nang đông lạnh 260,69 830.018 3,18 216,70 560.212 2,59
Mực ống LOLIGO ĐL 64,26 168.755 2,63 120,91 302.808 2,50
Mực ống LOLIGO tươi 28,28 69.732 2,47 20,83 49.754 2,39
Mực nang tươi 25,97 84.012 3,23 19,57 41.411 2,23
Mực ống LOLIGO chế
biến
19,92 63.560 3,19 0 0 0
Mực ống chế biến khác 11,78 27.528 2,34 7,10 25.452 3,58
Mực ống tươi 1,15 2.234 1,95 2,13 3.049 1,43
Bạch tuộc đông lạnh 965,88 1.380.250 1,43 416,72 586.351 1,41
Bạch tuộc tươi 22,24 30.922 1,39 21,69 37.164 1,71
Nguồn: Bộ thương mại.
- Mực các loại: năm 2003 sản lượng xuất khẩu mực sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt
1.492 tấn (tăng 17,4% so với năm 2002) và giá trị đạt 4,2 triệu USD (tăng 3,4% so
với năm 2002) và giá xuất khẩu trung bình tăng từ 2,47 USD/kg lên 2,81 USD/kg
vào năm 2003 với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mực ống fillet, mực ống và mực
nang đông lạnh….Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ mực của
chúng ta còn tương đối thấp so với tiềm năng nhưng chúng ta đã mạnh dạn và thực
hiện tốt chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm làm tăng sản lượng và giá trị xuất
khẩu đồng thời làm giảm các rũi ro nếu tập trung cho một sản phẩm chủ lực và điều
này đã minh chứng cụ thể như trong năm 2003 chúng ta có một tin không vui đối
với sản phẩm mực khô xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác chỉ
đạt giá trị 57,1 triệu USD (giảm 52,1 triệu USD so với năm 2002- giảm gần 50%).
- Bạch tuộc các loại: giá trị đạt tương đối thấp so với nhu cầu về sản phẩm này của
Hoa Kỳ vì vậy cần phải nhanh chóng xác lập các kênh phân phối và đa dạng hóa
sản phẩm… nhằm mở rộng thị trường trong tương lai.
- Nhuyễn thể hai mảnh (điệp, nghêu, sò…..): năm 2003 xuất khẩu đạt trên 20 triệu
USD tới 25 nước trên thế giới và tỷ trọng xuất khẩu này rất thấp so với nhu cầu của
các nước nói chung và Hoa Kỳ nói riêng và đặc biệt là nó chưa phù hợp với tiềm
lực rất lớn của Việt Nam vì vậy nên cần phải đẩy mạnh các chương trình xúc tiến
nhằm mở rộng thị trường nâng cao sản lượng và giá trị trong tương lai.
Đánh giá thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ.
Sản phẩm xuất khẩu: do các thủy sản Việt Nam chủ yếu được nuôi ở môi trường
tự nhiên đặc biệt là tôm và cá…. Chính các yếu tố này tạo cho thủy sản Việt Nam
có vị ngọt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại ví dụ như tôm Việt Nam được
đánh giá là ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của ThaiLand và Indonesia… nhưng đa
số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay dưới dạng sơ
chế chưa qua chế biến nhiều nên không tạo ra giá trị gia tăng cao cụ thể chỉ là các
sản phẩm sau khi làm sạch sau đó đông lạnh và xuất sang thị trường Hoa Kỳ (tôm
đông lạnh các loại, cá ngừ đông lạnh, mực và cá ngừ đông lạnh…) và chính nguyên
nhân này làm cho lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể cao nhưng giá trị xuất
khẩu mang lại không cao.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu này đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường bị động về
số lượng, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm vì chúng ta không tìm được đầu
ra mà chỉ phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.
Giá cả xuất khẩu: giá bán các loại thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ hiện nay phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm, chủng loại, nguồn
gốc xuất xứ… và giá bán sẽ rất nhạy cảm với tình hình thị trường. Dưới đây là giá
tham khảo cho một số loại tôm sú nguyên vỏ bỏ đầu nhập khẩu từ nước Châu Á với
giá bán tại chợ New York.
Bảng số 15: bảng so sánh giá tôm sú nguyên vỏ bỏ đầu của Việt Nam, Thái Lan,
Ấn Độ bán trên thị trường New York đầu năm 2005
ĐVT: USD/kg
Loại tôm Việt Nam Thái Lan Aán Độ
Un/15 16,98 16,87 16,75
16 - 20 12,57 12,02 11,68
21 - 25 11,9 11,57 10,91
Nguồn thông tin thương mại - Bộ thương mại - 10/1/2005.
Qua bảng số 15: với sản phẩm cùng kích cỡ như nhau thì giá tôm Việt Nam cao
nhất, và mức chênh lệch nhau giữa các mức giá của các nước không cao lắm. Đây
được xem là điểm nổi bật của sản phẩm tôm Việt Nam vì trước đây giá tôm Thái
Lan thường cao nhất. Điều này được lý giải do điều kiện nuôi tôm ở Việt Nam đã
được cải thiện, tôm Việt Nam được đánh bắt từ nguồn thiên nhiên cao, chất lượng
sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
đã được đáp ứng …=> chúng ta rất mạnh dạn trong việc cạnh tranh về giá.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa ra giá bán dựa trên chi phí nguyên vật liệu,
chi phí bảo quản, vận chuyển, chế biến và các chi phí khác cộng với lợi nhuận mục
tiêu và chúng ta cũng đưa ra giá bán phụ thuộc vào sự cảm nhận của khác hàng,
phụ thuộc vào sự cạnh tranh của các đối thủ, chu kỳ sống của sản phẩm…. Tuy
nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa làm chủ được nguồn
nguyên liệu đầu vào nên thường bị động trong việc đặt giá xuất khẩu.
Hoạt động phân phối: hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường bán
sản phẩm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ dựa trên các hợp đồng bán hàng cho các
nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ với giá FOB, sau đó các nhà nhập khẩu này sẽ phân
phối tiếp các sản phẩm thủy sản này đến các nhà bán sỉ, nhà chế biến và hệ thống
bán lẻ của Hoa Kỳ: các cửa hàng, siêu thị… nhằm phân phối sản phẩm đến người
tiêu dùng cuối cùng. Chính vì lý do như trên nên hiện nay các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản chỉ cần chủ động trong việc thu mua nguyên liệu, sơ chế hoặc chế
biến và sau đó xuất khẩu - công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà
Rịa - Vũng Tàu là minh chứng cho hoạt động phân phối này.
SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨN THỦY SẢN TỪ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Nguồn: Tác giả tìm hiểu quy trình phân phối thủy sản sang Hoa Kỳ tại công ty cổ
phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu
Các nhà cung cấp
nguyên liệu đầu
vào từ hoạt động
khai thác
Các nhà cung cấp
nguyên liệu đầu
vào từ hoạt động
nuôi trồng
Công ty xuất khẩu
thủy hải sản
Hợp đồng
Công ty nhập khẩu
thủy sản Hoa Kỳ
FDA
Hoạt động xúc tiến: hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang
thị trường Hoa Kỳ thường thực hiện một số hoạt động xúc tiến sau đây:
- Chào hàng, quảng cáo trên hệ thống Internet.
- Phát hành các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí khác.
- Quảng cáo trên các tạp chí nước ngoài: tạp chí seafood International….
- Đặc biệt tham gia một số hội chợ quốc tế về thủy sản tại Việt Nam, Hoa Kỳ và
các nước khác nhằm giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có chiến lược hoạt động xúc tiến hoàn hảo và
đầy đủ đến với người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là điểm yếu của hoạt động
Nhà bán buôn Nhà chế biếnThị trường bán
buôn
Những nhà kinh doanh
bán lẻ
Thu mua
Thị trường người tiêu dùng
sau cùng
chúng ta trong thời gian qua với một số nguyên nhân sau: các doanh nghiệp Việt
Nam có quy mô tương đối nhỏ nên thường không đủ chi phí để thực hiện chiến lược
xúc tiến tại thị trường lớn này; chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt
động xúc tiến và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm trong công tác xúc tiến thương
mại….
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
I/ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG THỦY SẢN HOA
KỲ.
- Hiện nay Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu thủy sản đứng hàng thứ 2 trên thế giới,
sản lượng tiêu thụ theo đầu người của họ trong thập niên qua tương đối thấp và
mang tính ổn định, đạt mức 6,8kg/năm. Tuy nhiên sự tăng lên về thu nhập, sự thay
đổi yếu tố nhân khẩu học, sự gia tăng dân số kết hợp với các đặc tính dị biệt về tiêu
dùng của người dân Hoa Kỳ sẽ làm nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Hoa Kỳ trong
những năm giai đoạn 2005 - 2010 khởi sắc và sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến
nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như cơ cấu xuất khẩu của các nước
tham gia vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam với định hướng đây là thị
trường tiềm năng trong tương lai.
- Theo dự báo của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì đến năm 2010 sẽ có khoảng 70 triệu
người Mỹ sẽ qua tuổi 50. Nghiên cứu về người tiêu dùng cho thấy người già ở Mỹ
ăn nhiều thủy sản hơn các nhóm tuổi khác đồng thời nhu cầu thịt bò và thịt lợn của
họ sẽ giảm và nó sẽ sẽ được thay thế bởi các sản phẩm thủy sản làm cho nhu cầu
thủy sản càng tăng lên đáng kể trong tương lai.
- Bên cạnh đó, với tốc độ tăng dân số bình quân 1,02%/năm thì đến năm 2010 dân
số Hoa Kỳ khoảng 313,2 triệu người và dân số tăng cũng sẽ làm nhu cầu thủy sản
tăng.
- Ngoài ra, so với các thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn … thì thủy sản có những
ưu thế vượt trội về dinh dưỡng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao
hơn so với các loại thực phẩm khác do trên 50% các loài thủy sản hiện nay được
đánh bắt từ môi trường tự nhiên trong bối cảnh các sản phẩm thực phẩm khác đang
bị các bệnh dịch lan truyền dễ dẫn đến chết người như bệnh cúm gia cầm đang
hành hoành ở nhiều nước, bệnh bò điên ở Anh, các súc vật bị lỡ mồm long móng …
- Một lý do rất quan trọng mà các nhà y học đã kiểm chứng bằng thực nghiệm và
cảnh báo là nếu dùng nhiều thủy sản sẽ hạn chế các bệnh béo phì, giảm các nguy
cơ về bệnh tim mạch mà hiện nay đối với chính phủ và người dân Hoa Kỳ đang là
một vấn nạn quốc gia…. Cụ thể năm 2003 có 64% người Mỹ lớn tuổi bị thừa cân
hoặc mắc bệnh béo phì và chính điều này hàng năm Mỹ phải mất khoảng 117 tỷ
USD do giảm năng suất lao động và các chi phí thuốc men do bệnh béo phì gay ra;
18,2 triệu người bị bệnh tiểu đường - đây là một con số kỹ lục theo cục y tế và dịch
vụ nhân đạo và hầu như các bệnh này gay ra bởi ăn quá nhiều thực phẩm khác như
gà, bò, heo… Ngoài ra, tiêu dùng thủy sản còn phụ thuộc vào nhân tố thay đổi về
thu nhập của người dân Hoa Kỳ.
- Là nước công nghiệp phát triển nên nhịp sống ở đây rất nhanh và họ có rất ít thời
gian cho việc nấu nướng, chế biến thức ăn… Vì vậy họ có khuynh hướng tiêu thụ
những sản phẩm đã qua sơ chế hoặc tinh chế (bỏ ruột, bỏ đầu, đánh vảy, bóc da,
tách xương,...) để tiết kiệm thời gian. Đây là một trong những sản phẩm mà các
doanh nghiệp Việt Nam hiện đang có thế mạnh cần quan tâm khi xuất khẩu thủy
sản vào thị trường này.
II/ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.
Mặc dù trong những năm gần đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ liên
tục tăng. Tuy nhiên sự tăng này không mang tính bền vững cao do xuất hiện một số
yếu tố làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản: sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc
gia khác ngày càng lớn mạnh, khả năng khai thác của thủy sản Việt Nam, các vụ
kiện, tranh chấp gần đây trong quá trình hoạt động thương mại… làm ảnh hưởng
không nhỏ quá trình xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. Để có chiến lược đúng khi
xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển bền vững
ta đi vào phân tích ma trận SWOT marketing xuất khẩu đối với ngành thủy sản Việt
Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục các điểm
yếu và nguy cơ cũng như tận dụng tốt các thế mạnh và các cơ hội.
MA TRẬN SWOT VỀ MARKEITNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Các thế mạnh (Strengths - S) Các cơ hội (Opportunities)
- Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày
càng đa dạng phong phú.
- Công nghệ chế biến ngày càng hiện đại.
- Chất lượng sản phẩm thủy sản được nâng cao
rõ rệt.
- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có
hiệu lực.
- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của
người dân Hoa Kỳ ngày càng tăng.
- Người dân Hoa Kỳ ngày càng biết
nhiều đến thủy sản Việt Nam.
- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp
mở rộng thị trường.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều kinh nghiệm trên thương
trường.
Các điểm yếu (Weaknesses - W) Các thách thức (Threats - T)
- Chưa am hiểu nhiều thị trường Hoa Kỳ.
- Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại đồng
bộ và đủ mạnh.
- Xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô, giá trị thấp.
- Quy mô doanh nghiệp Việt Nam nhỏ.
- Chưa quan tâm xây dựng thương hiệu.
- Chưa tạo mối liên kết tốt về quyền lợi người
tiêu dùng Hoa Kỳ, nhà phân phối và xuất khẩu.
- Hệ thống phân phối quá phụ thuộc vào nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ.
- Trình độ nguồn nhân lực về marketing thấp.
- Nguồn cung cấp thủy sản chưa ổn định.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Yêu cầu khắt khe của thị trường về
chất lượng sản phẩm và an toàn thực
phẩm rất cao.
- Chi phí cho các hoạt động marketing
xuất khẩu tại Hoa Kỳ rất cao.
II.1/ Phân tích các điểm mạnh của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào
Hoa Kỳ.
Đây là thị trường lớn, có tốc độ phát triển nhanh và hiện nay đây là thị trường tiêu
thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù thị trường này đòi hỏi rất cao về chất
lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đã đạt được tiêu chuẩn HACCP với việc áp dụng các công nghệ hiện đại từ
nuôi trồng đến chế biến các sản phẩm xuất khẩu làm cho chất lượng sản phẩm
ngày càng cải thiện và đã rất có uy tín thể hiện cụ thể qua sản lượng và giá trị xuất
khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ ngày càng tăng. Ngoài ra, Khi hiệp định thương mại có
hiệu lực thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ đánh vào các hàng hóa có xuất xứ từ
Việt Nam sẽ giảm, tạo điều kiện tốt nhất để chúng ta đa dạng hóa các mặt hàng
thủy sản đưa vào Hoa Kỳ, đặc biệt các mặt hàng chế biến cao cấp có giá trị cao
(hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ dưới dạng sản phẩm
sơ chế). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn được sự
quan tâm và hỗ trợ của chính phủ Việt Nam thông qua sự phối hợp với các cơ quan
xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, hiệp hội nghề cá Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng
khác… để tháo gỡ các rào cản thương mại và phi thương mại nhằm tạo điều kiện tốt
nhất để xuất khẩu thủy sản Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị trường.
II.2/ Phân tích các điểm yếu của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào
Hoa Kỳ.
- Mặc dù giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ ngày
càng tăng nhưng ổn định không cao và chưa phù hợp với năng lực vốn có của ngành
thủy sản do chúng ta chưa có chiến lược xúc tiến thương mại đồng bộ, nắm bắt các
thông tin thị trường còn ít, các doanh nghiệp ít có điều kiện hoặc chưa chủ động
nghiên cứu để tiếp cận kịp thời sự biến động thị trường này mà chủ yếu phụ thuộc
vào các đối tác nhập khẩu là các công ty Hoa Kỳ…. Ngoài ra, hiện nay quy mô
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tương đối nhỏ nên không đủ điều kiện
để thực hiện xây dựng chiến lược thương hiệu, cũng như khuếch trương sản phẩm
bằng các hoạt động: hàng năm ở Hoa Kỳ có tổ chức hội chợ thủy sản quốc tế ở
BOSTON và các hội chợ khác cũng như các triển lãm về thủy sản nhưng rất ít
doanh nghiệp Việt Nam tham gia do kinh phí rất lớn hoặc doanh nghiệp không đủ
điều kiện tham gia…. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam cũng chưa đủ vốn để trang bị các máy móc thiết bị hiện đại hoặc chưa
mạnh dạn trong hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp hoa Kỳ để tận dụng các công
nghệ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản hiện đại nhằm hạn chế tối đa các vi
phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định về bảo vệ môi trường.
- Một vấn đế rất quan trọng là hiện nay chúng ta chưa có đủ một nguồn nhân lực về
marketing giỏi để có thể đưa ra các chính sách, quyết sách mang tầm chiến lược
nhằm mở rộng và phát triển thị trường. Và chúng ta cũng chưa tạo ra được một
chuỗi mắc xích quyền lợi giữa nhà các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nhập khẩu và
người tiêu dùng Hoa Kỳ nhằm hạn chế các rũi ro trong quá trình thực hiện chiến
lược marketing xuất khẩu vào thị trường đầy biến động này.
II.3/ Phân tích các cơ hội của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa
Kỳ.
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ
được ký kết và có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Hoa
Kỳ tham gia vào thị trường Việt Nam và ngược lại; đồng thời thông qua các cam kết
trong hiệp định các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi tham gia vào thị
trường Hoa Kỳ sẽ chịu mức thuế suất thấp hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác; làm giảm đáng kể các quy định
về an toàn chất lượng sản phẩm; các thông tin thị trường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
càng minh bạch, rõ ràng hơn, các doanh nghiệp giảm được rũi ro trong xuất khẩu
cũng như trong thanh toán tạo tiền đề cho ngành thủy sản phát triển trong tương lai.
- Hiện nay lượng tiêu thụ bình quân đầu người về thủy sản của Hoa Kỳ không cao,
khoảng 6,8kg/người/năm. Và trong tương lai gần lượng tiêu thụ này tăng cao theo
sự khuyến cáo của giới y học về nguy cơ các giảm bị bệnh về tim mạch và bệnh
béo phì nếu dùng nhiều sản phẩm thủy sản kết hợp với sự tiện lợi của sản phẩm
này mang lại…. Đồng thời thông qua các vụ tranh chấp thương mại gần đây như vụ
kiện bán phá giá cá basa và tôm vào thị trường Hoa Kỳ đã giúp các doanh nghiệp
này có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện các chiến lược marketing xuất
khẩu của mình và cũng chính nhân tố này làm cho các thương hiệu sản phẩm thủy
sản Việt Nam ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ.
II.4/ Phân tích các thách thức của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào
Hoa Kỳ.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ ngày càng gay gắt về chất lượng sản phẩm, giá bán
cũng như về phân phối, xúc tiến… với các đối thủ lớn như các nhà cung cấp thủy sản
nội địa và các quốc gia rất có thế mạnh về thủy sản như Thái Lan, Ấn Độ,
Bangladesh, Trung Quốc… làm cho thị trường này vốn cạnh tranh đã khốc liệt thì
nay càng khốc liệt hơn.
- Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu về chất lượng hàng nhập
khẩu sẽ ngày càng cao. Chính các nhân tố này sẽ là một trong những rào cản lớn
trong quá trình thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và nếu các doanh nghiệp không
nỗ lực sẽ có nguy cơ mất thị trường tiềm năng này trong tương lai.
- Mặc dù hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực nhưng các luật lệ thương
mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và thực tế các doanh nghiệp Việt Nam không thể biết
hết cũng như không thể lường trước hết các biến cố có thể xảy ra và khi có biến cố
thì chúng ta đương nhiên sẽ là bị đơn trong các vụ kiện như vụ kiện bán phá giá cá
basa, vụ kiện tôm trên thị trường Hoa Kỳ là những minh chứng sống động nhất.
- Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lo
ngại và quan tâm là chi phí cho các hoạt động marketing ở Hoa Kỳ rất cao mặc dù
các dịch vụ rất hoàn hảo như chi phí cho các luật sư trong ký kết hợp đồng, các cuộc
tranh chấp thương mại… rất cao và khả năng doanh nghiệp nhỏ khó có khả năng
thực hiện.
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN
2005 - 2010.
Dựa vào phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây
và ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010.pdf