MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 2
I. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2
1. Quan niệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3
II. Thực chất, nội dung và vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm. 6
1. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm. 6
2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm. 7
Phần II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 13
I- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 13
1. Giai đoạn 1 ( 1973- 6/1975 ) 13
2. Giai đoạn 2 (1/7/1975-1982) 13
3. Giai đoạn 3 (1983-1999 ) 14
4. Giai đoạn 4 (1/2000 đến nay) 14
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt 10/10 15
1. Cơ cấu ,bộ máy quản lý của Công ty 15
2. Cơ cấu lao động của Công ty : 18
3. Đặc điểm về tài chính. 19
III. Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ của Công ty. 19
1 . Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty 19
2. Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế qua các năm 21
3. Phân tích tình hình tiêu thụ từng mặt hàng. 22
4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường. 24
Phần III: Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho Công ty Cổ phần dệt 10/10 . 26
I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 26
1. Mục tiêu 26
2. Định hướng phát triển: 26
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao tiêu thụ sản phẩm 29
1. Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng để tăng doanh thu 29
2. Phấn đấu giảm mức chi phí để hạ giá thành sản phẩm. 31
III. Kiến nghị với nhà nước 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Dệt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết định số 2580/ QĐUB do Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký duyệt.
Cùng với quyết định này nhiệm vụ của Công ty được nâng lên, Công ty được phép sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt may.Hiện nay Công ty đã có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên giảm được chi phí uỷ thác mà trước đây Công ty bỏ ra 15.000 USD
Từ khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước, bộ mặt Công ty có nhiều thay đổi.Trong nhiều năm liền, Công ty đã được các tổ chức trao tặng huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm, thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Công ty còn được Nhà nước ,Sở công nghiệp Hà Nội tặng nhiều bằng khen và được công nhận là đơn vị quản lý giỏi trong nhiều năm .
4. Giai đoạn 4 (1/2000 đến nay)
Theo chủ trương Cổ phần hoá các DNNN, Công ty đã tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,đồng thời phù hợp với yêu cầu của thời đại mới .Giai đoạn này, Công ty tiếp tục khẳng định uy tín của mình trên thị trường.Công ty đặc biệt nhấn mạnh đến các công tác xuất nhập khẩu và coi đây là mũi nhọn của mình, bên cạnh đó không coi nhẹ thị trường nội địa.Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt và đạt được kết quả hết sức khả quan.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt 10/10
Công ty Dệt 10/10 là một doanh nghiệp có chức năng sản xuất cung ứng cho thị trường các sản phẩm dệt như vải tuyn, màn tuyn, rèm cửa các cỡ đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn và được người tiêu dùng chấp nhận đánh giá là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Công ty Dệt 10/10 có nhiệm vụ chính:
- Đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của Công ty sẽ góp phần thúc đẩy quan trọng ngành dệt may Việt Nam phát triển. Điều này thể hiện ở các hoạt động như chuyển giao công nghệ mới, xâm nhập vào thị trường quốc tế, bình ổn thị trường của các doanh nghiệp khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm ổn định xã hội, giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra.
1. Cơ cấu ,bộ máy quản lý của Công ty
Hình 1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty.
giám đốc điều hành
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật
P.
Tài vụ
P.
Tổ chức –
Bảo vệ
P.
Kỹ thuật cơ điện
P.
Đảm bảo chất lượng
P.
Kế hoạch
Sản xuất
P.
Kinh doanh
P.
Hành chính
Y tế
Phân
Xưởng
Dệt 1
Phân Xưởng May 1
Phân Xưởng Dệt 2
Phân xưởng Văng sấy
Phân Xưởng Cắt
Phân Xưởng May 2
Hội đồng quản trị
Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Do hình thức của Công ty là Công ty Cổ phần nên hệ thống quản lý và sản xuất có những bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị.
- Giám đốc điều hành.
- Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kĩ thuật
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận được quy định cụ thể như sau:
- Giám đốc: là thủ trưởng cấp cao nhất chịu mọi trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo công tác lao động và công tác hành chính.
Bên cạnh giám đốc còn có phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kĩ thuật. Những người này có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc những vấn đề chuyên môn. Khi giám đốc đi vắng, Phó giám đốc kinh doanh sẽ thay quyền giải quyết những công việc được giao. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, cụ thể là:
- Phòng tài vụ:Thực hiện nhiệm vụ tài chính kế toán theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước.Trực tiếp làm công tác hạch toán kế toán, tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty.Tham gia phân tích hoạt động kinh tế của Công ty, giúp cho giám đốc Công ty trong công việc điều hành sản xuất cân đối, quản lý tài chính, cũng như chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp, góp phần tạo hiệu quả cao cho Công ty.
- Phòng kinh doanh : tổ chức việc cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời đảm bảo chất lượng, số lượng, chủng loại với giá cả hợp lý nhất theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.Tổ chức bán hàng tại Công ty cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh, tích cực quan hệ với bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo.Theo dõi kiểm tra các đại lý tiêu thụ để kịp thời cung cấp sản phảm và nhanh chóng thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý tiền hàng không để thất thoát.Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư sản phẩm của Công ty.
- Phòng hành chính y tế: Tổ chức công tác quản lý công tác văn thư tiếp nhận công văn, giấy tờ, thư từ, báo chí…quản lý con dấu và các giấy tờ khác liên quan đến công tác lưu trữ, đánh máy, in ấn tài liệu.Tổ chức tiếp khách, tổ chức hội nghị , quản lý các phương tiện hành chính, tổ chức nấu ăn giữa ca và ca ba phục vụ cho công nhân viên, chăm lo đời sống tinh thần, sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng tổ chức bảo vệ: Sắp xếp quản lý toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn Công ty, điều động và tiếp nhận lao động theo yêu cầu sản xuất, tham mưu cho giám đốc về nhân sự, về cơ cấu lao động trong dây chuyền sản xuất, kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên sản xuất và quản lý. Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm bảo vệ tài sản trong toàn Công ty, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo yêu cầu của cấp trên, theo dõi việc chấp hành kỉ luật lao động của mọi người trong toàn Công ty .
- Phòng kĩ thuật cơ điện: Xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy trình công nghệ cho quá trình sản xuất đối với các loại sản phẩm, vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Xây dựng, hoàn thiện các định mức vật tư kĩ thuật ,xác định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải pháp nhằm giảm định mức tiêu hao vật tư. Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa máy móc thiết bị định kì khắc phục các sự cố kĩ thuật. Lập kế hoạch dự phòng, sửa chữa máy móc thiết bị định kì, khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra phòng còn thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Nghiên cứu và soạn thảo các văn bản liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để ban hành thực hiện trong Công ty.Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện quy trình công nghệ, đánh gía việc thực hiện chất lượng ở các công đoạn sản xuất.Tổ chức kiểm tra chất lượng các loại vật tư, hàng hoá mua hoặc gia công bên ngoài theo tiêu chuẩn và quy định của Công ty.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trình giám đốc. Đôn đốc các bộ phận sản xuất và các phòng chức năng thực hiện tốt các công việc đó. Điều độ sản xuất kịp thời, phối hợp với các bộ phận kĩ thuật chất lượng, tổ chức lao động ,vật tư ... để đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu của sản xuất. Xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ mới để không ngừng mở rộng, phát triển sản xuất.
Các phân xưởng sản xuất: hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất do Công ty giao, tổ chức quản lý nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tác nghiệp của phân xưởng, giữ gìn, sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ sản xuất.
2. Cơ cấu lao động của Công ty :
Nhìn số liệu tại bảng (I) ta thấy, số lao động có trình độ Đại học còn thấp (khoảng 7,7%năm 2000).Tuy nhiên,số công nhân có tay nghề lại khá cao, cụ thể là số công nhân bậc từ 5 trở lên là 98 người chiếm tỷ trọng22,22% trong tổng số lao động.
Kế hoạch tuyển dụng, sa thải: do số lượng máy móc có hạn hơn nữa Công ty đang phấn đấu giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh nên tạm thời không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Số lao động hiện tại được Công ty duy trì ổn định công ăn việc làm.
Hàng năm, số lượng công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất đều được điều chỉnh căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm cân đối sản xuất đồng thời căn cứ vào nội quy, quy chế của Công ty để nâng cao ý thức trách nhiệm với mọi người.
Mức lương cao nhất : 1.600.000 đồng / người /tháng
Mức lương bình quân: 1.326.000 đồng / người /tháng.
Nhìn chung, đời sống cán bộ Công ty ngày càng được nâng cao. Chỉ riêng trong năm 1999, do gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ nên mức lương bị cắt giảm nhằm hạ giá thành, kích thích tiêu thụ.Công ty luôn chú trọng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh công nghiệp, từng bước cải tiến bữa ăn trưa cho công nhân, thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho toàn bộ công nhân viên cũng như tổ chức cho họ đi tham quan nghỉ mát vào dịp hè.
Bảng 1 : cơ cấu lao động của công ty
( Đơn vị : Người )
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1) Tổng số lao động
445
100
441
100
502
100
-Nam
143
32,2
144
32,6
152
29,8
-Nữ
302
67,8
297
67,3
350
70,2
2) Theo trình độ
- Đại học
32
7,19
34
7,7
34
6,2
- Cao đẳng & Trung cấp
13
2,92
13
29,94
18
3,0
- Công nhân bậc 1->4
236
53,03
234
53,06
250
49,8
- Công nhân bậc >5
98
22,02
98
22,22
100
20,5
- Lao động phổ thông
44
14,84
28
14,08
100
20,5
3. Đặc điểm về tài chính.
Trước năm 2000, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở công nghiệp Hà Nội nên nguồn vốn của Công ty được cấp chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Sang năm 2000, Công ty đã hoàn thành xong việc Cổ phần hoá với số vốn điều lệ là 8.000.000.000 đồng.
Trong đó: Nhà nước nắm giữ 30%, còn lại 70% là vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty đóng góp.
Nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm bởi vì xuất phát từ nguồn vốn này, Công ty tiến hành mua sắm máy móc thiết bị. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng (II) sau:
Bảng 2 : TìNH HìNH TàI CHíNH CủA CÔNG TY
(Đơn vị tính :1000 đồng )
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn cố định
5.016.000
62.7
5.000.000
62.5
4.928.000
62.4
Vốn lưu động
2.984.000
37.3
3.000.000
37.5
3.072.000
37.6
Tổng vốn
8.000.000
100
8.000.000
100
8.000.000
100
Qua số liệu ta thấy, Công ty hoạt động trong tình trạng khó khăn về vốn, đặc biệt là vốn lưu động, chỉ ở mức 3.072.000.000 đồng vào năm 2001, chiếm 37,6% tổng số vốn, đây thực sự là số vốn để Công ty có thể chủ động mua sắm nguyên vật liệu đầu vào và thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như: quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu, giảm giá…Bên cạnh đó, vốn cố định giảm qua các năm, đến năm 2001 chỉ còn 4.928.000.000 đồng, chứng tỏ Công ty chưa chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
III. Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ của Công ty.
1 . Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty
Từ năm 1997 trở về trước, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều thực hiện thấp hơn kế hoạch đã đề ra, chỉ đạt khoảng 86- 88% kế hoạch.Đặc biệt là năm 1997, do chị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã làm cho ngàng dệt may nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là khi tỷ giá ngoạI tệ biến động lớn làm cho giá nguyên vật liệu tăng dấn đến giá thành và giá bán sản phẩm tăng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện hàng nhâp lậu từ Trung quốc với giá rẻ cũng là một nhân tố tác động đến tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, do đó việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra chỉ đạt khoảng 83%.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua biểu 3 :
Nhìn vào số liệu năm 1999, ta thấy kế hoạch tiêu thụ không ổn định, sản phẩm màn xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra tới 50% ,với số tuyệt đối là 116.983 cái. Tuy nhiên , sản phẩm vải tuyn và màn đôi lại không hoàn thành kế hoạch, vải tuyn chỉ đạt 81%, về số tuyệt đối giảm 95.642 cái. Sự giảm sút này theo đánh giá của Công ty là do nhu cầu của vải tuyn trên thị trường giảm, đồng thời trên thị trường có sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân với các sản phẩm cùng loaị, tuy chất lượng không bằng nhưng bù lại có giá rẻ hơn.
Sang năm 2000, tình hình tiêu thụ các mặt hàng rất tốt, vượt 23% so với kế hoạch, số tuyệt đối là 189.233 cái. Trong đó màn đôi tăng 12%, tương đương là 51,337 cái và màn cá nhân vượt 27%, tương ứng là 9.670 cái. Trong năm 2000, sản phẩm màn xuất khẩu vẫn chứng tỏ là một sản phẩm mũi nhọn của Công ty và thị trường Châu Phi vẫn có tiềm năng lớn, cụ thể là sản phẩm này vượt 36% so với kế hoạch. Nhưng năm 2000 được coi là năm không thành công đối với sản phẩm vải tuyn, chỉ đạt 94% so với kế hoạch. Chứng tỏ việc lập kế hoạc tiêu thụ đối với sản phẩm này chưa theo kịp được tình hình thực tế.
Chuyển sang năm 2001, có thể nói đây là năm đặc biệt thành công của Công ty, hầu hết các sản phẩm đều tiêu thụ hoàn thành và hàon thành vượt mức kế hoạch đề ra, đặc biệt là màn xuất khẩu đã tiêu thụ vượt mức kế hoạch 59% với số tuyệt đối tăng là17.766.589 ngàn đồng ( tăng 417.283 cái ), màn đôi cũng tăng so với kế hoạch là 46% tương ứng với số tuyệt đối 230.468 cái. Để đạt được kết quả như vậy, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều, ban lãnh đạo Công ty đã phải tích cực tìm kiếm bạn hàng kí kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu, chào hàng, quảng bá sản phẩm của mình, công nhân phải làm việc theo ca kíp để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn theo hợp đồng đã kí kết. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tốt đẹp đã đạt được thì vẫn còn một số sản phẩm không hoàn thành kế hoạch như sản phẩm rèm che cửa, màn MT02. Đặc biệt sản phẩm rèm che cửa mặc dù kế hoạc đặt ra đã giảm đi rất nhiều so với nam 2000 nhưng kết quả thực hiện lại rất khiêm tốn chỉ đạt 34% về số tuyệt đối giảm so với kế hoạch, có thể nhận thấy rằng sản phẩm rèm che cửa này đã giảm về số lượng tiêu thụ rất nhanh qua từng năm. Để lý giải cho điều nảy có thể thấy được rằng nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm rèm che cửa bị cạnh tranh rất mạnh mẽ so với các loại rèm khác với giá thành rẻ hơn, mẫu mã phong phú và đa dạng hơn. Do đó để khắc phục được tình trạng này buộc Công ty phải luôn đổi mới mẫu mã, hình thức, kiểu dáng đồng thời hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được với các loại rèm, khác nâng cao được sản lượng tiêu thụ.
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 1999- 2001 này, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đã có sự tiến bộ vượt bậc so với trước đây, hầu hết các sản phẩm đều đạt và vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được cần phải phát huy, Công ty còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong công tác lập kế hoạch, cụ thể là không bám sát được sự biến động mau lẹ của thị trường, dẫn đến một số sản phẩm không hoàn thành được kế hoạch, đỏi hỏi Công ty cần phải nghiên cứu, đưa ra những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế qua các năm
Xem bảng biểu ( 4, 5, 6 )
Bước sang năm 1999 , đây thực sự là năm khó khăn đối với Công ty, hầu như sản lượng các sản lượng đều giảm so với cùng kì năm trước. Cụ thể là vải tuyn chỉ bằng 91% so với năm 1998, giảm 21.592,95 mét, màn tuyn các loạI là 98,9% với số tuyệt đối giảm 8171 cái. Trong đó đáng kể nhất là màn đôi, sản phẩm chủ yếu chỉ bằng 74,9% với số tuyệt đối giảm 138.687 cái, màn cá nhân giảm 11,3 % tương ứng là 5083 cái. Kết quả nàu được giảI thích là do tỷ giá ngoại tệ tăng từ 13.300 đồng/1USD lên 14.020 đồng/1USD tức là tăng 5,41%, làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào tăng , đội giá thành của sản phẩm lên , từ đó làm cho giá bán sản phẩm lên dẫn đến sức mua giảm. Hơn nữa, sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu từ Trung Quốc với chất lượng thấp hơn nhưng giá rẻ cũng là một nhân tố quan trọng làm giảm tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tuy vậy trong năm 1999, sản phẩm màn xuất khẩu vẫn khẳng định được vị trí trên thị trường, với sản lượng tiêu thụ tăng 63,5 % so với năm 1998, tức là tăng 136.266 cái, chứng tỏ sản phẩm này được thị trường các nước châu Phi ưa chuộng.
Chuyển sang năm 2000, là năm đầu tiên sau khi hoàn thành xong viêc Cổ phần hoá, Công ty có bước tiến đáng kể. Tất cả các sản phẩm đều tiêu thụ vượt mức so với năm 1999, màn xuất khẩu tiếp tục được tiêu thụ mạnh, tăng 27, 8% so với năm 1999. Đặc biệt là vải tuyn sau 1 năm sa sút , năm 1999 tức là tăng 81,538 mét, do Công ty đã chú trọng đầu tư công nghệ dệt tuyn hoa nổi để sản xuất các loại rèm cửa có chất lượng cao, kiểu dáng phong phú. Đồng thờ ban lãnh đạo Công ty đã kiên quyết rà soát lại định mức lao động cũng như cá chi phí khác, do đó chi phí tiền lương cũng như chi phí quản lý giảm đáng kể dẫn đến giảm giá thành và giá bán sản phẩm làm cho tất cả các sản phẩm đều tiêu thụ tốt.
Bước sang năm 2001, có thể nói đây là năm đặc biệt thành công của Công ty về mặt xuất khẩu. Số lượng xuất khẩu của Công ty đã tăng một cách nhanh chóng, so với năm 2000 lượng xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần ( 289% ), về mặt tuyệt đối sản lượng xuất khẩu trong năm 2001 đã tăng. Để có được thành tích như vậy, Công ty đã phải tích cực tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vì quá chú trọng vào thị trường xuất khẩu, Công ty đã sao nhãng thị trường trong nước, các sản phẩm như màn đôi , màn MT02, rèm che cửa đều giảm so với năm 2000. Đặc biệt là rèm che cửa đã giảm một các nhanh chóng qua từng năm.Nếu năm 1999, doanh thu từ loại sản phẩm này 264.462 ngàn đồng thì sang năm 2000 chỉ còn53.213 ngàn đồng và đến năm 2001 thì chỉ còn 24.630 ngàn đồng. Có thể nói đây là loại sản phẩm mà Công ty cần chú ý quan tâm nhất trong thời gian tới, phải tích cực đổi mới sản phẩm về kiểu dáng, hình thức, thì mới có thể cạnh tranh với các loại rẻm của các đối thủ khác. Bước sang năm 2002 Công ty cần có những biện pháp tích cực để khôi phục lại thị trường trong nước, giành lại thị phần cho mình.
3. Phân tích tình hình tiêu thụ từng mặt hàng.
Sản phẩm chính của Công ty gồm có màn tuyn, các loại vải tuyn và rèm cửa. Thông thường thì rèm cửa được sử dụng có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và có nhiều muỗi. Người tiêu dùng coi màn như một vật dụng không thể thiếu để chống muỗi. Khách hàng chủ yếu của Công ty đối với loại sản phẩm này là cá tổ chức nhân đạo, y tế, các Công ty thương mại các tỉnh, cửa hàng bách hoá tổng hợp và một số nhà buôn.
Hiện nay Công ty đang sản xuất khoảng hơn 30 loại màn khác nhau . Nhìn chung chất lượng sản phẩm tốt, hình thức kiểu dáng đẹp, đa dạng nhưng giá thành hơi cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của Công ty 4 năm liền được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1998,1999,2000.2001 ) do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
Từ biểu (7 ) ta có thể thấy rằng trong năm 1999 các sản phẩm truyền thống của Công ty là màn đôi vẫn được tiêu thụ mạnh (chiếm58,6 % doanh thu ). Sau thời kì sản xuất kinh doanh giảm sút (do chịu tác động của cuộc khủng hoảng năm 1997 ), thì bước sang năm này tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều dấu hiệu tiến bộ . Màn xuất khẩu đang dần dần tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình, doanh thu từ màn xuất khẩu đã chiếm32,7% doanh thu, Công ty ngày càng kí kết được hiều hợp đồng xuất khẩu màn sang các nước châu Phi. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã được phía bạn công nhận về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên năm 1999 cũng là một năm khó khăn do sản phẩm của Công ty đã bị cạnh tranh gay gắt bởi một số nhà sản xuất khác trong nước, hàng nhái của các cơ sở tư nhân và hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Đồng thời năm 1999 cũng là năm tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng theo ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của Công ty. Những khó khăn đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Bước sang năm 2000, doanh thu của hai loại sản phẩm chủ yếu này giảm xuống còn 13.147.033 ngàn đồng đối với MĐ01 trơn và 4.215.197 ngàn đồng đối với MĐ01 hoa.Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1998-2000 sản phẩm màn xuất khẩu đã tăng lên liên tục từ 7.954.832 ngàn đồng năm 1998 lên 10.687.772 ngàn đồng năm 1999 và 16.549.751 ngàn đồng năm 2000. Sản phẩm này xuất khẩu sang thị trường châu Phi, là một thị trường có số dân đầy hứa hẹn vì sản phẩm của Công ty đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, kiểu dáng phong phú. Trong năm 2000, Công ty chỉ chú trọng đến thị trường xuất khẩu do vậy thị trường trong nước bị bỏ ngỏ, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhưng sản lượng trong nước giảm và bị một số đối thủ trong nước chiếm lĩnh được một số thị trường truyền thống.
Chuyển sang năm 2001, doanh thu từ màn xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất 62,33%, có thể nói rằng sản phẩm màn tuyn của Công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới, phía đối tác Đan Mạch ngày càng tin tưởng và đã kí kết ngày càng nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm màn tuyn với Công ty. Nhưng cũng có thể nhận thấy ngay là trong năm 2001 này công ty vẫn chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trong nước, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì Công ty sẽ tự đánh mất hết thị phần của mình trong nước. Doanh thu rèm che cửa cứ giảm dần qua từng năm, doanh thu của sản phẩm này năm 2001 không bằng một nửa so với năm 2000( doanh thu năm 2000: 53.213 ngàn đồng; năm 2001 là : 24.630 ngàn đồng), các sản phẩm khác như màn cá nhân màn MT02, vải tuyến doanh thu đều giảm. Nhưng kết quả này có thể được giải thích đó là do năng lực sản xuất của Công ty còn rất hạn chế, máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu nên khi Công ty tập trung vào loại màn xuất khẩu thì lẽ tất nhiên Công ty phải tập trung phần lớn năng lực sản xuất của mình vào đó và như vậy các loại sản phẩm khác thì sản lượng sẽ bị giảm sút dẫn đến doanh thu giảm.
Để khắc phục tình trạng này đỏi hỏi Công ty phảI đầu tư, đổi mới, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc hiện đại để tăng năng lực sản xuất, có thể đáp ứng đồng thời hai thị trường trong nước và xuất khẩu.
4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường.
Việc phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường cho phép chúng ta đánh giá được khả năng của Công ty trên từng thị trường, qua đó thấy được thị trương nào là trọng điểm, từ đó có những phương án phù hợp nhằm đẩy mạnh ccông tác tiêu thụ sản phẩm . Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường được thể hiện qua biểu (8 ) sau:
Nhìn vào biểu (8 ) ta thấy rằng doanh thu của Công ty chủ yếu tập trung ở hai thị trường đó là khu vực thị trường phía Bắc và xuất khẩu. Điều này chứng tỏ đây là hai thị trường trọng điểm của Công ty, qua đó cần có những biện pháp xúc tiến đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường truyền thống này. Tuy nhiên nếu so với tiềm năng thị trường thì doanh thu như vậy là không lớn. Để lý giải cho điều này thì có thể là do hình thức phân phối của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức mua đứt bán đoạn, ngoài 4 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm đặt tại Hà Nội thì Công ty không thông qua bất cứ đaị lý nào tại các tỉnh khác. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua các Công ty thương mại, các nhà bán buôn bán lẻ và như vậy thì Công ty rất khó có thể kiểm soát giá bán của họ. Vì mục tiêu lợi nhận họ có thể nâng giá bán lên, hoặc bán xen lẫn giữa màn của Công ty với màn của các cơ sở khác có chất lượng kém hơn, người tiêu dùng khi đó rất khó phân biệt. Những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và uy tín của Công ty và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tiêu thụ sản phẩm.
Cũng theo số liệu ở bảng trên , ta thấy doanh thu từ thị trường miền Trung và miền Nam còn rất hạn chế. Đối với thị trường miền Trung đây là một tiềm năng rất lớn, với dân số đông nhưng Công ty mới chỉ tiêu thụ được ở hai thị trường đó là Nghệ An và Đà Nẵng nhưng doanh thu thì rất khiêm tốn so với tiềm năng thực của nó. Ngoả ra còn các tỉnh thành khác thì Công ty chưa vươn tới được. Mặc dù doanh thu từ thị trường này năm 2001 có tăng nhưng so với tổng doanh thu thì nó vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ bé. Do vậy để khai thác triệt để khu vực thị trường này đòi hỏi Công ty trong tời gian tới phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Tương tự như thị trường miền Trung thì thị trường khu vực miền Nam cũng là một thị trường có tiềm năng lớn với dân cư đông đúc, hơn nữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với địa hình kênh rạch chằng chịt, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để ruồi muỗi phát triển thì nhu cầu dùng màn của dân cư ở đây là rất lớn. Tuy nhiên số lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tại thị trường này cũng rất hạn chế. Mặc dù tại thị trường này sản phẩm của Công ty bị cạnh tranh bởi một số đối tượng như: Công ty dệt Phương Đông, Dệt Phước Long, Viện Dệt đồng thời do khoảng cách địa lí xa xôi, chi phí vận chuyển sản phẩm từ Công ty vào đây khá cao nhưng với doanh số thu được từ thị trường này qua những năm qua thì thật sự nó không xứng với tiềm năng của thị trường này. Sản phẩm của Công ty chỉ được tiêu thụ qua hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, như vậy thì quá ít để khách hàng có thể biết về sản phẩm của Công ty. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại thị trường này thỉ trong thời gian tới Công ty phải mở thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh thành khác để khách hàng có thể biết đến sản phẩm của Công ty, có như vậy thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V8411.DOC