Luận văn Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn

Quan hệ sản xuất mới

- Hợp tác liên kết các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường, mối quan hệ liên minh công nông trí thức ngày càng được phát triển.

- Nắm vững quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước. Từ thực tiễn của mình, doanh nghiệp đã tự xác định: Muốn tồn tại và phát triển phải thiết lập mối liên kết kinh tế với cac doanh nghiệp trên địa bàn, phát huy sức mạnh của lực lượng cộng đồng, xây dựng mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp trên cơ sở.

- Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn có quan hệ với vùng nguyên liệu, với hộ nông dân. Cùng đổi mới 3 nông trường là: Sao vàng, Lam Sơn, Sông Âm thuộc tỉnh Thanh Hoá theo tinh thần NQ10 của bộ Chính trị thực hiện giao khoán đến hộ nông trường viên. Công ty trực tiếp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho người trồng mía.

- Cùng với cấp uỷ các xã trong vùng đổi mới hình thức kinh tế hợp tác xã, xây dựng các trang trại nhỏ, các tổ hợp và các nhóm hộ trồng mía, ký hợp đồng trồng mía bán sản phẩm cho Công ty dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

- Công ty đã xây dựng 1 hệ thống chính sách đầu tư khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững, lợi ích của Công ty luôn gắn với lợi ích của người trồng mía như: Hỗ trợ vốn đầu tư khai hoang là đất, giống, phân bón, giá, lương thực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, trường học, điện và phúc lợi xã hội khác.

- Liên kết với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tìm nguồn tín dụng thiết lập kênh chuyển tải vốn đến hộ trồng mía. Thực hiện cơ chế ứng trước (ứng vốn khai hoang làm đất, cung ứng vật tư, phân bón, lương thực.) để nông dân có đủ điều kiện phát triển vùng nguyên liệu.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n liệu đứng đầu cả nước, chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc ngày 1 nâng cao, vốn tài sản doanh nghiệp ngày càng phát triển. * Tốc độ tăng bình quân trong 14 năm qua (1986 - 2000) đạt: - Diện tích tăng 376% (vụ 1986-1987: 436ha, năm 1999-2000: 16.400ha) - Sản lượng mía tăng: 104 lần (vụ 1986 - 1987: 970 tấn; vụ 1999-2000: 1.000.000 tấn) - Sản lượng đường tăng 306 lần (vụ 1986 - 1987: 360 tấn, vụ 1999 - 2000: 110.000 tấn). 3. Kết quả tài chính. - Từ chỗ doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản trong vòng 14 năm (1986 - 2000) sản lượng đường tăng 306 lần (1986: 360 tấn; 2000: 110.000 tấn) doanh thu năm 1999 đạt 317 tỷ đồng, 2 tháng đầu năm 2000 sản lượng đường đạt 41.000 tấn, doanh thu: 60 tỷ đồng đạt 15% kế hoạch năm. - Nộp ngân sách Nhà nước 1999 đạt 25 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. - Năng suất lao động với các chỉ tiêu giá trị tăng thêm/lao động bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động năm 1993 là 123,3%, năm 1995 đạt 149,1%; năm 1996 đạt 168,4%; năm 1999 đạt 180%; năm 2000 ước đạt 190%. - Hiệu quả 1 đồng tài sản cố định, 1 đồng vốn và năng suất lao động tăng nhanh. Giá trị thặng dư Công ty đường Lam Sơn năm 1990 chiếm 38,9% giá trị tăng thêm thì năm 1999 chiếm 70,1% tạo thêm điều kiện tích tụ vốn để đầu tư phát triển, đưa vùng Lam Sơn đi lên với tốc độ mới trong những năm tiếp theo. - Vốn và tài sản cố định của Công ty đến năm 2000 gần 1.000 tỷ đồng. - Vốn lưu động của Công ty đến năm 2000 có: 158.616 tỷ đồng. Kết quả tài chính Năm Doanh thu (Tr.đ) Nộp ngân sách (Tr.đ) Lợi nhuận (Tr.đ) Tỷ lệ vốn Nhà nước (%) 1991 20.050 1.225 862 72,70 1992 25.915 4.776 1.019 61,90 1993 60.200 8.972 1.851 53,30 1994 95.302 15.447 8.572 49,90 1995 110.405 15.540 13.150 38,10 1996 216.930 19.699 14.939 28,10 1997 284.189 20.302 17.860 28,40 1998 315.104 27.435 18.103 14,00 1999 317.600 25.661 19.200 10,29 (Mặc dù sản lượng năm 1999 tăng nhiều so với năm 1998 nhưng doanh thu, lợi nhuận tăng ít là do năm 1999 là năm bắt đầu khủng hoảng của ngành đường Việt Nam, thế giới - giá đường năm 1998 Công ty bán ra trung bình: 6.000đ/kg, năm 1999: 4.000đ/kg). - Vụ ép thứ 13 (98-99) đạt 505.000 tấn mía nguyên liệu, sản xuất được 55.660 tấn đường. - Vụ ép 1999 - 2000 Công ty dự kiến đạt: 110.000 tấn đường (1.000.000 tấn mía). Đồng chí Phan Văn Khải - Nay là Thủ tướng Chính phủ lúc còn làm Phó Thủ tướng Chính phủ vào thăm và làm việc với CBCNV Công ty và bà con vùng trồng mía ngày 26/3/1993 đã nhận xét: "... Công ty đường Lam Sơn có tốc độ phát triển nhanh, Công ty gắn với các nông trường, nông dân xây dựng vùng trồng mía phát triển, Công ty rất quan tâm đến người trồng mía... đơn vị của các đồng chí đã trở thành mô hình trong đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước..." Những kết quả hoạt động cụ thể Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển với tốc độ ngày càng cao, lợi ích trên địa bàn đều tăng. Năng lực sản xuất của Công ty tăng nhanh Từ năm 1992 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 600 tỷ đồng (30% là vốn tự có) và 70% vay ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm: - Năm 1991 đầu tư 2,4 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất cồn từ phế thải mật rỉ, công suất 1,5 triệu lít năm và 200 tấn CO2. - Năm 1992 - 1995 đầu tư 70 tỷ đồng hoàn thành dự án nâng công suất ép mía từ 1.500 tấn mía/ngày lên 2.500 tấn mía/ngày và từ đường vàng tinh khiết sang đường trắng (RS). Sản phẩm đạt 5 huy chương vàng tại hội chợ hàng công nghiệp quốc tế 1994 - 1995. - Năm 1994 đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng xưởng sản xuất phân bón mía, công suất 1.000 tấn/năm. - Năm 1994 - 1996 đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng Xí nghiệp Bánh kẹo Đình Hương với thiết bị và công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Đan Mạch và công suất 5.000 tấn/năm, giải quyết việc làm cho trên 200 lao động của Thành phố Thanh Hoá. Năm 1995 - 1996 đầu tư xây dựng Xí nghiệp phân vi sinh từ bùn mía công suất 20.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu phân bón trong vùng. - Năm 1996 - 1998 đầu tư 9 tỷ đồng lắp 3 hệ thống khoan phân tích mầm mía cây. - Năm 1997 bắt đầu thi công phân xưởng đường 4.000 tấn mía/ngày có 50% đường luyện (RE) với vốn đầu tư 451 tỷ; ngày 27/3/1999 đưa nhà máy đi vào sản xuất ổn định đạt công suất tối đa. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày một phát triển, từ chỗ chỉ tiêu thụ trong tỉnh, vương ra ngoài tỉnh chỉ vài đại lý nay đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và đã xuất khẩu sang Lào, Cunpuphia, Liên Xô, Trung Quốc... 4. Kết quả về nguồn nhân lực. - Từ chính sách đúng đắn của Công ty về con người "Nguồn nhân lực vô tận" Công ty đã là nơi thu hút các tài năng, là nơi phát triển các tài năng, là nơi đào tạo nên lực lượng khoa học kỹ thuật, lực lượng kinh doanh vững mạnh. - Công ty luôn có môi trường làm thoả mãn mọi nhân viên, có đầy đủ điều kiện làm việc đến các trang thiết bị phục vụ... tinh thần, vật chất luôn đảm bảo thoả mãn mọi nhân viên. - Kết quả mỗi năm lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật tăng và củng cố Chỉ tiêu Năm 1986 Năm 1990 Năm 1998 Năm 1999 Trên đại học - 1 4 6 Đại học 12 142 228 239 Trung cấp 18 60 192 192 Thợ bậc cao 2 37 135 137 Công nhân KT 82 280 907 1.057 Tổng số 565 1.020 1.500 1.665 Nguồn nhân lực của Công ty mỗi ngày một phát triển về số lượng đặc biệt là về chất lượng. Kết quả tính đến ngày 31/12/2000: + 65 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. + 77 sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất. ... (Xem chi tiết tiêu chí 5 phần 6.3.4) 5. Nguồn cung ứng đối tác. Chất lượng mía nguyên liệu đầu vào góp phần quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo hiệu quả cho người trồng mía. Vì vậy, Công ty có nhiều giải pháp để đẩy chất lượng và năng suất mía. Công ty đã thực hiện tốt chủ trương đối với các bên cung cấp, đối tác: - Tạo bạn hàng lâu dài, bền vững. - Bình đẳng, cùng có lợi. - Tạo cơ hội cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Như: Ngân hàng cho Công ty vay vốn để sản xuất, khi ngân hàng cần vốn tiền mặt, Công ty sẵn sàng cho vay để duy trì và phát triển hoạt động. Công ty tạo kênh dẫn vốn đầu tư từ ngân hàng đến hộ nông dân và bảo đảm bằng vốn của mình để ngân hàng yên tâm không sợ bị thất thoát vốn. Cơ cấu giống mía của Công ty đã cho hàm lượng đường bình quân cao hơn nhờ giống mới và kỹ thuật thâm canh chăm sóc. Vụ 1999 - 2000 đã có những giống mía đạt 13 - 14 CCS. Có thể nói, các biện pháp được triển khai, được thực hiện đang nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ thứ phẩm, giảm giá thành ở từng khâu sản xuất, hiệuquả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và đây cũng là khâu then chốt để giá cả hàng hoá của Công ty bán ra thị trường thấp hơn giá cả hàng hoá cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Bảng kết quả nguyên liệu TT Vụ sản xuất Diện tích Sản lượng mía (tấn) Năng suất (T/ha) Độ đường BQ (CCS) 86 - 87 436 9.703 22,25 - 87 - 88 1.260 23.325 18,5 8 88 - 89 1.520 37.971 25 8 89 - 90 960 24.463 25,5 8,5 90 - 91 1.360 50.460 37,6 8,5 91 - 92 2.560 93.671 37 9 92 - 93 3.060 133.706 44,12 9,5 93 - 94 3.118 142.356 50,1 9 94 - 95 3.600 193.947 53,6 10 95 - 96 5.600 316.800 56,6 10,5 96 - 97 6.400 336.000 51,7 11 97 - 98 7.500 454.000 56,8 11 98 - 99 9.376 505.000 54 11,5 99 - 2000 16.400 1.000.000 (ước) 61 11,5 Nâng cao lợi ích người trồng mía - Mức thu nhập (bao gồm thu từ sản xuất, tiền công, tiền lương, trừ các khoản chi không kể tiêu dùng cuối cùng) bình quân đạt 2.359.000 đồng, bình quân hộ trồng mía đạt 15 triệu đồng. Năm 1999 nhiều hộ đạt 24 - 26 triệu đồng/năm, có hộ 60 - 70 triệu đồng/năm. - Lợi nhuận từ cây mía 7,5 - 8 triệu đồng/ha/năm. Nhờ thu nhập tăng, nông dân có vốn cải tạo nhà ở, mua sắm tư liệu tiêu dùng, nâng cao mức sống và đầu tư mở rộng sản xuất. Từ năm 1993 - 2000 nông dân đã mua 118 xe vận tải để dịch vụ vận tải cho vùng mía. Quan hệ sản xuất mới - Hợp tác liên kết các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường, mối quan hệ liên minh công nông trí thức ngày càng được phát triển. - Nắm vững quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước. Từ thực tiễn của mình, doanh nghiệp đã tự xác định: Muốn tồn tại và phát triển phải thiết lập mối liên kết kinh tế với cac doanh nghiệp trên địa bàn, phát huy sức mạnh của lực lượng cộng đồng, xây dựng mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp trên cơ sở. - Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn có quan hệ với vùng nguyên liệu, với hộ nông dân. Cùng đổi mới 3 nông trường là: Sao vàng, Lam Sơn, Sông Âm thuộc tỉnh Thanh Hoá theo tinh thần NQ10 của bộ Chính trị thực hiện giao khoán đến hộ nông trường viên. Công ty trực tiếp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho người trồng mía. - Cùng với cấp uỷ các xã trong vùng đổi mới hình thức kinh tế hợp tác xã, xây dựng các trang trại nhỏ, các tổ hợp và các nhóm hộ trồng mía, ký hợp đồng trồng mía bán sản phẩm cho Công ty dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. - Công ty đã xây dựng 1 hệ thống chính sách đầu tư khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững, lợi ích của Công ty luôn gắn với lợi ích của người trồng mía như: Hỗ trợ vốn đầu tư khai hoang là đất, giống, phân bón, giá, lương thực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, trường học, điện và phúc lợi xã hội khác... - Liên kết với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tìm nguồn tín dụng thiết lập kênh chuyển tải vốn đến hộ trồng mía. Thực hiện cơ chế ứng trước (ứng vốn khai hoang làm đất, cung ứng vật tư, phân bón, lương thực...) để nông dân có đủ điều kiện phát triển vùng nguyên liệu. - Liên kết với chính quyền các xã bảo đảm việc thực hiện các hợp đồng kinh tế giữa Công ty với nông dân, tổ chức bảo vệ sản xuất các vùng nguyên liệu. - Liên kết với các Viện nghiên cứu, các chuyên gia về mía hình thành các trung tâm khảo nghiệm và nhân giống mới, các điểm trình diễn chuyển giao kỹ thuật phổ cập giống mới, huấn luyện nâng cao tay nghề trồng mía cho hộ nông dân, nhằm đạt năng suất và hiệu quả thu hồi đường cao. - Liên kết với trường đại học Bách khoa Hà Nội hoàn thiện và nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân công nghệ, nâng cao tay nghề và kiến thức mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ chế thị trường. ở đây đã hình thành trên toàn vùng một mối quan hệ hợp tác kinh tế mới đa thành phần: giữa kinh tế doanh nghiệp với kinh tế hộ nông dân, kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương, giữa quá trình sản xuất nông nghiệp, dịch vụ tín dụng, các dịch vụ khác với công nghiệp chế biến, giữa sản xuất với cơ quan nghiên cứu khoa học. Đặc biệt Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ra đời là mô hình liên minh công nông mới được phát triển cán bộ công nhân viên, nông dân, ban hàng đều góp vốn. Nhờ đó doanh nghiệp đã nắm vững khâu then chốt nhất là: vốn, công nghệ mới và thị trường tiêu thụ, hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế hộ nông dân trên địa bàn 9 huyện (Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thường Xuân, Ngọc Lặc và Yên Định, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Như Thanh, Như Xuân) chuyển nền sản xuất tự cấp, tự túc thành một vùng sản xuất hàng hoá rộng lớn, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp ngày càng phát huy. Với quan hệ sản xuất mới, với hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động mới, đã góp phần tạo ra động lực kinh tế - xã hội vùng Lam Sơn đạt nhiều tiến độ mới. Đáng quan tâm hơn là các nguồn lực tiềm tàng trong nông thôn được khơi dậy: - Hàng vạn lao động trong vùng có việc làm. Ngoài ra, thời vụ thu hoạch mía còn thu hút hàng vạn lao động ở các vùng xuôi lên lao động. - Các ngành nghề mới: dịch vụ, xây dựng, vật liệu, vận tải... trong vùng được phát triển. - Cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1990 - 1999 bằng nguồn vốn của Công ty hỗ trợ và bằng sức lao động của dân đã tu bổ nâng cấp và làm mới 288km đường (có 16km đường nhựa, 168km cấp phối đã mới làm) và 226 cống cầu lớn nhỏ trong vùng mía. - Từ 1992 - 1999 Công ty đã hỗ trợ 15 xã trong vùng mía có trường học cao tâng cho con em, 6 xã xây dựng được đường điện về cho dân (90% số xã trong vùng mía đến nay đã có điện sáng). - Nhà kiên cố, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn... tăng nhanh, số hộ giầu và khá cũng tăng nhanh, số hộ nghèo giảm... không còn hộ đói, lòng nhân ái, tình làng nghĩa xóm được phát huy. Đồng chí Nông Đức Mạnh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thăm và làm việc tại Công ty từ ngày 18/2/1992 kết luận: "... ở đây lợi ích của người nông dân và Công ty đã có sự gắn bó, người trồng mía và Công ty chung niềm vui, Công ty đã thể hiện được vai trò chủ đạo và trung tâm trong vùng". Kết quả thực hiện các hợp đồng của bên cung cấp. Đa số các hợp đồng đều được thực hiện đúng theo những điều đã thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, vì nguyên vật liệu mía quy mô lớn, số lượng nhiều, địa bàn rộng (9 huyện với 20 vạn lao động) trình độ dân trí chưa đều, nên cũng có lúc còn để mía non, chặt lẫn tạp vật hoặc chất lượng chưa bảo đảm, Công ty đã kịp thời giải quyết. Thực hiện tốt phương châm "vừa nguyên tắc nhưng cũng vừa mềm dẻo, kiên trì giải thích, động viên cho người dân hiểu" nhằm tạo lập mối quan hệ vững chắc. Cung ứng mía cây cho sản xuất đường: Hàng năm, Công ty ký hợp đồng mua mía cây, trong hợp đồng có ghi rõ số lượng, chất lượng, giá cả mía cây và thời gian thu mua. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó, trong điều kiện bên giao hàng là người nông dân. Vì vậy Công ty đã cử cán bộ có trình độ xuống từng xã hướng dẫn nông dân về việc lựa chọn giống mía, kỹ thuật canh tác, phân bón và thời vụ trồng, thu hoạch. Khi mua mía Công ty hỗ trợ vận chuyển, đảm bảo cân đúng, lấy mẫu khách quan, đảm bảo quá trình một cách nhanh chóng, gọn gàng. Hàng năm các hợp đồng mua vật liệu làm bánh kẹo, phẩm mầu và hương vị, bao gói cho sản xuất bánh kẹo, rượu mầu được thực hiện nghiêm túc, khi nhận hàng Công ty kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nên sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng. Công ty đã ký nhiều hợp đồng về đào tạo, bồi dưỡng CBCNV Công ty như: - Hợp đồng với Khoa học công nghệ thực phẩm, khoa tự động hoá trường đại học Bách khoa Hà Nội hàng năm để nâng cấp trình độ sản xuất đường và vận hành thiết bị hiện đại. - Hợp đồng với các trường dạy nghề, trung cấp tỉnh Thanh Hoá và của Bộ về đào tạo công nhân mới tuyển dụng, công nhân chưa có tay nghề kỹ thuật. - Hợp đồng với các trường quản lý, chính trị để nâng cao và phổ cập lý luận trung cấp cho cán bộ Đảng viên. Với hợp đồng xây lắp, đổi mới công nghệ sản xuất Công ty ký với các cơ quan: - Hợp đồng với các trường đại học Bách khoa nghiên cứu nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất cồn, CO2 và bảo trì thiết bị tự động hoá. - Hợp đồng với Trung Quốc, ấn Độ cải tạo công nghệ lò hơi và công nghệ tưới mía. - Hợp đồng với Đài Loan, Đan Mạch và Italia xây lắp dây chuyền sản xuất kẹo và bánh quy ở nhà máy bánh kẹo Đình Hương. - Các hợp đồng trong nước về chế tạo và xây lắp thiết bị làm nha, làm bia, gia công cơ khí... Vốn đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị trong 5 năm gần đây gần 600 tỷ Việt Nam đồng và năm 1999 gần 500 tỷ đồng. Các hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, nghiệm thu chặt chẽ và được triển khai vào sản xuất có hiệu quả rõ rệt. Trước khi ký hợp đồng Công ty đã cử cán bộ đi khảo sát, tìm hiểu lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, phù hợp, lựa chọn đơn vị cung ứng có uy tín, chất lượng để đảm bảo thực thi nhanh và hiệu quả. Mô hình Lam Sơn - một mô hình phù hợp có hiệu quả, hợp lòng dân, có ý nghĩa trên nhiều mặt. Đánh giá chung của đông đảo nông dân, của các cấy uỷ Đảng, Chính quyền từ cấp xã trở lên đều thống nhất Hiệp hội mía đường Lam Sơn là nhân tố mới hình thành từ thực tiễn trải qua hoạt động đã đem lại hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội, lợi ích của cộng đồng vùng, của Nhà nước, của người lao động phát triển ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng nhanh. Mô hình Lam Sơn là một hình thức tổ chức và cơ chế quản lý gắn công nghiệp chế biến vùng nguyên liệu, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích nông dân. Cơ chế quản lý đó tạo ra môi trường giải phóng tối đa nguồn lực của vùng (đất đai, lao động trí thức, con người, vốn liếng...) tạo cơ hội để mỗi người xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. Với ý nghĩa trên, mô hình Lam Sơn là một đóng góp vào việc xây dựng quan hệ sản xuất mới (quan hệ sản xuất). ở đây quá trình hợp tác hoá gắn liền với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và công nghiệp hoá các vùng nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mô hình Lam Sơn là giải pháp tập trung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, ngân hàng Thương mại Nhà nước, nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà nước gọi chung là kinh tế Nhà nước và huy động một phần vốn từ doanh nghiệp Nhà nước và huy động một phần vốn trong nhân dân, giúp nông dân giải quyết được 3 cái thiếu, 3 cái khó mà bản thân nông dân không vượt qua được là thiếu vốn, thiếu công nghệ và kiến thức, thiếu hiểu biết về thị trường. Nếu không giải quyết cơ bản vấn đề này thì trong cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần, nông dân luôn luôn là người yếu thế và bị thua thiệt nhiều nhất. Thành công mà mô hình Lam Sơn làm được là khá cơ bản, thực tế cho thấy nhiều hộ nghèo đói phải đi đào vàng, phát rừng mang theo tệ nạn xã hội, sau khi tham gia tổ hợp trồng mía được cung ứng vốn, huấn luyện kỹ thuật, có thị trường tiêu thụ với giá cả hợp lý đã vươn lên thành chủ hộ giàu có. Như vậy QHSX mới phải giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu thì nguồn lực các vùng nông thôn sẽ được giải phóng. Mô hình Lam Sơn tạo ra môi trường để các yếu tố của thị trờng (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường sản phẩm) ngày càng tác động sâu vào các vùng nông thôn và được trao đổi bình đẳng thông qua quan hệ hợp đồng, quan hệ điều hoà, phối hợp của HĐQT Hiệp hội. ở Lam Sơn giá cả các dịch vụ đầu vào cho sản xuất, đầu ra khi bán sản phẩm đều được thoả thuận và phân chia lợi ích thoả đáng giữa các công đoạn, giữa các thành viên. Với vai trò HĐQT Hiệp hội, doanh nghiệp không thể độc quyền để chèn ép vi phạm lợi ích các thành viên và nông dân. Hình thức tự nguyên góp quỹ (quy hành chính, quỹ phát triển sản xuất, quỹ phòng tránh rủi ro) của các thành viên là điều kiện cần cho sự liên kết bền chặt giữa các thành viên, tạo tiền đề hình thành nguồn tài chính của Hiệp hội, là cơ sở cho các thành viên Hiệp hội là nông dân có vốn tham gia cổ phần hoá Công ty và để trở thành người chủ đích thực quản lý Công ty. Như vậy, Hiệp hội mía đường Lam Sơn giữa các thành viên đã có sự cam kết với nhau, liên kết gắn bó với nhau: lời cùng chia, lỗ cùng chịu, cùng chia sẻ để cạnh tranh và phát triển. Điều này là rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Trước mắt là vấn đề tự do hoá mậu dịch, chưa nói đến thị trường thế giới và khu vực ASEAN mà ngay trong nước đã có hàng loạt các nhà máy ra đời với số lượng 1 triệu tán/năm là những đối thủ cạnh tranh không thể coi thường. Mô hình Lam Sơn gợi mở giải pháp công nghiệp hoá và phát triển nông thôn cho các vùng nông nghiệp khác trong cả nước. - Trong điều kiện đặc thù như nước ta (đất chật, dân đông, thừa lao động, 80% dân số ở nông thôn thu nhập thấp, sức mua thấp...) lại ở vào thời điểm kinh tế quốc tế đầy biến động phức tạp, thì công nghiệp hoá nông nghiệp là một vấn đề gian khó. ở các vùng trung du, miền núi, đồng bao dân tộc thì càng khó hơn. Vậy mà Lam Sơn đã tạo ra được những tiền đề rất có ý nghĩa. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Rõ nét nhất là huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Yên. - Lao động dư thừa được thu hút có việc làm trong cả lao động công nghiệp, dịch vụ và lao động nông nghiệp. - Các ngành nghề xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, mộc, nề, may mặc, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải và dịch vụ được phát triển. - Kết cấu hạ tầng vùng đang trong xu thế phát triển, chợ nông thôn và các tụ điểm kinh tế mới đang được mở mang. Cơ cấu đầu tư với nhiều hình thức, quy mô đang được hình thành. - Đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá - xã hội, dân trí được cải thiện rõ rệt. 6. Kết quả về hiệu quả chung của tổ chức. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ động vien của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, nhất là sự cộng tác trực tiếp của các xã và bà con trồng mía trong vùng. Với sự phấn đấu nỗ lực, Công ty đã vượt qua những khó khăn thử thách, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, Nộp ngân sách ngày một tăng, việc làm và đời sống vật chất tinh thần của CBCNV được ổn định và cải thiện rõ rệt, vốn của Công ty hàng năm được phát triển, tạo ra sức phát triển mới ngày càng cao không chỉ về lượng mà cả về chất, đã và đang khẳng định thế đứng ổn định và vững chắc lâu dài của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Công ty đã và đang phát huy vai trò trung tâm chủ đạo của một cơ sở công nghiệp trong vùng kinh tế mới Lam Sơn, đã góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động, bằng việc gắn kết giữa công nghiệp, nông nghiệp với hộ nông dân và các nông trường, triển khai có hiệu quả phương án sản xuất mía đường, khai thác và làm sống dậy một vùng đất trống, đồi núi trọc trung du miền núi, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống bà con trồng mía trong vùng. Trong quá trình xây dựng và phát triển CBCNV Công ty chúng tôi đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. * Thời kỳ xây dựng 1981 - 1986: - 18 đồng chí đạt danh hiệu thi đua cấp cơ sở. - 21 đồng chí đạt danh hiệu thi đua cấp ngành. - 2 đồng chí Tổng Công đoàn Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo. * Từ năm 1986 - 1991: - Đảng bộ liên tục được tặng cờ Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. - Năm 1991 CBCNV Công ty và đồng chí Tổng Giám đốc được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. * Từ năm 1991 - 1999: - Công ty liên tục được tặng cờ thưởng luân lưu của Chính phủ về thành tích dẫn đầu ngành NN và CNTP. - Năm 1997 CBCNV Công ty được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3 về thành tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa. - Được tặng thưởng 4 cờ thi đua xuất sắc. - 12 đồng chí được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua. - 4 đồng chí được Tổng Công đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo. - Công ty được UBND tỉnh Thanh Hoá tặng cờ thi đua làm giao thông nông thôn. - Năm 1999 Công ty được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho tập thể cán bộ công nhân viên Công ty. - Năm 1999 Công ty được tổ chức chứng nhận Quốc tế SGS (Thụy Sỹ) Quacert (Việt Nam) đánh giá hệ thống chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002. - Đoàn thanh niên được tặng 12 bằng khen, 3 cờ thi đua của Trung ương Đoàn và tỉnh đoàn. - Công đoàn Công ty được tặng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và của Liên đoàn lao động tỉnh. - Đơn vị tự vệ đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng. - Sản phẩm đường đạt 4 huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. - Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. - Phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT được tặng 4 cờ thi đua, 3 bằng khen đơn vị có phong trào mạnh. - Hội diễn hội thảo đạt 12 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. III. Các nội dung của quản trị nguyên vật liệu. 1. Xác định cầu về vật tư, nguyên vật liệu. Quan trọng nhất là vấn đề về kế hoạch cầu về nguyên vật liệu. 1.1. Khái niệm về cầu nguyên vật liệu và kế hoạch cầu nguyên vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, bản thân việc thực hiện tốt công tác mua sắm nguyên vật liệu đã chứa đựng một bộ phận tạo ra lợi nhuận trong toàn ọ lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong các doanh nghiệp thương mại hoạt động mua sắm càng có ý nghĩa lớn hơn. Để có cơ sở tiến hành mua sắm nguyên vật liệu phải xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho toàn bộ thời kỳ nào đó và cho tàng thời điểm mua sắm trong thời kỳ đó cũng như xác định chính xác giá cả nguyên vật liệu trong từng thời điểm mua sắm. Người ta gọi số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng thời kỳ mua sắm (chẳng hạn 1 tháng, quý, năm) là số cầu nguyên vật liệu của thời kỳ đó ( GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên), 1997, tr. 169 ). Việc xác định cầu về nguyên vật liệu cho một thời kỳ kế hoạch là kế hoạch hoá về cầu nguyên vật liệu ( GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên), 1997, tr. 169 ). Như vậy có thể hiểu một cách khái quát kế hoạch hoá mua sắm là viễcác định một cách có kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu thể nhằm thoả mãn cầu đã xác định. Dựa trên cơ sở năng lực kho tàng, chi phí kinh doanh cho việc lưu kho... nên về nguyên tắc cầu của một thời kỳ không được đáp ứng toàn bộ một lần mà phải chia nhỏ đáp ứng từng phần nên kế hoạch hoá mua sắm đòi hỏi phải xác định cả các lượng cung cấp cá biệt, thời điểm cung cấp và người cung cấp. 1.2. Mục đích xây dựng cầu về nguyên vật liệu. - Giúp doanh nghiệp giảm được lượng hàng tồn kho. Vì kế hoạch cầu nguyên vật liệu xác định bao nhiều loại vật tư được cần tới với số lượng bao nhiên và khi nào theo tiến độ quản lý sản xuất. Kế hoạch cầu nguyên vật liệu nhờ đó có thể giúp nhà quản lý biết mua những loại vậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM038.doc
Tài liệu liên quan