MỤC LỤC
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG
I. Một số khái niệm về đầu tư
1. Khái niệm về đầu tư phát triển
1.1. Khái niệm đầu tư
1.2. Khái niệm đầu tư phát triển
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
3. Vai trò của đầu tư phát triển
3.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
3.1.1. Đầu tư vừa tác đông đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu
3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
3.1.3. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1.5. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
3.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi
4. Nguồn vốn của đầu tư phát triển
4.1. Nguồn vốn Nhà nước
4.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
4.3. Thị trường vốn
4.4. Nguồn vốn nước ngoài
II. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
1. Khái quát chung về sắn và các sản phẩm từ sắn
2. Yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây sắn
2.1. Yêu cầu về sinh thái của cây sắn
2.2. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây sắn
3. Đặc điểm đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
III. Vai trò của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
IV. Nguồn vốn của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẮN NGUYÊN LIỆU
VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên
1. Điều kiện tự nhiên khí hậu vùng Tây Nguyên
2. Tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên
II. Thực trạng trồng sắn ở các tỉnh Tây nguyên
1. Về diện tích trồng sắn
2. Về năng suất
3. Sản lượng sắn của các tỉnh Tây Nguyên
4. Hiệu quả kinh tế của cây sắn so với một số loại cây trồng khác ở Tây Nguyên trong cùng điều kiện
III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu
1.1. Đầu tư cho việc lai tạo và phát triển giống
1.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.3. Đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác
2. Đầu tư của hộ nông dân
2.1. Đầu tư phân bón
2.2. Đầu tư công lao động và chăm sóc
III. Đánh giá kết quả đạt hoạt động đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Những thành tựu đạt được
2. Khó khăn và tồn tại
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
2. Những thách thức trong đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
II. Định hướng và mục tiêu phát triển
1. Cơ sở cho việc định hướng
2. Định hướng phát triển
3. Mục tiêu phát triển
III. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Nghiên cứu lai tạo những giống sắn phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên
2. Áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp
3. Giải pháp phục hồi độ phì cho đất
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sắn nguyên liệu
5. Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài.
6. Giải pháp về chính sách
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sắn trong vùng tăng đều trong những năm này.
- Từ năm 2000 đến nay nhu cầu sắn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột ngày càng cao, trồng sắn thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây trồng khác trong cùng điều kiện như mía, lúa 1 vụ..., người trồng sắn đã bắt đầu sống được và làm giàu từ nghề trồng sắn. Vì vậy diện tích sắn tăng mạnh trong niên vụ 2002. Tuy nhiên để đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động thì ngoài việc tăng diện tích cần phải có các chủ trương, biện pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sắn thu hoạch. Đó là đầu tư cho giống, thâm canh, thuỷ lợi, đầu tư nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Về năng suất trồng sắn trên địa bàn Tây Nguyên cũng được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 5 : NĂNG SUẤT SẮN CỦA CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Đơn vị: tạ/ha
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Cả nước
79,7
75,0
94,5
75,3
79,9
109,2
116,7
127,8
Tây Nguyên
89,4
62,0
93,2
86,6
86,1
92,5
93,5
119,7
Kon Tum
96,1
90,8
101,6
90,6
99,2
95,5
99,9
119,5
Gia Lai
81,6
32,4
86,6
83,1
76,1
88,8
88,9
84,0
Đăk Lăk
103,1
90,0
103,6
88,1
92,2
93,0
84,0
180,2
Lâm Đồng
65,8
106,0
80,6
95,8
108,0
106,9
110,0
86,4
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Những năm 1995 trở về trước, do không được đầu tư đúng mức về thuỷ lợi, phân bón, giống,... thường trồng những giống sắn địa phương nên năng suất thấp chỉ đạt 70 tạ /ha. Những năm gần đây, một số giống sắn mới năng suất cao đã được đưa vào trồng thử nghiệm và cho kết quả tốt như giống KM64, KM94, KM95, Hoa nam 2...đã đưa năng suất sắn toàn vùng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn còn thấp so với năng suất cả nước. Qua số liệu trên có thể thấy năng suất ổn định từ năm 1995 đến 1999, và từ năm 2000 thì năng suất đã tăng mạnh. Điều này chứng minh cho việc các tiến bộ khoa học về canh tác, đặc biệt là các tiến bộ khoa học về giống đã đóng góp tích cực cho kết quả nêu trên.
* Về sản lượng sắn:
Việc mở rộng diện tích kết hợp với canh tác bằng các giống sắn mới cho năng suất cao đã tạo nên một sản lượng sắn lớn ở Tây Nguyên trong những năm gần đây:
Bảng 6: SẢN LƯỢNG SẮN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN
Đơn vị: 1000 tấn
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Cả nước
2.211,5
2.067,2
2.403,4
1.773,4
1.800,5
3.199,5
3.339,3
4.266,3
Tây Nguyên
283,7
293,2
313,3
270,7
294,4
351,5
346,9
634,2
Kon Tum
128,9
123,5
113,8
96,0
114,1
143,3
155,8
240,2
Gia Lai
83,6
78,7
125,5
114,7
130,9
157,1
144,0
164,6
Đăk Lăk
49,5
48,6
46,6
37,0
33,2
37,2
36,1
219,9
Lâm Đồng
21,7
42,4
27,4
23,0
16,2
13,9
11,0
9,5
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Qua số liệu bảng 2 và 4 cho thấy năm 1995 diện tích sắn vùng Tây Nguyên chiếm 11,75% so với cả nước và sản lượng đạt 283,7 nghìn tấn chiếm 12,83% sản lượng sắn cả nước. Đến năm 2002 thì diện tích sắn vùng Tây Nguyên chiếm 15,88%, sản lượng chiếm 14,87% so với toàn quốc.
2. Hiệu quả kinh tế của cây sắn so với một số cây trồng khác ở Tây Nguyên trong cùng điều kiện
Kết quả điều tra tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy hiện nay cây sắn đang cạnh tranh về quỹ đất với các cây trồng khác như mía, lúa ruộng 1 vụ, lúa nương. Xét về hiệu quả kinh tế, trồng sắn không cho thu nhập cao như mía nhưng đầu ra của cây sắn tương đối ổn định và rộng: có thể bán củ tươi, thái lát phơi khô và có thể bảo quản một thời gian dài. Đồng thời đầu tư cho sắn lại thấp, kỹ thuật canh tác sắn lại đơn giản nên phù hợp với điều kiện của người nông dân.
Chúng ta có thể so sánh hiệu quả của cây sắn với các cây trồng khác qua bảng sau:
Bảng 7: HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG Ở TÂY NGUYÊN
Loại cây
Năng suất (tạ/ha)
Giá bán (đồng/kg)
Tổng thu (1000 đồng/ha)
Tổng chi (1000 đồng/ha)
Lợi nhuận (1000 đồng/ha)
1. Mía
450
230
10.350
6.434
3.916
2. Sắn
220
300
6.600
3.053
3.547
3. Lúa ruộng 1 vụ
35
1.700
5.950
3.500
2.250
4. Lúa nương
15
1.700
2.550
1.250
1.300
5. Bông+ Đậu tương
26,5
5.500
14.575
8.963
5.612
(Nguồn: Quy hoạch phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên phục vụ chế biến xuất khẩu- Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Như vậy về lợi nhuận trên 1 ha canh tác thì mô hình bông+ đậu tương cho lợi nhuận cao nhất (5,6 triệu đồng/ha) tiếp đó là cây mía (3,92 triệu đồng/ha), cây sắn đạt khoảng 3,55 triệu đồng /ha. Tuy nhiên chi phí cho sản xuất mía, bông, đậu tương nhiều hơn so với sản xuất sắn. Tổng chi phí sản xuất cho 1 ha bông đậu tương là 8,96 triệu đồng và cần 290 công lao động; cho mía là 6,43 triệu đồng với 180 lao động. Trong khi đó, sản xuất sắn cần 119 công lao động với tổng chi phí 3.053 nghìn đồng do vậy tỷ suất trồng sắn cao hơn so với các loại cây trồng khác, đạt 0,9 lần. Hơn nữa sắn có khả năng chống chịu tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt (khô hạn, hạn chế về nước tưới, không sợ bị cháy như trồng mía), sâu bệnh và có khả năng kéo dài thời gian thu hoạch nhằm rải vụ cung cấp đều nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Điều đó cho thấy sản xuất sắn ở một số nơi thuộc vùng Tây Nguyên là có hiệu quả.
Kết quả điều tra còn cho biết: đối với các hộ trung bình, chi phí đầu tư cho một ha trồng sắn khoảng 2,9-3,1 triệu đồng, với năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, giá bán 300 ngàn đồng/tấn thì lợi nhuận thu được 3.547 nghìn đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 116%. Đối với các hộ lao động giỏi có điều kiện đầu tư cao hơn thì năng suất có thể đạt khoảng 40 tấn/ha.
III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu
Để đưa ngành sắn nước ta phát triển lên một tầm cao mới, không chỉ gói gọn trong việc sử dụng sắn làm lương thực trực tiếp cho con người, làm thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho ngành công nghiệp mà còn phải từng bước đưa cây sắn trở thành cây công nghiệp và chế biến ra những sản phẩm từ sắn để xuất khẩu sang các nước. Do vậy, sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu. Chỉ có Nhà nước mới có thể đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển ngành sắn nguyên liệu, mở cửa để có thể giao lưu buôn bán và học hỏi với nước ngoài. Những năm qua sự đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng có nhiều mặt tích cực. Tây Nguyên có thể nói là vùng trồng sắn đứng thứ hai ở nước ta sau vùng Đông Nam Bộ, vì vậy sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển sắn nguyên liệu ở đây là rất cần thiết. Sự đầu tư của Nhà nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, lai tạo và phát triển giống cây, nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn.
1.1. Đầu tư lai tạo và phát triển giống
Giống có một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, một giống cây không tốt thì trước hết sẽ có sức đề kháng kém, không thể chống chịu được với sâu bệnh và cho năng suất thấp, chất lượng kém...ngược lại giống cây tốt thì sẽ khoẻ mạnh và đồng đều, năng suất cao. Cũng như vậy các giống sắn tốt sẽ cho hàm lượng tịnh bột cao, năng suất củ tươi cao hơn nhiều lần giống bình thường do vậy chất lượng sản phẩm làm từ sắn cũng sẽ tăng lên. Vùng nguyên liệu mà toàn giống cây tốt thì sẽ là mùa vụ bội thu cho bà con nông dân, tăng cường thu nhập từ đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nông dân.
Kinh nghiệm của các nước trồng nhiều sắn cho thấy dự án giống sắn thường là dự án ưu tiên, đặc biệt tại Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu sắn hàng đầu thế giới, dự án giống sắn đã được chính phủ Thái Lan đầu tư rất cao. Năm 1992, chính phủ Thái Lan đã chấp thuận cấp 11 triệu đô la Mỹ cho Bộ nông nghiệp (DOA) và Bộ khuyến nông (DOAE) để phát triển các giống sắn mới Kasersart 50 và Rayong 5. Tháng 9 năm 1993, chính phủ Thái Lan cũng đã duyệt cấp 24 triệu đô la mỹ để thành lập Viện phát triển tinh bột sắn với mục đích: 1) Phát triển các giống sắn mới có năng suất bột cao, giá hạ cho chế biến công nghệp. 2) Phát triển các kỹ thuật mới trong chế biến sắn. 3) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sắn.
Trong những năm qua, kể từ khi Việt Nam hợp tác với CIAT và tham gia chương trình sắn Châu Á năm 1988 thì ngành sắn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tiến bộ mới trong sản xuất thực sự đạt được khi Việt Nam hoàn thành mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông sắnvới sự liên kết chặt chẽ với các nhà máy chế biến tinh bột, đặc biệt là công ty VEDAN. Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sử dụng sắn đã được trình bày trong hội thảo sắn Việt Nam hàng năm. Những giống sắn mới như KM94, KM98-1, KM95, KM60, SM937-26 đã mang lại năng suất và hiệu quả cao cho cây sắn. Tiêu biểu ở các tỉnh Gia Lai, Đăk lăk, Lâm Đồng trong những năm qua nhờ chuyển đổi giống sắn mới và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nên năng suất sắn đã tăng 50-80% trên phạm vi toàn tỉnh. Bội thu do trồng giống sắn mới so với giống cũ của các tỉnh này từ năm 1994-1999 đạt tới 787 tỷ đồng.
Bảng 8: KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG VỚI GIỐNG SẮN ĐỊA PHƯƠNG HL23
Giống/
Dòng lai
Năng suất tinh bột (tấn/ha)
Năng suất củ tươi
(tấn/ha)
Hàm lượng tinh bột
(%)
Tỷ lệ chất khô
(%)
KM94
12,74
43,8
29,1
39,1
KM98-1
7,2
26,6
27,1
38,4
KM60
7,6
26,5
28,8
39,8
SM937-26
9,5
34,1
28
38,3
Địa phương (HL 23)
6,39
24,1
26,5
37,1
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu so sánh bộ giống sắn NVT96-99-Viện quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Sự đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu tập trung vào một số hoạt động sau: đầu tư cho sưu tập bảo quản nguồn gen giống, lai tạo tuyển chọn giống sắn, tổ chức sản xuất và nhân giống gốc. Trong các hoạt động đó thì hoạt động đầu tư và việc lai tạo và phát triển giống chiếm lượng vốn đầu tư cao nhất do đây là khâu quan trọng nhất trong các công tác đó, vốn đầu tư tăng đều qua các năm chứng tỏ Nhà nước đã có sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư phát triển sắn nguyên liệu cả nước nói chung và của vùng Tây Nguyên nói riêng. Năm 1998 tổng vốn đầu tư là 5. 128 triệu đồng, đến năm 2003 tổng vốn đầu tư đã tăng lên 17.981 triệu đồng gấp hơn 3 lần so với năm 1998. Tổng vốn đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách của Nhà nước cấp cho vùng, số vốn từ khu vực tư nhân và vốn tín dụng của Nhà nước cũng có nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn ngân sách nên hầu như không đáng kể.
Bảng 9: CHI PHÍ ĐẦU TƯ LAI TẠO PHÁT TRIỂN GIỐNG SẮN
VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Hoạt động đầu tư
1998
1999
2000
2001
2002
2003
1. Điều tra sưu tập bảo quản nguồn gen giống
528
612
2. 009
2. 521
3. 149
3. 245
2. Lai tạo tuyển chọn giống sắn
3. 008
4. 982
6. 531
7. 924
8. 330
11. 015
3.Tổ chức sản xuất nhân giống gốc
1. 500
1. 664
2. 250
2. 457
3. 620
3. 721
4. Tổng vốn đầu tư
5. 128
7. 258
10. 790
12. 902
15. 099
17. 981
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước năm 2002 và 2003 tăng cao (15. 099 và 17. 981 triệu đồng), đó là do trong những năm gần đây cây sắn ngày càng trở nên có giá trị không chỉ ở trong nước mà còn đối với thị trường thế giới, khối lượng nhập khẩu tinh bột sắn ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy Nhà nước đã có sự quan tâm hơn đối với cây sắn được thể hiện trong tổng số vốn đầu tư cho cây sắn ở vùng Tây Nguyên. Không những thế cây sắn mới đây đã trở thành một trong 7 loại hàng hoá có thể xuất khẩu của Việt Nam.
1.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Bên cạnh các vùng nguyên liệu sắn tập trung còn không ít các tỉnh trong cả nước đều trồng sắn với quy mô nhỏ và phân tán để phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi. Những vùng này, cây sắn trồng chủ yếu trên đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng với mức đầu tư khiêm tốn của người nông dân. Mặt khác, công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới như giống và kỹ thuật canh tác còn bị xem nhẹ. Vì vậy, để sản xuất sắn vừa có hiệu quả kịnh tế cao, vừa duy trì bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai quý giá, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, cần phải giúp người nông dân nâng cao nhận thức cũng như khả năng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ. Việc này Nhà nước không thể trực tiếp tác động đến từng hộ nông dân mà phải thông qua mạng lưới các cấp ngành và đặc biệt là các cán bộ khuyến nông, những người trực tiếp tham gia giúp đỡ các hộ nông dân trong việc trồng và canh tác sắn. Sự đầu tư của Nhà nước cho nguồn nhân lực thực chất là việc đào tạo cán bộ nông nghiệp trở thành những người có chuyên môn và năng lực để giúp hộ nông dân trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào canh tác cây sắn. Ngoài ra còn thực hiện các chương trình nghiên cứu cùng với sự tham gia của bà con nông dân để có cái nhìn thực tế hơn về việc phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 10: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG
TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị: triệu đồng
Hoạt động đầu tư
1998
1999
2000
2001
2002
1.Đào tạo cán bộ chuyên môn
5. 148
5. 954
6. 982
9. 562
11. 098
2. Đầu tư phát triển cán bộ khuyến nông
4. 521
4. 662
5. 238
5. 339
6. 578
3. Các hoạt động khác
1. 069
1. 125
2. 001
2. 953
3. 902
4. Tổng
10. 738
11. 741
15. 274
17. 854
21. 578
(Nguồn: Vịên quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước cho vùng Tây Nguyên bao gồm các hoạt động như: Đào tạo cán bộ chuyên môn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác. Đào tạo cán bộ chuyên môn là hoạt động đào tạo những cán bộ có năng lực trở thành những người có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, kỹ sư..). Đầu tư phát triển cán bộ khuyến nông là hoạt động đầu tư phát triển cán bộ nông nghiệp các cấp cả về số lượng và chất lượng để giúp đỡ tích cực người dân trong việc chuyển giao tiến bộ, kỹ thuật mới nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc trồng và phát triển cây sắn vùng Tây Nguyên, nâng cao năng suất cây sắn. Với tầm quan trọng như vậy nên đầu tư phát triển nguồn nhân lực hay phát triển con người là yếu tố không thể thiếu để phát triển vùng sắn nguyên liệu nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng. Từ năm 1998 đến năm 2002 vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã tăng gấp hai lần (từ 10. 738 lên 21. 578 triệu đồng), đây là một sự đầu tư không nhỏ cho nguồn nhân lực nhưng là sự đầu tư đúng đắn bởi vì đầu tư phát triển con người luôn là vấn đề then chốt và cốt yếu của mọi hoạt động, con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên mọi thành công. Trong các hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì hoạt động đầu tư phát triển cán bộ khuyến nông được đầu tư lớn nhất, nguyên nhân là do các cán bộ này là những người trực tiếp tiếp xúc làm việc với các hộ nông dân và giúp đỡ người nông dân nên có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sắn nguyên liệu. Mặt khác, đây cũng là lực lượng nòng cốt của Nhà nước đảm nhiệm việc theo dõi và điều tra nghiên cứu những gì xảy ra tại địa bàn của tỉnh mình để báo cáo cấp trên có biện pháp cùng giải quyết. Năm 2002 đầu tư cho cán bộ khuyến nông đạt 6. 578 triệu đồng chiếm 30,48% tổng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực. Ngoài ra Nhà nước còn đầu tư cho các hoạt động khác như: tổ chức các hội thảo với sự tham gia của người nông dân, lập các dự án nghiên cứu với sự tham gia của người dân để giúp người dân có cái nhìn sát thực hơn nữa về các tiến bộ mới trong lĩnh vực lai tạo giống, kỹ thuật canh tác mới, đó cũng là một phần làm cho người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng của Nhà nước và nâng cao tính tự giác và trình độ của người dân.
Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng chủ yếu là người dân tộc miền núi vì vậy trình độ dân trí và văn hoá còn thấp. Trước đây, hầu hết các đồng bào dân tộc chỉ trồng sắn một vụ trên một mảnh đất rồi sau đó lại di dời đi nơi khác khai hoang và tiếp tục trồng. Như vậy dồi núi ngày càng mất đi màu xanh của cây cối, thay vào đó là các bãi hoang bạc màu. Do vậy việc giúp cho người nông dân hiểu được vai trò của định canh định cư, canh tác cây sắn kết hợp với việc bón phân tăng màu mỡ cho đất là một việc làm rất thiết thực. Những năm gần đây Nhà nước đã có những chính sách đầu tư hợp lý cho nguồn nhân lực nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Huấn luyện và Đào tạo về nghiên cứu phát triển sắn năm 2001: Huấn luyện phương pháp: “Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn với sự tham gia của các nông hộ” tổ chức tại Lâm Đồng ngày 15 đến 20/3/2001 có 45 thành viên VNCP (Mạng lưới khuyến nông sắn Việt Nam) tham gia. Lớp hội thảo và huấn luyện tại Đà Lạt ngày 20 đến 25/8/2003 có 48 thành viên tham gia. Hai nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp về sử dụng sắn cho chăn nuôi (Phạm Sĩ Tiệp) và kỹ thuật canh tác sắn (Nguyễn Hữu Hỷ).
1.3. Đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác
Sắn được trồng chủ yếu trên đất dốc, lại là cây hàng năm nên đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh. Khối lượng thân, lá và củ khá lớn nên đã lấy đi của đất nhiều dinh dưỡng. Đa phần ở các tỉnh Tây Nguyên nông dân chủ yếu độc canh cây sắn, ít có chế độ bồi bổ cho đất nên độ phì của đất ngày càng cạn kiệt, năng suất củ ngày càng giảm. Với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu sắn ở Tây Nguyên để phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như dùng để xuất khẩu, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách đầu tư nhằm cải tạo tăng độ phì cho đất, nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn tiên tiến như trồng xen canh sắn - lạc, sắn - đậu... để tăng năng suất và chất lượng của cây sắn, đồng thời có thể thu hoạch thêm được lạc, đậu giúp nông dân có thêm thu nhập để cải thiện đời sống. Nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp canh tác sắn bền vững đã được triển khai ở nhiều địa phương thuộc vùng Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu này nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cải thiện điều kiện vật chất kỹ thuật cho các nông hộ thuộc địa bàn xa xôi, hẻo lánh có đời sống dựa trên cây sắn là chính với mục đích ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả cây sắn trên đồng ruộng và chống hiện tượng suy thoái đất. Các thí nghiệm về bón phân cho sắn đã rút ra kết luận: bón phân N, P2O5, K2O theo công thức 120:20:120 cho năng suất và lãi thuần cao nhất.
Bảng 11 : VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG CÔNG THỨC PHÂN BÓN NPK TRÊN MỘT HA SẮN
Công thức (N+P2O5+K2O)
Năng suất (tấn/ha)
Vốn đầu tư (1000 đ)
Tổng thu (1000 đ)
Lãi thuần (1000 đ)
Nông dân chọn (%)
0:0:0
18,71
2.000
5.238
3.238
0
0:40:120
23,84
2.562
6.675
4.113
0
60:40:120
26,36
2.943
7.380
4.437
30
120:40:120
21,99
3.204
6.157
2.953
0
120:0:120
25,23
2.961
7.064
4.103
0
120:20:120
28,70
3.082
8.036
4.954
50
120:40:0
22,13
2.764
6.196
3.432
0
120:40:60
25,46
2.983
7.129
4.146
20
60:20:60
22,42
2.402
6.277
3.875
0
(Nguồn: Quy hoạch phát triển sắn vùng Tây Nguyên- Viện quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp)
Qua bảng trên ta thấy công thức phân bón NPK theo tỷ lệ 120:20:120 cho năng suất sắn cao nhất là 28,7 tấn/ha, vốn đầu tư phân bón bình quân cho một ha sắn này là 3,082 triệu đồng nhưng lãi thuần thu được lơn nhất: 4,954 triệu đồng. Công thức phân bón này đã được các hộ nông dân trồng thực nghiệm và đạt kết quả tốt với tỷ lệ hộ chọn là 50%.
Bảng 12: VỐN ĐẦU TƯ CHO KỸ THUẬT CANH TÁC SẮN VÙNG
TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị:1000 đồng
Tỉnh, vùng
1998
1999
2000
2001
2002
Tây Nguyên
95. 542
104. 171,6
117. 116
148. 614,04
163. 346
Kon Tum
32. 669,2
35. 443
46. 230
48. 079,2
61. 948,2
Gia Lai
42. 531,6
53. 010,4
54. 551,4
55. 476
60. 407,2
Đăk Lăk
12. 944,4
11. 095,2
12. 328
24. 964,2
37. 600,4
Lâm Đồng
7. 396,8
4. 623
4. 006,6
3. 082
3. 390,2
(Nguồn : Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Vốn đầu tư cho nghiên cứu kỹ thuật canh tác năm 2002 là 163,346 triệu đồng tăng 67.804 triệu đồng, tỉnh Kon Tum là tỉnh có số vốn đầu tư lớn nhất đạt 61, 948 triệu đồng chiếm 37,92% tổng số vốn đầu tư của cả vùng. Tỉnh có vốn đầu tư thấp nhất là tỉnh Lâm Đồng , do những năm gần đây tỉnh có chủ trương chính sách mới đó là đầu tư mạnh vào phát triển ngành du lịch -dịch vụ để phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra mô hình kỹ thuật trồng xen giữa cây sắn và cây họ đậu, lạc cũng mang lại hiệu quả cao cho cây trồng. Mô hình trồng xen đã góp phần duy trì dinh dưỡng cho đất nhờ có quá trình cố định đạm sinh học (các chất hữu cơ vùi lại cho đất) và giảm bớt tình trạng xói mòn đất do mưa mang lại vì khả năng che phủ đất tốt hơn. Mặt khác còn hàng loạt các hình thức canh tác trên đất dốc, dùng thuốc diệt cỏ cho sắn, các công thức bón phân và trồng xen trên đất phèn... cũng được nghiên cứu và bước đầu các kết quả đã được giới thiệu và khuyến cáo để nông dân áp dụng.
Chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng xen sắn - lạc qua bảng số liệu dưới đây
Bảng 13: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG
XEN SẮN-LẠC
Mô hình
Năng suất (tấn/ha)
Tổng vốn đầu tư (1000 đ)
Tổng thu (1000 đ)
Lãi thuần (1000 đ)
Tỷ lệ nông dân chọn (%)
Sắn trồng thuần
25,96
_
2.950
6.480
3.530
20
Sắn+1 hàng lạc
26,59
0,66
4.050
9.287
5.273
60
Sắn+2 hàng lạc
25,27
0,28
3.785
8.195
4.320
20
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Mô hình canh tác trồng xen sắn + 1 hàng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và được các hộ nông dân ưa chuộng. Ngoài năng suất sắn thu được 26,5 tấn/ha còn thu được 0,66 tấn lạc trên 1 ha, như vậy đây là mô hình có nhiều ưu điểm cần phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
2. Đầu tư của hộ nông dân
Nông dân là những người trực tiếp trồng, chăm sóc và phát triển cây sắn trên diện rộng; là người trực tiếp đưa ra các kết luận về tính thực tiễn của các giống sắn và đánh giá giống sắn nào phù hợp với vùng đất của mình nên sự đầu tư của hộ nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sắn nguyên liệu cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng.
Ở Tây Nguyên trong thời gian gần đây thu nhập của người nông dân từ sắn đã tăng lên đáng kể do áp dụng trồng những giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao và đầu tư công lao đông chăm sóc, phân bón cho sắn đã được hộ nông dân quan tâm lưu ý. Nhìn chung, sự đầu tư của hộ nông dân bao gồm 2 lĩnh vực đầu tư chính đó là : đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và đầu tư công lao động chăm sóc cây. Phân tích chi phí đầu tư và lợi nhuận của 1 ha trồng sắn cho thấy: Đối với các hộ lao động trung bình thì chi phí đầu tư trồng 1 ha sắn là 3,169 triệu đồng (công lao động 36,5%, phân bón 33%). Năng suất bình quân đạt 16,2 tấn/ha, giá bán tại ruộng 315 đồng/kg, lợi nhuận 1,9 triệu/ha. Đối với những hộ lao động giỏi thì chi phí đầu tư trồng 1 ha sắn là 4,397 triệu đồng (lao động 40,9%, phân bón 37,3%). Năng suất bình quân đạt 27,8 tấn/ha, lợi nhuận 4,36 triệu đồng/ha.
Bảng 14 : CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN
CỦA 1 HA TRỒNG SẮN
Chỉ tiêu
Hộ lao động trung bình
Tỷ lệ (%)
Hộ lao động giỏi
Tỷ lệ (%)
1. Chi phí đầu tư (1000 đ/ha)
3.169
100
4.397
100
+) Lao động
1.156
36,5
1.802
40,9
+) Giống
400
12,6
450
10,2
+) Phân bón
1.045
33
1.640
37,3
+) Thuê máy cày
342
10,8
380
8,6
+) Thuế nông nghiệp
116
3,6
125
2,8
+) Lãi ngân hàng
23
0,7
_
+) Chi phí khác
87
2,7
_
2. Tổng thu (1000 đ/ha)
5.103
8.757
+) Năng suất sắn củ tươi (tấn/ha)
16,2
27,8
+) Giá bán tại ruộng (1000 đ/tấn)
315
315
3. Lợi nhuận (1.000 đồng)
1.934
4.360
4. Tỷ suất lợi nhuận
0,61
0,99
(Nguồn : Thực trạng sắn Việt Nam - định hướng và giải pháp)
Theo đánh giá của Viện Quy hạch và thiết kế nông nghiệp thì vùng Tây Nguyên có tất cả khoảng 30% diện tích đất là của hộ lao động giỏi canh tác, còn lại là của hộ lao động trung bình. Vì vậy ta có bảng chi phí đầu tư của nông dân cho sắn vùng Tây Nguyên như sau:
Bảng 15: VỐN ĐẦU TƯ CỦA HỘ NÔNG DÂN CHO SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị:1000 đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Hộ lao động giỏi
40. 892,1
44. 585,58
50. 125,8
63. 607
69. 912,3
Hộ lao động trung bình
95. 414,9
104. 033,02
116. 960,2
148. 416,3
163. 128,7
Tổng
136. 307
148. 618,6
167. 086
212. 023,3
233. 041
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
2.1. Đầu tư cho phân bón, trừ cỏ
Sắn có yêu cầu khá cao về chất dinh dưỡng, đặc biệt là những giống sắn mới có năng suất tiềm năng cao thì năng suất thực thu hầu như tỷ lệ thuận với việc đầu tư phân bón.
Chất dinh dưỡng quan trọng đối với sắn là kali, tiếp đó là đạm, lân, canxi, magiê. Thông thường cây sắn cần lượng dinh dưỡng 150 kg K2O + 150 kg N + 30 kg P2O5 để đạt năng suất củ tươi 30 tấn/ha.
Việc bón phân khoáng cân đối, hiệu quả đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh và sử dụng cây họ đậu trong hệ thống luân canh và xen canh với sắn là giải pháp cơ bản để tăng năng suất sắn và phục hồi độ phì cho đất. Đất sắn ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng hầu hết là nghèo dinh dưỡng, ít được cung cấp phân bón do điều kiện kinh tế và tập tục canh tác quảng canh của nông dân các vùng trồng sắn.
Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 năm 2001 đã có kết luận: cây sắn ở nước ta cần đầu tư tối thiểu ở mức 40 kg Nitơ + 40kg P2O5 + 80 kg K2O tức là khoảng 87 kg Urê + 200 kg Super lân + 280 kg KCl cho một ha. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên vốn đầu tư cho phân bón
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1926.doc