MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của mọt quốc gia nói chung và sự phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 3
2. Tính tất yếu của thương mại quốc tế và vai trò của nó được sự phát triển của một quốc gia 4
3. Các hình thức của xuất khẩu 6
4. Mục tiêu của xuất khẩu 9
5. Nhiệm vụ của xuất khẩu 9
II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10
1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 10
2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 11
III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 12
1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng 12
2. Lập phương án kinh doanh và tạo nguồn hàng xuất khẩu 14
3. Giao dịch đàm phán kinh doanh và ký kết hợp đồng xuất khẩu 15
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 16
5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX 18
I. Khái quát về Công ty 18
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18
1.1. Quá trình hình thành 18
1.2. Quá trình phát triển của Công ty Intimex 20
2. Chức năng - nhiệm vụ - cơ cấu tổ chức của Công ty Intimex 23
21. Chức năng của Công ty Intimex 23
2.2. Nhiệm vụ của Công ty Intimex 23
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ các phòng ban 24
3. Tiềm năng của Công ty 28
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty 30
1. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong những năm gần đây của Công ty Intimex 30
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 35
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 39
4. Cơ cấu hình thức xuất khẩu của Công ty 44
5. Nội dung về nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty 47
5.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu 47
5.2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 47
5.3. Xin giấy xuất khẩu 47
5.4. Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 47
5.5. Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu 49
5.6. Nghiệp vụ thanh toán 49
III. ĐÁNH GIÁ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY 50
1. Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu 50
1.1. Kết quả và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 50
1.2. Những thành công đạt được 53
2. Hạn chế 54
3. Nguyên nhân 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY INTIMEX 58
I. Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty Intimex trong thời gian tới 58
II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty 59
1. Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường 59
2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 60
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ xuất khẩu 61
4. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 62
5. Đa dạng hoá các mặt hàng, ngành hàng, đầu tư cho các sản phẩm tinh chế 63
6. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng 64
7. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 65
8. Chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 67
III. Một số kiến nghị với nhà nước 67
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 67
2. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu 69
3. Quỹ bảo hiểm xuất khẩu 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Doanh thu nội địa
1247 (tỷ đ)
669 (tỷ đ)
182 (tỷ đ)
396 (tỷ đ)
100
53,64
14,59
31,74
1474 (tỷ đ)
861 (tỷ đ)
224 (tỷ đ)
398 (tỷ đ)
100
58,41
15,2
26,39
1683 (tỷ đ)
1006 (tỷ đ)
267 (tỷ đ)
410 (tỷ đ)
100
59,77
15,58
2465
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty XNK Intimex
Năm 1999, tổng doanh thu của Công ty đạt 1057 tỷ đồng, đến năm 2003 doanh thu tổng đã đạt 1683 tỷ đồng tăng 159,22% trong vòng 4 năm. Nếu xét về mức tăng hàng năm của tổng doanh thu của Công ty thì ta thấy năm 2001 tổng doanh thu đạt 1247 tỷ đồng, sang năm 2002 tổng doanh thu đạt 1474 tỷ đồng tăng 22 tỷ đồng số vốn/ năm 2001. Tổng doanh thu của năm 2003 đạt 1683 tỷ đồng tăng 209 tỷ đồng so với năm 2002, đạt 114,17% so với năm 2002. Như vậy là hoạt động kinh doanh của Công ty là rất hiệu quả. Sự tăng mạnh, đều đặn của tổng doanh thu là do hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty ngày càng phát triển, trong đó có vai trò to lớn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Việc nghiên cứu phát triển thị trường mới, tìm kiếm những thị trường tiềm năng, mở rộng nhiều quan hệ với nhiều khách hàng mới và tăng cường đầu tư phát triển mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị cao về xuất khẩu là một trong những yếu tốlàm tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Năm 2002 và năm 2003, với việc thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu như sử dụng đòn bẩy trong quản lý tài chính, mở rộng thị trường, phát triển đối tác mới, ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu nhập khẩu trực tiếp nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt cao và hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2001, tổng giá trị kim ngạch xuất hẩu đạt 79.547.056 USD, đến năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 94.184.110 USD, tăng 14.637.054 USD đạt 118,4% so với năm 2001. Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu là 104.793.003 USD tăng 10.600.893 USD đạt 111,26% so với năm 2002. Trong cơ cấu giá trị của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhiều hơn, mang lại doanh thu cao hơn. Thực hiện theo đường lối của Đảng, đặc biệt là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, trong 3 năm trở lại đây hoà mình vào xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của cả nước,Công ty đã hoạch định lại chiến lược kinh doanh của mình sang hướng lấy xuất khẩu làm trận địa chính là bàn đạp để tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty. Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu có sự thay đổi nghiêng về hoạt động xuất khẩu.
79.547.056
94.186.110
104.793.003
Kim ngạch XNK (USD)
NK:
28,76%
XK:
71,2%
NK:
33%
NK:
67%
NK:
36,62%
NK:
66,38%
Năm
2003
2002
2001
Biểu đồ 1: Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian 2001 - 2003.
Với chiến lược kinh doanh như vậy thực sự làm cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi, hoạt động xuất khẩu luôn luôn chiếm tỷ trọng từ 65 đến hơn 70% kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ biểu đồ 1 ta có thể nhận thấy rõ điều này. Năm 2001, tỷ trọng của hoạt động xuất khẩu trong kim ngạch XNK là 71,24%,năm 2002, tỷ trọng này là 67%, năm 2003, tỷ trọng của hoạt động xuất khẩu là 66,38% kim ngạch xuấ nhập khẩu. Như vậy trong chiến lược kinh doanh của mình, Intimex là Công ty luôn coi trọng vai trò của xuất khẩu, lấy hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hoạt động nhập khẩu. Vì thế mà kim ngạch xuất khẩu tăng rất đều và cao qua các năm. Cụ thể là năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 56.672.415 USD tăng 6486631 USD so với năm 1999, đạt 112,92% so với năm 1999. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 63.106.201USD tăng 6.433.786 USD đạt 111,35% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều đặn là 6.460.209 USD, tăng 110,23% so với năm 2002. Vì xuất khẩu là trận địa chính, là bàn đạp chính để tăng trưởng kết quả kinh doanh nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Năm 2001 doanh thu xuất khẩu là 669 tỷ đồng chiếm 53,64% tổng doanh thu. Năm 2002 doanh thu xuất khẩu là 861 tỷ đồng chiếm 58,41% tổng doanh thu. Năm 2003, doanh thu xuất khẩu đạt 1006 tỷ đồng chiếm 59,77% tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn cao hơn tỷ trọng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu và từ lĩnh vực kinh doanh nội địa. Nếu xét về mức độ tăng doanh thu hoạt động xuất khẩu ta có.
+ D Tr1 = Tr 2002 - Tr 2001
= 861 - 669 = 192 tỷ đồng
Trong đó: D Tr1 là mức tăng doanh thu xuất khẩu của năm 2002 so với năm 2001.
- Tr 2002: Doanh thu xuất khẩu năm 2002
- Tr 2001: Doanh thu xuất khẩu năm 2001
+ D Tr 2= Tr 2003 - Tr 2002
= 1006 - 861 = 145 (tỷ đồng)
Trong đó: - D Tr2 là mức tăng doanh thu xuất khẩu của năm 2003 so với năm 2002.
- Tr 2003: Doanh thu xuất khẩu năm 2003
Thông qua bảng kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Intimex trong 3 năm 2001 - 2003, có thể thấy được hoạt động kinh doanh của Công ty gắn liền với hoạt động xuất khẩu. Với định hướng đúng đắn trong chiến lược kinh doanh và sự thay đổi cơ chế quản lý, mở rộng thị trường, ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu, Công ty đã ngày càng khẳng định được khả năng kinh doanh của mình. Trước tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, Công ty vẫn kinh doanh XNK có hiệu quả, tổng kim ngạch XNK tăng đều và ổn định, doanh thu XK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Đây là kết quả thành công của sự nỗ lực cùa toàn thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty trong những năm qua.
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Công ty Intimex là một đơn vị thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp nên các mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Đến thời điểm này, Công ty đang kinh doanh hơn 20 loại mặt hàng xuất khẩu bao gồm: các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, hàng tiêu dùng, hàng dệt may xuất khẩu, hàng công nghệ phẩm, thủ công mỹ nghệ, các nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng ở 40 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên chiếm doanh thu chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu là các mặt hàng thế mạnh của Công ty như hàng nông sản, hàng dệt may. Đặc điểm của các mặt hàng này là phù hợp với điều kiện nước ta, có nguồn cung cấp khá dồi dào, nguyên liệu để mua, được Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng khác do Công ty sản xuất chế biến, gia công hoặc liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước. Với chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành công đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Intimex
Đơn vị: USD
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Tổng giá trị XK
56.672.415
100
63.106.201
100
69.566.409
100
1
Nông sản
55.251.673
97,49
61.132.711
96,87
67.093.325
96,44
2
Thực phẩm chế biến
578.851
1,02
802.855
1,27
1.023.750
0,68
3
Dệt may
393.658
0,69
420.130
0,67
474.752
0,68
4
Hàng CN phẩm
316.084
0,56
607.872
0,96
817.731
1,17
5
Thủ công mỹ nghệ
132.149
0,24
142.633
0,23
156.851
0,24
Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Tổng Công ty Intimex
Từ bảng số liệu trên ta thấy chiếm ưu thế trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng nông sản. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu. Hơn nữa đây là mặt hàng được Nhà nước khuyến khích và hưởng chế độ ưu đãi về xuất khẩu, mặt hàng này có thị trường rộng lớn, là mặt hàng truyền thống của Công ty nên Công ty đã rất thành công khi kinh doanh mặt hàng này. Nếu như tổng giá trị xuất khẩu năm 2001 là 56.672.415 USD thì giá trị xuất khẩu của nông sản đã đạt 55.251.673 USD (chiếm 97,49%) với lợi thế là có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh mặt hàng nông sản truyền thống nên năm 2002, giá trị xuất khẩu nông sản tăng lên 5.881.038 USD với doanh số là 61.132.711 USD, năm 2003 vừa qua Công ty vẫn duy trì được thế mạnh đó với giá trị nông sản xuất khẩu đạt 67.093.325 USD. Tiếp đến là các nhóm hàng như là thực phẩm chế biến, hàng dệt may, hàng công nghệ phẩm, thủ công mỹ nghệ tuy không phải là mặt hàng thế mạnh nhưng cũng góp một phần doanh số vào tổng giá trị xuất khẩu. Để thấy rõ hơn về tình hình mặt hàng xuất khẩu của Công ty chúng ta sẽ phân tích kết quả xuất khẩu từng loại mặt hàng.
* Hàng nông sản:
Từ cuối năm 1999 đến nay, Công ty đã tập trung vào xuất khẩu hàng nông sản với trên 10 mặt hàng khác nhau.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty.
ĐVT: USD
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ lệ tăng
2001
2002
2003
02/01
03/02
Tổng giá trị NSXK
55.251.673
61.132.711
67.093.325
10,64
9,75
1
Cà phê
26.324.363
26.739.431
27.866.678
1,58
4,2
2
Hạt tiêu
22.368.429
25.648.979
28.753.074
14,67
12,1
3
Cao su
1.854.398
2.013.873
2.179.325
8,6
8,2
4
Lạc nhân
2,631.648
2.458.769
2.814.337
21,02
14,46
5
Ngô
465.257
838.205
1.130.243
80,16
34,84
6
Đậu tương
536.671
826.184
997.967
53,95
20,79
7
Điều nhân
386.472
947.505
1.293.601
145,17
36,79
8
Long nhãn
502.762
691.273
895.342
37,5
29,52
9
Quế
397.531
446.926
536.105
12,43
19,95
10
Bồ kết
60.454
82.852
98.078
37,05
18,37
11
Chuối khô
323.688
438.714
528.575
35,54
20,48
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Công ty Intimex
Qua bảng số liệu trên, hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng cà phê, hạt điều, cao su, cà phê (chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Năm 2001, sản lượng cà phê xuất khẩu của Công ty đạt 26.324.363 USD, với kết quả này năm 2001, Công ty đã trở thành doanh nghiệp đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2001, giá trị xuất khẩu cà phê và hạt tiêu của Công ty đạt 48.692.792 USD, Công ty đã trở thành đơn vị hàng đầu của bộ thương mại về xuất khẩu cà phê và hạt tiêu. Trong 4 mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Công ty thì cà phê luôn có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Như chúng ta biết, cà phê là mặt hàng bất ổn định về giá cả, do đó dự đoán cung cầu, đưa ra phương án kinh doanh đối với mặt hàng này là rất khó khăn. Đứng trước yêu cầu thực tế đó, không một đơn vị nào trong Công ty muốn kinh doanh mặt hàng này do sự rủi ro. Do đó mà mặt hàng cà phê mới được đưa vào khai thác và xuất khẩu từ năm 1997. Năm 2000, là thời điểm cà phà xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước doanh tới nay với sản lượng 72.000 tấn chiếm 10,6% so với sản lượng của cả nước. Sang năm 2001, mặc dù tình hình sản xuất cà phê dư thừa trên phạm vi thế giới, cơ cấu cây trồng cà phê trong nước thay đổi, nhiều diện tích cà phê bị phá bỏ nhưng sản lượng cà phê xuất khẩu của Công ty vẫn duy trì ở mức cao, so với năm 2000 tăng 7,51%. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, sản lượng cà phê xuất khẩu của Công ty năm 2002 vẫn đạt 84.000 tấn chiếm 10,63% sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước, đứng thứ hai trong xuất khẩu cà phê của hiệp hội cà phê Việt Nam, sau Công ty XNK cà phê Tây Nguyên. Năm 2002 cũng là năm giá cà phê liên tục giảm còn 390 USD/ tấn nhưng Công ty vẫn đạt doanh số 26.739.431 USD và đến năm 2003 là 27.866.678 USD. Đây quả là một kết quả bất ngờ trong bối cảnh các đơn vị xuất khẩu cà phê khác không những không tăng sản lượng xuất khẩu mà còn bị giảm sút đi so với các năm trước.
Bên cạnh các mặt hàng thế mạnh đó Công ty cũng tập trung phát triển các mặt hàng cao su, lạc nhân, ngô, đậu tương, điều nhân…Năm 2002 Công ty còn tiếp tục mở rộng thêm các mặt hàng nông sản khác để xuất khẩu như: Gạo, vỏ tiêu, quế…riêng lạc nhân đạt 38.000 tấn tăng 6% so với năm 2001. Năm 2003, doanh thu của các mặt hàng như cao su, lạc nhân đều tăng so với năm 2002, cao su năm 2003 có giá trị xuất khẩu là 2.179.325 USD tăng 165.452 USD, lạc nhân năm 2003 có giá trị xuất khẩu là 2.814.337 USD tăng 355.568 USD.
* Mặt hàng thực phẩm chế biến và công nghệ phẩm: Đây là loại mặt hàng mới được Công ty khai thác kinh doanh trong vài năm gần đây nhưng đã có sự phát triển tích cực. Đó là do Công ty đã có chiến lược kinh doanh hợp lý với xu hướng của thị trường là không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu những mặt hàng thô, chưa qua chế biến mà cần phải đầu tư chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tinh chế để tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
+ Hàng dệt may: đây đã từng là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty trong những năm qua. Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty đa số là hợp đồng xuất khẩu uỷ thác, mặc dù đã có một xí nghiệp may ở Văn Điển và có nguồn cung cấp nguyên liệu (vải, sợi…) máy móc của các tập đoàn như Sam Sung, deawoo (Hàn Quốc) chuyên cung cấp nguyên liệu dệt may, hãng visoi (Nhật) cung cấp sợi máy dệt, Công ty TNHH Lan Phiên - Quảng Tây - Trung Quốc cung cấp vải sợi, một số Công ty ở Indonesia, Đài Loan cũng cung cấp sợi len cho Công ty nhưng sản phẩm của Công ty chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó khi xuất khẩu hàng dệt may Công ty phải lấy nguồn hàng từ các nhà cung cấp trong nước như Công ty may Chiến Thắng, may Thăng Long, May 10, Việt Tiến, Công ty may Lan Anh cơ sở dệt kim Tín Thành (HCM)…với mức độ phụ thuộc và khả năng cạnh tranh kém nên kim ngạch xuất khẩu dệt may trong vài năm trở lại đây giảm sút, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu, chỉ đạt 0,67%. Do đó trong thời gian tới Công ty cần phải có phương thức tìm kiếm và thâm nhập thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm một cách hợp lý và tích cực.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ: Hiện nay cơ cấu mặt hàng của Công ty Intimex ba gồm 1 só loại chủ yếu sau: Mây tre đan, thảm các loại, gốm, gỗ, mỹ nghệ, bàn ghế gỗ…Vì đây là sản phẩm văn hoá, hàng thủ công mỹ nghệ không phải là hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày nên việc tìm được thị trường tiêu thụ là rất khó khăn. So với các mặt hàng chủ lực khác như nông sản thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tốc độ tăng trưởng không cao và chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2002, tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 0,23% tổng giá trị xuất khẩu, năm 2003, tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 0,24% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên đây được coi là mặt hàng có hiệu quả kinh doanh cao và rất có tiềm năng xuất khẩu.
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu tổng hợp nên Công ty Intimex có thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ mạnh, hiện nay Công ty đã có quan hệ thương mại với 40 quôc gia trên thế giới, tạo được uy tín tốt trên thị trường quốc tế.
Bảng 6: Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Công ty
ĐVT: USD
TT
Năm
Thị trường
2001
2002
2003
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
1
Asean
25.935.397
45,76
27.231.686
43,15
28.560.334
41,05
2
Đông Á
16.581.009
29,26
18.763.400
29,73
21.784.827
31,31
3
Tây Âu
8.353.522
14,74
8.162.690
12,94
8.747.422
12,57
4
Đông Âu
613.868
1,08
647.925
1,03
692.856
0,9
5
Thị trường khác
5.188.619
9,16
8.297.230
13,15
9.780.970
14,17
6
Tổng giá trị XK
56.672.415
100
63.106.201
100
69.566.409
100
Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty Intimex
Thị trường các nước ASEAN: Qua bảng số liệu trên ta thấy đây là thị trường xuất khẩu chính của Công ty. Doanh thu xuất khẩu của thị trường này là rất cao trong tổng giá trị xuất khẩu, khoảng từ 41% tỷ trọng trở lên. Khi tham gia thị trường ASEAN, hàng hoá của Việt Nam được hưởng sự thuận lợi về mặt thuế quan cũng như các qui định về chất lượng hàng hoá nhâp khẩu thường không cao, nên đây là một thị trường tiềm năng đối với Công ty. Hơn nữa, nhiều quốc gia trong khối có những đặc điểm về phát triển kinh tế giống Việt Nam, tạo nên sự thuận lợi giúp kim ngạch xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, vì Việt Nam là thành viên của khối mậu dịch tự do nên tính cạnh tranh ở thị trường này rất cao. Sản phẩm của Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác của Việt Nam mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực. Dù vậy thì đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty.
+ Thị trường Đông Á: đây là một thị trường lớn, gần gũi về địa lý, chi phí vận chuyển thấp, thị trường này có đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán tương đồng với Việt Nam nên thị trường này là thị trường có doanh thu xuất khẩu lớn thứ 2 sau thị trường ASEAN. Thị trường Đông Á là nơi tâp hợp của các nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, sức tiêu thụ lớn bao gồm các nước là Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…Hàng hoá xuất khẩu của Công ty sang thị trường này chủ yếu là hàng nông sản chế biến, nguyên liệu sản xuất để phục vụ cho yếu tố đầu vào của ngành công nghiệp chế biến. Do có những điểm tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán nên doanh thu xuất khẩu sang thị trường này tương đối ổn định, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của thị trường Đông Á luôn duy trì ở mức 29 - 30% tổng giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy Đông Á sẽ vẫn là thị trường tiềm năng đứng sau thị trường ASEAN cả hiện tại và trong những năm tới.
+ Thị trường Đông Âu: Đầu thập kỷ 90, Liên xô cũ và các nước Đông Âu tan rã thị trường truyền thống của Việt Nam không còn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Công ty dần mất đi thị trường này. Vài năm trở lại đây thị trường Đông Âu không phải là thị trường chính cao cho hoạt động xuất khẩu của Công ty, giá trị xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này rất nhỏ so với tổng giá trị xuất khẩu. Cụ thể năm 2001 xuất khẩu sang Đông Âu đạt 613.868 USD, năm 2002 xuất khẩu sang Đông Âu đạt 647.925, năm 2003 xuất khẩu sang thị trường Đông Âu đạt 692.856 USD. Tỷ trọng trung bình chỉ đạt khoảng 1% tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù giá trị xuất khẩu hiện tại không cao nhưng đây vẫn là thị trường truyền thống của Công ty, trong tương lai gần nếu Đông Âu ổn định về chính trị thì đây lại trở thành thị trường đầy hứa hẹn và nhiều triển vọng cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Bảng 7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo nước của Công ty.
ĐVT: USD
TT
Thị trường
2001
2002
2003
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Tổng giá trị XK
56.672.415
100
63.100.201
100
69.566.409
100
1
Anh
850.674
1,5
786.572
1,25
829.095,5
1,19
2
Campuchia
84.650
0,15
75.780
0,12
78.300,5
0,11
3
Đài Loan
288.279
0,51
267.500
0,42
78.300,5
0,56
4
Đức
2.657.896
4,69
2.695.768
4,27
2.939.238
4,22
5
Hà Lan
1.474.281
2,6
1.627.480
2,58
1.919.861
2,75
6
Hàn Quốc
899.650
1,59
1.088.775
1,73
1.332.387
1,91
7
Indonexia
26.750
1,59
1.088.775
1,73
1.332.387
1,91
8
Lào
1.022.167
1,80
1.416.220
0,044
1.810.273
2,60
9
Maylayxia
1.038.930
1,833
1.416.220
2,224
1.215.778
1,74
10
Mỹ
3.756.578
6,63
3.675.645
5,82
3.675.709
5,28
11
Nhật
437.620
0,77
477.685
0,76
694.777
0,998
12
Pháp
375.690
0,66
430.760
0,68
476.565
0,68
13
Philippin
694.247
1,23
206.861
0,33
273.482
0,39
14
Singapore
21.131.476
37,29
22.417.570
35,52
23.143.092
33,26
15
Nga
573.985
0,015
605.760
0,96
644.191
0,926
16
Tây Ban Nha
497.643
0,88
785.461
1,24
1.044.178
1,5
17
Thái Lan
1.937.177
3,42
1.957.465
3,1
2020.304
2,904
18
Thuỵ Sĩ
2.497.338
4,41
3.508.830
5,56
4.046.351
5,81
19
Trung Quốc
14.955.460
26,39
12.929.440
20,49
13.794.185
19,828
20
Thị trường khác
1.471.924
2,6
2.994.839
4,75
9.210.122
13,23
Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp của Công ty Intimex
Bên cạnh những thị trường là khối liên kết kinh tế, Công ty cũng có các thị trường với sức tiêu thụ mạnh là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó phải kể đến thị trường Singapore, thị trường Trung Quốc.
+ Thị trường Singapore: Singapore là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất của Intimex năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sang Singapore đạt 21.131.476 USD chiếm 37,29 % tổng giá trị xuất khẩu . Năm 2002 , kim ngạch xuất khẩu sang Singapore đạt 22.417.570 USD chiếm 35,52% . Năm 2003 , kim ngạch xuất khẩu sang Singapore đạt 23.143.092 USD chiếm 33,26 % tổng giá trị xuất khẩu. Nhìn chung đây là đoạn thị trường tiềm năng nó chiếm tới hơn 80 % giá trik xuất khẩu sang khối ASEAN, thị trường Singapore là thị trường chu chuyển hàng hoá của công ty, hàng hoá được xuất khẩu sang đây , sau đó họ sẽ chế biến và xuất khẩu sang các nước khác .
+ Thị trường Trung quốc: Đây là thị trường rộng lớn, có tốc độ tăng trưởng cao, có những điểm tương đồng về văn hoá , gần gũi về mặt địa lý nên xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm thiểu chi phí vận chuyển. Với dân số hơn 1 tỉ người nên Trung Quốc là thị trường có sức mua lớn , người tiêu dùng tương đối dễ tính. Với những điểm thuận lợi như vậy thị trường Trung Quốc luôn được coi trọng trong chiến lược xuất khẩu của công ty. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này tương đối cao. Năm 2001, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 14.955.460 USD chiếm 26,39 % tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2002 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 12.929.440 USD chiếm 20,49% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2003 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 13.794.185 USD chiếm 19,828% tổng giá trị xuất khẩu. Trong vài năm tới thì Trung Quốc vẫn là thị trường mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
+ Thị trường Mỹ và Tây Âu.
Đây là hai thị trường riêng biệt nhưng được xếp vào một loại vì có cùng đặc điểm là thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe trong hoạt động xuất khẩu, hàng hoá phải có chất lượng cao, rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng đều, và chính xác khi giao hàng. Công ty Intimex xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là hàng dệt may, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ..
Nhìn chung thị trường tiêu thụ của Công ty là rất rộng lớn. Trong đó tập trung vào thị trường Châu Á và Châu Âu. Thị trường châu Á là thị trường chính truyền thống có sức tiêu thụ cao. Thị trường Châu Âu do chưa phát triển hoạt động xúc tiến thương mại nên Công ty vẫn chưa duy trì được doanh số xuất khẩu mà vẫn trong tình trạng bấp bênh khi tham gia thị trường. Ngoài ra còn có một số thị trường mới mà Công ty đang hướng tới như một số nước khu vực Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông…Nhưng đây mới là những thị trường đang khai phá và có bước phát triển.
4. Cơ cấu hình thức xuất khẩu của Công ty.
Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên hiện nay Công ty cũng đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng tham gia vào các hình thức xuất khẩu của Công ty đã đem lại hiệu quả về doanh thu rất lớn. Hiện nay đang sử dụng các loại hình xuất khẩu sau:
Xuất khẩu trực tiếp: số lượng hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm trung bình lên tới 67% giá trị xuất khẩu. Hàng năm Công ty tự tổ chức thu mua từ các đầu mối thu gom trong nước, nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến sản xuất. Sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty vì không phải chia sẻ với các doanh nghiệp uỷ thác và các tổ chức tiêu thụ. Chính vì vậy mà hình thức xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm tỷ trong cao hơn so với hình thức xuất khẩu uỷ thác. Hiện tại Công ty có 1 xí nghiệp chế biến và kinh doanh xuất khẩu nông sản và một xí nghiệp xuất khẩu. Hai xí nghiệp này có nhiệm vụ thu gom nguồn hàng đảm bảo chất lượng để xuất khẩu.
Biểu đồ 2: Cơ cấu xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2003
Năm 2002
Năm 2001
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Intimex
Xuất khẩu uỷ thác: vài năm trước đây hình thức xuất khẩu uỷ thác đã đem lại cho Công ty 1 khoản lợi nhuận khá lớn. Tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh thụ động vì nó phụ thuộc vào đơn vị có hàng, nếu các đơn vị này không có nhu cầu xuất khẩu hay khối lượng hàng xuất khẩu không ổn định thì cũng giảm doanh số xuất khẩu của Công ty. Nếu như trước đây hình thức xuất khẩu uỷ thác chiếm tới 33% giá trị xuất khẩu thì trong vòng 3 năm trở lại đây hình thức này có xu hướng giảm và giảm mạnh. Đây là điều phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, hơn nữa hình thức này chủ phù hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường quốc tế để tránh rủi ro. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này ở biểu đồ trên. Năm 2001, xuất khẩu trực tiếp chiếm 90,26%, xuất khẩu uỷ thác chiếm 9,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002, xuất khẩu trực tiếp tăng lên 95,98%, xuất khẩu uỷ thác chiếm 4,02% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2003, xuất khẩu trực tiếp đã chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng giá trị xuất khẩu là 98,89%.
- Ngoài 2 hình thức xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác Công ty còn sử dụng hai hình thức xuất khẩ nữa đó là: xuất khẩu theo nghị định thư và xuất khẩu đối lưu.
Xuất khẩu theo nghị định thư: ưu điểm của loại hình thức này là khối lượng xuất khẩu lớn, khả năng thanh toán được đảm bảo vì thanh toán do chính phủ thực hiện. Hiện nay Công ty đã thực hiện được hàng trăm hợp đồng theo hình thức này và đem lại hiệu quả doanh thu rất cao. Tuy nhiên, loại hình xuất khẩu này không thường xuyên vì khi nào Nhà nước giao thì Công ty mới có thể thực hiện được hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu đối lưu: Đây là hình thức mà Công ty sử dụng khi xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, nhưng hình thức này ít được dùng. Trong quá trình kinh doanh, thỉnh thoảng Công ty mới dùng hình thức xuất khẩu đối lưu để xuất khẩu hàng hoá sang Lào, chấp nhận việc thanh toán bằng hàng hoá thay cho các ngoại tệ. Nhược điểm của hình thức này là không linh hoạt, rất khó khăn khi tiêu thụ mặt hàng được nhập về.
5. Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1930.doc