Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Phần I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.

I. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu.

1. Khái niệm.

2. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế.

a. Lý thuyết lợi thế so sánh.

b. Mô hình Heckscher-Ohlin.

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường.

a. Đối với nền kinh tế.

b. Đối với doanh nghiệp.

4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.

a. Xuất khẩu trực tiếp.

b. Xuất khẩu gia công uỷ thác.

c. Xuất khẩu uỷ thác.

d. Buôn bán đối lưu.

e. Xuất khẩu theo nghị định thư.

f. Xuất khẩu tại chỗ.

g. Tạm nhập tái xuất.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

1. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô.

a. Thuế quan.

b. Các công cụ phi thuế quan.

c. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

d. Chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại.

2. Các yếu tố khoa học công nghệ.

III. Nội dung của công tác xuất khẩu.

1. Nghiên cứu thị trường quốc tế.

2. Lập phương án kinh doanh.

3. Nguồn hàng cho xuất khẩu.

4. Đàm phán và ký kết hợp dồng.

a. Đàm phán qua thư tín.

b. Đàm phán qua điện thoại.

c. Đàm phán trực tiếp.

Phần III: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

a. Đặc điểm.

b. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

II. Phân tích về tình hình xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.

1. Kim ngạch xuất khẩu.

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

a. Thị trường các nước Châu Á.

b. Thị trường Mỹ.

c. Thị trường liên minh Châu Âu.

4. Giá cả hàng hoá xuất khẩu.

5. Các hình thức xuất khẩu của công ty.

a. Xuất khẩu uỷ thác.

b. Xuất khẩu trực tiếp.

6. Tổ chức hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì

a. Nghiên cứu thị trường, giao dịch và đàm phán hợp đồng xuất khẩu

b. Ký kết hợp đồn xuất khẩu hàng hoá

c. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

III. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua.

1. Những thành tựu đạt được.

2. Những khó khăn.

a. Hợp đồng thu gom hàng xuất khẩu.

b. Thông tin thị trường.

c. Vấn đề kinh doanh.

d. Trình độ cán bộ.

Phần III: Phương hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.

I. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước.

2. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

a. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất lấy hoạt động sản xuất làm trung tâm. Đồng thời tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

b. Nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của công ty và khai thác triệt để sự ủng hộ của cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp khác.

II. Các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

2. Mở rộng hình thức liên kết kinh tế.

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh và lùa chọn phương án kinh doanh.

a. Xây dựng chiến lược kinh doanh.

b. Lùa chọn phương án kinh doanh tối ưu.

4. Kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược trong huy động và sử dụng vốn.

5. Duy trì và không ngừng mở rộng thị trường đồng thời đi sâu vào khai thác thị trường trọng điểm.

6. Đẩy mạnh việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

a. Tăng cường công tác cung cấp tín dụng cho người sản xuất ra sản phẩm.

b. Công ty nên cử những cán bộ có trình độ chuyên sâu đi nhận hàng.

7. Áp dụng chế độ thù lao lao động có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát huy tối đa năng lực hiện có của mỗi thành viên.

8. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu.

9. Hoàn thiện khâu thanh toán.

III. Một số kiến nghị với Nhà nước và bộ chủ quản.

1. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới.

2. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cán bộ.

3. Trợ giúp công ty về vốn.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh theo quy định hiện hành. Nghiên cứu khả năng sản xuất nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước thực hiện các biện pháp có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá thay đổi hình thức bao bì đáp ứng nhu cầu thị trường, năng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh tiêu dùng hàng hoá. Tuân thủ các chính sách và các quy định hiện hành của Nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng và các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia ký kết. Quản lý, sử dụng các nguồn vốn, tự chủ về tài chính. Quản lý các đơn vị là thành viên của công ty theo quy chế hiện hành. Quyền hạn của công ty: Được quyền chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định và theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tham gia với trung tâm tiêu chuẩn Nhà nước trong việc xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật về bao bì. Có thể lập đại diện, chi nhánh các cơ sở sản xuất, nghiên cứu phát triển ở trong nước và có thể có đại diện ở nước ngoài. Được cử cán bộ của công ty đi công tác ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: Đứng đầu công ty là giám đốc công ty. Giám đốc công ty do bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hay miến nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho moị quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước khác. Giúp việc cho giám đốc công ty có các phó giám đốc cồng ty. Các phó giám đốc công ty do giám đốc công ty đề nghị được bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hay miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc công ty được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác được giao. Trong các phó giám đốc công ty có phó giám đốc thứ nhất để thay mặt giám đốc công ty điều hành công ty khi giám đốc công ty đi vắng. Giám đốc công ty quy định cơ cấu tổ chức nhiệm vụ cụ thể quyền hạn và mối quan hệ của mình với các đơn vị trực thuộc của công ty theo quy định hiện hành của Bộ thương mại và của Nhà nước. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì gồm 6 phòng chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng được quy định như sau: Phòng kế hoạch và xây dựng cơ bản: giúp giám đốc công ty cân đối kinh doanh xuất nhập khẩu, tổ chức mọi hoạt động pháp lý về nội thương, ngoại thương và theo dõi xây dựng cơ bản trong công ty. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dự trữ, kế hoạch thiết kế cơ bản, kế hoạch tổng hợp và lập báo cáo thực hiện các kế hoạch đó. Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đóc công ty nghiên cứu, xây dựng và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh (điều hành công tác sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời điều hành công tác hành chính. Tổ chức sắp xếp cán bộ và thực hiện chế độ đối với cán bé. Phòng tài vụ kế toán: thực hiện việc tổ chức hạch toán kinh tế bằng tiền mọi hoạt đọng sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi công ty. Tổ chức hạch toán kinh tế ở công ty và hướng dẫn tổ chức hạch toán kinh tế đối với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức duyệt quyết toán của công ty và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện các chế độ chính sách về kế toán; tham gia vào quá trình quyết toán thanh lý các hợp đồng kinh tề và ký kết các hợp đồng thương maị trong và ngoài nước. Phòng xuất nhập khẩu: gồm có hai phòng là xuất nhập khẩu I và xuất nhập khẩu II. Cả hai phòng đều có chung một nhiệm vô : nghiên cứu phân tích tình hình thị trường trong và ngoài nước, các chính sách, các thông lệ thương mại quốc tế. Tổ chức thực hiện công tác xuất nhập khẩu các loại thiết bị nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất bao bì, đồng thời nhập khẩu một số loại hàng hoá vật tư khác. Phònh kinh doanh tổng hợp: có nhiệm vụ kinh doanh trong nước một số mặt hàng và tiến hành khai thác các nguyên liệu trong nước có thể thay thế nguyên liệu nhập ngoại. Là một công ty có phạm vi hoạt động rộng trong cả nước công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật bao bì có các đơn vị trực thuộc sau: Trung tâm nghiên cứu và phát triển ứng dụng bao bì tại 139 Lò Đúc, Hà Nội. Xưởng in thực nghiệm và phát triển bao bì hợp đồng tại 139 Lò Đúc. Xí nghiệp sản xuất bao bì carton 125 Minh Khai, Hà Nội. Xí nghiệp sản xuất bao bì Pháp Vân. Xí nghiệp sản xuất bao bì Hùng Vương. Xí nghiệp sản xuất bao bì Đà Nẵng. Chi nhánh công ty tại 105 Điện Biên Phủ, Hải Phòng. Chi nhánh công ty tại 82 Hoàng Diệu, Đà Nẵng. Tổ bán hàng Cổ Loa. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty a. Đặc điểm: Theo quy định của Bé thương mại công ty được phép xuất khẩu các sản phẩm bao bì và các loại hàng hoá khác do công ty sản xuất, khai thác hay liên doanh liên kết sản xuất ra. Hai mặt hàng truyền thống của công ty là nhựa hoá chất và nguyên liệu giấy dùng cho sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Một trong nhữmg biện pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng để cạnh tranh là bao bì và hình thức bao bì. Bao bì đẹp hấp dẫn sẽ lôi cuốn khách hàng, các thông tin trên bao bì về sản phẩm được cung cấp cho khách hàng có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ. b. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Trải qua nhiều biến động, công ty đã đứng vững và phát triển như ngày nay là do sự năng động thích ứng nhanh với từng thời kỳ, từng giai doạn. Hoạt động của công ty được chia thành hai thời kỳ rõ rệt với các đặc điểm nổi bật của nó. Giai đoạn I (thời kỳ 1992 trở về trước). Trong thời kỳ này, các mặt hàng nguyên liệu đều phải nhập khẩu dùa trên hợp đồng nhập khẩu theo nghị định thư. Ban hành chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô cũ. Ngoài ra còn một số bạn hàng khác không thường xuyên như: Nhật Bản, Tuỵ Điển, Triều Tiên... Lượng hàng nhập khẩu do chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao thông qua việc cân đối nguồn và nhu cầu trong cả nước. Do đó tình hình nhập khẩu khá ổn định như gỗ 40300m3/năm, giấy các loại 26000tấn/năm, nhựa 30000tấn/năm. Lượng hàng này bán trực tiếp cho các xí nghiệp gia công bao bì trực thuộc công ty chiếm khoảng 80%, khoảng 20% còn lại bán cho các đơn vị khác ngoài công ty theo điều tiết của cán Bộ ngoại thương. Giai đoạn II (Tủ năm 1993 trở lại đây). Tình hình hoath động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ năm 1997 - 1999. Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Thực hiện % HTKH Thực hiện % HTKH Thực Hiện % HTKH 1Kim ngạch XNK 8.258 78.8 5.536 65.1 4.84 87.91 Kim ngạch XK 2.12 84.8 1.84 73.8 1.51 100.4 Kim ngạch NK 6.13 76.7 3.69 61.6 3.33 83.1 2Sảnxuất(tỷVNĐ) 24 105 24.1 101 17.2 106 3.Doanh thu 123 94.7 102 89.7 73.3 85.3 4.LN thực hiện 72 190 100 5.Quỹ lương 225 275 280 Nguồn: báo cáo tổng kết kế hoạch 1997 – 1998. Từ bảng trên chúng ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty dặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu có sự giảm sút đáng kể tử năm 1997-1999. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 8.258 trUSD thực hiện chỉ tiêu đạt 78.8% kế hoạch và giảm 0.718tr USD và bằng 92% mức thực hiện năm 1996. Năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu là 5.536 trUSD giảm 2.721 trUSD hay bằng 67% so với năm 1997. Năm 1999 kim ngach xuất nhập khẩu toàn công ty đạt 4.84 trUSD giảm 0.696 trUSD và bằng 87.33% so với năm 1998. Hoạt động sản xuất của công ty luôn đứng trước khó khăn về cạnh tranh. Hơn nữa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên làm cho hoạt động sản xuất tăng trưởng chậm. Trong hai năm 1997 và 1998 đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất bao bì ở địa phương, đồng thời các doanh nghiệp khác cũng đầu tư cho sản xuất bao bì khép kín trong nội bộ. Vấn đề này đã gây khó khăn về tiêu thụ cho công ty. Để đánh giá tình hình tài chính của công ty chóng ta xen xét bảng sau: Bảng3: Tình hình tài chính của công ty qua các năm 1997 - 1999. Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 1. Doanh thu Tỷ VND 123.582 102.31 73.3 2. Nép ngân sách Tỷ VND 6.12 4.55 8.027 3. Lợi nhuận Tr VND 72 190 100 4. Tổng vốn Tr VND 45429 39155 32168 5. Vòng quay vốn Vòng 2.72 2.61 2.60 6. Mức tăng lợi nhuận % 43 72 7. Tỷ suất LN/DT % 0.06 0.18 1.36 8. Thu nhập bình quân VND 800000 992000 750000 Qua bảng trên chúng ta thấy, tuy hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng hiệu quả kinh doanh được dui trì ổn định. Đặc biệt ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 1999 tăng nên rõ rệt (1.36%). Đó là nhờ công ty đã thu hồi được một số khoản nợ của một số năm về trước, trong khi chi phí giảm xuống: Năm 1997 là 123,528 tỷVND, năm 1998 là 120,310 tỷVND, năm 1999 là 73.3 tỷVND. Số vốn kinh doanh của công ty thu hẹp lại từ 45,429 tỷVND năm 1997 giảm xuống còn 39,155 tỷVND năm 1998 và 32,168 tỷVND. Số vòng quay của vốn Ýt thay đổi năm 1997 là 2.72 vòng năm 1998 là 2.61 vòng năm 1999 là 2.6 vòng. Chứng tỏ với số vốn thu hẹp đi nhưng vì vòng quay của vốn vẫn giữ nguyên nên hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đạt hiệu quả. Một chỉ tiêu rất quan trọng dó là quỹ lương về thực chất chỉ tiêu này rất khó đánh giá. Nếu mục tiêu kinh doanh của công ty chỉ đơn thuần là lợi nhuận thì chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Ngược lại nếu mục tiêu kinh doanh của công ty là lợi Ých xã hội thì chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Nhưng suy cho cùng thì dù mục tiêu nào đi chăng nữa thì cũng phải dung hoà lợi Ých của công ty , lợi Ých của người lao động và lợi Ých của xã hội. Quỹ luơng của công ty qua các năm 1997 là 202 trUSD, năm 1998 là 225 trUSD, năm 1999 là 230 trUSD. điều này nói nên rằng công ty đã nhận thêm người hoặc tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Lao động của công ty không ngừng tăng lên : năm 1997là 282 người, năm 1998 là 278 người, năm 1999 là 280 người. Lương bình quân của công nhân viên toàn công ty được như vậy là cao so với mức lương chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Tóm lại, qua một số kết quả trên chúng ta thấy công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi trong cơ chế thị trường. Kết quả Êy có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ công nhân viên. Đặc biệt đội ngò cán bộ kinh doanh đã thực sự năng động trong cơ chế thị trường và công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị điều này đã làm nên thành công của công ty. Kết quả trên sẽ làm động lực để công ty không ngừng phát triển trong những năm tới nhất là khi công ty cổ phần hoá và Việt Nam cắt giảm thuế quan bảo hộ đối với một loạt hàng hoá tiêu dùng. II. Phân tích về thực trạng xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Về kim ngạch xuất khẩu. Bảng 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm từ năm 1997-1999. Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 Kim ngạch XNK. TrUSD 8.258 5.536 4.84 Kim ngạch XK. TrUSD 2.12 1.84 1.51 Kim ngạch NK. TrUSD 6.13 3.69 3.33 Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của công ty các năm 1997,1998,1999 Đồ thị: Kim ngạch xuất khẩu Đơn vị tính: Triệu USD Qua bảng trên chúng ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu có sự giảm sút đáng kể trong các năm từ 1997 đến năm 1999. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 8.258 trUSD thực hiện chỉ đạt 78,87% so với kế hoạch . Năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5.536 trUSD giảm 2.721 tr USD và bằng 67% so với năm 1997. Năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu là 4.84 trUSD và giảm 0.696 tr USD và bằng 87.42% so với năm 1998. Trong năm 1998 xuất khẩu đạt 1.845 trUSD bằng 73.8% kế hoạch đề ra và bằng 87% mức thực hiện của năm 1997. Nhập khẩu đạt 3.69 trUSD bằng 61.52% kế hoạch đề ra và bằng 60.15% mức thực hiện của năm 1997. Doanh thu bán hàng của năm 1998 đạt 75.32 trUSD bằng 86.87% mức kế hoạch phấn đấu và bằng 78.36% so với mức đạt được của năm 1997. Tỷ lệ đạt được là 73.47% doanh số bán ra toàn công ty. Sang năm 1999, kim ngạch xuất khảu đạt 1.507 trUSD bằng 100.4% kế hoạch đề ra và bằng 81.7% mức thực hiện của năm 1998. Nhập khẩu đạt 3.327 trUSD bằng 83.1% kế hoạch và 90,1% mức thực hiện của năm 1998. Trong cả năm 1998 thị trường trong và ngoài nước biến động phức tạp. thị trường khu vực bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế của các nước là bạn hàng của công ty như: Hàn Quốc, Thái Lan...vẫn còn chao đảo, các chỉ số kinh tế của các nước này liên tục giảm thậm chí có thời điểm xuống âm. Điều này dẫn đến mức biến động về giá cả, giá cả tăng giảm liên tục, do phụ thuộc vào biến động cung cầu trên thị trường. Các thị trường này đòi hỏi hàng hoá chất lượng cao cho nên đã gây khó khăn cho công ty trong công tác tạo nguồn hàng. Sang năm 1999 những biến động trên thị rường vẫn phức tạp . Giá cả hàng hoá cả xuất khẩu và nhập khảu vẫn tăng giảm liên tục. Đơn cử giá hàng hạt nhựa có ba lần tăng giảm. Hạt PP tháng 1 năm 1999 giá nhập khẩu CIF Hải Phòng là 420USD/MT; HDPE-520USD/MT; LDPE-620 USD/MT; LLDPE-520 USD/MT. Nhưng đến thấng 3 năm 1999 giá nhập khẩu biến động tương ứng là: 440, 510, 590, 510. Đợt biến động tháng 10 năm 1999 giá nhập khẩu bốn loại mặt hàng nêu trên từ USD/MT CIF Hải Phòng 820, 850, 980, 780 giảm xuống còn 590, 650, 800, 720 tương ứng. Điều quan trọng là mức giá cả bán ra trên thị trường nội địa không tăng giảm tương ứng, gây thiệt hại không nhỏ cho công ty. Sức mua trong nước nói chung giảm có lý do quan trọng là giấy bao bì nhập lậu tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh vào nhiều trong năm 1999. Số lượng các đơn vị làm giấy bao bì tăng lên, nên cạnh tranh ở thị trường bây giê quyết liệt không thua kém gì cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tóm lại, nguyên nhân chính đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giảm đáng kể như vậy là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Dông Nam Á mà trực tiếp là đồng tiền Việt Nam liên tục bị mất giá trong thời gian vừa qua. Cuộc khủng hoảng vào tháng 7 năm 1997 đã gây tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngay từ đầu công ty đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tình hình mới, công ty đã hạ thấp chỉ tiêu kế hoạch năm 1998 xuống chỉ bằng 81% so với chỉ tiêu năm 1997 và xuống còn 78% sang năm 1999 so với năm 1998. Điều này đã tác động tới việc hạ thấp chi phí kinh doanh do lượng hàng tồn kho gối đầu sang quí I năm 1998 giảm xuống. Đây là lời giải thích vì sao doanh thu giảm xuống liên tục qua các năm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn được dui trì. Do tình hình biến động của thị trường nên công ty đã đặt yếu tố về an toàn tài sản và tiền vốn là quan trọng. Hoạt động sản xuất của công ty luôn đứng trước những khó khăn về cạnh tranh. Hơn nữa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên sản xuất tăng trưởng chậm. Trong thời gian này đã xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất bao bì ở địa phương đồng thời một số doanh nghiệp cũng đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín trong nội bộ của mình. Vấn đề này đã gây khó khăn về tiêu thụ hàng hoá cho công ty. 2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Nhận thức được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm hàng hoá. Công ty Packexport đã chủ trương lập kế hoạch để liên kết, liên doanh cung cấp bao bì đóng gói sản phẩm kinh doanh xuất khẩu. Các mặt hàng chính để xuất khẩu là: Hàng thêu ren. Hàng may mặc công nghệ pahảm Hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng tinh dầu các loại. Các loại hàng trên được xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. Nó được phân ra thành các nhóm hàng như sau: Nhóm A: Hàng thêu ren. Bao gồm các loại hàng chính sau: Hàng thêu trắng: khăn bàn, gối. Hàng thêu mẫu: áo Kimono, ga giường, dép thêu.. Hàng ren móc chỉ. Nhóm hàng này chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công, đòi hỏi thời gian gia công dài, số lượng không lớn doanh số không cao nhưng thu hót được nhiều lao động, điều kiện tổ chức dễ dàng, tạo được công ăn việc làm cho người lao động, dui trì được ngành ngề truyền thống. Ngoài hiệu quả kinh tế thuần tuý, nghề thêu ren còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hôi cao. Nhóm B: Hàng may mặc - công nghệ phẩm. Mặth hàng dệt kim. Quần áo may sẵn. Đồ dùng thể thao. Mặt hàng văn phòng phẩm. Đây là nhóm hàng tiêu dùng phổ biến, nên nhu cầu nhiều dễ triển khai sản xuất, doanh số đạt cao, thời gian sản xuất nhanh. Do vậy vốn để kinh doanh mặt hàng mang tính thời vụ. Hình thức và mẫu sản phẩm phải thay đổi nhiều mới đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhóm C: Hàng thủ công mỹ nghệ. Bao gồm các loại hàng hoá sau; Hàng gốm sứ. Hàng sơn mài . Hàng đồ gỗ. Hàng tranh lụa. Ngay từ tên gọi chúng ta đã thấy sản xuất hàng này mang tính thủ công, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên nhưng lại mang tính nghệ thuật rất cao nên giá thành khi bán mang lại lợi nhuận lớn. Nhóm D: Hàng tinh dầu có các mặt hàng chính như sau: Tinh dầu gù hương. Tinh dầu xả. Tinh dầu hồi. Ba nhóm mặt hàng A, B, C là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả của công ty. Mặt hàng tinh dầu là mặt hàng chiến lược phục vụ đắc lực cho việc xuất khẩu thu ngoại tệ, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu giảm nhập siêu của công ty. Về kim ngạch xuất nhập khẩu các loại mặt hàng trên: Bảng 5 cho chóng ta thấy mặt hàng tinh dầu các loại có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các năm: năm 1997 đạt 1033367 USD, năm 1998 đạt 1195515 USD, năm 1999 dạt 951801 USD và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty: 50.47% năm 1997, 55.51% năm1998, 49.45% năm 1999. Sơ dĩ mặt hàng này có giá trị xuất khẩu cao như vậy là vì công ty đã khai thác tối đa thị trường xuất khẩu, thu mua hàng đúng chất lượng, phía khách hàng nước ngoài đã tăng lượng hàng nhập khẩu từ công ty, mọi thủ tục xuất hàng được công ty tiến hành nhanh gọn... nên đã tăng được lượng hàng xuất khẩu. Năm 1998 giá trị mặt hàng này cao nhất trong ba năm nguyên do là khách hàng Singapo đã ký hợp đồng với số lượng lớn, công ty đã tăng giá trị hàng xuất khẩu trực tiếp, thúc đẩy công tác huy động nguồn hàng trong nước. Điều này thể hiện sự năng động của ban lãnh đạo công ty, giám nghĩ giám làm tranh thủ thời cơ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Giá trị hàng xuất khẩu nhìn chung là giảm qua các năm. Lý do chính là do biến động về tình hình tiêu thụ trên thị trường thế giới. Có một số hợp đồng xuất khẩu đã phát sinh tranh chấp. Phía khách hàng nước ngoài đã kiện công ty về chất lượng hàng hoá. Trong những năm qua giá trị hàng xuất khẩu giảm đáng kể một phần không nhỏ là do chất lượng hàng xuất có thời điểm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty từ năm 1997 - 1999. Đơn vị: USD Năm Mặt hàng 1997 1998 1999 Gía trị % Giá trị % Giá trị % 1.Hàng thêu ren 241002 11.77 1 95288 9.07 187435 9.74 2.Hàng may mặc 315241 15.40 298143 13.84 226713 11.78 3. Hàng thủ công 350878 17.14 350249 16.26 304331 15.81 4. Hàng tinh dầu 1033367 50.47 1195515 55.51 951801 49.45 5. Hàng quế 103922 5.08 114279 5.31 254588 13.22 Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch của công ty từ năm 1997-1999. Trong những năm tới công ty tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Bởi nếu không công ty sẽ bị mất bạn hàng, mặc dù công ty không bị thiệt hại về kinh tế qua các vụ kiện về tranh chấp hợp đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Mặt hàng quế tăng nhanh, đến năm 1999 giá trị hàng xuất khẩu đạt cao nhất 254588 USD chiếm 13.22% giá trị hàng xuất khẩu chính trong năm. nguyên nhân là công ty đã giảm lượng quế thanh loại hai và loại ba tăng lượng quế thanh loại một. Loại quế này dày từ 1.7-2.5cm trở nên, và dài từ 40-60cm. hàm lượng dầu chiếm từ 2.5-4%, có chất lượng cao nhất và giá bán cũng cao hơn hẳn hai loại quế trên. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. Kinh doanh xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình, phải phân ra thị trường nào là thị trường tiêu thụ chính , thị trường tiêu thụ mới phải xâm nhập làm sao bảo đảm cho hoạt động kinh doanh này xuất khẩu ra liên tục, tăng doanh thu cho công ty. Giữ thị trường cò , xâm nhập thị trường mới là chiến lược kinh doanh không chỉ riêng của một doanh nghiệp nào trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty. a. Thị trường các nước Châu Á: Các nước Châu Á có buôn bán với Việt Nam mà cụ thể với Packexport các mặt hàng trên là: Inđonexia, Singapo, Nhật Bản , Đài Loan và gần đây có thêm thị trường Thái lan. Nhìn chung đây đều là thị trường bạn hàng truyền thống có hoạt động buôn bán lâu năm với công ty nên cả hai phía đề hiểu rõ về nhau. Các doanh nhân đại diện cho các doanh nghiệp của phía bạn khi ký kết các hợp đồng mua hàng hoá của công ty đều có sự tin tưởng vào đạo đức kinh doanh của công ty. Đây là nền tảng để hai phía công ty và các đơn vị bạn làm ăn lâu dài giữ vững được doang sè kinh doanh.Các mặt hàng nhập khẩu phần thì họ phân phối trực tiếp hoặc thông qua chế biến tiêu dùng ngay trong nước phần thì họ chế biến xuất khẩu sang các nước khác. Đặc biệt loại dược liệu có chất lượng cao như quế, long nhãn phía họ sử dụng trong y học, còn mục đích làm gia vị hay thực phẩm thì không đáng kể vì vậy họ chấp nhận giá cao từ 1500 USD/MT đến 2000USDS/MT. Để biết rõ hơn giá trị hàng xuất khẩu theo các nước chúng ta cùng xem xét bảng dưới đây. Bảng 6: Giá trị hàng xuất khẩu theo các nước Châu Á. Năm Tên nước Đơn vị tính 1997 1998 1999 1.Indonexia USD 30578 34475 27029 2. Singapo USD 331106 676025 262721 3. Nhật Bản USD 14000 119358 44129 4. Đài Loan USD 233234 11195 231456 Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch hoạt động các năm 1997-1999 Giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Châu Á biến động tăng giảm liên tục. Nguyên nhân do biến động của thị trường , có năm thì công ty ký được hợp đồng với bạn hàng có số lượng lớn, năm thì có số lượng nhỏ. Vì công ty không đầu tư dây chuyền sản xuất hay chế biến các hàng hoá xuất khẩu này mà chủ yếu liên doanh liên kết, thu mua hàng xuất khẩu . Vì thế chất lượng hàng hoá phụ thuộc vào phía các nhà cung cấp nội địa và mức độ trung thực của cán bộ thu mua hàng hoá. Công ty chỉ đóng gói hàng hoá xuất khẩu. Vì thị trường này đòi hỏi phía doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm không cần qua tinh chế nhiều cho nên giá trị hàng xuất khẩu không lớn. Song trong tương lai công ty cần chủ động phối hợp với các đơn vị trong nước chế biến hàng xuất khẩu. Bởi chỉ có làm như vậy thì công ty mới thu được nhiều lợi nhuận. b. Thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hoá khổng lồ. Mỗi năm tiêu thụ khoảng 16000 tấn quế, hàng chục nghìn tấn long nhãn, hàng may mặc thì nhiều, hàng thủ công mỹ nghệ cũng có dấu hiệu sức mua lớn. Hiện nay công ty mới chỉ xuất khẩu với con số rất khiêm tốn 208000USD năm 1997, 298331USD năm 1998 và 459996USD năm 1999. Trước khi bỏ cấm vận với Việt Nam hàng hoá có xuất sứ ở Việt Nam không được vào thị trường Mỹ. Vì thế trong giai đoạn này công ty không trực tiếp buôn bán với bạn hàng Mỹ mà phải qua trung gian gây thiệt hại lớn cho công ty. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận thực hiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao, công ty được sự giúp đỡ của Bộ thương mại đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường này từ đó ký hợp đồng với các đối tác phía bạn xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này, nhưng tuy vậy số lượng vẫn chỉ rất khiêm tèn , giá trị hàng xuất khẩu nhỏ, doanh thu không đáng kể chưa xứng với tiềm năng của thị trường. Huy vọng rằng khi rỡ bỏ hoàn toàn mọi trở ngại còn tồn tại giữa hai nước thông qua hiệp định thương mại công ty sẽ tạo được chỗ đứng trên thị trường này. c. Thị trường liên minh Châu Âu. Các nước là bạn hàng chủ yếu của công ty ở thị trường này bao gồm: Pháp, Anh, Đan Mạch...Thị trường này là một thị trường nổi tiếng khó tính. Họ đặt ra tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Những hàng hóa vào được thị trường này đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn rất cao. Chẳng hạn tinh dầu sả phải theo hai chỉ tiêu chính Gtroneltal/Gerarial. Thông thường công ty xuất khảu 35/86 hoặc 32/86 và yêu cầu không có chất lạ, tạp chất, phải đóng trong thùng phi sắt hoặc kẽm, mỗi phuy từ 180kg đến 210kg/thùng. Thị trường châu Âu, tiêu thụ chủ yếu hàng hoá đã thông qua chế biến. Họ chấp nhận giá cả hàng hoá cao. Đây là thị trường tiêu dùng rất sành điệu , nếu công ty nghiên cứu kỹ được những đặc điểm này từ đó cung cấp hàng hoá có chất lượng cao thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ. Bảng dưới đây chỉ rõ kết quả xuất khẩu theo thị trường các nước thuộc các Châu lục khác nhau. Qua bảng trên chúng ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không ổn định. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung vào tình hình biến động chủ yếu của thị trường. Chính sự biến đổi thất trường này đã buộc công ty phải điều chỉnh kế hoạch mở rộng thị trường sao cho vừa đẩy mạnh xuất khẩu vừa nâng cao được hiệu quả hàng xuất khẩu. 4. Giá cả hàng hoá xuất khẩu. Giá cả hàng xuất khẩu về nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra để thu mua, tạo nguồn hàng và có lãi . Trước năm 1992 việc xuất khẩu của công ty chủ yếu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa theo nghị định thư được ký kết ở cấp Chính phủ. Vì vậy giá cả hàng hoá xuất khẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 135.doc
Tài liệu liên quan