MỤC LỤC
Lời Mở Đầu. 1
Phần I. Ngành Dược Việt Nam - thực trạng, những cơ hội
và thách thức đối với Công ty Dược liệu trung ương I. . 5
I. Tính chất, đặc điểm ngành dược và thực trạng ngành Dược hiện nay. 5
1.1 Tính chất và đặc điểm của ngành hàng dược:. 5
1.2. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam . 9
II. Thuận lợi và khó khăn và trong hoạt động sản xuất kinh doanh
ngành hàng Dược. . 11
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh . 11
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô . 12
2.1.2. Phân tích môi trường ngành.17
2.2. Thuận lợi và khó khăn. . 23
2.2.1.Thuận lợi. 24
2.2.2. Khó khăn:. 26
Phần II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm của công ty Dược liệu trung ương I . 27
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dược liệu TWI. . 27
II. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty DLTW I. 31
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng của Công ty. 33
2.1.1. Thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu: . 35
2.1.2. Cao đơn, tân dược. . 36
2.1.3. Nhóm hàng vật tư hoá chất. 37
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường. . 38
III. Phân tích các hoạt động ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của công ty Dược liệu TWI. 41
3.1. Hoạt động cung ứng vào. . 41
3.2. Hoạt động sản xuất. . 44
3.3. Tình hình tài chính của công ty. 46
3.4. Tình hình thực hiện các kế hoạh của công ty. 47
3.5. Hoạt động tổ chức nhân lực. . 48
3.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển. 49
IV.Hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ. . 50
4.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. . 50
4.2. Về chính sách sản phẩm. 51
4.3. Chính sách giá. . 53
4.4. Chính sách khuyếch trương. 54
4.5.Chính sách phân phối. 54
V. Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Dược Liệu trung Ương I trong thời gian qua. 56
5.1.Những ưu điểm và nhược điểm. 56
5.1.1. Những thành công và ưu điểm của Công ty. . 56
5.1.2. Những hạn chế và nhược điểm. . 57
5.1.3. Những nguyên nhân: . 58
VI. Tổng hợp phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty xây
dựng ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược có thể có. 59
Phần III. Một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
sảnphẩm của Công ty Dược Liệu trung Ương I
trong thời gian tới. . 63
I. Mục tiêu và Phương hướng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. . 63
II. Hình thành các phương án chiến lược nhằm đẩy nhanh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty DLTWI. . 65
2.1. Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường: . .65
2.2. Phương án 2: Chiến lược sản phẩm . .63
III. Những giải pháp chủ yếu thực hiện các phương án chiến lược. . 66
3.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường. . 66
3.2. Củng cố tăng cường kênh phân phối. . 69
3.3. Đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương. . 71
3.4. Xác định chính sách về giá cả và sản phẩm hợp lý. 73
3.5. Đầu tư đổi mới trang thiết bị. . 75
3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. . 75
Lời Kết . 77
Tài liệu tham khảo. 78
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền thống của công ty từ ngày công ty đi vào
kháng thành và sản xuất cho đến nay. Từ những năm 1990 trở về trước, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty do Nhà nước giao và sản xuất cung cấp
cho các bệnh viện, cung cấp cho Bộ y tế đúng kế hoạch. Từ những năm 1990
đến nay, công ty đã đối mặt với thị trường xa lánh cơ chế tập trung quan liệu
bao cấp. Công ty phải tự tìm hiểu các bạn hàng và khách hàng, tự xác định
chủng loại và số lượng mặt hàng mà công ty sản xuất. Trong những năm gần
đây, việc tiêu thụ sản phẩm thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu đã được công ty
chú trọng và đẩy mạnh. Sau một thời gian chạy theo thuốc ngoại, thị trường
bây giờ đã dần dần bình ổn, người dân đã quay trở lại với các phương pháp
chữa bệnh cổ truyền (Đông y) nên mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu
của công ty tiêu thụ ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu chữa trị của nhân dân.
Từ bảng biểu ta thấy, doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này tăng lên
hàng năm. Nếu năm 1995 doanh số tiêu thụ là 8.720 triệu đồng và chỉ chiếm
6,55% trong tổng số doanh số tiêu thụ của công ty thì đến năm 1999 doanh số
tiêu thụ đã là 40.969 triệu đồng và tỷ trọng lúc này của nhóm hàng này so với
tổng doanh số là 18,21%. Tốc độ phát triển doanh số của Công ty trên nhóm
hàng này bình quân là 169,7% (tăng bình quân hàng năm là 69,7%). Doanh
36
số tiêu thụ năm 1996 là 10.675 triệu đồng, so với năm 1995 là 5.720 triệu
đồng tăng 4.955 triệu đồng tương đương 86%. Doanh số năm 1997 là 24.830
triệu đồng tăng so với năm 1996 là 14.155 triệu đồng tương đương 132,8%.
Doanh số năm 1998 là 37.300 triệu đồng tăng so với năm 1997 là 12.470
triệu đồng tương đương 50,2%. Doanh số năm 1999 là 40.969 triệu đồng tăng
so với năm 1994 là 3.969 triệu đồng tương đương 10.12%.
2.1.2. Cao đơn, tân dược.
Cao đơn là các loại sản phẩm sản xuất từ cây cỏ dược liệu nhưng được
chế biến ở mức độ sâu hơn, hàm lượng hoạt chất cao đơn như các loại rượu
thuốc mật ong, dầu cao .... Tân dược là những sản phẩm được chế tạo bởi kỹ
thuật cao, hoá chất được dùng ở dạng nguyên chất tổng hợp hoặc bán tổng
hợp. Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là mức độ chế biến lâu hơn và
có thể sử dụng ngay như sản phẩm cuối cùng.
Từ những năm 1990 về trước, mặt hàng tân dược không thuộc mặt
hàng được phép kinh doanh của công ty, lúc đó công ty chủ yếu sản xuất và
kinh doanh dược liệu, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn., hoá chất. Nhưng kể từ
năm 1990 đến nay cùng với sự thay đổi của thị trường, công ty chuyển hướng
chiến lược kinh doanh từ chỗ chỉ sản xuất kinh doanh dược liệu, tinh dầu
công ty chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Trong đó, đáng chú ý nhất là kinh
doanh mặt hàng tân dược và kinh doanh xuất nhập khẩu. Do nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng lúc bây giờ nên mặt hàng cao đơn, tân dược ngày càng
trở thành mặt hàng sản xuất chính của công ty và giữ vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ bảng 2.2 ta thấy, nhóm hàng cao đơn và tân dược là mặt hàng có tỷ
trọng cao nhất trong tổng doanh số tiêu thụ của Công ty, tỷ trọng trung bình
trong tổng doanh số của nhóm hàng này là 72,94%. Doanh số tiêu thụ của
nhóm hàng này là lớn nhất trong tổng doanh thu và tăng lên hàng năm. Nếu
năm 1995, doanh thu tiêu thụ của nhóm hàng này là 61.410 triệu đồng thì
năm 1996 là 78.539 tăng 17.129 triệu đồng 1995 tương đương là 27,89% so
với năm và năm 1997 tăng so với năm 1996 là 19,73%, năm 1998 tăng so với
năm 1997 là 49,27%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 17,8%. Thị trường
tiêu thụ nhóm mặt hàng này tập trung chủ yếu là các tỉnh thành chiếm khoảng
70 - 80% tổng giá trị. Một số ít được bán cho các công ty Trung ương và bán
lẻ tại hệ thống cửa hàng bán lẻ tổng hợp của công ty.
37
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao, đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố lớn. Do đó, nhu cầu về thuốc và chăm
lo sức khoẻ của nhân dân là khá lớn. Điều này đã làm cho doanh số tiêu thụ
của Công ty tăng lên rất nhanh, trong đó tăng lớn nhất là nhóm hàng cao đơn,
tân dược. Mặt khác, nhu cầu của người dân hiện nay rất chuộng dùng thuốc
ngoại hơn là thuốc nội, đây là một thị trường có tiềm năng lớn, công ty cần
chú ý tập trung khai thác nhằm tăng doanh số tiêu thụ nhóm hàng này từ đó
tăng doanh số các mặt hàng khác. Hiện nay ở các tỉnh, vùng sâu, vùng xa rất
lớn, công ty cần mở các chi nhánh ra các vùng thị trường này hoặc mở các
đại lý, các cửa hàng để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Công ty cần có những
biện pháp và chính sách phù hợp để chiến thắng hàng ngoại nhập như giảm
giá hoặc có những chính sách hỗ trợ .v.v. bởi vì mặt hàng tân dược các công
ty nước ngoài có lợi thế cạnh tranh rất lớn, với lại ngày càng có nhiều công ty
nước ngoài đầu tư sản xuất và cung cấp thuốc tân dược tại thị trường Việt
Nam nên sự cạnh tranh sẽ rất là gay gắt.
Nhóm hàng cao đơn, tân dược đang là nhóm hàng kinh doanh chủ yếu
của công ty. Công ty nên tiếp tục mở rộng thị trường, củng cố quan hệ bạn
hàng cũ, mở rộng quan hệ bạn hàng mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng
này.
2.1.3. Nhóm hàng vật tư hoá chất.
Nhóm hàng này bao gồm những dụng cụ y tế, máy móc, thiết bị y tế
dùng để điều trị hoặc dùng để điều chế thuốc, các loại hoá chất để sản xuất
tân dược.
Đây là nhóm hàng có doanh thu tiêu thụ ít nhất trong tổng số doanh thu
tiêu thụ của Công ty. Nhóm hàng này trước đây Công ty có doanh thu tiêu
thụ tương đối cao (11,31% năm 1991, 19,8% năm 1992 và 16,81% năm
1993) trong tổng số doanh thu tiêu thụ của Công ty, nhưng trong vòng 5 năm
trở lại đây doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này giảm. Sở dĩ như vậy vì năm
1995 trở đi, Nhà nước ngày càng sửa đổi nhiều chính sách cho phép nhiều
doanh nghiệp được xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, cho nên những
bạn hàng tiêu thụ của Công ty trước đây thì bay giờ họ không còn là bạn hàng
nữa, họ có thể mua hàng trực tiếp từ các công ty nước ngoài không qua Công
ty, vì vậy doanh số tiêu thụ ngày càng một giảm. Tỷ trọng bình quân của
nhóm hàng này trong tổng doanh số tiêu thụ của Công ty chiếm có 8,19%.
Doanh số tiêu thụ tăng giảm không đều, nếu năm 1995 doanh thu tiêu thụ là
38
9.194 triệu đồng thì năm 1996 doanh số là 5.639 triệu đồng giảm 3.555 triệu
đồng tương đương 38,67%. Năm 1997 doanh số là 11.748 triệu đồng tăng so
với năm 1996 là 6.109 triệu đồng tương đương tăng 108,3%. Và 2 năm tiếp
theo 1998, 1999 tăng ở mức ổn định sấp xỉ bằng 4.500 triệu đồng/năm.
Nhóm hàng vật tư hoá chất chủ yếu được Công ty bán cho các xí
nghiệp dược phẩm TW và địa phương để làm nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất. Một phần Công ty cung ứng cho các xưởng sản xuất của Công ty. Như
vậy, thị trường tiêu thụ nhóm hàng này cũng rất là nhỏ, do đó Công ty có thể
duy trì nhóm hàng này ở mức trung bình, tập trung nguồn lực cho việc sản
xuất kinh doanh nhóm hàng khác có thể là cao đơn, tân dược. Từ đó Công ty
mới tăng được doanh thu của mình đồng thời cũng tăng được lợi nhuận và
đổi mới được máy móc thiết bị, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên.
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc phân tích thị trường là một vấn
đề hết sức quan trọng không thiếu được. Phân tích thị trường để tìm ra những
thị trường mạnh yếu của công ty, những thị trường mới, những thị trường
tiềm năng, cần đầu tư vào thị trường nào .... Đối với Công ty Dược Liệu
Trung Ương I, thị trường tiêu thụ được phân ra như sau:
- Các tỉnh (thị trường cấp II)
- Sản xuất trung ương (SXTW)
- Sản xuất địa phương (SXĐP)
- Xuất khẩu.
- Bán lẻ.
- Các công ty trung ương.(CTTW)
* Các tỉnh (hay còn gọi là thị trường cấp II): Bao gồm tất cả những nhà
tiêu thụ là các công ty dược phẩm thuộc tỉnh; các đơn vị, cá nhân, các nông
lâm trường nuôi trồng và chế biến dược liệu do Nhà nước quản lý.
* Các xí nghiệp sản xuất trung ương: Là các xí nghiệp sản xuất dược do
trung ương quản lý. Nhóm thị trường này thường tiêu thụ các sản phẩm thuốc
nam, thuốc bắc, tinh dầu, hoá chất.
* Các xí nghiệp sản xuất địa phương: Là các xí nghiệp sản xuất dược do
địa phương (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) quản lý.
39
* Xuất khẩu: Là thị trường xuất khẩu của Công ty ở nước ngoài. Công ty
thường xuyên xuất khẩu các loại dược liệu, tinh dầu, các nguyên liệu thô và
sơ chế.
* Các công ty trung ương: Là các công ty kinh doanh dược do Trung
ương quản lý. Bởi vì đây là các công ty kinh doanh cho nên họ, mua rất nhiều
mặt hàng của Công ty từ các loại thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu, cao đơn, tân
dược cho đến các vật tư hoá chất.
* Bán lẻ: Là khách mua tại các cửa hàng của Công ty.
Ta có bảng số liệu phản ánh doanh số tiêu thụ theo thị trường.
Bảng 2.3: Doanh số tiêu thụ theo thị trường
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Tổng
doanh số
Các tỉnh
SXT
W
SXĐP
Xuất
khẩu
Bán lẻ
Công
ty TW
1995 87.268 71.209 4.116 6.281 5.303 359,2 0
1996 104.804 88.085 776,8 5.011 10513 418,5 0
1997 130.400 92.701 1.609 4.000 30.986 462,4 641,3
1998 205.200 127.205 2.510 5.213 69.000 480 792
1999 225.000 142.000 3.000 5.700 73.000 500 800
(Nguồn: Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty dược
liệu TWI từ năm 1995-1999)
Hình 2.3: Biểu diễn tỷ trọng tiêu thụ theo thị trường
qua các năm của công ty.
0
50000
100000
150000
200000
250000
1995 1996 1997 1998 1999
CTTW
B¸n lÎ
X uÊt khÈu
SX §P
SX TW
C¸c tØnh
40
Số liệu ở bảng 2.3 cho biết doanh số tiêu thụ theo các nguồn hàng khác
nhau. Nhìn vào bảng chúng ta có một nhận xét ban đầu là; Việc mua của các
công ty TW và SXTW là kém ổn định nhất, doanh số qua các năm tăng giảm
thất thường và các công ty TW có 2 năm gián đoạn (1995 và 1996). Thị
trường tiêu thụ các tỉnh và xuất khẩu tăng lên qua các năm và khá ổn định,
còn thị trường SXĐP biến động khá phức tạp, thị trường bán lẻ mặc dù chiếm
doanh số rất ít nhưng cũng có sự gia tăng qua các năm.
Trên bảng số liệu chúng ta thấy doanh số tiêu thụ của thị trường bán lẻ
và các công ty TW chiếm thị trọng nhỏ, riêng doanh số tiêu thụ cho các công
ty TW 2 năm bằng 0; cho nên chúng ta chỉ quan tâm đến bốn nhóm bạn hàng
chính là: các tỉnh, SXTW, SXĐP.
Nếu như trong doanh số mua, nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao thì trong
doanh số bán, thị trường các tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trong cả các
năm. các nhóm thị trường khác thì được duy trì tốt như thị trường này, biến
động không đều cho thấy đây là những khách hàng không thật vững chắc của
Công ty. Đáng kể nhất là xuất khẩu với doanh số tăng nhanh từ năm 1995
đến nay. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu tăng 6 lần so với năm 1995, năm
1999 gấp sấp xỉ bằng 14 lần so với năm 1995.
Bên cạnh các khách hàng không ổn định như trên, Công ty cũng đã xây
dựng được một thị trường khá vững chắc như: thị trường các tỉnh và thị
trường xuất khẩu. Thị trường các tỉnh tiêu thụ đến trên 70% tổng giá trị
doanh số tiêu thụ của Công ty, đặc biệt là 3 năm 1996, 1997 và 1998 mức
tiêu thụ đạt trên 70%. Đây thực sự là một thị trường lớn và tạo cơ hội để
Công ty tiếp tục tiếp cận và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Đặc biệt doanh số tiêu thụ thị trường xuất khẩu trong những năm gần
đây ngày càng phát triển: doanh số tiêu thụ tăng cả tuyệt đối và tỷ trọng;
trong năm 1997 xuất khẩu chiếm tỷ trọng là 23% doanh số bán, năm 1998 là
33,6% nhưng đến năm 1999 đã là 32,44%.
Chúng ta tính được tỷ trọng bình quân của từng thị trường trong tổng
doanh số tiêu thụ là:
mbq các tỉnh = 72,364%
mbq SXTW = 1,844%
mbq SXĐP = 4,023%
mbq XK = 21,186%
41
Chiếm tỷ trọng cao nhất là thị trường các tỉnh với 72,364%, chiếm tỷ
trọng cao thứ 2 là xuất khẩu còn các thị trường khác chiếm tỷ trọng không
đáng kể.
Như vậy, qua phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường ta nhận thấy
rằng thị trường các tỉnh và thị trường xuất khẩu là các thị trường trọng tâm
của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty phải tiếp tục củng cố và mở rộng
tăng thị phần của mình trên các thị trường này để tăng doanh thu tiêu thụ.
III. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TWI.
3.1. Hoạt động cung ứng vào.
Hoạt động này bao gồm các khâu: vận chuyển, bốc dỡ, tiếp nhận, dự
trữ nguyên vật liệu, hàng hoá từ các nơi khác về. Đây là hoạt động rất quan
trọng góp phần vào việc phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất cũng như
cho hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Từ khâu vận chuyển bốc dỡ cho đến việc kiểm tra hàng nhập về, rồi
tiếp nhận và cuối cùng là dự trữ đều được tuân theo một chu trình kín, đồng
bộ và thống nhất. Khi đã thoả thuận với các công ty, xí nghiệp trong nước thì
hàng sẽ được mang đến tận công ty còn đối với hàng nhập khẩu thì chủ yếu
nhập về theo đường biển qua cảng Hải Phòng, công ty phải thuê xe contener
chở từ Hải Phòng về. Khi hàng đã về đén công ty sẽ được các cán bộ tiếp
nhận chịu trách nhiệm kiểm tra khối lượng, số lượng, mẫu mã... theo đúng
những yêu cầu đã ghi trong hợp đồng. Ngay sau đó hàng được đưa vào kho.
Công ty có hai hệ thống kho với tổng diện tích lớn, được bố trí thoáng hợp lý,
thuận tiện cho việc nhập hàng cũng như việc xuất hàng. Trong đó một kho
dùng để chứa sản phẩm được hoàn thành từ 3 phân xưởng sản xuất. Đặc điểm
hàng hoá công ty nhập về là: một số sẽ được làm nguyên liệu cho sản xuất,
phần còn lại được tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng, chi nhánh và khách hàng
trung gian.
Mặc dù là một công ty sản xuất kinh doanh đạt loại khá nhưng do số
vốn còn quá ít nên việc trang bị phương tiện vận tải lớn để hỗ trợ cho sản
xuất là chưa có. Chính vì vậy, chi phí cho hoạt động vận chuyển của công ty
42
có phần cao hơn một số công ty, xí nghiệp khác nhưng so với tổng doanh số
mua vào của công ty thì vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trong những năm gần đây do hoạt động mua vào của công ty ngày
càng tăng cho nên một tất yếu khách quan đó là việc vận chuyển bốc dỡ và
bảo quản có phần gia tăng về số tuyệt đối.
Bảng 2.4: Tình hình mua vào và chi phí tương ứng.
Năm
Đơn
vị
1995 1996 1997 1998 1999
Tổng gia trị mua Triệu 79.265 103.556 120.000 205.000 225.000
CF vận chuyển Triệu 3.065 3.895 4.026 6.476 7.200
CF Bốc dỡ Triệu 880 886 924 1.336 1.520
CF Dự trữ Triệu 1.243 1.582 1.650 2.468 3.000
Tổng chi phí Triệu 5.176 6.327 6.600 10.280 11.720
Tỷ lệ CF/GT mua % 6,37 6,11 5,5 5,0 5,3
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty dược liệu TWI)
Như vậy, qua bảng số liệu trên cho ta thấy chi phí cho hoạt động này
chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng chi phí của công ty; từ 6.37% năm 1995
còn 5.3% năm 1999, mặc dù xét về giá trị tuyệt đối thì chi phí này vẫn tăng
hàng năm. Nếu như công ty tự trang bị một số xe ô tô trọng tải lớn sẽ là một
yếu tố cơ bản làm giảm phần nào chi phí vận chuyển công ty và khi đó giá trị
kinh doanh của công ty sẽ được nâng lên.
Nguồn cung cấp hàng chính cho công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước
ngoài và mua của thị trường các tỉnh. Đây là hai nguồn cung cấp lớn nhất,
bên cạnh đó là nguồn cung cấp từ các xí nghiệp SXTW và SXĐP. Chúng ta
tính được tỷ trọng bình quân của bốn nguồn hàng này trong tổng doanh số
mua là:
43
Bảng 2.5: Doanh số mua phân theo nguồn cung cấp.
Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999
Các tỉnh Tr đ 4.240 18.673 27.151 44.156 68.000
XNSXTW Tr đ 4.034 5.455 1.663 3.132 3.000
XNSXĐP Tr đ 3.773 5.292 6.636 9.312 2.700
CTTW Tr đ 0 0 947 4.060 1.400
Tự sản xuất Tr đ 3.940 4.495 10.000 16.000 23.800
Nhập khẩu Tr đ 62.514 69.641 74.761 128.331 113.100
Tổng Tr đ 79.265 103.556 120000 205.000 212.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty dược liệu TWI
từ năm 1995-1999)
Hình 2.4: Biễu diễn doanh số mua phân theo nguồn cung cấp
Từ bảng số liệu ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số
mua của công ty là nguồn nhập khẩu, nguồn này chiếm tới trên 60% tổng gia
trị mua của công ty. Nguồn cung cấp từ các tỉnh chiếm trên 20% tổng giá tẹi
và lớn hơn gấp đôi hai nguồn SXTWvà SXĐP cộng lại.
Cũng từ bảng số liệu ta thấy, giá trị mua từ các tỉnh trong vòng những
năm gần đây có tốc độ tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân là 220,75%
(tăng 20,75% mỗi năm). Đặc biệt là năm 1996 tốc độ tăng là 440% so với
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
1995 1996 1997 1998 1999
C¸c tØnh
X NSX TW
X NSX §P
CTTW
Tù s¶n xuÊt
NhËp khÈu
44
năm 1995. Giá trị mua từ SXTW thì lại giảm đi trông thấy trong khi mua từ
sản xuất địa phương tăng chậm. Doanh số mua do nhập khẩu tăng nhanh
chứng tỏ giai đoạn này hoạt động nhập khẩu có sự phát triển mạnh mẽ bởi vì
những năm 90,91 nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 5%. Tốc độ tăng bình
quân giai đoạn này là 140,21%(tăng bình quân hàng năm là 40,21%)
Nhập khẩu tăng nhanh, thị trường cung cấp các tỉnh cũng tăng nhanh,
mua từ SXTW, SXĐP lên xuống khá thất thường sản xuất cũng tương đối ổn
định. Điều này là do từ năm 1993 trở lại đây công ty được phép mở rộng mặt
hàng kinh doanh và trong quá trình kinh doanh công ty được mở rộng thị
trường tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước cho cả hoạt động mua và bán.
Việc nhà nước cho phép công ty mở rộng mặt hàng xuất nhập khẩu đã
giúp công ty thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm các bạn hàng. Trong thời
gian đó các nhà cung cấp nước ngoài tỏ ra ưu thế hơn hẳn các nhà cung cấp
trong nước cả về chất lượng và giá cả và cả sự đa dạng của mặt hàng. Có
nhiều loại thuốc men trong nước không sản xuất dược hoặc có nhưng chất
lượng thấp trong khi nhu cầu trong nước đang đòi hỏi buộc công ty phải nhập
khẩu để đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường. Sự hạn chế về số loại
sản phẩm và trình độ công nghệ còn thấp là nguyên nhân chính làm cho nhập
khẩu ngày càng trở thành một đầu vào quan trọng của công ty.
Tóm lại,hoạt động cùng ứng đã được công ty thực hiện tốt và bảo đảm
cung cấp đúng tiến độ và phù hợp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đặc
biệt là cung cấp hàng hoá cho kinh doanh. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho
công tác tiêu thụ sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty trong những năm vừa qua.
3.2. Hoạt động sản xuất.
Hoạt động sản xuất là hoạt động tuy không chiếm giá trị lớn nhưng là
hoạt động cơ bản của công ty, luôn được giữ ở mức ổn định. Công ty có 3
phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhau cụ thể
là:
- Xưởng thuốc viên: sản xuất các loại thuốc tân dược như thuốc kháng
sinh , thuốc sốt rét, thuốc tiêu hoá,....
- Xưởng Đông dược: sản xuất các loại cao đơn, thuốc ho.
- Xưởng hoá dược: sản xuất các loại thuốc chữa sốt rét như Artmisinin,
Artesunat và một số hoá dược khác.
45
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nên hoạt động sản xuất ở
các phân xưởng đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công
nghiệp của công ty ngày càng gia tăng. Những năm trước 1995 hoạt động sản
xuất không đem lại hiệu quả mà chỉ mang tính chất là đảm bảo công ăn việc
làm cho người lao động. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây, hoạt động sản xuất
đã dần dần đem lại doanh thu tuy khoản lợi nhuận đó chưa cao, giá trị sản
xuất qua bảng:
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp ở 3 phân xưởng sản xuất
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999
Phân xưởng thuốc
viên
2.364 2.697 5.350 10.100 16.500
Phân xưởng đông
dược
900 675 1.610 1.800 2.800
Phân xưởng hoá dược 676 1.123 3.040 4.100 4.700
(Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất của các phân xưởng sản xuất của Công
ty dược liệu TWI qua các năm)
Hình 2.5: Biểu diễn giá trị sản xuất của 3 phân xưởng qua các năm
Tuy nhiên tình hình sản xuất của các phân xưởng còn gắp nhiều khó
khăn, vẫn chưa phát huy hết tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị
0
5000
10000
15000
20000
1995 1996 1997 1998 1999
Ph©n xëng
®«ng dîc
Ph©n xëng ho¸
dîc
Ph©n xëng
thuèc viªn
46
cũng như đội ngũ công nhân. Theo một số báo cáo của phòng kinh doanh cho
thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất chỉ đủ trang trải chi phí về nguyên vật
liệu, trả lương cho công nhân, khấu hao máy móc thiết bị và một phần rất nhỏ
lợi nhuận. So với xí nghiệp sản xuất khác thì giá trị sản xuất công nghiệp của
công ty chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu sản xuất của Tổng công
ty dược. Một ví dụ điển hình là tổng doanh thu sản xuất năm 1996 của các xí
nghiệp trong Tổng công ty là 521.860,7 triệu đồng thì doanh thu sản xuất của
Công ty Dược liệu TWI là 9.882 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,89%
trong tổng doanh số sản xuất của Tổng công ty Dược.
Nguyên nhân của thực trạng này là do hàng hoá sản xuất ra gặp nhiều
khó khăn trong tiêu thụ. Đây là kết quả của việc giống nhau về cơ cấu sản
phẩm sản xuất của các xí nghiệp Dược trong nước, giống nhau về cơ cấu sản
phẩm nhưng lại không có ưu thế về quy mô, trang thiết bị kỹ thuật
Trang thiết bị máy móc của các phân xưởng được đầu tư từ những năm
1990 trở lại đây với công nghệ của Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Đức, Việt Nam.
tuy nhiên phần lớn số máy móc có giá trị khấu hao quá nửa số giá trị mua
vào. Vì vậy, Công ty cần xem xét để chuẩn bị cho việc đầu tư mới.
Qua thực tế tại các phân xưởng sản xuất của Công ty thì công suất sử
dụng trung bình của máy móc thiết bị lại mới đạt khoảng 65 - 80%. Nguyên
nhân là do trong một số nguyên vật liệu nhập về có những lô hàng không
phải qua một số công đoạn nào của quá trình sản xuất, tuy nhiên nguyên nhân
chủ yếu nhất là do máy móc thiết bị không được đầu tư một cách đồng bộ, vì
vậy có những máy sử dụng hết 100% công suất những cũng có máy chỉ sử
dụng được 30 - 40% công suất.
Khi sản phẩm của công ty cạnh tranh với các xí nghiệp Dược có quy
mô lớn, kỹ thuật tiên tiến như xí nghiệp Dược Hậu Giang, xí nghiệp Dược
TW 24-25-26 luôn luôn thua thiệt. Có thể nhận thấy rằng, thực trạng này
cũng là thực trạng chung của hầu hết các xí ngiệp sản xuất dược trong cả
nước: Với trình độ khoa học công nghệ kém xa trình độ của thế giới, sản
phẩm trong nước có sức cạnh tranh yếu hơn hẳn so với hàng ngoại nhập mà
đặc biệt là các loại biệt dược, các loại thuốc kháng sinh. Do đó sản phẩm của
công ty tiêu thụ trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
3.3. Tình hình tài chính của công ty.
Vốn chiếm vị trí quan trọng bởi nếu không có vốn thì mọi hoạt động
của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải dừng lại. Cũng như mọi doanh nghiệp
47
nhà nước khác Công ty Dược liệu TWI luôn đề cao vai trò trách nhiệm trong
việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có và vốn của nhà nước giao cho.
Tình hình tài chính hiện nay của công ty được cho trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình tài chính tính đến năm 1999.
Danh mục Giá trị
A. Cơ cấu nguồn vốn:
1. Nợ phải trả
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
-Tỷ lệ nợ phải trả
83.501
13.492
86,6
B. Tỷ xuất lợi nhuận(%)
1. Trên doanh thu
2. Trên vốn
0,086
1
C. Tốc độ quay vòng vốn 3,5-4
Qua bảng 2.7 cho thấy: Số vốn đi vay của công ty để kinh doanh là
quá lớn (chiếm tới 80% tổng vốn kinh doanh). Đây là một yếu tố bất lợi cho
công ty vì như vậy lợi nhuận thực tế của công ty không đáng kể. Vốn tự có đã
ít lại càng ít hơn đặc biệt khi công ty kinh doanh không có lãi mà vẫn phải trả
lãi của khoản tiền đi vay. Vì vậy công ty phải tìm ra nhiều cách thức hợp lý
để tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đặc biệt là trong việc mở
rộng và giữ thị trường tiêu thụ.
3.4. Tình hình thực hiện các kế hoạch của công ty.
Tình hình thực hiện trong thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra về tổng
doanh số mua và tổng doanh số bán của công ty trong năm năm vừa qua được
thể hiện:
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch.
(Đơn vị: triệu đồng)
Tổng doanh số mua Tổng doanh số bán
Năm
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ% Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ%
1995 80.000 79.265 99,08 85.000 87.268 102,67
1996 96.000 103.556 107,87 102.000 107.864 102,75
1997 115.000 120.000 104,35 130.000 130.400 100,31
1998 166.000 205.000 123,40 193.000 205.200 120,8
48
1999 200.000 212.000 106,0 215.000 225.000 104,65
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
DLTWI giai đoạn 1995-1999 ).
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong 5 năm gần đây chỉ có năm 1995
đối với giá trị mua là không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, tỷ lệ
không hoàn thành chỉ ở mức thấp ( dưới 1%). Còn lại từ năm 1996 đối với
giá trị mua và năm 1995 đối với giá trị bán đều hoàn thành các kế hoạch đặt
ra đặc biệt năm 1998 thực hiện so với kế hoạch tăng 20%, điều này cho thấy
công ty đã dự báo và xây dựng kế hoạch rất sát với thực tế. Qua đó cho thấy
căn cứ mà công ty sử dụng để lập kế hoạch là khá chính xác và phù hợp. Tuy
nhiên cũng từ bảng này cho thấy công ty chỉ kinh doanh có lãi từ năm 1995
đến 1997 năm 1999 đạt lơị nhuận cao nhất 13 tỷ đồng còn năm 1998 công ty
hầu như kinh doanh không có lãi( lãi chỉ .được 200 triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 153.pdf