Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội

Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn Cục thuế Hà Nội triển khai nhiều dự án phục vụ cho công tác hiện đại hóa hệ thống thuế: triển khai việc cấp MST TNCN, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng, triển khai nộp hồ sơ thuế qua mạng, triển khai hiện đại hóa công tác thu nộp thuế và ủy nhiệm thu qua ngân hàng. Việc triển khai các dự án này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sung tương ứng. Chính vì thế, công tác tuyên truyền cho người nộp thuế mỗi khi có dự án mới ra đời là hết sức quan trọng: Tuyên truyền như thế nào để vừa góp phần phục vụ doanh nghiệp vừa đảm bảo số thu ngân sách?.

Hiện nay, cục Thuế đã phối hợp với trên 11 cơ quan báo, đài như: Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam VTV1, Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, Thời báo doanh nhân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Kinh tế đô thị, Báo Bảo vệ pháp luật, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo An ninh thủ đô, Tạp chí Thuế, Trang điện tử Bộ Tài chính để tuyên truyền về chính sách thuế và công tác quản lý thuế. Năm 2010 đã có 404 tin, bài, ảnh tuyên truyền về công tác thuế. Nội dung các chuyên mục tập trung vào tuyên truyền: cải cách hành chính thuế; chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010; hỏi đáp về chính sách thuế; tuyên truyền về dự thảo Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân; biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; răn đe, lên án mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, đăng tải các chính sách thuế mới

 

doc65 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải cách hệ thống thuế đến năm 2010 theo Quyết định 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; trong quá trình thực hiện đã có sự thay đổi căn bản về phương pháp quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản sang cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế; NNT từ chỗ là đối tượng quản lý của cơ quan thuế đã trở thành khách hàng (đối tượng phục vụ) của cơ quan thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã trở thành công tác trọng tâm của ngành thuế. 2.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế. Thông qua công tác tuyên truyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh nắm bắt các chủ trương, chính sách pháp luật về thuế để chủ động trong sản xuất kinh doanh; các hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được hạn chế… Chính vì vậy, Cục thuế Hà Nội rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất để công tác tuyền truyền, hỗ trợ NNT có thể phát huy được hiệu quả cao nhất. * Tổ chức bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về thuế Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tháng 4 năm 2004, Cục thuế Hà Nội đã có Quyết định số 4574/QĐ-TCCB ngày 29/3/2004 triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan thuế do Phòng Hành chính quản lý và điều hành. Tại bộ phận “một cửa”, Cục thuế đã bố trí đầy đủ địa điểm, cơ sở vật chất, con người để phục vụ kịp thời NNT. Thực hiện Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, Cục thuế Hà Nội đã ban hành Quyết định số 10977/QĐ-CT-TCCB ngày 14/8/2007, kiện toàn bộ phận “một cửa” thành “Bộ phận Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ về thuế” do Phòng tuyên truyền hỗ trợ làm nòng cốt. Với việc kiện toàn bộ phận một cửa theo mô hình này, công tác xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ NNT ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp, cụ thể: + Bộ phận thủ tục hành chính thuế được Cục thuế Hà Nội thống kê, biên tập đầy đủ đảm bảo dễ tra cứu cho cả cơ quan thuế và NNT. Trên cơ sở bộ thủ tục này là cơ sở cho việc thực thống kê thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ tại Cục thuế Hà Nội. + Toàn bộ cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ hành chính là cán bộ thuộc Bộ phận tuyên truyền, hộ trợ NNT, đây là phòng có nghiệp vụ chuyên môn về chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế. Do vậy mà cán bộ nhận hồ sơ không đơn thuần là nhận gửi theo cách hành chính văn thư thông thường mà còn có nghiệp vụ thẩm định hồ sơ và tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn ngay cho NNT. + Tại bộ phận một cửa thiết kế bố trí khu vực giải đáp trực tiếp vấn đề vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế. + Bộ phận một cửa sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi nhận, trả kết quả hồ sơ trong việc theo dõi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuế. Áp dụng việc lấy số xếp hàng trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. + Từ đầu năm 2007, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư và Công an thành phố thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, MST và khắc dấu cho các nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp mới thành lập. + Năm 2009, Cục thuế Hà Nội đã triển khai hệ thống Kiosk thông tin tại bộ phận một cửa, văn phòng cục và 10 chi cục thuế. Theo đó, tại đây, NNT được cấp user và password có thể tra cứu toàn bộ dữ liệu khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp do cơ quan thuế quản lý. Do vậy sẽ thuận lợi cho việc đối chiếu dữ liệu, khắc phục hạn chế sai sót về dữ liệu khai thuế. * Tổ chức bộ máy hành chính và hiện đại hóa phương tiện làm việc Cùng với việc thay đổi cơ chế quản lý thuế từ cơ chế quản lý theo đối tượng sang cơ chế tự khai tự nộp, từ ngày 01/07/2007, ngành thuế nói chung và Cục thuế Hà Nội nói riêng đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy theo chức năng là chủ yếu, phù hợp với cơ chế quản lý thuế mới, phân công phân cấp nhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng. Hiện nay, Cục thuế Hà Nội được tổ chức thành 23 phòng, 29 Chi cục thuế quận huyện thị xã với các chức năng: chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT, chức năng kê khai kế toán thuế, chức năng kiểm tra thuế, thanh tra thuế, chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Trong đó, chức năng tuyên truyền và hỗ trợ để NNT thấu hiểu chính sách thuế, tự giác thực hiện pháp luật thuế đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của NNT là một chức năng quan trọng trong quản lý thuế. Để đáp ứng chức năng này, trụ sở cơ quan thuế không đơn thuần chỉ là nơi làm việc của công chức ngành thuế mà còn là nơi phục vụ NNT; Cục thuế Hà Nội đã tập trung cải tạo mở rộng trụ sở làm việc, bố trí các bộ phận một cửa rộng rãi để phục vụ NNT. Đến nay, đã hoàn thành một số công trình trụ sở Văn phòng cục thuế, chi cục thuế Tây Hồ… và đang triển khai xin cấp đất tại một số chi cục thuế. + Tổng cục thuế đã trang bị cho Cục thuế Hà Nội 80 máy chủ, trong đó Văn phòng cục: 20 máy chủ, các chi cục thuế: 60 máy chủ. Do vậy, cơ bản đáp ứng được yêu cầu duy trì hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu của NNT. Cùng với đó trang bị các điều kiện làm việc cần thiết phục vụ công tác quản lý thuế và phục vụ NNT đến làm thủ tục hành chính. Trang bị đầy đủ thiết bị máy tính phục vụ công tác quản lý thuế. Cho đến nay 97% cán bộ văn phòng cục và 64% cán bộ cấp chi cục sử dụng máy vi tính và các chương trình ứng dụng của cơ quan thuế để phục vụ công tác. Hệ thống cơ quan thuế đã kết nối mạng nội bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động của cơ quan thuế như các ứng dụng theo dõi nhận trả hồ sơ thuế của NNT, ứng dụng quản lý công văn tờ trình, hệ thống thư điện tử… tại tất cả các cấp cơ quan thuế… nhằm trao dổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện. + Để phục vụ tốt NNT và nâng cao hiệu suất và hiệu quả công tác quản lý thuế, Cục thuế Hà Nội đã triển khai một loạt các biện pháp xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhằm tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho NNT như: chương trình Quản lý đối tượng nộp thuế (TINC), Quản lý kê khai thuế (QLT), Quản lý nợ thuế (QLN), Quản lý hóa đơn ấn chỉ (QLAC)… Các công việc quản lý thuế, tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế chủ yếu như: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, quản lý thu nợ, thanh kiểm tra. Từ năm 2006, Cục thuế Hà Nội đã triển khai áp dụng và phát miễn phí phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cho NNT (HTKK). Kết quả ứng dụng này đã mang lại nhiều thuận tiện cho NNT và cơ quan thuế. Đến nay, ứng dụng HTKK đã được hầu hết các doanh nghiệp tại Hà Nội sử dụng khi kê khai thuế (Hàng tháng bình quân có 98% doanh nghiệp sử dụng). * Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Xác định việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu đột phá trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, Cục thuế Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao trình độ cán bộ phục vụ công tác thuế: + Cục thuế Hà Nội đã thực hiện đào tạo, đào tạo lại cán bộ đảm bảo cho cán bộ có trình độ đáp ứng được công việc. Từ năm 2004 đến 6/2010, Cục thuế Hà Nội đã cử đi 25.192 lượt cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng. Hàng năm cục thuế luôn tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ với số lượng hàng năm có trên 5.000 lượt cán bộ được đào tạo tập huấn tại các lớp do Cục, Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tổ chức. Cục thuế cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức; hỗ trợ tạo điều kiện cho nhiều cán bộ đi học lý luận chính trị, sau đại học, Luật… Các lớp bồi dưỡng đều có kiểm tra, đánh giá kết quả. Hiện nay, số cán bộ có trình độ Đại học của Cục thuế chiếm gần 70% tổng số cán bộ. + Triển khai quán triệt cho tất cả cán bộ về việc chấp hành kỷ cương kỷ luật trong thi hành công vụ, xây dựng môi trường làm việc để cán bộ thuế phát huy hết khả năng, năng lực phục vụ tốt cơ quan và NNT. 2.3.2. Quá trình thực hiện 2.3.2.1. Về công tác tuyên truyền thuế Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu Cục thuế Hà Nội đã triển khai đồng bộ, theo kế hoạch các biện pháp tuyên truyền với mục tiêu phổ biến chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn. Việc tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống thông tin cơ sở; tuyên truyền qua hệ thống pano, áp phích; tuyên truyền tại các Hội nghị tập huấn; tuyên truyền thông qua các cơ quan Đảng, Đoàn thể; tuyên truyền tại cơ quan thuế… * Về công tác phối hợp tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn Cục thuế Hà Nội triển khai nhiều dự án phục vụ cho công tác hiện đại hóa hệ thống thuế: triển khai việc cấp MST TNCN, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng, triển khai nộp hồ sơ thuế qua mạng, triển khai hiện đại hóa công tác thu nộp thuế và ủy nhiệm thu qua ngân hàng. Việc triển khai các dự án này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sung tương ứng. Chính vì thế, công tác tuyên truyền cho người nộp thuế mỗi khi có dự án mới ra đời là hết sức quan trọng: Tuyên truyền như thế nào để vừa góp phần phục vụ doanh nghiệp vừa đảm bảo số thu ngân sách?. Hiện nay, cục Thuế đã phối hợp với trên 11 cơ quan báo, đài như: Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam VTV1, Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, Thời báo doanh nhân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Kinh tế đô thị, Báo Bảo vệ pháp luật, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo An ninh thủ đô, Tạp chí Thuế, Trang điện tử Bộ Tài chính… để tuyên truyền về chính sách thuế và công tác quản lý thuế. Năm 2010 đã có 404 tin, bài, ảnh tuyên truyền về công tác thuế. Nội dung các chuyên mục tập trung vào tuyên truyền: cải cách hành chính thuế; chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010; hỏi đáp về chính sách thuế; tuyên truyền về dự thảo Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân; biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; răn đe, lên án mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, đăng tải các chính sách thuế mới… Bảng 1: Công tác phối hợp tuyên truyền thuế tại cục thuế Hà Nội năm 2010 Báo chí (bài) Truyền hình (buổi) Tọa đàm (buổi) Phát thanh (buổi) 404 74/28 kỳ 2/270 phóng viên 5100 (Nguồn: Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT - Cục thuế Hà Nội) Chuyên mục “Chính sách thuế với cuộc sống” do Cục thuế Hà Nội phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện từ tháng 5/2010, phát sóng hàng tuần trên kênh HTV1 và HTV2. Nội dung chủ yếu đề cập đến những vấn đề “nóng” đang được NNT và nhân dân quan tâm, hướng giải quyết của cơ quan thuế đối với một số kiến nghị, vướng mắc của NNT. Tính đến hết tháng 10/2010, chuyên mục đã thực hiện được 28 kỳ và phát sóng được 74 buổi, trở thành chuyên mục không thể thiếu, thực sự là địa chỉ tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân có nhu cầu. Phối hợp với phóng viên báo, đài và đại biểu các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực hiện nhiều phóng sự, toạ đàm tuyên truyền về Dự thảo Luật quản lý thuế, cải cách hành chính thuế, dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân, chuyên đề bàn về biện pháp tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, xe máy, tình hình thành lập doanh nghiệp ma mua bán hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn giả… Cục thuế đã tổ chức được 02 buổi gặp mặt với hơn 270 phóng viên để tăng cường công tác thuế. Thông qua những buổi toạ đàm, những cuộc thi tìm hiểu này, các chủ trương chính sách pháp luật mới về thuế cũng được cập nhật thường xuyên. Đây được đánh giá là một hình thức tuyên truyền hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức, cá nhân nộp thuế và các tầng lớp. Ngoài ra, một hình thức tuyên truyền nữa mà Cục thuế Hà Nội đã và đang thực hiện, đó là tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở (gửi bài viết, đĩa tuyên truyền đến các đài truyền thanh địa phương) về chính sách thuế, quyền và nghĩa vụ của NNT, trách nhiệm của cơ quan thuế, vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ban, ngành đối với công tác thuế. Ước tính đến năm 2010, thực hiện được 5.100 buổi phát thanh. * Tuyên truyền tại cơ quan thuế In ấn và cấp phát miễn phí các tờ rơi, tài liệu tuyên truyền thuế tới các tổ chức, cá nhân nộp thuế và các đối tượng có liên quan. Tại tiền sảnh của phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT, có một kệ để các tài liệu, các tờ rơi có mẫu mã đẹp và các ẩn phẩm về thuế như Tạp chí thuế để phát miễn phí cho mọi đối tượng quan tâm. Cục thuế đã phát hành các ấn phẩm dưới dạng tài liệu hỏi đáp về các Luật thuế, các thủ tục hành chính thuế. Tính đến năm 2010, Cục thuế Hà Nội đã nhận và phát miến phí 60.000 tài liệu tuyên truyền về Luật thuế TNCN, 17.250 tờ rơi các loại và 43.500 ấn phẩm thuế. Các panô, áp phích tuyên truyền thuế được sơn sửa và xây dựng mới ở các khu vực đông dân cư. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 297 panô, áp phích được sửa chữa và xây dựng mới trên toàn thành phố. Việc tuyên truyền thuế thông qua hình thức này đã xuất hiện từ lâu nhưng hiệu quả mang lại không cao. Hình thức tuyên truyền này mang tính hình thức là chủ yếu chứ chưa tác động nhiều đến ý thức của người dân trong việc tìm hiểu cũng như việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, một số chi cục thuế (Phúc Thọ, Phú Xuyên) còn sử dụng xe ôtô và thiết bị phát thanh của Chi cục đến các chợ, khu tập trung dân cư, làng nghề truyền thống để trực tiếp tuyên truyền về chính sách thuế và công tác thuế. Bảng 2: Số liệu thống kê hoạt động tuyên truyền NNT thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 STT Các hoạt động tuyên truyền Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng So với 2006 Số lượng So với 2007 Số lượng So với 2008 Số lượng So với 2009 1 Cung cấp ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, sách bỏ túi…) cho NNT Ấn phẩm 88.500 103.000 116.4% 75.000 72.8% 233.250 311% 110.000 47.2% 2 Tuyên truyền, giáo dục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng: + Truyền hình Buổi 82 85 103.7% 54 63.5% 46 85.2% 114 247.8% + Phát thanh Buổi 417 450 107.9% 500 111.1% 3000 600% 5100 170% + Báo, tạp chí Bài 356 126 35.4% 135 107.1% 318 235.6% 404 127% 3 Biển quảng cáo, pano, áp phích tuyên truyền về thuế Cái 297 4 Tổ chức họp báo Buổi 2 2 100% 2 100% 2 100% 3 150% (Nguồn: Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT - Cục thuế Hà Nội) Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: + Các ấn phẩm tuyên truyền được cục Thuế Hà Nội áp dụng bắt đầu từ năm 2005. Năm 2008 số lượng ấn phẩm cung cấp giảm 27,2% so với năm 2007; năm 2009 tăng 211% so với 2008 vì đây là năm đầu tiên triển khai Luật thuế TNCN. Tuy nhiên, năm 2010 lại giảm 52,8%. Qua đó, ta thấy đây là hình thức tuyên truyền không mấy hiệu quả. Đối tượng quan tâm đến các ấn phẩm tuyên truyền này phần đa là NNT, còn với những đối tượng như những người buôn bán nhỏ lẻ, những người nông dân thì gần như họ chẳng quan tâm đến các ấn phẩm này. + Số lượng các hình thức tuyên truyền như số buổi phát thanh trên truyền hình năm 2008 giảm 36,5% so với năm 2007; năm 2009 giảm 14,8% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 tăng 147,8% so với năm 2009. Đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu quả, thu hút được niều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu, các trò chơi trên truyền hình về thuế, các chính sách thuế dễ đi sâu vào lòng người xem. Nhận thức được điều này, cục Thuế đã tăng cường phối hợp với Đài truyền hình và kêu gọi các nhà tài trợ nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền. + Số buổi phát sóng trên đài phát thanh qua các năm liên tục tăng, đặc biệt năm 2009 tăng 500% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 70% so với năm 2009. Sự tăng lên này cho thấy, cục Thuế đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các đài phát thanh, đặc biệt là các đài phát thanh ở địa phương. Đồng thời, phạm vi tuyên truyền cũng được mở rộng hơn. + Số bài đăng trên các báo, tạp chí năm 2007 giảm 64,6% so với năm 2006 nhưng các năm sau đều tăng đều đặn, đến năm 2009 tỷ lệ tăng 135,6% so với 2008. Sự tăng lên này không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các bài báo. Nội dung các bài báo không chỉ nêu lên các quy định trong chính sách thuế, các thủ tục về thuế… mà còn đưa ra các điển hình trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế cũng như các trường hợp vi phạm pháp luật thuế và hình phạt cho những đối tượng này. + Các panô, áp phích tuyên truyền thuế tuy chỉ mang tính hình thức là chủ yếu nhưng lại là cái mà người dân thường xuyên gặp nên cũng ít nhiều tác động đến hiểu biết về thuế của cộng đồng. Nhận thấy được điều này, cục Thuế đã có sự đầu tư hơn vào việc sửa chữa và xây dựng mới các panô, áp phích. Đến năm 2010 tổng số lượng panô, áp phích được sửa chữa và làm mới là 297. Qua sự phân tích trên cho thấy cục Thuế đã quan tâm đến cả chất lượng của công tác tuyên truyền, thể hiện là các hình thức tuyên truyền hiệu quả, tác động đến ý thức tự giác của NNT có gia tăng về số lượng. Tuyên truyền thuế nhằm mục đích chính là giúp cho NNT và cộng đồng hiểu biết về pháp luật thuế, từ đó xây dựng nên ý thức tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế. Còn để giúp NNT hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế của mình, cục Thuế phải có các biện pháp hỗ trợ cụ thể. Do đó, đi đôi với hoạt động tuyên truyền cục Thuế còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NNT. 2.3.2.2. Về công tác hỗ trợ NNT Thực hiện các quy định tại Quy trình TTHT NNT ban hành kèm Quyết định số 1788/QĐ/TCT/TTHT ngày 01/12/2004, công tác hỗ trợ NNT được cơ quan thuế các cấp triển khai dưới các hình thức sau : * Hỗ trợ tại trụ sở của cơ quan thuế  Tại mỗi bộ phận của phòng tuyên truyền hỗ trợ đều có bố trí một phòng làm việc, tại đây NNT có thể đến và gặp trực tiếp cán bộ tư vấn, yêu cầu hỗ trợ với các vướng mắc về thuế gặp phải. Thông thường, các cán bộ tư vấn được chia thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm phụ trách một số sắc thuế hoặc một số loại hình doanh nghiệp đặc thù. Năm 2009 có trên 15.000 lượt người đến cơ quan thuế để nhờ hỗ trợ, đến năm 2010 số lượng này đã tăng lên trên 37.870 lượt tổ chức, cá nhân; tất cả các vướng mắc được giải quyết ngay, không có trường hợp nào phải trả lời sau. Điều này cho thấy NNT đã có ý thức hơn về nghĩa vụ thuế của mình. Vì bên cạnh việc tuyên truyền về các thủ tục, chính sách thuế, cục Thuế còn chủ trương tuyên truyền về chế độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đưa ra các dẫn chứng cụ thể, đồng thời tuyên dương các tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Với việc tuyên truyền cho NNT và cộng đồng hiểu được hậu quả của việc không chấp hành đến xã hội nói chung và chính NNT đó nói riêng đã góp phần nâng cao ý thức của NNT. Với một đồng tiền thuế trốn lậu, khi bị phát hiện có thể bị phạt gấp đôi, gấp ba lần. Các vấn đề vướng mắc mà NNT đến cơ quan thuế yêu cầu hỗ trợ thường là các vấn đề cụ thể, liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT đó. * Hỗ trợ qua điện thoại Một phương thức hỗ trợ hiện đại đang được áp dụng hiện nay tại cục thuế là hỗ trợ qua hộp thư điện thoại trả lời tự động. Tháng 7/2005, cục thuế Hà Nội đã phối hợp cùng với Công ty Viễn thông Hà Nội triển khai hộp thư tự động 8018802 hỗ trợ doanh nghiệp về chính sách thuế. Qua đó, người sử dụng có thể sử dụng các phím điện thoại để tra cứu và nghe máy trả lời tự động hướng dẫn một số hiểu biết cơ bản về thuế, một số câu hỏi về thuế thường gặp, các thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế… Ví dụ như, thông qua hộp thư tự động 8018802, bấm phím số 1 thì mọi văn bản, tin tức cũng như các quy định mới và các khoá đào tạo sẽ được gửi tới người sử dụng; bấm phím số 2 để nghe giới thiệu về các thủ tục hành chính thuế… Hiện nay, mỗi bộ phận bố trí ít nhất một điện thoại tư vấn/2 cán bộ và thông báo rộng rãi số điện thoại này để các tổ chức, cá nhân và NNT có thể gọi điện yêu cầu tư vấn mỗi khi cần. Các câu hỏi, yêu cầu tư vấn qua điện thoại thường có nội dung tương đối đơn giản và đã được đề cập trong các văn bản, chính sách thuế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các vấn đề được hỏi quá chuyên sâu vào một trường hợp cụ thể, cán bộ tư vấn thường yêu cầu NNT gửi công văn mô tả chi tiết yêu cầu hoặc mang tài liệu liên quan đến cơ quan thuế để được hỗ trợ trực tiếp. Với hình thức hỗ trợ này, giúp cho NNT giảm bớt các chi phí đi lại cơ quan thuế để giải đáp với những vướng mắc về thủ tục, về các quy định trong các Luật thuế. Tính đến năm 2010 đã có 73.450 cuộc gọi đến, đã được cơ quan thuế trả lời ngay, không có trường hợp nào phải đính chính. * Hỗ trợ bằng văn bản Đây là hình thức hỗ trợ, giải đáp vướng mắc truyền thống của cơ quan thuế nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng. Với đặc thù các văn bản trả lời của cơ quan thuế có tính pháp lý và tính ràng buộc tương đối cao, nên cán bộ công tác tại bộ phận hỗ trợ bằng văn bản trong các cơ quan thuế thường là các cán bộ có trình độ hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kiến thức sâu về lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm tại nhiều bộ phận khác nhau trong cơ quan thuế. Trong năm 2010, cơ quan thuế đã có 1.740 văn bản trả lời NNT về chính sách thuế, trong đó: 1.675 văn bản trả lời đúng hạn, 105 văn bản trả lời chậm do phải xin ý kiến cấp trên hoặc lấy ý kiến các bộ phận liên quan trước khi trả lời chính thức. * Hỗ trợ thông qua công tác tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp Tổ chức tập huấn về chính sách thuế cho doanh nghiệp khi có thay đổi về chính sách, pháp luật thuế, cơ quan thuế mời đại diện các doanh nghiệp, các cá nhân có liên quan để giới thiệu về những điểm mới, những thay đổi trong chính sách, pháp luật thuế để NNT biết và thực hiện. Định kỳ, tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các kiến thức cơ bản về kê khai, quyết toán thuế TNCN, TNDN, kê khai thuế qua mạng… Đến cuối năm 2010, cục thuế Hà Nội đã tổ chức được 109 lớp tập huấn cho 55.084 doanh nghiệp về hóa đơn bán hàng theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Đối với các cán bộ làm công tác tập huấn cho NNT không chỉ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sâu mà còn phải có kỹ năng sư phạm để có thể truyền tải kiến thức, kinh nghiệm một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người nghe. Công tác tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân nộp thuế cũng đã được cục thuế Hà Nội triển khai khá tốt. Thực hiện quy định về Quy chế đối thoại với NNT và người khai hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 3597/QĐ-BTC ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức đối thoại với các tổ chức, cá nhân nộp thuế để ghi nhận các vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Hội nghị đối thoại là một kênh phản hồi ý kiến rất quan trọng của NNT đối với các hoạt động quản lý của cơ quan thuế. Trong hội nghị NNT không chỉ đưa ra các vướng mắc về chính sách, pháp luật thuế mà cả những vấn đề bức xúc liên quan đến hành vi, thái độ không đúng mực của cán bộ thuế cũng được phản ánh. Qua những hội nghị đối thoại này, cơ quan thuế có được cái nhìn khách quan hơn về hoạt động quản lý của mình, từ đó có phương hướng, biện pháp cải thiện hoạt động. Năm 2010, Cục thuế tổ chức 1 buổi tọa đàm với 250 doanh nghiệp về chính sách thuế đối với kinh doanh bất động sản và ủy nhiệm thu bất động sản. Bảng 3: Số liệu thống kê hoạt động hỗ trợ NNT giai đoạn 2006 - 2010 STT Các hình thức hỗ trợ Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng So với 2006 Số lượng So với 2007 Số lượng So với 2008 Số lượng So với 2009 1 Hướng dẫn tại cơ quan thuế Lượt 18300 18500 101.1% 15800 85.4% 15000 94.9% 37870 252.5% 2 Hướng dẫn qua điện thoại Lượt 15850 13200 83.3% 12200 92.4% 13000 106.6% 73450 565% 3 Hướng dẫn bằng văn bản Lượt 1255 1800 143.4% 2300 127.8% 2766 120.3% 1740 62.9% 4 Tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp + Số lớp Lớp 35 46 131.4% 14 30.4% 37 264.3% 152 410.8% + Lượt doanh nghiệp Lượt 7680 26500 345.1% 6450 24.3% 10850 168.2% 76000 700.5% (Nguồn: Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT - Cục Thuế Hà Nội) Qua bảng thống kê trên cho thấy: + Hình thức trả lời bằng điện thoại có tần suất nhiều nhất, năm 2008 giảm 7,6% so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 tăng 6,6% so với năm 2008, và năm 2010 tăng 465% so với năm 2009. Lý do của sự tăng đột biến này là: có thể nói đây là những hình thức hỗ trợ tư vấn phổ biến và hiện nay, tại mỗi bộ phận của các phòng ban tại cục thuế đều bố trí điện thoại để các cán bộ có thể tư vấn cho người nộp thuế; mặt khác, các thông tin về các luật thuế mới, các cơ chế chính sách đều được đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể tra cứu dễ dàng. Vì vậy, nếu có vướng mắc, NNT sẽ trao đổi qua điện thoại, tiết kiệm thời gian. + Việc trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế năm 2010 tăng 152,5% so với năm 2009. Với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cùng với sự chưa đồng bộ trong chính sách thuế. Do đó, vướng mắc của NNT cũng tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà.doc
Tài liệu liên quan