Luận văn Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010

Với chủ trương kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch

của tỉnh Khánh Hoà, các doanh nghiệp, hợp tác xã tư nhân đầu tư nhiều loại ôtô

vận tải khách để phục vụ cho nhu cầu đi lại của khách.

Ngoài ra nhiều địa điểm du lịch của tỉnh nằm trên các hòn đảo nên toàn tỉnh có

125 tàu và ca nô, 65 thuyền máy để đưa đón khách đi tham quan, nghỉ mát ở các

khu du lịch không nằmtrên đất liền.

pdf54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ bảng 2.1 ta thấy lượng khách tới Khánh Hòa luôn tăng trong giai đoạn 2000-2005, nhưng về cơ cấu nguồn khách thì có sự thay đổi như : vào năm 2002 lượng khách nội địa giảm, nhưng lượng khách quốc tế lại tăng nhanh, bởi vì sau vụ khủng bố ngày 11-09-2001 tình hình an ninh chính trị thế giới bất ổn, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn do vậy lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông hơn. Đến năm 2003 do ảnh hưởng của bệnh SARS hoàn hành ở Châu Á lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm nên cũng ảnh hưởng đến Khánh Hòa. Trong đó tốc độ tăng bình quân của khách nội địa là 19% còn khách quốc tế là 16%. Bên cạnh đó nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số ngày lưu trú trung bình của khách là 2 ngày là quá thấp so với tiềm năng hiện có của du lịch Khánh Hòa, do vậy sở Du Lịch-Thương mại cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư thêm nhiều khu vui chơi giải trí nhằm kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch. Một số so sánh số lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa và các tỉnh Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu đây là những tỉnh cạnh tranh với Khánh Hòa về du lịch biển và nghỉ dưỡng. 22 Bảng 2.2: Số lượt khách quốc tế tới các tỉnh (Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu) Số lượt khách quốc tế đến lưu trú tại (người) Năm Khánh Hòa Đà Nẵng Bình Thuận BR-VT 2001 141.650 194.670 69.775 146.800 2002 194.993 214.137 90.000 162.000 2003 183.471 174.453 90.000 172.000 2004 210.150 236.459 102.000 199.000 2005 248.578 269.563 150.000 210.000 B/q tăng 16% 10% 22% 9% Từ bảng 2.2 ta thấy bình quân khách quốc tế tới Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 tăng 16% đứng sau Bình Thuận, bởi vì Bình Thuận là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng nhanh, còn lại các tỉnh đều có tốc độ tăng bình quân thấp hơn Khánh Hòa. 2.2.2. Doanh thu Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2000-2005 (đơn vị:triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu du lịch 107.089 135.259 162.272 197.502 266.330 367.852 Thuê phòng 89.727 113.472 124.700 137.020 188.665 282.055 Lữ hành 2.436 3.511 4.800 6.942 9.837 10.553 Vận chuyển khách 1.484 2.854 2.503 4.500 7.943 16.520 Thu khác 13.442 15.422 30.269 49.040 59.885 58.724 Doanh thu bán hàng hóa 23.858 27.944 38.297 50.200 42.879 58.031 Doanh thu bán hàng ăn uống 57.065 70.248 81.632 92.750 122.885 179.316 Doanh thu khác 11.003 12.655 15.072 19.750 2.906 37.937 Tổng cộng 199.015 246.106 297.273 360.202 456.000 643.136 (nguồn cục thống kê tỉnh Khánh Hòa) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy doanh thu du lịch luôn tăng trưởng nhanh từ 2000-2005 với tốc độ tăng bình quân là 27%, điều này cũng cho thấy những nổ lực 23 không ngừng của ngành du lịch Khánh Hòa, cũng như được quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khẳng định uy tín của thương hiệu Nha Trang-Khánh Hòa, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nhờ vậy mà trong các năm qua ngành du lịch luôn vượt chỉ tiêu do tỉnh đề ra như bảng đánh giá sau: Bảng 2.4: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn 2001-2005 ĐV tính TH 2001 Năm 2005 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So với 2001(%) So với KH (%) Doanh thu Triệu Đồng 246.106 320.000 644.000 262% 202% Lượt khách lưu trú Người 495.000 700.000 902.500 183% 129% Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy doanh thu của năm 2005 tăng 262% so với năm 2001, còn lượt khách đến Khánh Hòa năm 2005 tăng 183% so với năm 2001, và đặc biệt trong năm 2005 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu là 202% và lượt khách đến tăng 129%, điều này chứng tỏ Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng được nhiều khách du lịch lựa chọn. 2.2.3. Doanh nghiệäp kinh doanh dịch vụï du lịch: Cùng với đường lối đổi mới kinh tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã tăng lên nhanh chóng nhất là sau khi luật doanh nghiệp ra đời, tình đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 701 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có: 26 doanh nghiệp Nhà nước, 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 42 chi nhánh, 75 công ty cổ phần, 230 công ty TNHH, 350 doanh nghiệp tư nhân và 18 đơn vị-tổ chức tham gia kinh doanh du lịch . Một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tiêu biểu của tỉnh: Công ty du lịch Khánh Hoà, Công ty cung ứng Tàu Biển, Công ty Thương mại và dịch vụ Nha Trang, Công ty du lịch Long Phú, Công ty đầu tư và phát triển du lịch Nha Trang, Công Ty Thương Mại Đầu Tư Khánh Hoà, Chi nhánh Công ty TNHH Đặng Gia, Chi nhánh du lịch thanh niên Hà Nội… 24 2.2.4. Cơ sởû vậät chấát kỹõ thuậät phụïc vụï du lịch ¾ Hoạt động lưu trú Với chính sách mở cửa: cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lưu trú, kể cả đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn đã làm cho cơ sở lưu trú của tỉnh tăng lên nhanh chóng. Vào thời điểm năm 2001 toàn tỉnh có 162 khách sạn với 3730 phòng thì đến năm 2005 toàn tỉnh đã có đến 301 cơ sở kinh doanh lưu trú (kể cả nhà khách) với 6.714 phòng tăng 1,8 lần so với năm 2001. Tổng số khách sạn đã được Sở Du lịch- Thương Mại tổ chức thẩm định, phân loại xếp hạng tính đến nay là 233, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 29 khách sạn 2 sao và 75 khách sạn 1 sao, 105 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu và hiện nay số khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu còn lớn hơn do một số khách sạn của tư nhân không hoặc chưa đăng ký để chứng nhận tiêu chuẩn. Trong các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, các khách sạn thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn khu vực tư nhân nhưng hầu hết đều có quy mô lớn, chiếm những vị trí thuận lợi, cung cấp cho khách hàng dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Xu hướng tới là số lượng khách sạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh sẽ không tăng do những nguyên nhân như: cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, bán tài sản của Nhà nước. Trong khi đó số lượng khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài và khách sạn quốc doanh sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên do lượng khách du lịch tăng nhanh chóng trong những năm qua và đặc biệt và vào các dịp tết, lễ hội, thì lượng phòng không đáp ứng đủ cho khách du lịch từ đó dẫn đến các hiện tượng tăng giá phòng và khách phải trọ qua đêm trong các cơ sở không đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn phải lưu trú trên bãi biển làm mất mỹ quan của thành phố du lịch. Điều này không làm hài lòng khách du lịch đồng thời khó mà lôi kéo khách quay trở lại lần sau được. 25 ¾ Phương tiện vận chuyển hành khách Với chủ trương kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà, các doanh nghiệp, hợp tác xã tư nhân đầu tư nhiều loại ôtô vận tải khách để phục vụ cho nhu cầu đi lại của khách. Ngoài ra nhiều địa điểm du lịch của tỉnh nằm trên các hòn đảo nên toàn tỉnh có 125 tàu và ca nô, 65 thuyền máy để đưa đón khách đi tham quan, nghỉ mát ở các khu du lịch không nằm trên đất liền. Phương tiện vận chuyển hành khách tuy khá nhiều nhưng đa phần vẫn là xe đời cũ rẻ tiền và không có xe ôtô cao cấp để chuyên phục vụ cho khách sang trọng nước ngoài. Đồng thời vào những dịp lễ hội lượng xe cũng không đủ để phục vụ du khách. 2.2.5. Cáùc dịch vụï hỗã trợï Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan vui chơi giải trí, di tích văn hoá lịch sử nổi tiếng còn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các dịch vụ lặn khám phá vẻ đẹp kỳ bí của đáy biển, các trò chơi thể thao trên biển. Nhưng hầu như đều được tổ chức vào ban ngày, còn ban đêm thì hoạt động vui chơi giải trí còn rất đơn điệu nghèo nàn về cả số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là thiếu những trung tâm mua sắm lớn với những sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh để phục vụ cho khách du lịch. Điều này đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của du lịch tỉnh Khánh Hoà đồng thời cũng hạn chế sức tiêu dùng của khách du lịch dẫn đến doanh thu du lịch tăng chậm. 2.2.6. Cơ sởû hạï tầàng phụïc vụï du lịch Thời gian qua tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh. ¾ Giao thông Đường bộ: Tỉnh nằm ở phía Nam Trung Bộ có đường quốc lộ 1A đi xuyên qua 26 tỉnh, quốc lộ 26 đi lên thành phố Buôn Ma Thuộc. Toàn tỉnh có tổng cộng 2839,3km đường bộ trong đó có 200km là do trung ương quản lý. Tất cả những trục giao thông chính từ trung tâm thành phố Nha Trang đến các huyện thì đều là đường nhựa, bê tông trừ huyện đảo Trường Sa. Đặc biệt là những con đường dẫn đến các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá đều đã đầu tư nâng cấp, xây mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Đường sắt: Khánh Hoà có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh, ga Nha Trang là một ga chính mà tất cả các tàu đều đỗ. Do đó rất thuận lợi cho khách du lịch tới Nha Trang bằng đường sắt. Đường thủy: Khách Hoà có hơn 200Km tiếp giáp với biển rất thuận tiện cho việc phát triển giao thông thủy. Hiện nay Khánh Hoà có 2 cảng lớn là cảng Nha Trang và cảng Cam Ranh. Đây là 2 cảng có thể đón tiếp du khách quốc tế đến với Khánh Hoà. Đặc biệt là cảng Cam Ranh được xếp vào loại cảng biển tốt nhất thế giới. Đường hàng không: Hiện nay Khánh Hoà sân bay quốc tế Cam Ranh. Sân bay này rất thuận tiện để đón khách du lịch bằng đường hàng không. Tuy nhiên do sân bay Cam Ranh mới được đưa vào sử dụng nên cơ sở hạ tầng chưa được tốt vì vậy tỉnh và ngành hàng không đang gấp rút đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để đón khách quốc tế bay trực tiếp đến Khánh Hoà. ¾ Điện nước Khánh Hoà đã đầu tư xây dựng mạng lưới điện khá hoàn chỉnh. Hầu hết các huyện xã trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia chỉ trừ các đảo xa phải sử dụng máy phát điện. Đặc biệt các đảo có các địa điểm du lịch đều trang bị máy phát điện công suất lớn đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho du khách. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các thành phố, thị xã chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch cho nhân dân. Còn những làng xã thì hầu như đều sử dụng nước ngầm, thậm chí một số nơi sử dụng nước từ các giếng đào không đảo bảo vệ sinh 27 cho nhân dân. Vì vậy những địa điểm du lịch ở xa thành phố hay trên các hòn đảo phải chở nước sạch từ thành phố tới rất tốn kém, điều này đã dẫn đến chi phí phục vụ tăng làm giả khả năng cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh. Hiện nay tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tham gia đầu tư các nhà máy các nước ở huyện Ninh Hoà, Vạn Ninh và nâng cao năng suất nhà máy cấp nước ở Thành phố Nha Trang. Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư rất sớm và thường xuyên nâng cấp nên đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc với các tỉnh. Tất cả các khu vực trung tâm thành phố, huyện xã đều có mạng lưới điện thoại cố định và di động. Tóm lại, với quyết tâm đầu tư để Khánh Hoà trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước cũng như thế giới, trong những năm qua và hiện tại tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc, điện, nước…để phục vụ tốt cho các khu du lịch, khu vui chơi giải trí nhằm tạo điều kiện thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch đến Khánh Hoà. Thực tế phát triển những năm qua đã làm thay đổi diện mạo du lịch tỉnh Khánh Hoà. 2.2.7. Đầàu tư vàøo ngàønh du lịch tỉnh Kháùnh Hoàø Những năm qua tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện chính sách kinh tế cởi mở linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước quan hệ hợp tác kinh tế trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi. Năm 1999, tỉnh đã ban hành quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho các nhà đầu tư đến tỉnh, giảm tối đa các chi phí liên quan đến dự án đầu tư, thực hiện mức giá thuê đất thấp, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch cho chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1.622 tỉ, đã thực hiện trong 5 năm là 2.147 tỉ trong đó vốn ngân sách là 88,6 tỉ. 28 Khánh thành đường du lịch Đầm Môn-Vịnh Vân Phong (vào ngày 18/05/2004) với mức kinh phí 63,011 tỉ đồng. Hoàn thành dự án đường vào khu du lịch Dốc Lết : Gần 6 tỉ đồng. Hoàn thành xây dựng lưới điện, điện trung hạ áp khu du lịch Hòn Bà:7,190 tỉ đồng. ( cả 3 chương trình trên đều sử dụng vốn chương trình quốc gia về du lịch) Hoàn thành công trình đường lên Hòn Bà: 82 tỉ, đường Nguyễn Tất Thành Nha Trang đi sân bay Cam Ranh (320 tỉ), hoàn thành xây dựng công viên Bờ biển 1 Nha Trang 3 tỉ, đường Phạm Văn Đồng (220 tỉ), đường Khánh Lê-Lâm Đồng (397 tỉ), 25 bến thủy nội địa đưa đón khách du lịch tuyến đảo (20 tỉ, trong đó ngân sách nhà nước 12 tỉ, doanh nghiệp 8 tỉ). Ngoài ra từ 2001-2005 đã có thêm 100 khách sạn với hơn 2.400 phòng thuộc các thành phần kinh tế ra đời với trang thiết bị hiện đại, phát triển thêm tàu phục vụ du lịch trên 200 chiếc vốn đầu tư 50 tỉ đồng, trong đó có 4 tàu đáy kính, mạng lưới taxi với 6 doanh nghiệp đăng ký hoạt động 250 đầu xe tổng vốn đầu tư 50 tỉ đồng, mạng lưới xe bus với 44 đầu xe tổng vốn đầu tư 35 tỉ đồng. Hiện nay tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án du lịch như (bảng phụ lục 2.1). Nhìn chung hầu hết loại hình đầu tư tập trung vào các khu du lịch, khách sạn, làng nghỉ dưỡng, các điểm du lịch sinh thái còn trong lĩnh vực khu vui chơi giải trí thì lượng đầu tư còn rất ít. Điều này đã tạo nên sự không cân đối trong các sản phẩm du lịch của tỉnh. 2.2.8. Nguồàn nhâân lựïc ngàønh du lịch tỉnh Kháùnh Hoàø Bảng 2.5:Thực trạng, số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Báo cáo và dự báo theo năm Chỉ Tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2010 (Ước) Tổng số lao động du lịch 2.850 3.800 4.354 4.660 5.300 8.500 Phân theo trình độ Trình độ trên đại học 3 3 5 21 Trình độ Đại học, cao đẳng 941 1.255 1.378 3.400 Trình độ trung cấp 351 480 636 1.785 Trình độ sơ cấp 901 977 1.426 2.019 Trình độ khác 2.158 1.945 1.855 1.275 29 Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch tương đối đông, nhưng cán bộ quản lý trình độ trên đại học còn rất thấp, thiếu hẳn đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp và đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. Ngoài ra thu nhập của người lao động trong ngành du lịch còn thấp, chưa thu hút được nhân tài cho ngành du lịch. 2.2.9. Hoạït độäng Marketing củûa du lịch tỉnh Kháùnh Hòøa ♦ Hoạït độäng nghiêân cứùu thị trườøng Toàn tỉnh Khánh Hòa có tổng cộng 269 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó trung tâm điều hành hướng dẫn trực thuộc công ty du lịch Khánh Hòa là nơi có đội ngũ hướng dẫn viên kinh nghiệm và kinh nghiệm nhất. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động nghiên cứu thị trường chưa tập trung còn riêng biệt, nhỏ lẻ của các đơn vị, do đó chưa nắm bắt hết nhu cầu ngày càng đa dạng và phong của khách du lịch. ♦ Phâân khúùc thị trườøng vàø lựïa chọïn thị trườøng mụïc tiêâu Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách du lịch mà doanh nghiệp nhắm đến, nhưng ngành du lịch Khánh Hòa chưa chú trọng trong việc này, bởi vỉ đa số khách du lịch tới Nha Trang đều thông qua các hãng lữ hành ở các địa phương khác. ♦ Chiếán lượïc sảûn phẩåm Sản phẩm du lịch Khánh Hòa chưa phong phú, đa dạng và có đặc sắc riêng biệt, chưa có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, những làng nghề truyền thống và các loại hình vui chơi giải trí do đó làm giảm ngày lưu trú của khách du lịch. - Tổ chức thành công các hoạt động văn hóa- du lịch Khánh Hòa các năm theo chủ đề như: Tháng 4 “Du lịch-Lễ Hội Xứ Trầm Hương“,; Tháng 6 “Nối Kết Con Đường Di Sản Miền Trung-Du Lịch Hè Nha Trang”, định kỳ tổ chức tháng du lịch hàng năm với chủ đề “Tháng 8-Nha Trang-Điểm Hẹn”. ™ Tour du lịch 30 - Tour du ngoạn, Nghỉ dưỡng :Tour tàu Đáy Kính, du ngoạn Đảo, đêm Hòn Tằm - Tour thể thao : Lặn biển, Dù kéo, Mô tô nước, Lướt ván. - Tour du lịch sinh thái : Hòn Bà-Thác Thiên Thai-Bãi Dài, Vịnh Vân Phong. - Tour du lịch sông cái ™ Các tuyến tham quan tự chọn ¾ Trong thành phố C01: Aên sáng, thăm chùa Long Sơn, Tháp Bà Ponaga, Hòn Chồng. Aên trưa nem Ninh Hòa. Chiều thăm Dinh Bảo Đại, chợ đầm, ăn tối tại khách sạn. C02: Aên sáng, thăm Đảo Khỉ, tắm biển Dốc Lết, ăn trưa tại Dốc Lết. Chiều về Nha Trang. Aên tối tại Khách sạn hoặc Nhà hàng Bốn Mùa. C03: Aên sáng, thăm Ba Hồ (Đi bộ, leo đá, tắm suối). Aên trưa tại Quán Gió. Chiều tự do tắm biển. Aên tối tại Khách sạn hoặc Nhà hàng Bốn Mùa. C04 : Aên sáng, đi xe tới Đại Lãnh, tắm biển ăn trưa tại Đại Lãnh. Chiều về Nha Trang. Aên tối tại Khách sạn hoặc Nhà hàng Bốn Mùa. ¾ Du ngoạn đảo - Hòn Mun (Đảo Yến), bơi lặn ngắm san hô và cá cảnh; Hòn Một, Hòn Tằm- Làng Chài, Hòn Miễu. ¾ Đêm Hòn Tằm - Đón Khách tại khách sạn Bảo Đại, xuống tàu đi Hòn Tằm. - Nhận phòng, lều trại tại Hòn Tằm, tắm biển, thể thao tự do. - Aên chiều, lửa trại, dạ vũ, ăn khuya, ngủ. Aên sáng, leo núi tham quan bãi Thiên Nga, trả lều, phòng, lên tàu về đất liền. ¾ Tour lặn biển Tận mắt nhìn thấy và chạm tay vào vô vàng sinh vật biển cùng với chuyên viên hướng dẫn lặn theo cùng và giới thiệu về cuộc sống dưới đáy đại dương. ¾ Dịch vụ vui chơi trên biển - Lặn, Câu cá đêm, Mô tô nước, Lướt ván, Ca nô cao tốc kéo dù, phao. ¾ Tắm bùn khoáng 31 Theo các nghiên cứu khoa học, nước khoáng nóng và bùn khoáng thiên nhiên chứa nhiều năng lượng, giàu khoáng chất, khí hòa tan và radon nên có tác dụng rất tốt cho tim mạch, thần kinh, khớp và làm đẹp da. ¾ Tuyến đường sông 7h30 lên xe xuống bến cầu Hà Ra, đi thuyền thăm bến ghe Cầu Bóng. Đi ngược sông Cái thăm Chùa Hang (nhiều kỳ tích ly kỳ), ngắm cảnh núi thơm, tắm sông, ăn trưa tại quán Sông Tranh. Chiều về thăm Làng Dừa, uống nước dừa, ghé thăm Lò Gốm, về lại Nha Trang. ♦ Chiếán lượïc giáù cảû Cách định giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay cũng rất linh hoạt (giá tâm lý, giá bán cho khách hàng quen, giá theo mùa). Tuy nhiên do chưa có mức giá thống nhất cho các loại hình dịch vụ nên xảy ra tình trang mỗi nơi một giá. Bảng 2.6 : Bảng giá các tuyến tham quan trong thành phố (VNĐ/khách) Chương Trình Số khách C01 C02 C03 C04 1 725.000 745.000 730.000 850.000 2 395.000 415.000 400.000 460.000 3 285.000 305.000 295.000 335.000 4-5 230.000 265.000 255.000 275.000 6-9 190.000 230.000 220.000 240.000 10-16 145.000 175.000 165.000 175.000 17-30 135.000 170.000 150.000 150.000 31-50 115.000 150.000 135.000 135.000 * Giá trên bao gồm : (tiền ăn, xe, hướng dẫn, vé tham quan) - Giá Tour Du Ngoạn Đảo : 88.000/khách. (Bao gồm xe, tàu, cơm trưa, trái cây, rượu nho, cà phê, phao bơi, kính lặn, ống thở). Khách tự trả thức uống và các dịch vụ khác tại mỗi đảo. - Giá Tour Đêm Hòn Tằm : 280.000đ/khách (Phòng máy lạnh khu B), 175.000đ/khách (Phòng máy lạnh khu A), 100.00đ/khách (lều nghỉ). * Giá trên bao gồm phòng/lều, tàu vận chuyển, ăn chiều, ăn khuya, ăn sáng, tổ chức lửa trại, bảo hiểm. 32 - Giá Tour Lặn Biển : 30 USD (bao gồm : phí đi tàu, ăn nhẹ trên tàu, thiết bị lặn và hướng dẫn lặn). - Giá Tắm Bùn Khoáng : 250.000đ/bồn cho 2 người, 150.000đ/bồn đơn cho loại ngâm bùn khoáng đặc biệt. Khách chỉ phải trả 50.000đ/người nếu ngâm bùn trong bồn tập thể. Dù mua loại đặc biệt hay thông thường bạn cũng được hưởng trọn các dịch vụ khác kèm theo. - Giá Tour Tuyến Đường Sông Bảng 2.7 (VNĐ/khách) Số khách 1 2 3 4 5-9 10-25 Giá 500.000 270.000 190.000 165.000 145.000 100.000 * Giá trên bao gồm: Tiền ăn, xe, thuyền, hướng dẫn. Trên đây là giá tham khảo một số tour du lịch đặc trưng hiện nay của du lịch Khách Hòa. Đa số các hãng lữ hành đều tính giá tour theo cách sau: Giá tour = Giá thành + khoản lợi nhuận mong muốn Khoảng lợi nhuận mong muốn thường dao động từ 10%-40% trên giá thành tùy theo từng thời điểm và tình hình thị trường du lịch. ♦ Chiếán lượïc Phâân phốái Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều sử dụng hình thức phân phối trực tiếp tại văn phòng của doanh nghiệp đóng tại Nha Trang hoặc gián tiếp thông qua các hãng lữ hành ở các địa phương khác. ♦ Chiếán lượïc Chiêâu thị Nhìn chung công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của tỉnh Khánh Hòa thực hiện được nhiều nội dung thiết thực và có hiệu quả như : - Phát hành thường xuyên bản tin du lịch thương mại, các ấn phẩm quảng bá về du lịch Khánh Hòa. - Xây dựng các chương trình chuyên mục du lịch trên sóng phát thanh và truyền hình địa phương và trung ương. - Xây dựng xong website www.vietnamtourism.com/khanhhoa 33 - Tổ chức các đoàn gồm lãnh đạo tỉnh và các ngành , doanh nghiệp kinh doanh du lịch đi các nước Ucraina, Đài Loan, hàn Quốc… để xúc tiến và quảng bá du lịch, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động xúc tiến và quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới, mà đặc biệt là các nước phát triển mạnh về kinh tế du lịch vẫn chưa hiệu quả và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp còn hạn chế về kinh phí, việc áp dụng phương tiện điện tử để quảng bá du lịch (quảng cáo trên Internet, đăng ký, thanh toán qua mạng) chưa được các doanh nghiệp quan tâm tới. 2.2.10. Hệä thốáng quảûn lýù Nhàø nướùc vềà du lịch tỉnh Kháùnh Hoàø: Trong những năm qua nhằm đạt được mục tiêu đưa Khánh Hoà trở thành một trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng của cả nước, tỉnh đã tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Tỉnh Ủy và Hội đồng nhân dân đã thông qua các chương trình phát triển du lịch đến năm 2010, thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước ở sở Thương mại – du lịch, sở Kế hoạch đầu tư, thành lập ban quản lý các khu du lịch để kiểm tra tình hình thực hiện các qui định của Nhà nước, kiểm tra việc giữ gìn an ninh cũng như việc bảo vệ môi trường trong khu du lịch. Tuy nhie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45439.pdf
Tài liệu liên quan