Luận văn Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam

Tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam, ngoài 5 doanh nghiệp đã được CPH (năm 1999) các công ty được chọn CPH trong năm 2000 đều là những đơn vị làm ăn kém hiệu quả hơn, điều đó càng làm cho người lao động khó tin tưởng vào công cuộc CPH của Tổng công ty.

Yếu tố tâm lý nói trên là một trở ngại rất lớn đối với quá trình CPH ở Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Yếu tố này thực sự bắt nguồn từ cơ chế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp lâu nay. Trong nền kinh tế thị trường, các DNNN phải được đối xử như các thành phần kinh tế khác, phải có cạnh tranh, phá sản. Một khi cạnh tranh và phá sản trở thành một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thì các DNNN thua lỗ triền miên cũng không thể tiếp tục tồn tại được. Việc tạo ra một sân chơi bình đẳng sẽ buộc Nhà nước cũng như DNNN thực sự đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp, làm thay đổi thói quen dựa dẫm vào Nhà nước lâu nay.

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời trang, cơ khí, điện dân dụng. Đã có thời gian ngành dệt may đã thu hút được gần 50 vạn lao động chiếm 22,7% lao động công nghiệp trong toàn quốc và hầu hết là lao động nữ, chiếm 80%. Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề lớn nổi lên trong xã hội nước ta ngày nay, giải quyết tốt vấn đề này là góp một phần lớn vào sự ổn định chính trị -kinh tế -xã hội. Như vậy tạo ra nhiều chỗ làm việc là một trong những mặt cho thấy vị trí của ngành dệt - may trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay. Trong thời gian qua Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật để sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại của thế giới áp dụng vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó Tổng công ty tổ chức hội thảo về công tác đào tạo nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, sử dụng cán bộ. Trong điều kiện hiện nay bồi dưỡng nghiêp vụ, đào tạo và đào tạo lại cũng là vấn đề cần thiết bởi đội ngũ cán bộ lớn tuổi đang bị hạn chế về việc nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển. Tuy nhiên vấn đề này còn rất nhiều khó khăn, bởi vì ngành dệt may là ngành phổ biến từ nhiều năm cách đây và hầu hết công nhân có trình độ thấp chỉ quen với cách làm thủ công, chưa qua lớp đào tạo huấn luyện nào, và cán bộ lãnh đạo cũng được bổ nhiệm từ cơ chế cũ. Chính vì vậy bên cạnh đào tạo lại cán bộ công nhân viên tổng công ty phải có kế hoạch đổi mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Tức là thay đổi phương thức quản lý, hình thức kinh doanh giao trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi ngưỡi để cho họ tích cực trong công việc. Đặc điểm trong lao động cũng có ảnh hưởng lớn tới quá trình cổ phần hoá các DNNN bởi vì số người lao động đông, trình độ thấp do đó khả năng nhận thức của người lao động trong công ty về cổ phần hoá còn hạn chế. Và hầu hết họ không muốn cổ phần hoá, chưa thấy được thực chất của cổ phần hoá, chưa thấy được tất yếu của cổ phần hoá để cho doanh nghiệp phát triển. Nói tóm lại tất cả các nhân tố trên đều là nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và trước những tình hình thực tế hết sức khó khăn như hiện nay các nhân tố đó ảnh hưởng quyết định tới việc cổ phần hoá các DNNN thuộc Tổng công ty. iii. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam 1. Đánh giá chung về quá trình CPH DNNN tại TCT Dệt- May Việt Nam Tổng công ty Dệt May Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên cùng phát triển. Tuy nhiên với mô hình Tổng công ty 91, làm cho không ít các cơ sở không trụ được lâm vào tình trạng cực kì khó khăn, bên bờ vực phá sản. Thêm vào đó là sự khủng hoảng ở một loạt các công ty dệt có quy mô hàng ngàn, hàng vạn người lao động như Dệt Nam Định đòi hỏi phải có giải pháp nhằm giải quyết đồng bộ của nhiều ngành nhiều cấp trong thời gian dài. Theo nghị định 44/CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, Tổng công ty Dệt May Việt Nam cũng tiến hành cổ phần hoá một số DNNN, tuy nhiên tiến trình cổ phần hoá ở đây diễn ra quá chậm. Trước năm 1999 không cổ phần hoá được một doanh nghiệp nào, tận tới năm 1999 thì có kế hoạch cổ phần hoá 11 doanh nghiệp, nhưng đến cuối năm 1999 Tổng công ty chỉ hoàn thành cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp đó là: Danh sách các doanh nghiệp đã CPH trong năm 1999 Cơ cấu vốn Vốn điều lệ Tỷ đồng Nhà nước CBCNV Cổ đông ngoài 1. Công ty May Bình Minh 18 25% 45% 30% 2. Nhà máy may thuộc CT dệt Vĩnh Phú 2,3 70% 30% 3. Xưởng may số 8 Lê Trực thuộc CT May Chiến Thắng 4,2 25% 59% 16% 4. Công ty may Hồ Gươm 3,1 30% 70% 5. Nhà máy may và bao bì thuộc CT dệt Nha Trang 1,624 5% 64% 31% Trong đó chỉ có duy nhất một đơn vị là có cổ đông là người nước ngoài đó là công ty may Bình Minh với 20% số vốn điều lệ. Năm doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở Tổng công ty đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trước khi có cổ phần hoá, cho nên khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới có phần dễ dàng hơn. Sở dĩ các doanh nghiệp này có thể cổ phần hoá thành công còn do những doanh nghiệp đã nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của cổ phần hoá, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của công ty. Ban cổ phần hóa của doanh nghiệp đã phổ biến về lợi ích của việc cổ phần hoá, và điều đặc biệt là đưa được quyền sở hữu cho người lao động, khuyến khích họ hăng say trong công việc và tham gia tích cực vào công cuộc cổ phần của doanh nghiệp. Mặt khác thì tự thân các đơn vị này cũng muốn chuyển sang công ty cổ phần để thu hút thêm nguồn vốn, chủ động quyết định trong công việc kinh doanh. Theo đánh giá kết quả đầu năm 2000, các doanh nghiệp cổ phần hoá của Tổng công ty hiện nay đều hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 1999 mức lợi tức tối thiểu của các công ty này đều đạt 20 đến 25%/năm. Theo đánh giá của một chuyên gia tài chính trong ngành may thì hiện nay việc cổ phần hoá các doanh nghiệp may có chiều hướng thuận lợi. Sức hấp dẫn của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá khiến các cổ đông tự do là các cán bộ trong ngành bỏ tiền ra mua không phải là để khuyến khích cổ động mô hình hoạt động mới mà chính là mức lợi nhuận mà họ cho rằng sẽ có được trong khoảng thời gian không xa. Công ty may Lê Trực dự định sẽ đảm bảo cho công nhân mức cổ tức tối thiểu là 1,15%/ tháng. Hơn nữa các chuyên gia cho rằng mức cổ tức này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nhìn chung các thành viên tham gia mua cổ phiếu đều yên tâm và phấn khởi vì có 25% vốn pháp định của Nhà nước sở hữu tại công ty là 20% và người đại diện hợp pháp cho công ty là giám đốc công ty may Chiến Thắng, là công ty mẹ của xưởng may Lê Trực. Như vậy tuy cổ phần hoá nhưng công ty may Lê Trực vẫn nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ công ty may Chiến thắng. Công ty cổ phần may là dịch vụ may Bình Minh ngay trong năm hoạt động (1999) đã có mức cổ tức là 38,9%/năm. Với hiệu quả này, may Bình Minh được chọn là một trong 15 doanh nghiệp được chọn để niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Những kết quả bước đầu này đã khẳng định công ty đã đi đúng hướng trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ. Mặc dù vậy trong kế hoạch đặt ra là cổ phần hoá 11 doanh nghiệp trong năm 1999 và việc thực hiện với 5 doanh nghiệp cho thấy quá trình cổ phần hoá là quá chậm. Hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp được cổ phần hoá tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam trên đều là thời gian 1 năm, cá biệt là công ty may Hồ Gươm phải mất hơn 6 năm mới thực hiện xong cổ phần hoá. Trong khi đó với chủ chương của Chính phủ để thực hiện cổ phần hoá đối với 1 doanh nghiệp trung bình là 27 tháng, nhanh nhất là 5 tháng, chậm nhất là 48 tháng. Nhìn vào danh sách những doanh nghiệp đã cổ phần hoá năm 1999 ta đều nhận thấy là toàn bộ các doanh nghiệp đó đều là doanh nghiệp may, trong khi đó với 22 doanh nghiệp dệt lại chiếm 90% tổng số vốn của Tổng công ty chưa được cổ phần hoá 1 công ty nào. Dự kiến trong thời gian tới sau khi đã cổ phần hóa xong các doanh nghiệp may, Tổng công ty sẽ xem xét để cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt. Trong năm 2000 Tổng công ty đề ra là cổ phần hoá 10 doanh nghiệp. Trong đó có 5 doanh nghiệp còn tồn tại từ năm 1999 là: 1- Nhà máy may Hải Phòng thuộc công ty may Thăng Long 2- Công ty dệt may Sài Gòn 3- Công ty cơ khí may Gia Lâm 4- Công ty May Phương Đông 5- Công ty May Hoà Bình Năm đơn vị được bổ sung là: 6- Công ty May Đồng Nai 7- Nhà máy may thuộc công ty cơ khí dệt may Hưng Yên 8- Nhà máy may số 1 thuộc công ty dệt Nam Định 9- Xưởng may 9 tại thành phố Nam Định thuộc công ty May Nhà Bè 10- Xí nghiệp may Mỹ Hào thuộc công ty May Hưng Yên Các doanh nghiệp này sẽ được CPH theo quý, bắt đầu từ quý hai năm 2000, kết thúc mỗi quý CPH xong 3 đến 4 đơn vị. Kế hoạch CPH năm 2001: - Công ty Texgamex - Đội xe vận tải thuộc Vinatex Hải phòng Để đánh giá một cách chính xác, cụ thể quá trình CPH của các DNNN thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam, chỉ ra những vướng mắc tồn tại để từ đó có hướng giải quyết ta đi phân tích về quy trình CPH của các DNNN tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam. 2. Quy trình CPH DNNN tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam Quy trình này gồm 4 bước cơ bản sau: 2.1. Chuẩn bị CPH 2.1.1. Lập danh sách các DNNN để CPH Đây là vấn đề quan trọng nhất của bước này. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là các bộ), các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND tỉnh), các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập (Tổng công ty 91), ra quyết định thành lập bam chỉ đạo CPH của Bộ, địa phương và lựa chọn doanh nghiệp , bộ phận doanh nghiệp để CPH dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện, tình hình kinh doanh và nguyện vọng của các doanh nghiệp. Sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho các doanh nghiệp để thực hiện. Vấn đề quan trọng của bước này là lựa chọn doanh nghiệp để CPH. Tại Tổng công ty Dệt- May Việt Nam trước mắt chọn các doanh nghiệp may để tiến hành CPH và doanh nghiệp may đó phải là doanh nghiệp có phương án làm ăn có hiệu quả. Theo như nhận định của tổ CPH tại Tổng công ty thì những doanh nghiệp may có nguồn vốn nhỏ hơn các doanh nghiệp dệt do đó sẽ dễ cổ phần hơn. Doanh nghiệp dệt có số vốn lớn, trong khi đó công nhân trong doanh nghiệp lại quá nghèo nên không đủ khả năng mua nhiều cổ phần. Chính vì vậy chủ chương của Tổng công ty là những doanh nghiệp nào dễ thì làm trước, khó làm sau để dần dần rút kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. 2.1.2. Lập ban quản lý đổi mới tại doanh nghiệp Các DNNN trong danh sách CPH dự kiến các thành viên trong ban quản lý đổi mới tại doanh nghiệp và báo cáo Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91. Trên cơ sở đó các Bộ, UBND tỉnh, tổng công ty 91 quyết định từng doanh nghiệp CPH trong từng năm và quyết định thành lập ban quản lý đổi mới tại doanh nghiệp. Thành phần gồm: giám đốc (hoặc phó giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là ủy viên thường trực, các trưởng phòng kế hoạch, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm ủy viên, mỗi đồng chí Bí thư Đảng ủy (hoặc chi bộ), chủ tịch công đoàn tham gia làm ủy viên. 2.1.3. Phổ biến và tuyên tuyền chủ trương về CPH Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 phổ biến các văn bản về CPH cho ban quản lý đổi mới doanh nghiệp và các bộ phận chủ chốt tại doanh nghiệp sẽ tiến hành CPH. Ban quản lý đổi mới tại doanh nghiệp tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương, chính sách của Chính phủ để tổ chức thực hiện. 2.1.4. Chuẩn bị các tài liệu Ban quản lý đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị: a. Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. b. Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý c. Vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém phẩm chất và đề ra hướng giải quyết. d. Danh sách lao động của doanh nghiệp đến thời điểm quyết định CPH, số lượng người, số năm công tác của từng người. Dự kiến số lao động mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước trong 10 năm. e. Dự toán chi phí CPH cho đến khi hoàn thành đại hội cổ đông lần thứ nhất. 2.2. Xây dựng phương án CPH 2.2.1. Đánh giá giá trị và phân loại tài sản doanh nghiệp Cơ sở để xác định được giá trị thực tế DNNN là việc kiểm kê và đánh giá lại tài sản doanh nghiệp. Khi tiến hành CPH DNNN tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam thì việc này được thực hiện theo các nội dung và trình tự sau: + Ra quyết định thành lập hội đồng kiểm kê và đánh giá lại tài sản tại thời điểm CPH. + Tiến hành kiểm kê thực tế toàn bộ tài sản, tài sản lưu động, công nợ phải thu, công nợ phải trả... ở nội dung này đã quan tâm đến vấn đề cân đong đo đếm thật chính xác, đầy đủ. + Phân loại tài sản (gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định), công nợ: Tài sản đang dùng; Tài sản không cần dùng; Tài sản chờ thanh lý; Tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi, quỹ khen thưỏng; chi tiết công nợ phải thu khó đòi, chi tiết công nợ phải trả trong đó không có người đòi. Mỗi loại tài sản trên đây được thành lập thành bảng kê riêng. Tài sản cố định thì lập 4 bảng kê: Tài sản cố định nhà xưởng, vật kiến trúc Tài sản cố định là máy móc thiết bị Tài sản cố định là phương tiện vận tải. Tài sản cố định là máy móc thiết bị văn phòng. + Tiến hành đánh giá lại tài sản cố định đang dùng theo giá trị thực tế trên địa phương nơi doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp tiến hành CPH. + Lập biên bản kiểm kê và đánh giá lại tài sản doanh nghiệp . Bên cạnh việc kiểm kê đánh giá lại tài sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp CPH lập báo cáo tài chính đến thời điểm CPH gồm biểu chính: Bảng cân đối kế toán Bảng kết quả kinh doanh Các báo cáo tài chính này được kiểm toán (nếu có). Toàn bộ hồ sơ thuộc các nội dung kiểm kê và đánh giá lại tài sản doanh nghiệp cùng các báo cáo tài chính được lập thành 12 bộ có đầy đủ chữ kí và dấu gửi về Tổng công ty. Trên cơ sở đó, Tổng công ty Dệt May Việt Nam làm văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo nội dung và phương pháp sau: - Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động là hiện vật đã được kiểm kê, xác định theo công thức sau Số lượng thực tế của từng loại tài sản Chất lượng còn lại của tài sản Giá thị trường của TS tại thời điểm xác định giá trị DN Giá thực tế tài sản X X = - Đối với tài sản là vốn bằng tiền thì tính theo số dư vốn bằng tiền đã kiểm quỹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nếu số dư là ngoại tệ thì phải quy ra tiền Việt Nam theo giá hiện ngân hàng công bố tại thời điểm gần nhất. - Đối với nợ phải thu là các khoản nợ khó đòi đã được đối chiếu xác nhận. - Đối với các khoản chi phí dở dang (bao gồm cả chi phí sản xuất, kinh doanh sự nghiệp...đầu tư xây dựng) thì tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ sách kế toán. - Đối với tài sản kí quỹ, kí cược ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán đã đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Đối với tài sản đầu tư dài hạn và ngắn hạn thì tính vào lợi thế của doanh nghiệp như sau: + Trường hợp giá trị lợi thế (như uy tín mặt hàng, vị trí địa lý) đã được đánh giá thì lấy số dư thực tế trên sổ sách kế toán để tính vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. + Trong trường hợp chưa xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp về kinh doanh thì căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tính lợi thế theo công thức sau: = Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của DN Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề Tổng số vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liền kề Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của DN Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch Tỷ suất lợi nhận bình quân chung của DNNN cùng ngành nghề trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố) = _ Giá trị lợi thế tính vào DN 30% X X = Vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liên kề Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch Giá trị thực tế của doanh nghiệp là tổng của 8 điều khoản trên. + Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê đó được tính vào chi phí cổ phần hoá. Tại Tổng công ty Dệt -May Việt Nam, giá trị thực tế của doanh nghiệp đã được xác định không chênh lệch nhiều so với giá trị sổ sách kế toán do đó làm cho tốc độ CPH được triển khai nhanh hơn đôi chút. Năm 1996 đến 1998 không có doanh nghiệp nào được CPH nhưng đến năm 1999 có 7 doanh nghiệp được xác định giá trị doanh nghiệp trong đó có 5 doanh nghiệp được CPH và 3 đơn vị cùng 8 đơn vị khác sẽ được CPH trong năm 2000. Việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại Tổng công ty tương đương chính xác với giá thị trường của doanh nghiệp được coi là mặt đạt được lớn nhất của Tổng công ty. Giá trị DNNN thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam được xác định theo thông tư hướng dẫn 140/1998: = + Giá trị lợi thế + Chi phí tiến hành CPH Giá trị doanh nghiệp sau khi kiểm kê đánh giá lại Giá trị doanh nghiệp Qua thực tế xác định giá trị của một số doanh nghiệp CPH trong thời gian qua, phương pháp này đã thể hiện một số điểm mới so với cách tính theo Nghị định 28/CP như trước đây: Thứ nhất: giá trị doanh nghiệp đem CPH khi xác định đã được loại trừ các loại tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng bao gồm cả tài sản không cần dùng, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó chỉ có những tài sản mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thì mới tính vào giá trị doanh nghiệp. Thứ hai: Tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng cũng được loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp và được bàn giao riêng cho công ty cổ phần tiếp tục quản lý sử dụng. Các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nếu doanh nghiệp CPH không tiếp tục kế thừa thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp. Thứ ba: Các khoản công nợ phải thu khó đòi nếu không có chứng từ hợp lệ thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH. Điều này đòi hỏi Hội đồng quản trị kiểm kê tài sản của doanh nghiệp phải tiến hành đối chiếu xác nhận các khoản công nợ có khả năng phải thu không còn khả năng đòi. Thứ tư: Đã tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số liệu để tính tỷ suất lợi nhuận bình quân dựa vào giá trị lợi thế của doanh nghiệp đều căn cứ trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, những điều kiện và cơ sở trong việc định giá doanh nghiệp chưa được thiết lập đầy đủ. Biểu hiện ở đây là việc thiếu một hệ thống văn bản pháp quy quy định và hướng dẫn việc xác định giá trị doanh nghiệp và thiếu đội ngũ chuyên gia định giá doanh nghiệp. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để CPH hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, chưa thực sự gắn với thị trường, lại đơn điệu với một biện pháp xác định duy nhất nên dẫn đến tình trạng tại doanh nghiệp này thì giá cổ phiếu rất rẻ, người ngoài doanh nghiệp không thể mua nổi một cổ phần, tại doanh nghiệp giá cổ phiếu quá cao thậm trí người lao động trong doanh nghiệp chỉ mua với số lượng rất ít. 2.2.2. Quyết định giá trị thực tế của DNNN Bộ trưởng Bộ tài chính có thẩm quyền đối với mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm CPH trên 10 tỷ đồng. Các Bộ, UBND tỉnh, TCT 91 có thẩm quyền với mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán tại thời điểm CPH từ 10 tỷ đồng trở xuống. Thời hạn để hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày. 2.2.3. Dự kiến phương án CPH và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Trách nhiệm thuộc về ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và phương án CPH gồm 4 nội dung chính sau: + Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp vá dự kiến phương hướng phát triển của doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm sau khi CPH. + Phương án tiến hành CPH: xác định mục tiêu cụ thể và hình thức CPH DNNN; mệnh giá cổ phiếu; xác định tỷ lệ phần vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp sau khi CPH (tỷ lệ vốn của Nhà nước, của người lao động trong doanh nghiệp, của cổ đông ngoài doanh nghiệp), thời gian và cơ quan bán cổ phiếu, những vấn đề đề nghị giải quyết về vốn, tài sản cố định, lao động, thuế... + Dự kiến một số nội dung dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. + Tổ chức thực hiện phương án được duyệt. áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của Bộ tài chính, công ty May Bình Minh đã có kết quả đánh giá tài sản vào ngày 1/1/1998: Biểu 7: Chi tiết vốn sở hữu và lợi nhuận thực hiện trong 3 năm 1995, 1996, 1997 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 Tổng Vốn chủ sở hữu 15.428 16.790 17.586 49.781 Lợi nhuận thực hiện 4.185 5.320 6.651 16.156 Tỷ suất LN/vốn CSH 27,1% 31,6% 37,8% 32,45% Tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành 4,37% 3,29% 2,58% 3,41% 2.3. Duyệt và triển khai phương án CPH Phê duyệt phương án và quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần Các Bộ, UBND tỉnh, TCT 91 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định đối với DNNN có giá trị thuộc vốn Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết định trên 10 tỷ đồng. Các Bộ, UBND tỉnh phê duyệt đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. Bộ quản lý ngành kinh tế phê duyệt đối với các doanh nghiệp thành viên của TCT 91 có vốn Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống khi được TCT 91 báo cáo. 2.3.2. Thông tin về việc CPH DNNN Ban quản lý đổi mới doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ đăng kí mua cổ phần của các cổ đông, đăng kí mua tờ cổ phiếu tại kho bạc Nhà nước, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương CPH, tổ chức bán cổ phần cho các cổ đông. 2.3.3. Đại hội cổ đông và bầu Hội đồng quản trị Ban quản lý đổi mới doanh nghiệp triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị và thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Biểu 8: Bảng chi tiết kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tính đến 1/1/1998 của công ty May Bình Minh STT Danh mục Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch I Tài sản đang dùng (1+2) 1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 18.471.249.263 18.896.182.515 +397.933.252 - Tiền mặt 267.394.404 267.349.404 0 - Tiền gửi ngân hàng 6.173.988.362 6.173.988.362 0 - Nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho 2.729.691.574 3.001.142.726 +271.451.152 - Chi phí sản xuất kinh doang dở dang 84.238.638 84.238.638 0 - TSLĐ khác (tạm ứng, chờ phân bổ) 284.135.205 410.617.305 +126.482.100 - Các khoản phải thu (khách hàng, nội bộ) 8.931.846.080 8.931.846.080 0 2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 26.002.895.582 25.676.749.807 -326.145.775 TSCĐ 25.546.442.872 25.220.749.097 -326.145.775 a.TSCĐ hữu hình 25.546.442.872 25.220.749.097 -326.145.775 b. TSCĐ vô hình Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 456.452.710 456.452.710 0 II Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có) 0 0 0 III Giá trị thực tế của doanh nghiệp 44.474.144.845 44.545.932.322 +71.787 IV Nợ thực tế phải trả (gồm cả quỹ KT và PL) 26.910.225.032 26.910.225.032 0 Tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN (tổng giá trị thực tế của DN) 17.563.919.813 17.635.707.290 +71.787 Các loại tài sản không cần dùng và không tính vào giá trị doanh nghiệp (chỉ ghi giá trị còn lại theo sổ sách) 278.232.085 278.232.085 0 2.4. Ra mắt công ty cổ phần, đăng kí kinh doanh 2.4.1. Bàn giao công việc Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lí doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lí vốn và tài sản Nhà nước bàn giao: lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Ban quản lí đổi mới tại doanh nghiệp bàn giao công việc còn lại (nếu có) cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể từ ngày kí biên bản bàn giao. 2.4.2. Những công việc còn lại: Xin khắc con dấu công ty cổ phần... 3. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình CPH tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam và nguyên nhân của nó 3.1. Thiếu một hệ thống văn bản pháp quy có tính pháp lý cao về CPH Tiến hành CPH DNNN là một giải pháp cải cách mang tính chất triệt để cương quyết nhất. Do đó cần phải có văn bản có tính pháp lý cao làm cơ sở vững chắc cho việc triển khai thực hiện. Thực tế cơ chế, chính sách về CPH chưa đủ sức hấp dẫn, ban hành thì chậm chễ, không đồng bộ, lại thiếu cụ thể, quy trình triển khai quá phức tạp. Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ đã có những cải tiến hơn so với nghị định 28/CP nhưng nhiều nội dung còn chưa phù hợp, chưa thực sự bám sát đời sống của doanh nghiệp, cụ thể là việc xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp chưa rõ ràng. Chẳng hạn việc cho phép được tiến hành CPH đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam có giá trị trên sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở xuống vẫn phải qua sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, chủ tịch UBND tỉnh, dẫn đến tình trạng chần chừ, do dự trong tiến trình CPH. Mặc dù đã được phép bán cổ phần cho nước ngoài nhưng Nhà nước chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, làm cho các doanh nghiệp rất lúng túng khi quyết định nên bán cổ phiếu cho người nước ngoài là bao nhiêu cho hợp lí. Mặt khác luật DNNN chưa được bổ sung quy định cụ thể về giải quyết vấn đề sở hữu, chưa xác định người chủ sở hữu thực sự của DNNN. Điều 27 luật DNNN quy định Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với DNNN, Chính phủ uỷ quyền phân cấp hoặc uỷ quyền cho các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước. Đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể quyền sở hữu đối với DNNN. Trên thực tế giám đốc DNNN có rất nhiều quyền của chủ sở hữu, tuy không bỏ ra đồng vốn nào, vì vậy đây là một sức cản lớn trong việc triển khai chủ trương CPH các DNNN nói chung và các DNNN thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam nói riêng. 3.2. Tâm lý lo lắng của cán bộ công nhân viên, người lãnh đạo về việc mất quyền lợi sau khi doanh nghiệp CPH Về phía Bộ, ngành do những nhận thức chưa đúng về thực chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24923.doc
Tài liệu liên quan