Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1
1.1 Hoạt động tín dụng 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Bản chất 1
1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng 2
1.2 Rủi ro tín dụng 3
1.2.1 Khái niệm 3
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 3
1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội 4
1.2.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4
1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội 5
1.2.4 Một số phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng. 5
1.2.4.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng. 5
1.2.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng. 8
1.2.4.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng. 10
1.2.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước 12
Kết luận chương 1: 14
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 15
2.1 Vài nét về tỉnh Bình Phước 15
2.1.1 Mục tiêu tổng quát: 15
2.1.2 Mục tiêu cụ thể: 16
2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh BP 16
2.2.1 Tình hình huy động vốn 17
2.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn 17
2.2.1.2 Đánh giá chung về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước 21
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 22
2.2.2.1 Tình hình doanh số cấp tín dụng 22
2.2.2.2 Tình hình doanh số thu nợ 24
2.3 Kết quả kinh doanh 25
2.4 Tình hình rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước 26
2.4.1 Tín dụng chung 26
2.4.2 Phân tích tình hình dư nợ và nợ xấu theo loại hình kinh tế 28
2.4.2.1 Phân tích tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế 28
2.4.2.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế 30
2.4.3 Phân tích tình hình dư nợ và nợ xấu theo ngành kinh tế 31
2.4.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 31
2.4.3.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 33
2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn 35
2.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu 35
2.5.2 Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ cho vay 36
2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng 37
2.5.4 Hệ số thu nợ 38
2.6 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng 38
2.6.1 Những thành tựu đạt được 38
2.6.2 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng 39
2.7 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 40
2.7.1 Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô (Chính phủ và NHNN) 40
2.7.1.1 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai 40
2.7.1.2 Công tác thống kê, dự báo còn hạn chế, cho nên những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế và kết quả đạt chưa cao 41
2.7.1.3 Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN 41
2.7.1.4 Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập 42
2.7.2 Nguyên nhân thuộc về các ngân hàng thương mại 43
2.7.2.1 Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác 43
2.7.2.2 Lạm dụng tài sản thế chấp 44
2.7.2.3 Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay 44
2.7.2.4 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng 45
2.7.2.5 Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế 45
2.7.2.6 Rủi do do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay 46
2.7.2.7 Sự hợp tác giữa các NHTM lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả: 46
2.7.3 Nguyên nhân thuộc về khách hàng 47
2.7.3.1 Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém 47
2.7.3.2 Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém 47
2.7.3.4 Do khách hàng gian lận 48
2.7.4 Nguyên nhân khách quan 48
2.7.4.1 Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh. 48
2.7.4.2 Rủi ro do sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. 49
Kết luận chương 2 49
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH PHƯỚC 50
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 50
3.1.1 Quan điểm phát triển và mục tiêu tổng quát 50
3.1.2 Mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 50
3.2 Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 51
3.2.1 Đối với NHNN 51
3.2.2 Đối với các TCTD 52
3.2.3 Về hội nhập kinh tế quốc tế 53
3.3 Định hướng phát triển các ngân hàng thương mại Bình Phước đến năm 2020 54
3.3.1 Mục tiêu định hướng 54
3.3.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 54
3.4 Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô 55
3.4.1 Giải pháp từ chính phủ 55
3.4.1.1 Lựa chọn cấp độ độc lập tự chủ cho phù hợp với NHNN thời kỳ mới: 55
3.4.1.2 Chính phủ nên kịp thời hỗ trợ Trung tâm thông tin tín dụng (TTTTTD) tư nhân ra đời 55
3.4.1.3 Tạo điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ xấu của các NHTM 56
3.4.1.4 Đề nghị sửa điều 476 trong Bộ luật dân sự liên quan đến quy định về trần lãi suất: 57
3.4.2 Giải pháp từ ngân hàng nhà nước Việt Nam 58
3.4.2.1 Cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN: 58
3.4.2.2 Cải cách toàn diện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng 59
3.4.2.3 Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) 59
3.4.2.4 Cho phép thành lập các Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân 60
3.4.2.5 NHNN phải thống nhất khi thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493: 61
3.5 Những giải pháp ở cấp độ vi mô 61
3.5.1 Giải pháp từ bản thân các NHTM Bình Phước 61
3.5.1.1 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay 61
3.5.1.2 Đa dạng hóa danh mục cho vay và sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro 64
3.5.1.3 Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô 64
3.5.1.4 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng 65
3.5.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
3.5.1.6 Tham gia thanh lý các khoản nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ 66
3.5.1.7 Yêu cầu các NHTM áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 66
3.5.1.8 Chú trọng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ 67
3.5.2 Các giải pháp hỗ trợ khác 68
3.5.2.1 Các NHTM cần giúp các DNV&N lập phương án kinh doanh 68
3.5.2.2 Yêu cầu báo cáo tài chính của các DN được kiểm toán và phải có chế tài để đảm bảo tính minh bạch về thông tin tài chính 68
3.5.2.3 Thành lập công ty thẩm định giá tài sản 68
Kết luận chương 3: 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1 72
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tháng 3/2009
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng dư nợ cho vay
5.549
100%
6.273,8
100%
7.249,2
100%
Nợ quá hạn
502,5
9%
449
7,1%
440
6,0%
Nợ xấu
82,75
1,5%
104,25
1,66%
169,95
2,3%
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước).
Biểu 2.10: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn
Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM từ năm 2007 đến tháng 3/2009 giảm dần qua các năm (từ 9% giảm còn 6%,) nhưng vẫn ở mức cao, vượt mức quy định của NHNN cho phép nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%. Cụ thể: nợ quá hạn năm 2008 là 449 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ quá hạn là 7,1%, giảm so với năm 2007 là 53,5 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 10,65%. Tính đến tháng 3 năm 2009, nợ quá hạn là 440 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 6% trên tổng dư nợ cho vay, so với năm 2008 giảm 9 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 2%. Điều này cho thấy các NHTM đang cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống.
Tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm từ 1,5% đến 2,3% nhưng vẫn ở mức thấp, và theo quyết định 493 tỷ lệ nợ xấu không được vượt 3%. Tỷ lệ nợ xấu bình quân của ngành NH năm 2008 là 3,5% và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này cho phép dưới mức là 5%. Thật ra, trong các năm qua các NHTM trên địa bàn vẫn đang thực hiện việc phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493, trừ ngân hàng đầu tư và phát triển thực hiện phân loại nợ theo điều 7 quyết định này. Việc áp dụng phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493 thực sự đã không phản ánh đúng số nợ xấu thực tế của NHTM, nếu phân nợ theo điều 7 thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chắn chắn sẽ tăng thêm 2-3 lần.
2.5.2 Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ cho vay
Do hầu hết các NHTM ở Bình Phước thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng nên việc xem xét tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ cho vay cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.
Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tháng 3/2009
Tổng vốn huy động (tỷ đồng)
3.835
4.368
4.261
Dư nợ cho vay (tỷ đồng)
5.549
6.273,8
7.249,2
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
144,7%
143,6%
170,1%
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Qua bảng 2.12 cho thấy: hiệu suất sử dụng vốn từ 143% đến 170%, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng của địa phương. Để chủ động nguồn vốn cho vay, các NHTM hầu như phải nhận vốn điều hòa từ Hội sở chính của mình. Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước:
- Bình Phước trước khi tách tỉnh (1/1/1997) là một tỉnh thuần nông, nghèo, sau 12 năm, kinh tế tỉnh đã dần đi lên nhưng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng chưa nhiều.
- Các ngành nghề kinh tế mới thành lập nên nhu cầu về vốn tín dụng rất lớn.
- Kinh tế nông, lâm nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, trong những năm qua do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa đã ảnh hưởng đến kinh doanh của các hộ cá thể cũng như các DNV&N kinh doanh các mặt hàng nông sản của Bình Phước.
- Ngày càng có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư, hơn nữa những lo ngại về lạm phát nên một số người có tiền nhàn rỗi cũng không luôn chọn gửi tiết kiệm cho đồng tiền của mình.
2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng
Trong điều kiện các NHTM đang gặp rủi ro trong thanh khoản thì việc tăng vòng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn.Do đó, hầu hết các NHTM đều tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Trước mắt chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Bảng 2.13: Vòng quay vốn tín dụng của các NHTM trên địa bàn
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tháng 3/2009
Doanh số thu nợ (tỷ đồng)
3.667
7.358
1.894
Dư nợ cho vay (tỷ đồng)
5.549
6.273,8
7.249,2
Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
0,66
1,17
0,26
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Vòng quay vốn tín dụng năm 2008 tăng 0,51 vòng so với năm 2007 cho thấy thời gian thu hồi nợ năm 2008 nhanh hơn so với năm 2007, vì trong năm 2007 dư nợ cho vay tăng trưởng nóng và cuối năm 2007 thì nên kinh tế rơi vào lạm phát, sang năm 2008 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên hầu như các NHTM tập trung vào công tác thu hồi nợ hơn là việc tăng trưởng tín dụng.
2.5.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu nợ của các NHTM, nó ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng và kết quả kinh doanh của các NHTM.
Bảng 2.14: Hệ số thu nợ của các NHTM trên địa bàn
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tháng 3/2009
Doanh số thu nợ (tỷ đồng)
3.667
7.358
1.894
Doanh số cấp tín dụng (tỷ đồng)
7.838
7.975
2.960
Hệ số thu nợ (%)
47%
92%
64%
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh Bình Phước)
Hệ số thu nợ năm 2008 là 92%, tăng 45% so với năm 2007 cho thấy công tác thu nợ trong năm 2008 tiến triển tốt nhằm giảm rủi ro tín dụng.
2.6 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
2.6.1 Những thành tựu đạt được
Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.835 tỷ đồng; năm 2008 là 4.368 tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,9%; tháng 3 năm 2009 là 4.261 tỷ đồng. Nguồn vốn này là huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dưới hình thức đồng Việt Nam là chủ yếu (chiếm trên 70% nguồn vốn huy động) và tập trung ở kỳ hạn ngắn hạn (chiếm trên 80% nguồn vốn huy động).
Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 5.550 tỷ đồng; năm 2008 là 6.275 tỷ đồng, tăng 725 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,1%; tháng 3 năm 2009 là 7.249 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.252 tỷ đồng (chiếm 58,6%); năm 2008 là 3.921 tỷ đồng (chiếm 62,5%), tăng 669 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 20,6%; tháng 3 năm 2009 là 4.844 tỷ đồng (chiếm 66,8%) và tỷ trọng cho vay trung, dài hạn giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 2.298 tỷ đồng (chiếm 41,4% ); năm 2008 là 2.354 tỷ đồng (chiếm 37,5%); tháng 3 năm 2009 là 2.405 tỷ đồng (chiếm 33,2%).
Ngân hàng đã có kế hoạch và nổ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay, cụ thể: cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay loại hình DN nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay loại hình kinh doanh cá thể, DNV&N (DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần). Cơ cấu này cũng chuyển dịch theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh: tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên dư nợ trong ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn dù đã giảm dần qua các năm, đến tháng 3/2009, tỷ trọng cho vay ngành nông lâm nghiệp chiếm 50,52%.
NH đã tích cực phát triển kênh phân phối như mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM về các khu vực đông dân cư trên khắp các huyện, xã của tỉnh để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn bó với người dân, từ đó đặt nền móng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của NH.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm chiếm trên 90% tổng thu nhập, còn thu nhập từ dịch vụ tuy có tăng dần qua các năm nhưng còn rất nhỏ.
Hầu hết dư nợ cho vay của các NHTM là có đảm bảo tài sản thế chấp, chiếm khoảng 95% so với tổng dư nợ cho vay.
2.6.2 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh NH nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng, cụ thể:
- Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao hơn so với tỷ lệ bình quân của của ngành NH, cụ thể: năm 2007 là 9%, năm 2008 là 7,1%, tháng 3/2009 là 6,0%. Tỷ lệ nợ xấu tuy vẫn dưới mức cho phép của NHNN nhưng lại có xu hương tăng dần qua các năm: năm 2007 là 1,5%, năm 2008 là 1,66%, tháng 3/2009 là 2,3%. Hơn nữa, việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng tín dụng không cao.
- Trong thời gian qua, do áp lực cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, các NHTM khi cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không phân tích kỹ tính hiệu quả của phương án kinh doanh và kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay vốn cho nên có những khách hàng có phương án kinh doanh không hiệu quả vẫn được vay, điều này làm phát sinh nợ quá hạn. Còn những khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả, có kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh nhưng chưa có tài sản thế chấp thì bị bỏ qua, điều này sẽ làm mất khách hàng tiềm năng của NH.
- Danh mục cho vay chưa thật đa dạng: hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay vốn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NH.
2.7 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
2.7.1 Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô (Chính phủ và NHNN)
2.7.1.1 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai
Sau hơn 10 năm ban hành, Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng đã góp phần xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đối phó với tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đến thời điểm hiện nay, hai Luật này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, hoàn thiện như: trách nhiệm và thẩm quyền của NHNN trong điều hành các công cụ thực thi chính sách tiền tệ: Luật NHNN Việt Nam chưa trao đầy đủ thẩm quyền cho NHNN với tư cách là một Ngân hàng Trung ương do vậy đã phần nào hạn chế khả năng chủ động và tính linh hoạt của NHNN trong việc thực hiện các chức năng của một Ngân hàng Trung ương như các quy định liên quan đến cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức của NHNN.
Việc điều hành thông qua cơ chế “hai giá ”, vừa duy trì lãi suất trần vừa áp dụng lãi suất thỏa thuận, tưởng chừng là lối thoát tài chính hợp lý cho các NHTM, nhưng vô hình trung đã nắn dòng chảy tín dụng ngày càng trở nên bất cập. Do sức hấp dẫn của chênh lệch lãi suất, vốn tín dụng tất yếu chảy dồn vào các kênh tiêu dùng, đáng kể nhất trong thời gian qua là bất động sản và chứng khoán. Đây là hai lĩnh vực nhạy cảm, cấu thành chính của bộ phận “kinh tế ảo”, có nguy cơ tạo ra nhiều cơn sốt bất thường một khi công tác quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ. Chiều hướng này đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực trực tiếp sản xuất, bộ phận “kinh tế thực” phải vật lộn với nhiều thử thách do ảnh hưởng suy giảm toàn cầu có nguy cơ đối diện với tình trạng khan hiếm vốn.
Ngày 22/4/2005, NHNN đã ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, NHNN yêu cầu đến tháng 4/2008, các TCTD phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 quyết định 493 nhưng đến nay nhiều NHTM vẫn chưa thực hiện mà vẫn phân loại nợ theo điều 6, điều này làm cho việc phân loại nợ không phản ánh đúng thực chất của nó. Điều này tạo ra một cuộc chơi thiếu công bằng giữa NHTM phân loại nợ theo điều 7, như ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) chẳng hạn.
2.7.1.2 Công tác thống kê, dự báo còn hạn chế, cho nên những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế và kết quả đạt chưa cao
Năm 2007, dự báo về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ban đầu là 12 tỉ USD, sau tăng lên 16 tỉ, đến cuối năm dự đoán là 20 tỉ nhưng thực tế cuối cùng là 21 tỉ, NHNN phải mua vào số lượng lớn ngoại tệ là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao. Lúc này, NHNN phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và NHNN khó để lường trước hết được những ảnh hưởng không tốt của chính sách này:
- Đã đẩy các NHTM vào tình trạng khan vốn tiền đồng, tạo áp lực tăng lãi suất huy động khiến cho các doanh nghiệp, nhất là các DNV&N rất khó tiếp cận với nguồn vốn của tín dụng, làm tình hình kinh tế bị trì trệ, thất nghiệp tăng cao. Điều này làm cho các NHTM gặp rủi ro tín dụng tăng cao.
- NHNN không lường hết những phản ứng phụ nảy sinh đối với một số NHTM đã sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để tăng trưởng dư nợ, chưa thực hiện đầy đủ quy định của NHNN về đảm bảo an toàn.
2.7.1.3 Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thì một số Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát nội bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khi có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.
Hoạt động giám sát vẫn còn nhiều bất cập: phương pháp giám sát hiện đại về hình thức, song nội dung giám sát bị hạn chế do các chỉ tiêu giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, đội ngũ cán bộ mỏng và khả năng phân tích, đánh giá cũng như dự báo còn hạn chế; giám sát từ xa chưa gắn chặt với phân tích, xử lý thông tin; công khai tài chính còn xa với chuẩn mực quốc tế; hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát; kiểm toán nội bộ chưa phát huy được vai trò, trong nhiều trường hợp chỉ là hình thức để hợp lý hóa; việc giám sát các lĩnh vực mới (rửa tiền, thanh toán điện tử...) chưa được thực hiện; sự phối hợp đồng bộ giữa 3 bộ phận giám sát (từ xa, tại chỗ, xử phạt) chưa đạt được sự đồng bộ, đặc biệt là chưa bảo đảm được sự độc lập của cơ quan giám sát.
2.7.1.4 Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Hiện hệ thống TTTD ở nước ta bao gồm Trung tâm TTTD (CIC) thuộc NHNN và bộ phận thực hiện nghiệp vụ TTTD tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là khối các tổ chức cung cấp TTTD thuộc khu vực công, trong đó vai trò quan trọng nhất vẫn là CIC (thành lập năm 1993 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Phòng ngừa rủi ro thuộc Chi nhánh NHNN TP. HCM; đến năm 1999 được thành lập lại theo Quyết định của Thống đốc NHNN).
CIC thu thập và cung cấp dịch vụ TTTD cho NHNN, các TCTD, tổ chức và cá nhân khác nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phục vụ công tác quản lý của NHNN, phòng ngừa, hạn chế RRTD và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, CIC đã đưa ra được hơn 20 sản phẩm thông tin xung quanh hoạt động tín dụng. Trong đó, hai sản phẩm thông tin được xem là cần thiết và quan trọng nhất đối với các TCTD cũng như các tổ chức kinh tế khác, đó là xếp loại tín dụng doanh nghiệp và thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Chẳng hạn như là:
- Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các TCTD.
- Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời. Đối với khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với các TCTD nào thì CIC hoàn toàn không hề có thông tin gì về khách hàng.
Các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cũng bố trí cán bộ và trang thiết bị kết nối với CIC. Các NHTM cũng xây dựng mạng lưới thu thập, cung cấp thông tin từ các chi nhánh về trung tâm điều hành và kết nối với CIC, xây dựng tổ chức bộ máy riêng thực hiện việc cung cấp TTTD gắn với việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển hệ thống TTTD tại hầu hết các NHTM còn manh mún, thiếu tính liên kết và tinh thần hợp tác nên vẫn chưa thật hiệu quả và còn phụ thuộc vào CIC. Về cơ bản, hiện ở Việt Nam CIC vẫn là tổ chức chính thức và có thể nói là duy nhất thực hiện chức năng cung cấp TTTD cho nền kinh tế, trong đó chủ yếu tập trung vào các định chế tài chính trung gian.
Thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt TTTD toàn diện, chất lượng và kịp thời của CIC. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là thẻ tín dụng càng đòi hỏi về TTTD nhiều hơn, mà một cơ quan như CIC chưa thể đáp ứng đầy đủ được.
2.7.2 Nguyên nhân thuộc về các ngân hàng thương mại
Để giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng thì các NHTM phải thường xuyên thực hiện phân tích các khoản cho vay đã gây ra tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Để phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, các NHTM phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,…Sau đây là những trường hợp sai sót trong lĩnh vực tín dụng của các NHTM trên địa bàn Bình Phước :
2.7.2.1 Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác
Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, các NHTM cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Và thông tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát.
Các DNV&N ở Bình Phước chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) và có đặc điểm chung là sổ sách kế toán còn mang tính đối phó với cơ quan thuế, thiếu sự minh bạch về thông tin tài chính, cho nên hầu như các NHTM bị thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay, từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.
2.7.2.2 Lạm dụng tài sản thế chấp
Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD. Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp, không đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan. Điều này rất nguy hiểm vì khoản vay cần được trả nợ bằng dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi.
Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như là: nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài sản với chủ tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi,…
2.7.2.3 Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay
Trong thời gian cho vay, cán bộ tín dụng cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không? tài sản đảm bảo có được quản lý tốt hay không? Để bảo đảm được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này, nguyên nhân là:
- Mặc dù các NHTM có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó.
- Do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.
2.7.2.4 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng
Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm soát nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống thắng này phải càng an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Nếu làm tốt, công tác này sẽ trở thành lá chắn thứ nhất đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát nội bộ của các NHTM trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Công tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình.
Nguyên nhân là do lãnh đạo của các NHTM hầu như chưa thực sự chú trọng đến công tác này và do thiếu nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện.
2.7.2.5 Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế
Trong năm 2007, do việc mở rộng quy mô nên các NHTM tuyển dụng lao động đa phần là từ nguồn cán bộ mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới. Họ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, cũng như khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn yếu kém. Không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng. Chưa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành, công tác thẩm định không kỹ về các mặt.
Hơn nữa, các NHTM chưa chú trọng nhiều vào việc đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng
Ngoài nguyên nhân về năng lực chuyên môn thì vấn đề đạo đức của nhân viên tín dụng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Thực tế, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát. Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ liên quan, nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định,…liên quan đến công tác cho vay bị sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm.
2.7.2.6 Rủi do do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay
Trong năm 2007, hầu hết các NHTM mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, mở rộng cho vay tiêu dùng. Khi có càng nhiều ngân hàng, càng nhiều chi nhánh và phòng giao dịch được thành lập thì sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là sự tranh giành khách hàng, hạ tiêu chuẩn và các nguyên tắc thận trọng an toàn trong cùng một ngân hàng. Hơn nữa, tăng trưởng quá nhanh so với năng lực quản lý cũng là vấn đề hiện tại của các NHTM VN. Thực tế thời gian qua cho thấy mức độ tăng trưởng tài sản và dư nợ, số lượng chi nhánh của các NHTM VN cũng tăng trưởng quá mức, vượt tầm kiểm soát (vượt năng lực quản lý) của ngân hàng.
Trong năm 2008, do NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ nên đẩy các NHTM vào tình trạng thanh khoản yếu, nhất là các NHTMCP mới thành lập, do đó đã có một cuộc chạy đua lãi suất huy động không lành mạnh: lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn, lãi suất huy động gần chạm với trần lãi suất cho vay…mục đích là giữ chân người gửi tiền, điều này đã làm cho cả NHTM và các DN, người cần vốn tín dụng gặp rủi ro trong hoạt động của mình.
2.7.2.7 Sự hợp tác giữa các NHTM lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả:
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VANCHINH THUCSUA.doc