Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sông Đà 7

LỜI CẢM ƠN.4

LỜI CAM ĐOAN .5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .7

DANH MỤC CÁC BẢNG.8

PHẦN MỞ ĐẦU.9

1. Lý do chọn đề tài.9

2. Mục tiêu.9

3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .9

4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu.10

5. Những đóng góp của luận văn .10

6. Kết cấu của luận văn .10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.11

1.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh.11

1.1.1. Khái niệm về chiến lược .11

1.1.2. Các cấp độ chiến lược .11

1.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh.13

1.1.4. Lợi ích của việc xây dựng chiến lược kinh doanh.13

1.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh .15

1.3. Phân tích môi trường kinh doanh .16

1.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài .16

1.3.2. Phân tích môi trường bên trong.24

1.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh.30

1.4.1. Các phương pháp xây dựng chiến lược.30

1.4.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh.36

1.5. Triển khai, thực hiện chiến lược kinh doanh .37

1.5.1. Chiến lược marketing .37

1.5.2. Chiến lược tài chính .38

pdf119 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sông Đà 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 50 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật – mô hình kinh tế Việt Nam có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực, có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc và được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu. Việt Nam cam kết xây dựng nền kinh tế mở đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo một sân chơi bình đẳng và môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Do những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 mà mục tiêu chính là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của chính phủ về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu:  Doanh nghiệp nhà nước và chiến lược tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế Trước thực tại nền kinh tế đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, tại hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương đảng ngày 10/10/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra biện pháp giải quyết tình hình đó chính là: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Đặc biệt Tổng Bí thư đã chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên cần tái cơ cấu đó là: “Tái cấu trúc đầu tư đặc biệt là đầu tư công”; “Cơ cấu lại thị Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 51 trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính” và “ Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”. Các phân tích sau sẽ đưa ra nguyên nhân gây ra khủng hoảng tại nước ta và tại sao Tổng bí thư đưa ra 3 chân kiềng cho việc tái cơ cấu: a. Đầu tư công: trong giai đoạn 2001-2010, đầu tư toàn xã hội của nước ta (tính tương đối so với GDP) thuộc vào diện cao nhất thế giới, trung bình đạt khoảng hơn 40% GDP và có tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 18% mỗi năm. Trong đó tiết kiệm trong nước và tiết kiệm quốc gia chỉ chiếm lần lượt là 28,5% và 32,5%. Như vậy, đầu tư công đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Sự chênh lệch này dẫn tới sự tăng nhanh của vay nợ nước ngoài và cung tiền trong nền kinh tế để bù đắp cho khoảng trống giữa tiết kiệm và đầu tư. Bảng 2.3. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua giai đoạn 2001- 2013 Năm Giá trị (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) % GDP Tỷ trọng các thành phần (%) Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2001 170,5 12,8 35,4 59,8 22,6 17,6 2002 200,1 17,4 37,3 57,3 25,3 17,4 2003 239,2 19,5 39,0 52,9 31,1 16,0 2004 290,9 21,6 40,7 48,1 37,7 14,2 2005 343,1 17,9 40,9 47,1 38,0 14,9 2006 404,7 17,9 41,6 45,7 38,1 16,2 2007 532,1 31,5 46,5 37,2 38,5 24,3 2008 616,7 15,9 41,7 33,9 35,2 30,9 2009 708,8 14,9 42,2 40,6 33,9 25,6 2010 830,3 17,1 42,6 38,1 36,1 25,8 2011 877,9 5,7 34,6 38,9 35,2 25,9 2012 939,4 7,0 33,5 37,8 38,9 23,3 2013 1.091,0 8,0 30,4 40,4 37,6 22,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, tác giả tổng hợp Trong đó nguồn vốn đầu tư được lấy từ ngân sách và từ các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với quy mô lớn, sự dàn trải của đầu tư công là sự tăng lên nhanh Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 52 chóng của các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư đạt rất thấp được thể hiện qua hệ số ICOR trong giai đoạn 2000 - 2006 và 2006 - 2008 lần lượt là 4,8 và 5,4 con số này cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác. Đặc biệt khu vực nhà nước chỉ số ICOR rất cao (bằng 1,5 lần con số trung bình cả nước) cho thấy hiệu quả đầu tư công thực sự rất kém. b. Doanh nghiệp nhà nước: được định hướng giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế đất nước, do vậy các DNNN đã nhận được nhiều sự ưu đãi của chính phủ. Tuy nhiên, sự mở rộng về quy mô lẫn sự tham gia tràn lan trong mọi ngành nghề, kết hợp với thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch đã khiến cho công tác quản lý bị buông lỏng. Hiệu quả kinh tế của những doanh nghiệp nhà nước sa sút một cách trầm trọng. Kết quả là hiệu quả đầu tư thấp, chỉ số ICOR rất cao. Khi được sự hậu thuẫn lớn của chính phủ để trở thành các mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên thay vì tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, nhiều tập đoàn lại nhanh chóng phát triển mạng lưới chằng chịt, đầu tư dàn trải các ngành nghề không phải thế mạnh của mình như tài chính, ngân hàng, bất động sản như Tập đoàn Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ...Tập đoàn Sông Đà cũng không phải ngoại lệ. Hiệu quả kinh tế thấp, đầu tư dàn trải do vậy khi khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu, sự đổ vỡ là không thể tránh khỏi. c. Tài chính, ngân hàng: cùng với chính sách đầu tư công lớn là chính sách cung tiền mở rộng, làm quy mô ngân hàng và các tổ chức tăng lên quá nhanh chóng trong khi trình độ quản lý không theo kịp dẫn đến sự cho vay quá dễ dãi không tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, càng làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn. Kết luận: Đầu tư công lớn kéo dài, nguồn lực lớn và được ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh là sự quản lý lỏng lẻo, phát triển quá nóng làm hiệu quả đầu tư rất thấp lại được tiếp tay bởi hệ thống ngân hàng, tài chính đã thực sự làm cho nền kinh tế nước ta bất ổn, trầm trọng. Năm 2013 chính phủ đã ra nghị quyết 01 và 02 nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế mà trọng tâm là các biện pháp được Tổng bí thư và Quốc hội nêu ra. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 53 Ngày 17 tháng 7 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án số 929/QĐ- TTg “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”. 2.2.1.2 Môi trường nền kinh tế Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 khó khăn do bản thân nội tại nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toán cầu. Cụ thể: Lạm phát tăng cao; tăng trưởng thấp, tình trạng thất nghiệp, các doanh nghiệp phá sản tăng nhanh, tình trạng nhập siêu, nợ công, lãi suất cao, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp kéo theo nợ xấu rất lớn. Tuy nhiên với hàng loạt chính sách tài chính tiền tệ mạnh tay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu phục hồi, lãi suất giảm, tỷ giá ổn đinh, thị trường vàng được bình ổn, lạm phát được kiềm chế dưới 2 con số... Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 5,42% cao hơn con số 5,03% của năm 2012. Tuy nhiên vẫn khá thấp so với các năm trước đó, đặc biệt là giai đoạn 2001-2007. Với những diễn biến của nền kinh tế trong năm 2013 và Quý 1/2014, cùng các chính sách đồng bộ của Chính phủ, kỳ vọng GDP năm 2014 tiếp tục sẽ tăng trưởng và đạt mục tiêu đề ra. Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Nguồn: Tác giả tổng hợp 7.10 6.50 7.00 7.70 8.43 8.17 8.48 6.50 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP (%) Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 54 Bảng 2.4. Giá trị tăng trưởng GDP theo ngành giai đoạn 2008 - 2013 NGÀNH Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GDP 6,31% 5,32% 6,78% 5,89% 5,03% 5,42% Nông - Lâm - Thủy Sản 5,04% 1,82% 2,78% 4% 2,72% 2,07% Công nghiệp - Xây dựng 5,61% 5,52% 7,7% 5,53% 4,52% 5,18% Dịch vụ 7,54% 6,63% 7,52% 6,99% 6,42% 5,92% Nguồn: Tổng cục Thống kê Về lạm phát: Do chính sách cung tiền mở rộng, trong 5 năm trở lại đây lạm phát gia tăng trung bình trên 10% và năm 2011 tới 18,13%. Lạm phát của Việt Nam giai đoạn này là cao nhất Châu Á. Năm 2013, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng do vậy lạm phát đã dần được kiềm chế lạm phát đạt 6,04%, tuy nhiên điều này vẫn cho thấy nền kinh tế nước ta rất bất ổn và điều hành chính sách tiền tệ giật cục tạo nên nhiều cú sốc cho nền kinh tế. Hình số 2.3 Lạm phát theo tháng từ năm 2000 – 2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhập siêu: Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong vòng một thập niên qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Giai đoạn 2001 – 2010, tốc độ tăng trưởng thương mại của nước ta -1.6 -0.4 4 3.2 7.7 8.4 7.4 8.3 22.97 6.52 9.19 18.58 9.21 6.04 -5 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CPI (%) Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 55 tăng trung bình 19% mỗi năm. Năm 2011 giá trị nhập xuất, khẩu tăng 28,7% so với năm 2010; năm 2012 giá trị xuất nhập khẩu tăng 15% so với năm 2011; 6 tháng đầu năm 2013 giá trị xuất nhập khẩu tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên cùng với độ mở nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, tình trạng nhập siêu của nước ta đã liên lục tăng và kéo dài hàng thập kỷ. Hình số 2.4 Cán cân thương mại hàng hóa năm 1997 - 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2013 khi nền kinh tế nước ta và thế giới tiếp tục lâm vào khủng hoảng, tình trạng nhập siêu đã giảm mạnh đạt 0,2 tỷ USD. Tình trạng trên cho thấy hiệu quả sản xuất của nền kinh tế trong nước đạt thấp (tiết kiệm ròng âm dai dẳng nhiều năm) là ảnh hưởng từ chính sách điều hành tỷ giá chưa tốt. Lãi suất: Sau nhiều năm thực hiện chính sách cung tiền mở rộng khiến lạm phát tăng nhanh. Từ năm 2011, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát bắt đầu được kiềm chế cũng là lúc lãi suất trên thị trường tăng nhanh, lãi suất cho vay trên thị trường đã tăng đến trên 20%/năm. Lãi suất tăng chóng mặt đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp trở nên khó khăn và làm gia tăng nợ xấu. Năm 2013, bằng nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn của NHNN mà phần lớn là các chính sách mang tính chất hành chính, lãi suất đã giảm mạnh và có xu hướng ổn định hơn. Tuy nhiên, xu hướng này không bền vững. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 56 Nợ xấu: là rủi ro lớn đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng và của toàn nền kinh tế, trong những năm vừa qua tỷ lệ nợ xấu của nước ta đã tăng lên đến mức báo động. Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có nhiều biện pháp để điều hành. Tuy nhiên, có quá nhiều rắc rối do trong những năm trước đây, cùng với dòng vốn ồ ạt chảy vào thị trường bất động sản cộng với những dòng tiền dễ dãi xuất phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô cộng với lạm phát cao khiến thị trường bất động sản đầu cơ tạo những bong bóng thị trường khủng khiếp và lượng vốn lớn nằm trong thị trường bất động sản không đi vào sản xuất. Khi thị trường bắt đầu lâm vào khó khăn, bong bóng bất động sản xì hơi đã gây ra hậu quả nặng nề cho ngành xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng và mang lại các khoản nợ xấu cao. 2.2.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội – nhân khẩu Mặc dù thời gian qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và những biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, song nhìn lại về tổng quát, Việt Nam đã đạt bước tiến mới về phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự ổn định về tình hình chính trị. Rõ ràng nhu cầu con người, đời sống vật chất, tinh thần ngày một được đòi hỏi cao hơn. Yếu tố xã hội đã dần làm thay đổi nhận thức, hiểu biết của người dân. Do vậy yêu cầu đối với mọi thứ hàng hóa, dịch vụ đều cao hơn, đặc biệt là nhu cầu đối với các vật chất và dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống. Việt Nam là nước có dân số trẻ và đang trong giai đoạn phát triển và giai đoạn dân số vàng. Do vậy, nhu cầu về nguồn lực sản xuất, đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc phát triển công nghiệp – xây dựng là yếu tố then chốt, đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặt khác, số lượng nhân khẩu ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng, do vậy nhu cầu bất động sản đang tăng rất nhanh. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng nền kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam như nền kinh tế giảm sút, lạm phát tăng cao, Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 57 nền kinh tế bất ổn đã làm cho mức sống, thu nhập thực tế của nhiều người dân giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Thị trường bất động sản, xây dựng, công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân. 2.2.1.4 Môi trường khoa học công nghệ Tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại trên thế giới. Công nghiệp, xây dựng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, với nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới được áp dụng thi công tại Việt Nam đã làm cho chất lượng, tiến độ của các công trình xây dựng tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2011 cho đến nay, ngành xây dựng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Do vậy, đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và nhanh chóng thay đổi công nghệ, tiếp cận và học hỏi nhiều công nghệ thi công xây dựng tiên tiến trên thế giới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. 2.2.1.5 Môi trường quốc tế, toàn cầu Việt Nam đã là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), AFTA và đang trong quá trình đàm phát gia nhập TPP. Sự kiện này là cột mốc lịch sử quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp trong ngành mà còn đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đầu tư FDI của nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh chóng và cũng vì vậy nhiều tập đoàn, công ty xây dựng có công nghệ, tiềm lực tài chính mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho ngành công nghiệp – xây dựng trong nước. Do công nghệ, tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm thi công hạn chế rất nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn trong nước hụt hơi trên chính thị trường trong nước. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 58 Khuynh hướng hội nhập, toàn cầu hóa trên thế giới và ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố quốc tế khi muốn hoạch định cho doanh nghiệp của mình một chiến lược dài hơi, có tính hội nhập cao, có khả năng vươn xa về phạm vi địa lý và chính trị; đồng thời phải có năng lực cạnh tranh cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các đối thủ quốc tế tầm cỡ. Khủng khoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Dự báo trong ngắn hạn, khủng hoảnh kinh tế thế giới chưa thể phục hồi. Do vậy, mọi khó khăn thách thức của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ hồi phục nền kinh tế nước ta. 2.2.2. Phân tích môi trường ngành 2.2.2.1. Quy mô phát triển ngành Sông Đà 7 là doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đầu tư các dự án thủy điện, dự án bất động sản. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa do vậy ngành công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2002 – 2012 phát triển rất nhanh luôn tăng trưởng trên 7%/năm. Do nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngành công nghiệp – xây dựng luôn phải đi trước và là tiền đề tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, ngành nghề mà Sông Đà 7 đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là ngành rất quan trọng và được ưu tiên phát triển. Ngành nghề truyền thống và là thế mạnh lớn nhất mang lại danh tiếng cho Sông đà 7 nói riêng và Tổng công ty Sông Đà nói chung là thi công xây dựng các dự án năng lượng như các dự án về thủy điện và nhiệt điện. Theo quy hoạch ban hành kèm theo quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 cho thấy số lượng và giá trị sản lượng điện cần thiết trong quy hoạch của nước ta giai đoạn 2011 – 2030 là rất lớn. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 59 Qua bảng số 2.5. Tổng hợp giá trị quy hoạch sản lượng điện quốc gia giai đoan 2011- 2030, ta thấy nhu cầu năng lượng để phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta là rất lớn trong đó có trên 50 dự án nhà máy nhiệt điện và gần 150 dự án nhà máy thủy điện lớn nhỏ và điện gió, điện hạt nhân. Ngoài ra, cùng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng xây dựng dân dụng là rất lớn. Do đó quy mô thị trường ngành xây dựng công nghiệp cũng lớn tương tự. Bảng 2.5. Tổng hợp giá trị quy hoạch sản lượng điện Quốc gia giai đoan 2011- 2030 STT Năm Đơn vị Tổng sản lượng Thủy điện vừa và nhỏ 1 2011 MW 4.187 281 2 2012 MW 2.805 657 3 2013 MW 2.105 402 4 2014 MW 4.279 655 5 2015 MW 6.540 384 6 2016 MW 7.136 355 7 2017 MW 6.775 354 8 2018 MW 7.842 9 2019 MW 7.015 10 2020 MW 5.610 11 2021 MW 5.925 12 2022 MW 5.750 13 2023 MW 4.530 14 2024 MW 4.600 15 2025 MW 6.100 16 2026 MW 5.550 17 2027 MW 6.350 18 2028 MW 7.450 19 2029 MW 9.950 20 2030 MW 9.800 Tổng cộng 120.299 3.087 Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Cùng với quy mô ngành xây dựng công nghiệp, ngành vật liệu xây dựng phục vụ thi công thủy điện và nhiệt điện, xây dựng công nghiệp (công trình giao thông, thủy lợi, nhà máy công nghiệp) cũng rất lớn, đó là lợi thế cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty Sông Đà nói chung và Sông Đà 7 nói riêng. Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 60 Ngành vật liệu xây dựng: theo quy hoạch số 45/QĐ –TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020 khối lượng vật liệu xây dựng là đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 là 5 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020 là 8 triệu tấn, như vậy tổng cộng quy hoạch đá vôi làm vật liệu xây dựng là 13 triệu tấn. Ngành xây dựng dân dụng (nhà ở, khu đô thị) cũng được Chính phủ quy hoạch tại quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 theo đó nhu cầu về nhà ở tại thị trường bất động sản của nước ta rất cao. Mục tiêu xây dựng và phát triển nhà ở của nước ta đến năm 2015 và 2020 như sau: Bảng 2.6. Tổng hợp chỉ tiêu về nhà ở đô thị Nguồn: Quy hoạch quốc gia nhà ở của Chính Phủ Như vậy: nhu cầu và giá trị của ngành xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng dân dụng và ngành vật liệu, ngành bất động sản mà Sông Đà 7 tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Ngành xây dựng đã, đang và sẽ phát triển nhanh, nhu cầu và quy mô ngành trong dài hạn là rất lớn. Nếu tận dụng được thời cơ, ngành xây dựng mà Sông Đà 7 đang tham gia có triển vọng lớn để phát triển. 2.2.2.2. Môi trường ngành Sau hơn 7 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cũ và cả những doanh Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 61 nghiệp mới gia nhập thị trường. Sức ép cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ từ các doanh nghiệp khác, các nhà phân phối, khách hàng, Ngành xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng hiện nay không những chịu dự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong nước, các công ty, các tập đoàn với nhau mà còn cả các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp từ nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Ví dụ như trên thị trường bất động sản: Hiện nay, cả nước có trên 1.700 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở và bất động sản. Đội ngũ các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp thi công xây lắp của ngành không chỉ tăng nhanh về số lượng, quy mô và năng lực thi công thực hiện các dự án, công trình nhà ở mà sự cạnh tranh này còn rất ghê gớm, khốc liệt. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng hằng năm từ 20% – 50% trong giai đoan 2002 - 2012. Tính đến năm 2009 số các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bất động sản tăng gấp 4 lần so với năm 2002. Bảng 2.7. Quy mô doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và nhà ở năm 2012 Nguồn: Dự thảo Quy hoạch Bất động sản và nhà ở - Bộ xây dựng Như vậy: quy mô cũng như năng lực thi công của các doanh nghiệp tham gia ngành xây dựng là rất lớn và tăng nhanh. Điều này cho thấy môi trường cạnh tranh trong ngành rất khốc liệt. Cường độ cạnh tranh trên thị trường của Sông Đà 7 chịu tác động của năm lực cạnh tranh (theo mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter) cụ thể như sau: a. Đối thủ tiềm ẩn Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 62 Ngành Xây dựng là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tuy từ năm 2008 trở lại đây chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế ngành xây dựng đang phải chịu nhiều khó khăn. Với quy mô và hướng phát triển nền kinh tế, chắc chắn trong vài năm tới thị trường sẽ hồi phục và phát triển nhanh hơn nữa. Do vậy, những khó khăn hiện thời chính là bước thanh lọc những doanh nghiệp yếu và là điều kiện để những doanh nghiệp mạnh cũng như những đối thủ tiềm ẩn phát triển mạnh hơn trong tương lai. Do quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Rất nhiều công ty xây dựng lớn, tập đoàn bất động sản tầm cỡ, các nhà đầu tư tiềm năng đến từ nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục đổ bộ vào nước ta trong thời gian tới. Như đã phân tích ở trên, ngành bất động sản là ngành mà có nhiều đối thủ tham gia, do vậy, đối thủ tiềm ẩn trong ngành cũng rất lớn. Đặc biệt là từ những nước phát triển, có nguồn lực dồi dào và kinh nghiệm phong phú. b. Sức mạnh thương lượng từ khách hàng Công ty CP Sông Đà 7 phải đối mặt với thách thức rất lớn từ khách hàng: - Đối với những công trình thi công xây dựng, tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng những công trình đòi hỏi rất cao. Công ty thi công những dự án thủy điện luôn luôn đòi hỏi tiến độ và chất lượng tuyệt đối. Vì nếu không đạt được tiến độ và chất lượng tuyệt đối có thể phải trả giá rất lớn đến tài sản, của cải của nhà nước thậm chí tính mạng của nhân dân. Ngoài ra cạnh tranh ngày càng khốc liệt do vậy yêu cầu của khách ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng, tiến độ cũng như giá thành sản phẩm. Chất lượng, tiến độ, giá thành chính là uy tín trong lĩnh vực xây dựng, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn tài chính, do vậy không bố trí đủ nhân lực, vật lực để thực hiện ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công trình và niểm tin khách hàng. Ngành xây dựng là ngành có sức mạnh thương lượng từ khách hàng rất lớn. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều phải xây dựng uy tín lâu bền dựa vào chất lượng, tiến độ và giá thành để cạnh tranh. Ngoài ra hiện nay, cạnh tranh giữa các Viện Kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà Nội Tống Đức Hậu 63 doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt do vậy sức mạnh, tiềm lực tài chính, uy tín của chủ đầu tư sẽ quyết định thành bại của dự án. c. Nhà cung ứng Những yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tiến độ và giá thành sản phẩm xây dựng. Yếu tố đầu vào chủ yếu của ngành là vật liệu xây dựng như cát, đá, thép, xi măng. và nguồn nhân lực (lao động và cán bộ quản lý). Nguồn nhân lực trong ngành xây dựng được đào tạo và đáp ứng đủ cho thị trường về số lượng, tuy nhiên rất nhiều sinh viên, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm vẫn chưa thực sự đảm bảo được công việc. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của nhiều công nghệ thi công tiên tiến đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự quan tâm đặc biệt đến công tác tuyển dụng và đào tạo, xây dựng các chính sách đãi ngộ, chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; cập nhật công nghệ thi công tiến tiến. Thị trường vật liệu xây dựng của nước ta khá đa dạng và phong phú. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng cũng tăng lên nhanh chóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273571_3931_1951533.pdf
Tài liệu liên quan