MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Danh mục Từ viết tắt 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐẠI 4
1.1.TỔ CHỨC 4
1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.2.1.Khái niệm 5
1.2.2.Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức 6
1.2.2.1.Chuyên môn hóa công việc 6
1.2.2.2.Sự phân chia tổng thể thành các bộ phận phân hệ 7
1.2.2.3.Cấp quản lý và tầm quản lý 7
1.2.2.4.Quyền hạn và mối quan hệ về quyền hạn trong tổ chức. 8
1.2.2.5.Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp trong tổ chức 10
1.2.2.6.Sự phối hợp các bộ phận, phân hệ trong tổ chức 11
1.2.3.Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình hiện nay 11
1.2.3.1.Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng 11
1.2.3.2.Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư 13
1.2.3.4.Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược() 15
1.2.3.5.Mô hình tổ chức bộ phận theo ma trận() 16
1.3.THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC 18
1.3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 18
1.3.1.1.Chiến lược của tổ chức 18
1.3.1.2.Quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức 19
1.3.1.3.Công nghệ 19
1.3.1.4.Thái độ của người lãnh đạo và năng lực của đội ngũ nhân lực 19
1.3.1.5.Môi trường 20
1.3.2.Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức () 20
1.3.3.Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức 21
1.3.4.Thiết kế cơ cấu tổ chức() 21
1.3.5.Nội dung của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức () 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC 25
2.1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 25
2.1.1.Tên doanh nghiệp 25
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 25
2.1.3.Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.4.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 28
2.1.4.1. Doanh thu phát sinh của VTVP 28
2.1.4.2.Phát triển thuê bao điện thoại và Internet 30
2.1.4.3. Các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT có tỷ trọng lớn 30
2.1.5.Đặc điểm về vốn và doanh thu 32
2.1.6.Đặc điểm về nguồn nhân lực 33
2.1.6.1.Số lượng và cơ cấu lao động 33
2.1.6.2. Cơ cấu trình độ lao động 34
2.1.7.1.Kế hoạch của đơn vị trong năm 2008 36
2.1.7.2.Kế hoạch của Doanh nghiệp trong thời gian tới 37
2.2.THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VTVP 37
2.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức VTVP 37
2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban và các TTVT 38
2.2.2.1.Văn phòng viễn thông tỉnh 38
2.2.2.2.Các đơn vị trực thuộc VTVP 44
2.2.3.Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp VTVP 46
2.2.3.1.Việc bố trí sử dụng lao động ở một số phòng ban chủ chốt 46
2.2.3.2.Phân tích cơ chế vận hành của đơn vị 52
2.2.3.3.Ưu - nhược điểm và nguyên nhân gây ra những tồn tại của mô hình 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC 59
3.1.NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN 59
3.1.1.Hoàn thiện cơ chế quản lý 59
3.1.2.Sắp xếp lại một số phòng ban 60
3.1.3.Bố trí lại khối lượng công việc ở một số Phòng Ban 63
3.1.4.Đề xuất về cơ chế vận hành 65
3.1.5.Những điểm cần lưu ý đối với VTVP nhằm giữ vững vai trò chủ đạo trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay 67
3.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở VTVP 68
3.2.1.Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ 68
3.2.2.Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp 69
3.2.3.Từ phía Nhà nước và Tập đoàn 69
KẾT LUẬN 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở Doanh nghiệp Viễn thông Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tập đoàn giao.
VTVP được thành lập theo Quyết định số 699/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 và Quyết định số 700/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1916 000 188 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 26/12/2007, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2008.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị Tập đoàn phê chuẩn tại và Quyết định số 700/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007,VTVP có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nghành VT-CNTT như sau:
Tổ chức vận hành, quản lý vận hành, lắp đặt, khai thác bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh
Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh
Sản xuất, kinh doanh, cung ứng vật tư, thiết bị VT-CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khác hàng.
Khảo sát, tư vấn thiết kế và lắp đặt bảo dưỡng các công trình VT-CNTT
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền hình
Kinh doanh bất động sản, cho thêu văn phòng
Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên
Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
2.1.3.Quá trình hình thành và phát triển
Là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, sự phát triển của thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển mọi mặt của địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của cả vùng Tây Bắc, Việt Bắc của đất nước.Với vị trí quan trọng như vậy nên từ rất sớm, trên mảnh đất này đã hình thành hệ thống thông tin liên lạc, ban đầu là các trạm dịch quán, tiếp đó là các cơ sở bưu điện do chính quyền Pháp xây dựng. Tuy nhiên, chỉ từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt từ khi chính quyền nhân dân được thiết lập, mạng lưới thông tin liên lạc Vĩnh Phúc mới được phát triển cao, trở thành một phương tiện hữu hiệu phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân
Từ trước năm 2008, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (sau nay được tách ra thành Viễn thông Vĩnh Phúc và Bưu điện Vĩnh Phúc) có đơn vị tiền thân mang những tên gọi khác nhau ( lúc thì Bưu điện Phúc Yên, Vĩnh Yên, Vĩnh phú, rồi Vĩnh Phúc ) quản lý tập trung tất cả quản lý tập trung hầu hết các dịch vụ Bưu chính, viễn thông- công nghệ thông tin .Việc quản lý tập trung như vậy như vậy đã bộc lộ nhiều nhược điểm hạn chế, sự năng động trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ an toàn mạng lưới, chăm sóc khách hàng, hiệu quả đầu tư đối với mạng lưới BC-VT trên địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng và hầu hết các tỉnh thành phố nói chung. Việc hạch toán không rõ ràng giữa 2 khối đã khiến Bưu chính chưa phát huy hiệu quả hoạt động. Hiện tại, Bưu chính đang chiếm tỉ lệ doanh thu nhỏ bé so với Viễn thông, ở Vĩnh Phúc doanh thu Bưu chính chỉ đạt 6% còn lại Viễn thông tới 94%, nhưng đó lực lượng lao động lại chiếm tới 55%, thêm vào đó sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Viễn thông đòi hỏi xóa bỏ địa giới hành chính để nâng cao hiệu quả mạng lưới, giảm bớt sự đầu tư không cần thiết và sử dụng hợp lý lao động. Việc phân định rõ 2 lĩnh vực kinh doanh để hạch toán độc lập là hết sức cần thiết.
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành Bưu chính và Viễn thông. Kể từ ngày 1/1/2008, Bưu điện tỉnh, thành phố trước đây sẽ tách ra thành 2 đơn vị mới: Bưu điện tỉnh, thành phố mới trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam - VNPost, có chức năng quản lý mạng lưới bưu chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí và thực hiện nhiệm vụ công ích. Đơn vị còn lại là Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc Công ty mẹ - VNPT.
Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra thành 2 đơn vị mới: Bưu điện tỉnh và VTVP. VTVP thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam ( VNPT ), có chức năng quản lý mạng viễn thông nội hạt và kinh doanh các dịch vụ VT- CNTT:
- Đây là xu hướng tất yếu trong sự phát triển BC-VT thế giới
- Tạo sự gắn kết sản xuất kinh doanh- nghiên cứu phát triển kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực trong đó BC-VT và CNTT là chủ đạo.
- Phát triển mạng đồng bộ, hiện đại hóa, chất lượng cao, tổ chức mạng hợp lý; đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng đường trục để tạo ra hạng tầng thông tin quốc gia, làm nền tảng cho việc ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Khai thác một cách hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có để đảm bảo cung cấp cho xã hội với các dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao.
- Phát triển thị trường trong nước, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hướng đầu tư ra nước ngoài, kinh doanh, đa nghành đa lĩnh vực. Phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế vào sự phát triển của Tập đoàn; đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn trong đó, sở hữu Nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong các đơn vị chủ lực của Tập đoàn.
VTVP ra đời và chính thức đi vào hoạt động có ý nghĩa rất to lớn:
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về VT- CNTT trên địa bàn và xung quang, đặc biệt là các khu, các cụm công nghiệp lớn ở Vĩnh Phúc như Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Bình Xuyên, Kim Hoa…
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… cho Vĩnh Phúc nói riêng và đất nước nói chung.
2.1.4.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
2.1.4.1. Doanh thu phát sinh của VTVP
Doanh thu dịch vụ VT-CNTT bao gồm : doanh thu dịch vụ VT- CNTT chiều đi và doanh thu cước kết nối một số năm gần đây như sau
Bảng 2.1. Doanh thu phát sinh của VTVP
( Đơn vị : tỷ đồng )
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
72,169
96,83
114,896
123,941
135,75
152
Tốc độ tăng trưởng năm sau/năm trước (%)
134,17
136,21
107,87
109,52
111,97
( Nguồn : Phòng Kế toán Thống kê Tài chính )
Sơ đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu phát sinh
( 2002 - 2007 )
( Đơn vị : tỷ đồng )
Từ những số liệu trên cho chúng ta thấy, tốc độ tăng trưởng về doanh thu thực của VTVP khá ấn tượng, tuy những năm gần đây có chậm lại nhưng với tốc độ phát triển về sản phẩm dịch vụ VT- CNTT hiện nay, trong những năm tới doanh thu này sẽ còn tiếp tục tăng thêm.
VTVP nộp và nhận doanh thu của Tập đoàn được phân phối trên cơ sở cân đối các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận toàn khối.
2.1.4.2.Phát triển thuê bao điện thoại và Internet
Phát triển số thuê bao điện thoại ( thuê bao cố định, thuê bao trả sau của Vinaphone và Gphone ): năm 2005 đạt 90156 thuê bao; năm 2006 đạt 97440; năm 2007 đạt 125000 thuê bao. Mật độ điện thoại tính trên 100 dân tăng lên nhanh chóng.
Sơ đồ 2.2. Biểu đồ số lượng máy điện thoại/100dân ( 2002 - 2007 )
Đã đưa Internet đến tất cả các trường đại học,cao đẳng, trung học phổ thông trên trên địa bàn tỉnh, năm 2006 : 325; 2007 : 3117 thuê bao đến nay là 7000 thuê bao.
2.1.4.3. Các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT có tỷ trọng lớn
Bảng 2.2. Các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT có tỷ trọng lớn
Sản phẩm dịch vụ
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
Doanh thu
Sản lượng
Doanh thu
Sản lượng
Doanh thu
Điện thoại đường dài liên tỉnh
phút
28 839 700
24,2
15 348 853
12,45
15 391 829
10,58
Điện thoại đường dài nội tỉnh
phút
22 537 395
14,34
23 455 040
12,61
23 843 601
10,68
Điện thoại nội hạt
phút
130 979 773
10,47
105 211 671
10,34
101 156 853
11,08
Điện thoại đường dài quốc tế
phút
433 575
3,82
346 710
2,77
487 487
2,34
Thẻ điện thoại di động trả trước
cái
236 119
23,8
437 887
37,22
653 517
42,56
Điện báo liên tỉnh
Tiếng
107 536
18,81
27 332
11,23
27 773
11,82
Truy cập Internet tốc độ cao ADSL-VNN
Mbyte
1 526
1,25
5 837
3,5
44 469
6,63
Truy cập Internet
1260-1268-1269
phút
36 027 316
3,65
18 078 135
1,34
8 965 872
0,68
Điện thoại di động trong nước
phút
421 629 737
42,38
11 726 053
17,56
13 199 565
17.27
Điện thoại di động quốc tế
phút
195 742
1,7
170 118
2,35
158 765
1,86
Cước điện thoại cố định
cái
71 200
20,31
91 060
25,59
209 667
32,3
Dịch vụ 108/1080
phút
2 300 242
1,29
992 413
0,506
934 951
0,422
( Nguồn : Phòng Kế toán Thống kê Tài chính )
Qua bảng trên chúng ta thấy, doanh thu của các sản phẩm dịch vụ này chiếm đến 85-90% tổng doanh thu của VTVP. Những năm gần đây, doanh thu một số dịch vụ này có xu hướng giảm ngoài trừ dịch vụ Thẻ điện thoại di động trả trước vẫn tăng với tốc độ khá nhanh do sự phát triển nhanh chóng của các thuê bao di động và Cước điện thoại cố định do số lượng điện thoại cố định vẫn tiếp tục được giữ nguyên và phát triển nhưng với tổc đô chậm, còn lại giảm từ 10-50% đặc biệt là : Điện thoại đường dài liên tỉnh giảm đến 50%... do sự thị hiếu của người tiêu dùng có nhu cầu rất lớn về điện thoại di động, và sử dụng dịch vụ Internet ADSL tốc độ cao.
2.1.5.Đặc điểm về vốn và doanh thu
VTVP nộp và nhận doanh thu của Tập đoàn được phân phối trên cơ sở cân đối các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận toàn khối
-Doanh thu phát sinh của đơn vị không bao gồm doanh thu các dịch vụ Bưu chính, phát hành bào chí. Doanh thu cước viễn thông, cước hòa mạng chuyển dịch thuê bao và bán thẻ trả trước nếu do VNPost thực hiện vẫn là doanh thu phát sinh của VTVP.VTVP dùng chi phí hoa hồng để đại lý để trả cho VNPost tương ứng với số lượng VNPost thực hiện.
Vốn kinh doanh của VTVP gồm có
Vốn được Tập đoàn giao tại thời điểm xác định
Vốn do Tập đoàn đầu tư bổ sung
Phần lợi nhuận sau thuế được bổ sung
Các nguồn vốn khác
- VTVP được thành lập và sử dụng các quỹ gồm : quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… để đảm bảo cho quá trình phát triển của đơn vị đạt hiệu quả cao
- Có quyền tự chủ về tài chính
VTVP hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính trên cơ sở nguồn thu theo quy định của Tập đoàn, tự cân đối các khoản thu chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, kể cả phần vốn góp của doanh nghiệp khác
Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn
Mọi quan hệ tín dụng ( vay, cho vay, mua, bán hàng trả chậm, bảo lãnh) giữa đơn vị với các đối tác bên ngoài phải tuân thủ theo phân cấp và hạn mức với mỗi lần vay theo quy định trong trong Quy chế tài chính của Tập đoàn
Nộp thuế và các khoản khác theo quy định của Pháp luật và Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn
Có trách nhiệm xây dụng, trình kế hoạc tài chính, báo cáo tài chính, tổng quyết toán hàng năm theo quy định của Tập đoàn
Hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc và giữa VTVP với các đơn vị trực thuộc do GĐ VTVP quy định.
2.1.6.Đặc điểm về nguồn nhân lực
2.1.6.1.Số lượng và cơ cấu lao động
Tổng số CBCNV tính đến 1/1/2008 của VTVP là 397 ( Nam 333 người chiếm 83,8%, Nữ 64 chiếm 16,2 % )
Lao động trong biên chế là 298 người chiếm 75%
Lao động vụ mùa là 99 người chiếm 25%
Bảng 2.3: Thống kê cơ cấu lao động ở VTVP 1/2008
STT
Đơn vị
Tổng số
Cơ cấu
Nam
Nữ
Biên chế
Hợp đồng
Biên chế
Hợp đồng
1
Văn phòng Viễn thông tỉnh
42
26
4
11
1
2
Trung tâm Viễn thông 1
74
46
7
16
5
3
Trung tâm Viễn thông 2
13
4
0
8
1
4
Trung tâm Viễn thông Phúc Yên
38
29
5
4
0
5
Trung tâm Viễn thông Mê Linh
41
27
10
4
0
6
Trung tâm Viễn thông Vĩnh Tường
42
31
9
1
1
7
Trung tâm Viễn thông Yên Lạc
27
27
17
9
1
8
Trung tâm Viễn thông Bình Xuyên
31
18
9
2
2
9
Trung tâm Viễn thông Lập Thạch
52
29
19
1
3
10
Trung tâm Viễn thông Tam Dương
37
23
11
1
2
Tổng cộng
397
250
83
48
16
( Nguồn : Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động )
2.1.6.2. Cơ cấu trình độ lao động
Tính đến tháng 1/2008 trình độ lao động ở VTVP như sau:
- Tuổi đời bình quân : 34 năm
- Tuổi nghề bình quân :12 năm
- Thâm niên công tác bình quân : 10 năm
STT
Đơn vị
Tổng số
Trình độ
Th.s
ĐH
CĐ
TC
SC
ĐT
TC
CB
CNV
LĐ
HĐ
CB
CNV
LĐ
HĐ
CB
CNV
LĐ
HĐ
CB
CNV
LĐ
HĐ
1
VPVT tỉnh
42
1
26
0
2
0
4
0
4
1
4
2
TTVT 1
74
0
15
1
13
3
14
2
20
5
1
3
TTVT 2
13
0
7
0
2
1
2
0
1
0
0
4
TTVT
Phúc Yên
38
0
9
0
3
0
8
0
13
5
0
5
TTVT
Mê Linh
41
0
6
1
7
1
5
6
13
2
0
6
TTVT
Vĩnh Tường
42
0
4
0
5
0
9
3
14
6
1
7
TTVT
Yên Lạc
27
0
3
0
3
3
5
4
6
3
0
8
TTVT
Bình Xuyên
31
0
3
0
4
2
3
5
10
4
0
9
TTVT
Lập Thạch
52
0
4
0
9
1
10
8
7
11
1
10
TTVT
Tam Dương
37
0
7
1
2
3
4
7
11
2
1
Tổng cộng
397
1
84
3
50
14
64
35
99
39
8
Bảng 2.4.Thống kê cơ cấu trình độ lao động ở VTVP
( Nguồn : Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động ).
Sơ đồ 2.3.Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động
Từ bảng cơ cấu lao động trên cho chúng ta thấy, trình độ của đội ngũ lao động khá cao, đáp ứng đủ mọi công việc. Số lao động có trình độ Thạc sỹ, Đại học-cao đẳng thường nắm các chức vụ quản lý, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý tốt, đáp ứng được yêu cầu của công việc.2.1.7.Kế hoạch của Doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn
2.1.7.1.Kế hoạch của đơn vị trong năm 2008
Về doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh 172 850 Triệu đồng trong đó
- Kinh doanh VT- CNTT 172 500 Triệu đồng
- Kinh doanh khác ( hạch toán riêng) 200 Triệu đồng
- Hoạt động tài chính 150 Triệu đồng
- Về sản lượng các sản phẩm chủ yếu :
Tổng số thuê bao điện thoại thực tăng là : 34 500 trong đó :Thêu bao cố định là 18000; thuê bao Gphone là 15000; thuê bao di động trả sau của Vinaphone 1500.
- Điện thoại cố định chiều đi ( Nội hạt, liên tỉnh, nội tỉnh, cố định gọi di động, quốc tế ) :155 801 000 phút
- Đện thoại IP 171 chiều đi ( trong nước, quốc tế) : 12 595 000 phút
- Điện thoại di động chiều đi ( trong nước, quốc tế) : 63 707 000 phút
Thêu bao Internet thực tăng ( thuê bao Internet trực tiếp và thuê bao Mega VNN ) 8000
2.1.7.2.Kế hoạch của Doanh nghiệp trong thời gian tới
Tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới viễn thông : trạm Host, trạm di động, Vệ tinh, cáp quang thay cho cáp đồng theo hướng đồng bộ, hiện đại, rộng khắp
Đa dạng hóa và hiện đại hóa các loại hình dịch vụ viễn thông với chất lượng ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn, phát triển mạng điện thoại, Internet đến các vùng nông thôn, miền núi, biên giới.
Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, các khu công nghiệp, tốc độ đô thị hóa
Đẩy mạnh phát triển hơn nữa các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đẩy mạnh đầu tư hoàn thành số hóa 100% các tổng đài, hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống cáp ngầm, các treo, các công trình nhà cửa
Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng trình độ kỹ thuật ngày càng cao…
Đến năm 2015 :
- Doanh thu các dịch vụ VT-CNTT đạt 350 tỷ đồng
-Tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân là 18.
- Doanh thu truy cập Internet tốc độ cao ADSL-VNN đạt 30 tỷ
2.2.THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VTVP
2.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức VTVP
Sơ đồ 2.4.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VTVP
Viễn thông Vĩnh Phúc
Trung tâm Viễn thông 2
Trung tâm Viễn thông 1
Trung tâm Viễn thông 3
( tại các huyện)
Trung tâm Tin học-Chăm sóc Khách hàng
Phòng Mạng - Dịch vụ
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Phòng Đầu tư-Xây dựng cơ bản
Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động -Tiền lương
Phòng Kế toán Thống kê Tài chính
Phòng Tổng hợp Hành chính
( Nguồn : Văn bản pháp quy nội bộ - Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động )
2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban và các TTVT
2.2.2.1.Văn phòng viễn thông tỉnh
- Ban Giám đốc
- Các Phòng chức năng
Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động
Phòng Tổng hợp Hành chính
Phòng Kế toán Thống kê tài chính
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Phòng Đầu tư Xây dựng Cơ bản
Phòng Mạng và Dịch vụ
* Ban Giám đốc gồm GĐ, PGĐ, Kế toán trưởng : theo Quyết định số 700/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thì :
- Giám đốc (GĐ) , kế toán trưởng của VTVP do Tổng giám đốc Tập đoàn bổ nhiệm. miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng kỷ luật sau khi được Hội đồng quản trị Tập đoàn phê duyệt. Phó giám đốc (PGĐ) VTVP do Tổng giám đốc Tập đoàn bổ nhiệm. miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc đơn vị.
GĐ là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành hoạt động hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VTVP và các văn bản quy định khác của Tập đoàn. GĐ là người là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của đơn vị. Giám đốc VTVP có nhiệm vụ và quyền hạn :
Tổ chức điều hành toàn đơn vị thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, và các nguồn lực khác theo ủy quyền của Tập đoàn. Ban hành các quy định phân cấp vốn, đất đai và các nguồn lực khác cho các đơn vị trực thuộc , khai thác có hiệu quả.
Xây dựng, trình Tập đoàn quyết định và tổ chức thực hiện : Quy hoạch. kế hoạch ngắn và dài hạn ,đổi mới trang thiết bị công nghệ, dự án đầu tư phát triển mới, đầu tư chiều sâu, hợp tác nước ngoài….
Quyết định chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh với các đơn vị khác và giữa các đơn vị trực thuộc, phương án tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho CBCN
Ký hợp đồng lao động với người lao động, ký hợp đồng kinh tế với các đối tác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tập đoàn. Cử cán bộ thuộc diện đơn vị quản lý đi công tác học tập ở nước ngoài trên cơ sở nội dung và kế hoạch hàng năm đã được Tập đoàn phê duyệt
Đề nghị Tổng giám đốc Tập đoàn quyết định bổ nhiệm- miễn nhiệm, khen thưởng - kỷ luật đối với PGĐ, Kế toán trưởng của VTVP;
Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện và đề nghị Tập đoàn xem xét, phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của VTVP
Quyết định các các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích mở rộng kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT
Quyết định các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị;
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển, thay thế khen thưởng, kỷ luật các chức danh cán bộ lãnh đạo đến cấp trưởng đơn vị trực thuộc ( kể cả các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng); trưởng, phó các phòng , ban quản lý các chức danh tương đương;
Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị, chịu sự kiểm tra kiểm soát của Tập đoàn và các có quan quản lý Nhà nứơc có thẩm quyền đối với việc quản lý và điều hành của mình
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phục vụ theo quy định của Tập đoàn và các yêu cầu bất thường khác;
Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền trong các trường hợp khẩn cấp ( thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời báo cáo lên Tập đoàn.
- PGĐ VTVP là người giúp GĐ quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ và trước pháp luật về nhiệm vụ, công việc được giao.
- Kế toán trưởng là người giúp GĐ chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của đơn vị, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và của Tập đoàn.
* Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động :
- Chức năng : giúp GĐ ra các quyết định, quy định, nội quy, quy chế về lao động, tiền lương cũng như các chính sách của Nhà nước đối với người lao động; các công tác về nhân sự, tuyển dụng, đạo tạo theo yêu cầu của GĐ.
- Nhiệm vụ - quyền hạn:
Nghiên cứu, dự thảo, đề xuất những biện pháp, chủ trương về tổ chức nhân sự; bổ nhiệm-bãi nhiệm -miễn nhiệm, điều động, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự theo quyết định của GĐ và Tập đoàn.
Xây dựng nội quy, quy chế về lao động, tiền lương, xét duyệt phân bổ kinh phí đào tạo
Phối hợp cùng với cơ quan bảo hiểm làm các thủ tục giải quyết các chế độ hưu chí, mất sức, thôi việc…cho CBCNV
Phối hợp chặt chẽ với các Phòng chức năng giúp Ban Giám đốc quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước.
* Phòng tổng hợp hành chính :
- Chức năng: tham mưu và giúp việc cho GĐ trong trong việc cuộc họp, hội nghị, văn thư, lưu trữ, hành chính quản trị, y tế, an ninh.
- Nhiệm vụ-quyền hạn:
Nghiên cứu, đề xuất với GĐ các biện pháp giúp đơn vị thực hiện chế độ, nguyên tắc, thủ tục hành chính-quản trị
Quản lý lưu trữ các công văn, văn bản tài liệu… trong đơn vị, từ Tập đoàn và các đơn vị có liên gửi đến
Thiết lập các chương trình làm việc cho Ban Giám đốc; chuẩn bị, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị
Bộ phận bảo vệ : xây dựng nội quy, quy định bảo vệ đơn vị, an ninh quốc phòng với địa phương, phòng chống cháy nổ, lũ lụt…
Bộ phận lái xe : Quản lý sử dụng xe ôtô
Bộ phận y tế : theo dõi và quản lý hồ sơ về sức khỏe của CBCNV; khám - cấp thuốc cho những bệnh thông thường; sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho các trường hợp tai lao động bất ngờ, phát bệnh đột ngột; phối hợp cùng Trung tâm y tế Thành phố khám định kỳ 1lần/1năm cho tất cả CBCNV.
* Phòng Kế toán-Thống kê -Tài chính
-Chức năng : giúp GĐ tổ chức chỉ đạo thực hiện tất cả các công tác kế toán thống kê, hạch toán kinh tế trong đơn vị theo quy định của Tập đoàn và Nhà nước.
-Nhiệm vụ-quyền hạn:
Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời, có hệ thống tài sản-nguồn vốn, hao hụt, mất mát, hư hỏng hàng kỳ, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Tập đoàn
Tính toán, trích nộp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách cho Tập đoàn, các quỹ để lại đơn vị.Thanh toán các khoản vay, công nợ phải thu- phải trả
Lập các báo cáo tài chính, hạch toán kế toán theo điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
Tổ chức kiểm tra, giám sát các bộ phận trong đơn vị thực hiện đúng các chế độ về tài chính.
* Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
-Chức năng nhiệm vụ : giúp Ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT
-Nhiệm vụ-quyền hạn :
Phối hợp cùng các phòng chức năng khác : xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm và trong dài hạn; Xây dựng các kế hoạch về mức giá, cước của các loại sản phẩm dịch vụ sau đó thông qua GĐ; Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các mức giá, cước hàng năm.
Phối hợp cùng với Phòng mạng dịch vụ tổ chức các đợt khuyến mại, cung cấp các dịch mạng điện thoại, Internet
Xây dựng các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch đề ra
Xây dựng các hợp đồng kinh tế, các mẫu, bảng, biểu
* Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản
- Chức năng : tiếp nhận các kế hoạch xây dựng; lập các dự án về cải tạo, sửa chữa ; giúp cho GĐ có các quyết định về đầu tư, mua sắm trang thiết bị phương tiện kĩ thuật.
- Nhiệm vụ-quyền hạn:
Nghiên cứu,phân tích, thu thập các thông tin về khoa học kĩ thuật, thị trường…tư vấn cho GĐ trong việc đầu tư, mua sắm vật tư, các phương tiện vận tải, tài sản của doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ, liên doanh-liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
Phối hợp cùng với TTVT các huyện, thị, thành phố mời thầu, chỉ định thầu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các mạng cáp viễn thông, các trạm phát sóng theo sự cho phép của Tập đoàn, Sở BCVT, GĐ VTVP.
* Phòng Mạng dịch vụ
-Chức năng: tham mưu cho GĐ, quản lý điều hành , cung cấp các dịch vụ về VT-CNTT
-Nhiệm vụ-quyền hạn:
Trực tiếp quản lý, nghiên cứu các,xây dựng đề xuất các phương án cung cấp các dịch vụ về mạng Internet phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh
Đầu mối quan hệ với các Phòng, Ban viễn thông của Tập đoàn và các Công ty viễn thông khác đến đặt quan hệ, thuê kênh….
Định kỳ báo cáo về số lượng, tình trạng sử dụng các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT lên GĐ
2.2.2.2.Các đơn vị trực thuộc VTVP
Gồm 9 TTVT và 1 Trung tâm chức năng :
-Trung tâm Viễn thông 1
-Trung tâm Viễn thông 2
-Trung tâm Viễn thông huyện Mê Linh
-Trung tâm Viễn thông huyện Vĩnh Tường
-Trung tâm Viễn thông huyện Yên Lạc
-Trung tâm Viễn thông huyện Bình Xuyên
-Trung tâm Viễn thông huyện Tam Đảo
-Trung tâm Viễn thông huyện Tam Dương
-Trung tâm Viễn thông huyện Lập Thạch
-Trung tâm Tin học và Chăm sóc Khách hàng
Các đơn vị trực thuộc VTVP gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh và đơn vị sự nghiệp ( TTVT và Trung tâm chức năng) :
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán phục thuộc, được tổ chức và hoạt động theo phân cấp của VTVP, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh và được mở tài khoản ở ngân hàng, kho bạc Nhà nước trên địa bàn đơn vị trú đóng, chịu trách nhiệm trước VTVP và pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại điều này.
-Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của VTVP,cũng có con dấu riêng theo tên gọi, được GĐ VTVP giao nhiện vụ và cấp kinh phí hoạt động ở các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
-Các đơn vị phụ thuộc có cấp trưởng phụ trách và có kế toán trưởng, có thể có cấp phó trợ giúp quản lý, điều hành, có cán bộ quản lý trợ giúp việc chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng lao động.
- Đơn vị được quyền chủ động tổ chức, quản lý, hoạt động, sử dụng,có hiệu quả nguồn vốn và các nguồn lực được VTVP giao theo phân cấp;
-Chịu sự kiểm tra của VTVP và các cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo VTVP kết quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10013.doc