MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT.4
MỞ ĐẦU .5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐVẤN ĐỀVỀQUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP .7
1.1 KHÁI NIỆM VỀTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. .7
1.1.1 Khái niệm vềTài chính doanh nghiệp: .7
1.1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp: .7
1.1.1.2 Chức năng của TCDN: .7
1.1.1.3 Vịtrí của TCDN .8
1.1.2 Các nguồn hình thành TCDN .9
1.2 CƠCHẾQUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .9
1.2.1 Quản lý vốn và tài sản.9
1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định:.9
1.2.1.2 Quản lý vốn lưu động - tài sản lưu động: .13
1.2.1.3 Quản lý vốn đầu tư(ngắn hạn, dài hạn): .13
1.2.1.4 Cơchếquản lý vốn trong Công ty nhà nước:.14
1.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước. .16
1.2.2.1 Doanh thu. .16
1.2.2.2 Chi phí. .17
1.2.2.3 Giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụtiêu thụ.19
1.2.2.4 Lợi nhuận thực hiện.19
1.2.2.5 Phân phối lợi nhuận. .19
1.3 KHÁI QUÁT VỀTẬP ĐOÀN KINH TẾ. .21
1.3.1 Khái niệm vềTập đoàn kinh tế(TĐKT).21
1.3.2 Các hình thức TĐKT trên thếgiới: .21
1.3.3 Nguyên nhân hình thành các TĐKT .22
1.3.4 Vai trò và ý nghĩa của TĐKT: .23
1.4 ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH ĐIỆN .24
1.5 QUẢN LÝ NGÀNH ĐIỆN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾGIỚI .25
1.5.1 Xu thếtổchức thịtrường điện cạnh tranh trên thếgiới.25
1.5.2 Kinh nghiệm cải cách ngành điện của các nước trong khu vực .26
CHƯƠNG 2 CƠCHẾQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.29
2.1 GIỚI THIỆU VỀTỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.29
2.1.1 Lịch sửhình thành EVN. .29
2.1.2 Cơcấu tổchức quản lý .29
2.2 CƠCHẾQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA EVN. .30
2.2.1 Quản lý, sửdụng vốn và tài sản:.30
2.2.1.1 Quản lý và sửdụng vốn .30
2.2.1.2 Quản lý khấu hao TSCĐ.31
2.2.1.3 Huy động vốn kinh doanh và vốn đầu tư.31
2.2.1.4 Bảo toàn vốn.32
2.2.1.5 Quản lý nợ.32
2.2.1.6 Xửlý tổn thất tài sản.32
2.2.2 Quản lý doanh thu và chi phí. .33
2.2.2.1 Giá bán điện.33
2.2.2.2 Quản lý doanh thu .33
2.2.2.3 Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh.34
2.2.3 Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ. .35
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN.35
2.3.1 Tình hình quản lý, sửdụng và bảo toàn vốn:.35
2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản: .35
2.3.1.2 Những tồn tại trong quản lý sửdụng và bảo toàn vốn: .36
2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận .38
2.3.2.1 Tổchức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận: .38
2.3.2.2 Doanh thu: .39
2.3.2.3 Chi phí .39
2.3.2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:.40
2.3.2.5 Những vấn đềcòn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và
phân phối lợi nhuận.40
2.3.3 Tình hình tài chính và khảnăng thanh toán.41
2.3.4 Công tác cổphần hóa .41
2.3.5 Nguyên nhân những tồn tại trong cơchếquản lý tài chính của EVN41
2.3.5.1 Nguyên nhânkhách quan: .41
2.3.5.2 Nguyên nhân chủquan: .42
CHƯƠNG 3 MỘT SỐGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠCHẾTÀI CHÍNH
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.45
3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN .45
3.2 ĐỊNH HƯỚNG TỔNG THỂSẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP CỦA EVN GIAI ĐOẠN 2004-2010: .46
3.2.1 Khối các nhà máy điện.46
3.1.1.1 Khối các Nhà máy điện do EVN sẽnắm giữ100% vốn dưới hình
thức đơn vịthành viên hạch toán phụthuộc .47
3.1.1.2 Khối các Nhà máy điện thực hiện CPH do EVN nắm giữcổphần chi phối .47
3.1.1.3 Khối các nhà máy điện được chuyển đổi thành công ty thành viên
hạch toán độc lập.48
3.2.2 Khối các công ty truyền tải điện .48
3.2.3 Khối các công ty điện lực .49
3.2.4 Khối các Công ty Tưvấn Xây dựng điện .50
3.2.5 Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực và Trung tâm Công nghệthông tin .50
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠCHẾTÀI CHÍNH: .51
3.3.1 Những giải pháp vềchính sách của nhà nước .51
3.3.1.1 Những chính sách hỗtrợcủa Nhà nước đểxây dựng EVN theo
mô hình công ty mẹ- công ty con.51
3.3.1.2 Những chính sách tài chính - thuế:.53
3.3.1.3 Vấn đềcổphần hóa doanh nghiệp:.54
3.3.2 Chính sách tài chính của EVN .56
3.3.2.1 Tạo quyền chủ động cho các công ty điện lực: .56
3.3.2.2 Công ty Tài chính: .56
3.3.2.3 Hoàn chỉnh Quy chếtài chính EVN:.57
3.3.3 Kết hợp với chủtrương phát triển của ngành .59
3.3.3.1 Chủtrương phát triển ngành điện.59
3.3.3.2 Định hướng xây dựng thịtrường điện cạnh tranh .60
3.3.3.3 Chiến lược phát triển nguồn ngân lực: .63
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực thuộc báo cáo EVN.
2.2.2 Quản lý doanh thu và chi phí.
2.2.2.1 Giá bán điện
- Giá điện được xác định trên cơ sở chi phí biên dài hạn, khung giá điện do
Chính phủ quy định.
- Cơ cấu giá điện có phân biệt theo quy mô sử dụng, mục đích sử dụng, thời
điểm sử dụng trong ngày, giá ưu đãi cho giờ thấp điểm, giá thao mùa, theo vùng...
nhưng phải đảm bảo đơn giản và có tính khả thi theo từng giai đoạn.
- Nhà nước thông qua công cụ tài chính (thuế) để điều tiết giá cả nhằm đảm
bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu thụ điện;
2.2.2.2 Quản lý doanh thu
2.2.2.2.1 Doanh thu:
a. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:
• Doanh thu về tiêu thụ điện:
- Doanh thu phát sinh và được quản lý tập trung tại EVN là doanh thu bán
điện nội bộ cho các công ty điện lực và doanh thu về điện thương phẩm của các nhà
máy điện, công ty truyền tải dùng trong hoạt động quản lý, sửa chữa lớn, sản xuất
kinh doanh phụ, ánh sáng sinh hoạt lấy từ máy biến áp tự dùng (doanh thu nội bộ).
- Doanh thu phát sinh và được quản lý tại các công ty điện lực bao gồm tiền
bán điện cho các khách hàngg, tiền thu bán công suất phản kháng, tiền truy thu sau
khi trừ đi số phải thoái hoàn cho khách hàng.
- Doanh thu xác định lãi lỗ về sản xuất kinh doanh điện toàn EVN là doanh
thu về điện thương phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu này không bao gồm thuế giá
trị gia tăng.
• Doanh thu về xây lắp điện, sản xuất sản phẩm khác và cung cấp dịch vụ.
b. Thu nhập từ hoạt động khác, bao gồm:
• Thu nhập về hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu:
34
- Từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho
vay, tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà
nước trong kinh doanh (nếu có), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái,
trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu…)
- Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại
tệ theo qui định của Nhà nước.
- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Tiền cho thuê tài sản đối với đơn vị cho thuê tài sản không phải hoạt động
kinh doanh thừơng xuyên.
• Thu nhập từ hoạt động bất thường.
2.2.2.2.2 Hạch toán doanh thu:
- Đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính và bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu:
+ Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu hoặc
thu nhập là số tiền phải thu từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT (đầu ra).
+ Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu
hoặc thu nhập là số tiền phải thu từ các hoạt động (Tổng giá thanh toán).
- Đối với các sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính và bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
thì doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu của hoạt động trên.
- Đối với điện thương phẩm,doanh thu được xác định trên cơ sở sản lượng
điện bán cho khách hàng trong kỹ đã ghi chỉ số theo quy trình kinh doanh phát hành
hóa đơn (không cần người mua chấp nhận và không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa).
- Đối với sản phẩm, dịch vụ nhận thầu tư vấn, xây lắp thi công trong nhiều
năm thì doanh thu một năm là giá trị phải thu tương ứng với khối lượng công việc,
hạng mục, công trình xây lắp trong năm đó được người giao nhận thanh toán.
2.2.2.3 Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí của EVN là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và các chi phí hoạt động khác bao gồm chi phí phát sinh tại các đơn vị trực
thuộc và chi phí phát sinh tại EVN.
- EVN hạch toán tập trung phần sản xuất, truyền tải điện và phụ trợ phục vụ
cho sản xuất truyền tải điện (khối hạch toán tập trung). Chi phí của khối hạch toán
tập trung được tổng hợp từ báo cáo tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và
chi phí phát sinh tại EVN phục vụ cho sản xuất truyền tải điện.
35
- Các đơn vị hạch toán độc lập, trực tiếp quản lý, theo dõi hạch toán chi phí
sản xuất kinh doanh và các chi phí hoạt động khác, xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị và báo cáo EVN để tổng hợp.
- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc trực tiếp theo dõi hạch toán quản lý chi phí
sản xuất, truyền tải và chi phí phục vụ sản xuất, truyền tải điện báo cáo EVN để
tổng hợp.
Chi phí hoạt động sản xuất phụ, dịch vụ khác của đơn vị hạch toán phụ
thuộc, đơn vị sự nghiệp, Ban quản lý dự án do đơn vị quản lý theo dõi hạch toán,
xác định kết quả - tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
báo cáo EVN để tổng hợp.
Tổng Giám đốc EVN xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật
tư, định mức lao động để trình HĐQT phê duyệt làm căn cứ điều hành sản xuất và
quản lý chi phí của EVN.
2.2.3 Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.
Lợi nhuận của EVN là tổng lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc và lợi nhuận
phần hạch toán tập trung tại EVN, được xác định như sau:
- EVN xác định lợi nhuận phần sản xuất kinh doanh tập trung.
- Các đơn vị hạch toán độc lập xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh
doanh và lợi nhuận phát sinh khác của đơn vị.
- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, sự nghiệp, các Ban quản lý dự án xác định
lợi nhuận sản xuất kinh doanh khác (nếu có).
Nếu đơn vị hoạt động có lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với
Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì EVN được phép trích lập và sử dụng
các quỹ tập trung trên cơ sở phê duyệt của HĐQT bao gồm Quỹ dự phòng tài chính,
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng,
Quỹ phúc lợi.
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN
2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn:
2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản:
EVN là một trong những doanh nghiệp có tài sản lớn nhất Việt Nam, quy mô
vốn và tài sản trong 03 năm gần đây được thể hiện trong Phụ lục số 01. Nguồn vốn
kinh doanh của EVN được bổ sung từ lợi nhuận, ngân sách nhà nước cấp hàng năm
đều tăng năm sau cao hơn năm trước.
Kể từ năm 2002, EVN được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm, đây là
nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện.
36
Năm 2002 Chính phủ cho phép tăng giá điện và khoản doanh thu do chênh
lệch tăng giá điện này được chuyển sang đầu tư đã làm giảm bớt một phần khó khăn
trong việc huy động vốn đầu tư nguồn và lưới điện.
EVN đã nhận được nguồn hỗ trợ phát triển của rất nhiều tổ chức tài chính
quốc tế như WB, ADB, Chính phủ Nhật Bản, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Tây Ban
Nha, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, với tổng số vốn vay đã ký hiệp định
khoảng 3,704 tỷ USD.
Tuy nhiên, sự cân đối về tài chính của EVN vẫn liên tục căng thẳng. Trên
thực tế, trong 2 năm rưỡi từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2003, EVN đã thực
hiện đầu tư 33.630 tỷ đồng bằng 79% tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn từ
năm 1996 – 2000. Vốn đầu tư ngày càng tăng mạnh khiến cho khả năng huy động
tài chính và huy động vốn của EVN trở nên khó khăn.
Nhu cầu điện tăng cao, bình quân 15%/năm, để đáp ứng yêu cầu cần phải
đầu tư trên 30 nhà máy từ nay đến 2010. Vì thế đòi hỏi phải huy động nguồn vốn
đầu tư phát triển hàng năm rất lớn. EVN phải huy động vốn bằng nhiều nguồn: vốn
vay, vốn đầu tư cả nước ngoài và trong nước… Theo tính toán từ nay đến năm
2010, nhu cầu vốn đầu tư trung bình mỗi năm gần 33.000 tỷ đồng (tương đương 2,1
tỷ USD), trong đó 20.500 tỷ đầu tư cho nguồn điện và 12.500 tỷ đồng đầu tư cho
lưới điện.
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA EVN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm
2001
Năm 2002 Năm 2003 ước 2004
Tổng vốn đầu tư 12,667.00 12,449.52 13,275.53 18,489.30 23,529.00
- Ngân sách 426.20 294.30 239.00 59.00
- Nguồn tín dụng 1,202.00 1,978.90 3,641.40 2,603.90 4,294.00
- KHCB 3,207.00 5,519.20 5,056.70 9,033.10 11,638.00
- Vay nước ngoài 8,195.00 3,902.82 3,120.43 2,654.00 4,677.00
- Tăng giá điện 2,095.80 1,555.00
- Vốn khác 63.00 622.40 1,162.70 1,863.50 1,306.00
Trả nợ vốn vay 1,500 3,225.6 1,582.5 1,830.8 3,000
2.3.1.2 Những tồn tại trong quản lý sử dụng và bảo toàn vốn:
a. Quản lý vốn đầu tư xây dựng:
37
Kế hoạch đầu tư xây dựng một số dự án chưa bám sát tình hình phụ tải điện
của các vùng liên quan đến dự án, dẫn đến tình hình đầu tư không đồng bộ giữa
phát triển lưới điện và phụ tải, giữa lưới truyền tải và lưới phân phối.
EVN có quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư rõ ràng tuy nhiên
tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn. Đối với
các dự án được đầu tư bằng vốn vay cũng rơi vào tình trạng tương tự, tiến độ thực
hiện chậm đã ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành và tiến độ giải ngân thanh toán
cho dự án dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.
b. Vấn đề huy động vốn
Cái khó của EVN là trong khi nhu cầu đầu tư phát triển nguồn điện hàng
năm là rất lớn (chiếm trên 60% tổng nhu cầu đầu tư) nhưng nhiều tổ chức không
cho vay để đầu tư nguồn điện mà chỉ tập trung cho vay đầu tư lưới điện. Tuy các tổ
chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước tỏ ý sẵn sàng cho EVN vay song lại
đưa ra điều kiện Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh cho EVN hoặc yêu cầu EVN
giảm nhu cầu đầu tư và tăng tỷ lệ đầu tư, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính,
đảm bảo khả năng trả nợ.
Hiện nay lộ trình tăng giá điện không được thực hiện như kế hoạch và dự
kiến chậm một năm, nghĩa là đến 01/01/2006 giá điện mới có khả năng tăng đến
7UScent/kWh. Do đó, khả năng cân đối tài chính của EVN sẽ rất khó khăn. Cân đối
tài chính theo tần suất thủy điện 65% nguồn tự tích lũy cho đầu tư và trả nợ trong
giai đoạn 2001-2010 chỉ đạt 175.648 tỉ đồng (11,3 tỉ USD), trong đó từ nguồn khấu
hao cơ bản là 6,49 tỉ USD, chênh lệch tăng giá điện và thu sử dụng vốn là 4,32 tỉ
USD, tổng nhu cầu cần vay là 11,138 tỉ USD, cao hơn khả năng tự cân đối.
c. Vấn đề quản lý vốn vật tư:
Hiện nay vật tư thiết bị tồn kho không cần dùng và để lâu dẫn đến kém mất
phẩm chất chưa được thanh xử lý vẫn còn khá lớn. Một số Điện lực còn dự trữ vật
tư quá nhiều so với nhu cầu thực tế của đơn vị. Điều này đã gây ứ đọng vốn hoặc
vật tư thiết bị để lâu dẫn đến kém mất phẩm chất. Tuy nhiên, EVN chưa xây dựng
và ban hành bộ định mức về dự trữ nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất kinh
doanh cho dự phòng của các đơn vị. Việc tiếp nhận, bảo quản vật tư thiết bị trong
đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức; có vật tư thiết bị bị hư hỏng do bảo
quản không tốt; có những loại VTTB giao và khoán trắng cho các đơn vị thi công
không được kiểm tra chất lượng ảnh hưởng đến công trình; chưa tận dụng vật tư
thiết bị tồn kho của các công trình, số lượng vật tư thiết bị hiện có trong kho chưa
được sử dụng đơn vị quản lý (các Ban quản lý dự án) không nắm được cụ thể để đề
xuất phương án sử dụng, có trường hợp vẫn đề nghị mua vật tư thiết bị trong khi
vẫn có trong kho do chính đơn vị quản lý nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công
cũng như thiệt hại về kinh tế.
38
Tiến độ xây dựng, quyết toán các công trình còn quá chậm và bị kéo dài; lập
tiến độ mua sắm vật tư thiết bị chưa phù hợp với tiến độ xây lắp; lập dự trù đơn
hàng chưa sát với thực tế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng là nguyên nhân
khiến cho giá trị vốn vật tư thiết bị hàng năm còn ở mức cao.
2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận
2.3.2.1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận:
Nếu chỉ xét 3 khâu sản xuất kinh doanh chính là sản xuất điện, truyền tải
điện và phân phối điện, thì khối hạch toán tập trung gồm hai khâu sản xuất và
truyền tải điện. EVN hạch toán tất cả các chi phí phát sinh ở hai khâu này, đưa ra
mức đơn giá bán điện nội bộ để bán cho các công ty điện lực. Các công ty điện lực
mua điện của EVN và bán lại cho khách hàng dùng điện với giá bán điện do Nhà
nước quy định.
- EVN thực hiện tổng hợp các chi phí, doanh thu và xác định lãi, lỗ của toàn
bộ khối hạch toán tập trung, gồm các công việc:
(1) EVN quản lý chi phí theo kế hoạch. Dựa trên cơ sở kế hoạch chi phí đã đề ra từ
5 năm và hàng năm, EVN thực hiện phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh cho các
đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
(2) EVN cấp phát cho các đơn vị thành viên nói trên bằng tiền, vật tư, thiết bị, phụ
tùng thông qua tài khoản vãng lai nội bộ và thực hiện quyết toán chi phí, giá thành
theo thực tế thông qua các báo cáo tài chính hàng quí và cả năm của các đơn vị đó.
(3) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác thực hiện hạch toán và quản lý chi phí phát
sinh tại đơn vị, định kỳ hàng tháng, quí, năm phải báo cáo cho EVN. Ngoài ra đối
với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài sản phẩm điện, các đơn vị này tự
chịu trách nhiệm hạch toán.
(4) EVN quản lý tập trung các nguồn quĩ của khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc,
gồm quĩ đầu tư phát triển sản xuất, quĩ dự phòng tài chính, quĩ dự phòng trợ cấp
mất việc làm, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi. Sau đó, EVN thực hiện phân phối
cho các đơn vị thành viên theo qui chế phân phối nội bộ.
- Các công ty điện lực được thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập
theo phân cấp, được giao vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh của công ty, bao gồm các công việc:
(1) Trực tiếp quản lý hạch toán doanh thu (có được từ việc bán điện cho khách hàng
dùng điện), chi phí (trong đó có chi phí mua điện của EVN), và xác định lãi, lỗ về
hoạt động kinh doanh điện.
(2) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của EVN về các hoạt động tài chính, kinh
doanh theo những qui chế chung đã qui định.
39
(3) Trực tiếp quản lý và sử dụng các quĩ của đơn vị.
- Phân phối lợi nhuận định mức cho các đơn vị thuộc EVN:
(1) EVN quản lý tập trung vốn khấu hao TSCĐ của các đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc và vốn khấu hao TSCĐ thuộc lưới điện 66kV và các TSCĐ khác do EVN
cấp đối với các công ty điện lực.
(2) EVN phân bổ cho khối hạch toán tập trung một khoản lợi nhuận định mức dựa
trên cơ sở chi phí kế hoạch năm do các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt.
Các đơn vị này nếu thực hiện các chi phí thực tế ít hơn chi phí kế hoạch đã được
duyệt thì sẽ có lãi nhiều hơn, và ngược lại. Như vậy, việc lãi hay lỗ của các khâu
sản xuất, truyền tải thực chất là việc thực hiện chi phí nhiều hay ít so với kế hoạch.
(3) EVN phân bổ lợi nhuận định mức cho các công ty điện lực thông qua giá bán điện
nội bộ trên cơ sở chi phí kế hoạch năm (gồm chi phí phân phối điện, tiền lương…) do
các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt. Như thế, các công ty điện lực, dù là
doanh nghiệp hạch toán độc lập, nhưng không được hưởng lợi nhuận từ việc hưởng
khoản chênh lệch giữa giá mua điện của EVN và giá bán điện cho khách hàng sau khi
trừ đi các chi phí phát sinh, mà trong thực tế, EVN có thể điều tiết khoản lợi nhuận
của các công ty điện lực thông qua việc điều chỉnh tăng hay giảm giá mua bán điện
nội bộ (còn giá bán cho khách hàng đã do nhà nước qui định).
2.3.2.2 Doanh thu:
EVN quản lý doanh thu tương đối tốt, doanh thu được theo dõi đầy đủ, phản
ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của toàn EVN. Doanh thu hàng năm đều tăng
so với kế hoạch và tăng so với năm trước. Hoạt động SXKD khác như thông tin
viễn thông, cơ khí, XDCB cũng mang lại doanh thu đáng kể. Doanh thu viễn thông
công cộng tuy mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2002 cũng đã đạt 64,7 tỷ đồng,
doanh thu của Công ty sản xuất thiết bị điện tăng 30,2%, của Công ty Cơ điện Thủ
Đức tăng 24% (xin xem Phụ lục 2)
2.3.2.3 Chi phí
EVN đã có nhiều cố gắng tiết kiệm chi phí phấn đấu hạ giá thành kwh điện.
Tuy nhiên, giá thành có xu hướng tăng lên, do nguyên nhân khách quan như giá
nhiên liệu tăng, chi phí điện mua ngoài tăng, tiếp nhận lưới điện trung áp nông
thôn…EVN luôn phấn đấu để giảm chi phí giá thành, nhất là khoản chi phí khác
bằng tiền, triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.
Năm 2002, EVN đã triển khai thực hiện quy chế giá hạch toán nội bộ đối với
các nhà máy điện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sự cố thiết bị
nguồn giảm, công tác quản lý đang dần đi vào nề nếp theo tiêu chí nhất định có điều
chỉnh hợp lý trong thực hiện, đồng thời kích thích tiết kiệm nhiên liệu, điện tự dùng
cũng như việc nâng cao được thu nhập. (xin xem Phụ lục 2)
40
2.3.2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
EVN đã phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp
ngân sách Nhà nước. Trong năm tài chính 2002 cùng với quyết định điều chỉnh giá
điện từ ngày 01/10/2002 , khoản chênh lệch tăng giá điện và khoản thu sử dụng vốn
được Chính phủ cho phép để lại đầu tư, tăng tỷ lệ tự đầu tư của EVN đã tháo gỡ và
giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư phát triển. (xin xem Phụ lục 2)
2.3.2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và phân
phối lợi nhuận.
Các khâu sản xuất và truyền tải điện là hai khâu quan trọng, có chi phí rất lớn
trong ngành điện. Do hoạt động theo chế độ cấp phát chi phí dựa vào kế hoạch được
duyệt, tổ chức hạch toán tập trung tại EVN nên không thể khuyến khích các khâu
sản xuất và truyền tải điện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự
không khuyến khích tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong các khâu này. Như vậy,
có thể khâu phân phối sẽ phải gánh những chi phí bất hợp lý cho hai khâu này.
Do hiện nay, EVN chưa định lượng được chính xác chi phí ở khâu phân phối
cần thiết của mỗi công ty điện lực (vì có đặc điểm khác nhau về địa bàn phục vụ
khách hàng, mật độ khách hàng, địa bàn quản lý lưới điện, phạm vi phủ rộng của hệ
thống lưới điện,…) nên EVN phải giao các chỉ tiêu chặt chẽ cho các công ty điện
lực. Thực tế là hiện nay, EVN thường xuyên điều chỉnh các chỉ tiêu cho các công ty
điện lực vì kết quả thực hiện của các công ty này hàng năm rất biến động so với kế
hoạch cũng như so với cùng kỳ các năm trước. Kết quả là sự quản lý khâu phân
phối điện bằng các chỉ tiêu đang mang những nhược điểm quan trọng: 1- Về chỉ tiêu
giá bán điện bình quân, cách giao chỉ tiêu hiện nay khó khuyến khích các công ty
điện lực cố gắng rà soát đối tượng dùng điện để tính đúng giá, vì hệ quả của sự cố
gắng lại được trao đổi bằng chỉ tiêu năm sau sẽ cao hơn, giá mua điện nội bộ cao
hơn ; 2- Về chỉ tiêu tỉ lệ điện tổn thất, công ty điện lực nào cứ thực hiện tỉ lệ tổn thất
càng giảm nhiều so với kế hoạch, thì chỉ tiêu được giao sẽ giảm xuống, cho một kết
quả tương tự như chỉ tiêu giá bán điện bình quân ; 3- Về chỉ tiêu đơn giá tiền lương:
cách giao đơn giá tiền lương hiện nay cho các công ty điện lực mang tính cào bằng
thành tích tăng năng suất lao động.
Giá mua bán điện giữa các đơn vị trong nội bộ ngành điện thực chất là giá
điện EVN bán lại cho các công ty điện lực. EVN ấn định giá mua điện cho các công
ty điện lực khác nhau sao cho thu nhập tương đối cân bằng giữa các công ty điện
lực. Việc ấn định giá bán điện nội bộ cho các công ty điện lực chủ yếu dựa vào kết
quả kinh doanh của các công ty trong năm trước, hạn chế việc các công ty tìm kiếm
lợi nhuận siêu ngạch, tức là EVN không muốn bán cho một công ty điện lực nào đó
với giá đầu vào quá thấp so với khả năng thực hiện giá bán điện đầu ra cho khách
hàng, vì như thế có thể sẽ dẫn đến có công ty điện lực lãi quá nhiều so với mức lãi
bình quân chung của các công ty điện lực. Khi các công ty phấn đấu bán càng nhiều
41
điện sẽ có lãi nhiều, nhưng nếu qua mỗi năm, EVN giao lại giá bán nội bộ cho các
công ty để điều hòa lợi nhuận chung hợp lý, thì rõ ràng khó khuyến khích được sự
phấn đấu đó. Như vậy, với sự ràng buộc ở giá bán điện cho khách hàng theo quy
định của nhà nước, hệ quả tất yếu là các công ty điện lực đã bị hạn chế về tính tự
chủ tài chính, hoạt động chưa được thương mại hóa. Các công ty điện lực không
được kích thích cao các nổ lực trong việc tìm kiếm những biện pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, bởi vì mọi cố gắng giảm chi phí phân phối điện, nâng cao
giá bán, tăng lợi nhuận … đều có thể bị san bằng. Trên thực tế, có thể hiểu các công
ty điện lực chỉ cố gắng bán đúng giá để không bị sai qui định.
2.3.3 Tình hình tài chính và khả năng thanh toán
Tình hình tài chính EVN là ổn định, kinh doanh mỗi năm đều đạt hiệu quả so
với kế hoạch và so với năm trước.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán như thanh toán hiện hành, thanh toán nợ
ngắn hạn, thanh toán nhanh cho thấy tài chính của EVN hoàn toàn có khả năng
thanh toán các khoản công nợ hiện tại hay trong một chu kỳ kinh doanh (1 năm).
(xem phụ lục 03)
2.3.4 Công tác cổ phần hóa
Từ năm 1996, EVN đã bắt đầu tiến hành công tác cổ phần hóa (CPH) dựa
trên cơ sở pháp lý là các Nghị định của Chính phủ và quyết định phê duyệt Đề án
tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN trực thuộc EVN theo từng giai đoạn. Cho đến nay,
EVN đã và đang thực hiện CPH 15 đơn vị, trong đó: 04 đơn vị đã CPH xong và
chuyển thành công ty cổ phần; 05 đơn vị đã có quyết định của Bộ Công nghiệp
duyệt phương án CPH chuyển đổi thành công ty cổ phần, hiện đang thực hiện các
bước tiếp theo và sau đó là bàn giao, ra mắt; 04 đơn vị đã xong hồ sơ xác định giá
trị doanh nghiệp, trình Bộ Công nghiệp quyết định; 02 đơn vị đang trong quá trình
hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.
2.3.5 Nguyên nhân những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính của EVN
Để giải quyết được những tồn tại nêu trên, chúng ta phải xác định những
nguyên nhân, chủ quan và khách quan.
2.3.5.1 Nguyên nhân khách quan:
Các qui định hiện hành về quyền đại diện chủ sở hữu của HĐQT còn một số
vướng mắc. Theo Nghị định 14/CP, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc cùng nhận
vốn trước Nhà nước. Sự phân định trách nhiệm sở hữu vốn nhằm thực hiện các
nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng Công ty chưa rõ ràng.
Việc quản lý và điều hành của EVN còn bị ràng buộc nhiều bởi các quy định
của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là công việc hàng đầu đối với
42
EVN, sự quan tâm đến hiệu quả kinh tế còn hạn chế, mục tiêu kinh doanh và mục
tiêu xã hội còn lẫn lộn.
EVN còn chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về hành chính,
Bộ Công nghiệp, các Sở Công Nghiệp tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương
tham gia quản lý theo ngành và lãnh thổ. Khi ra một quyết định kinh doanh EVN
(không chỉ riêng EVN mà tất cả các Tổng Công ty) phải xin phép cơ quan chủ quản,
điều này cho thấy vẫn tồn tại một cơ chế xin – cho, khiến cho tính chủ động của các
Tổng Công ty nói chung và EVN nói riêng bị hạn chế, không phù hợp với yêu cầu
nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay trước tình hình kinh tế không thuận lợi và sức ép của dư luận,
Chính phủ đã thay đổi lộ trình tăng giá điện không được thực hiện như kế hoạch và
dự kiến chậm một năm, nghĩa là đến 1-1-2006 giá điện mới có khả năng tăng đến
7UScent/kWh. Do đó, khả năng cân đối tài chính của EVN sẽ rất khó khăn
2.3.5.2 Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù EVN đã ban hành qui chế giá hạch toán nội bộ cho các nhà máy
điện, qui chế về tiền lương, thưởng nhưng nhìn chung cơ chế quản lý hiện tại chưa
khuyến khích được các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy
cao tính tự chủ trong sản xuất. Đơn cử, đối với các nhà máy điện, mỗi nhà máy có
một phân xưởng chỉ để phục vụ cho việc sữa chưa lớn, dẫn đến lãng phí cả về lao
động, lẫn vốn đâu tư. Hoặc các nhà máy thủy điện công suất không lớn cũng có một
bộ máy quản lý riêng; một số nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than và dầu
vì vận hành lâu năm, nên hiệu suất thấp; giá các loại phụ tùng thiết bị và thuê nhân
công phục vụ sửa chữa lớn cho các nhà máy tua bin khí rất lớn. Nhưng hiện nay,
EVN còn chậm triển khai xây dựng các trung tâm sửa chữa để từng bước chủ động
trong việc sửa chữa và giảm chi phí... Tóm lại, các nhà máy nhiệt điện chưa có sư
cạnh tranh nên hiệu quả sản xuất chưa cao, năng suất lao động các nhà máy điện nói
chung của EVN thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến và khu vực.
Tính liên kết của lưới điện truyền tải chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ
ảnh hưởng chung tới toàn bộ hệ thống. Mô hình tổ chức hiện nay của EVN, với bốn
Công ty truyền tải riêng cho bốn vùng địa lý đã tạo ra tình trạng sự thiếu phối hợp
đồng bộ giữa các công ty trong quản lý vận hành và đầu tư lưới điện, làm phân tán
nguồn lực và tăng chi phí quản lý, không phát huy hết hiệu quả các công trình được
đầu tư. Vật tư dự phòng cũng không phải dàn đều cho các công ty.
Điện lực các tỉnh, thành phố có qui mô lớn so với các doanh nghiệp địa
phương, nhưng lại là cấp hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân đầy đủ,
do vậy gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, quan hệ kinh tế, không có quyền quyết
định các vấn đề cấp bách, phù hợp với năng lực quản lý. Trên thực tế, có nhiều
trường hợp muốn thực hiện khẩn trương để phục vụ kịp thời cho việc cung ứng điện
43
tại địa phương nhưng phải chờ báo cáo cấp trên, làm chậm trễ, thậm chí mất cơ hôi
kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế.
Trước mắt, để khắc phục những hạn chế về cơ chế, EVN đã ban hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42772.pdf