Hầu hết các khách sạn đều có những hình thức khen thưởng hay kỷ luật riêng theo quy định của từng khách sạn. Trong quản lý lao động ngoài những biện pháp hành chính mang tính chất bắt buộc, người lao động phải tuân theo những nội quy lao động. Ngoài ra còn có những hình thức khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Ở chế độ khen thưởng tại khách sạn ngoài việc căn cứ vào việc khách sạn hoàn thành vượt mức về doanh thu, về lợi nhuận, còn có hình thức thưởng đột xuất chẳng hạn thưởng cho nhân viên có sáng kiến cải tạo lao động, nâng cao năng suất lao động, những nhân viên phục vụ tốt được khách khen ngợi, những nhân viên làm tốt công tác tiếp thị đem lại cho khách sạn những nguồn khách lớn. Tất cả những khoản thưởng này tuy không nhiều nhưng nó có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Những khoản thưởng này trích từ quỹ khen thưởng của khách sạn. Bên cạnh đó còn có hình thức kỷ luật căn cứ vào tiền lương.
42 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại Khách sạn Từ Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị, và hạ tầng của khách sạn, nhưng vốn của khách sạn vẫn tăng dần lên trong đó bao gồm có tài sản cố định và cơ sở hạ tầng. Trong đó tài sản cố định khoảng hơn 30 tỷ.
Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cố định rất cao vì:
Sản phẩm khách sạn hầy hết là các dạng dịch vụ, do đó tiêu hao nguyên vật liệu thấp, phần lớn vốn nằm trong TSCĐ.
Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình khách thường có xu hướng chi tiêu cao hơn bình thường và thường yêu cầu tiện nghi cao hơn.
Do tính chất thời vụ, mặc dù đã đầu tư một số tiền lớn cho việc xây dựng khách sạn nhưng kinh doanh có hiệu quả cao ở vài tháng trong năm nên đó là nguyên nhân tiêu hao vốn lớn.
1.2.3.Lao Động
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động số lượng nhân viên trong khách sạn khá đông. Đến nay tổng số nhân viên cố định còn lại 50 nhân viên ở tất cả các bộ phận như kế toán, lễ tân, bàn , bar, bếp, buồng phòng, vệ sinh, bảo vệ...Được phân bổ cụ thể như sau :
Lễ tân : 3 người
Nhân viên bàn ( nhà hàng + bar ) : 16 người
Nhân viên buồng phòng : 6 người
Nhân viên quầy bar : 3 người
Nhân viên bếp : 5 người
Quản lý nhà hàng : 1 người
Kế toán : 2 người
Hành chính nhân sự, hàng hóa : 1 người
Thu ngân :2 người
Kỹ thuật :2 người
Bảo vệ : 3 người
Số nhân viên này đều được đào tạo, sử dụng , quản lý tốt. Qua quá trình làm việc,một phần do ảnh hưởng của kinh tế, mà hiên nay khác sạn đã giảm nhân sự xuống còn 44 nhân viên , tức là giảm đi 6 người.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khách sạn Từ Sơn 2012-2015
1.3.1. Cơ Cấu Thị Trường
Thị trường kinh doanh của khách sạn rất phong phú vì sản phẩm chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú, các đối tượng khách hàng rất đa dạng.
- Khách quốc tế : Khi mới đi vào hoạt động thì khách hàng chủ yếu là khách quốc tế đến để công tác, đến để tìm cơ hội đầu tư, giao thương với thị trường kinh doanh tại ngay địa bàn. Thị trường chính của khách sạn hiện nay vẫn là khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là đối tượng khách công vụ, khách thương nhân thường đặt phòng theo tháng, thậm chí vài ba tháng. Những đối tượng khách này có nhu cầu chi tiêu và khả năng thanh toán khá cao.
- Khách nội địa : chủ yếu là các khách đến tham quan du lịch văn hóa- tín ngưỡng, nghỉ ngơi. Tuy nhiên số lượng đối tượng khách hàng này vẫn còn chưa nhiều, du lịch địa phương hiện tại đang ngày một phát triển, khách sạn cũng đang muốn nhắm đến để phát triển mạnh trong tương lai. Và mỗi năm , nhất là vào những mùa lễ hội đầu năm đây cũng là đối tượng khách hàng đem lại nguồn doanh thu khá lớn cho khách sạn. Ngoài ra còn có các nhà kinh doanh là người Việt Nam từ các tình thành khác về tìm cơ hội đầu tư, tìm kiếm mối làm ăn, tìm mối hàng, hoặc mua bán trao đổi dài ngày cũng là đối tượng khách hàng của khách sạn.
Bảng 1.2: Bảng Số Liệu Khách Lưu Trú Tại Khách Sạn Từ Sơn
(Đơn vị : lượt)
Đối tượng khách
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số lượng
Tỷ lệ
Số Lượng
Tỷ Lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Khách quốc tế
7.450
71.26%
7.325
62.9%
6.130
53.87%
5.800
59.37%
Khách nội địa
3.005
28.74%
4.320
37.1%
4.250
46.13%
3.970
40.63%
Tổng
10.455
11.645
11.380
9.770
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
1.3.2.Kết Quả Kinh Doanh 4 Năm Gần Đây Và Dự Đoán Tình Hình Kinh Doanh Trong Năm 2016
Khách sạn đi vào hoạt động từ năm 2003 tại khu vực Từ Sơn – Bắc Ninh không thể nói là sớm so với một số khách sạn khác, nhưng lại đúng vào thời kỳ mà hoạt động du lịch Việt Nam nói chung, và du lịch Bắc Ninh nói riêng đang khởi sắc. Từ đầu năm 2002 lượng khách quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc , Nhật Bản, Hàn Quốc đã tăng với tốc độ khá nhanh. Vì thế trong những năm đó mặc dù khách sạn mới đi vào hoạt động nhưng do có điều kiện kinh doanh thuận lợi nên công suất sử dụng phòng , buồng của khách sạn rất cao, đem lại kết quả kinh doanh tốt cho khách sạn cũng như công ty.
Dưới đây là kết quả kinh doanh của khách sạn thông qua công suất sử dụng phòng phần nào đánh giá được hiệu quả trong những năm qua
Bảng 1.3: Bảng Thống Kê Doanh Thu 4 Năm Gần Nhất
(Đơn vị: triệu đồng)
Các chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Lưu trú
6.600
6.250
5.505
3.300
Ăn uống
630
600
545
700
Dịch vụ khác
370
300
400
600
Tổng cộng
7.600
7.150
6.450
4.600
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhận xét về kết quả kinh doanh của khách sạn Từ Sơn :
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn đạt hiệu quả tốt. Năm 2012, 2013 và 2014 đã có những kết quả vượt bậc. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú vẫn là một thế mạnh của khách sạn với tỷ trọng trên 70 %. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lữ hành..là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất của khách sạn, và đang tăng dần theo từng năm do dịch vụ của khách sạn ngày một hoàn thiện và đầy đủ. Doanh thu này chủ yếu từ kinh doanh tiệc cưới, hội nghị, sự kiện trong khu vực.
Năm 2015 có sự sụt giảm rõ rệt bên dịch vụ lưu trú do tình hình kinh doanh chung của khu vực, sự hợp tác của các làng nghề với các đối tác nước ngoài hoạt động kém hiệu quả. Đây lại là một nguồn khách chính của khách sạn từ đó gây giảm sút doanh thu. Tuy nhiên bên cạnh đó, các dịch vụ về ăn uống và dịch vụ khác lại gia tăng. Mặc dù doanh thu năm gần nhất của khách sạn giảm sút, tuy nhiên với tiềm lực kinh tế trong khu vực đang dần khả quan, cùng chính sách phát triển du lịch địa phương đang được chính quyền đẩy mạnh. Điều đó hứa hẹn cho những năm kế tiếp doanh thu sẽ khả quan hơn
Năm 2015 , khách sạn đi vào sửa sang, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ăn uống, giải trí, thư giãn, nên mặc dù doanh thu dịch vụ lưu trú có giảm thì dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác vẫn trên đà phát triển tốt
Qua bản báo cáo ta thấy khách sạn cần chú trọng nhiều đến tình hình kinh doanh các dịch vụ bổ sung và tiếp tục phát huy sự tăng trưởng về doanh thu của dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Bảng 1.4: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Kế hoạch năm 2016
1
Doanh thu
Triệu
7.600
7.150
6.450
4.600
5.980
2
Chi phí
Triệu
5.330
5.370
5.160
3.680
4.186
3
Lợi nhuận
Triệu
2.270
1.780
1.290
920
1.794
4
Tổng số lao động
Người
62
62
56
50
44
5
Tiền lương trung bình
Triệu
3.7
3.7
4,2
4.8
5,0
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
1.4. Điểm mạnh điểm yếu của Khách sạn Từ Sơn
1.4.1. Điểm mạnh
Do khách sạn nằm trên quốc lộ ở trung tâm khu vực thị xã Từ Sơn, nơi tập trung của các làng nghề trong khu vực, cũng như gần nhiều danh lam thắng cảnh nên thu hút được khá nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Hơn nữa khách sạn có quan hệ tốt với với các công ty lữ hành, với kinh nghiệm và chất lượng phục vụ tốt khách sạn đã tạo được uy tín với thị trường
Khách sạn cũng liên kết với các công ty liên doanh, công ty nước ngoàihợp tác cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho các trường hợp khách công tác của các công ty.
Về nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật, khách sạn luôn kịp thời nắm bắt xu hướng xu thế , kịp thời bổ sung, cập nhật và sửa chữa khách sạn cho phù hợp với tình hình kinh tế chung trong khu vực. Nên cơ sở vật chất của khách sạn luôn mới mẻ, đầy đủ tiện nghi
Về nguồn nhân lực trong khách sạn nhìn chung đều là nguồn nhân lực được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt, đặc biệt là bộ phần bàn và bộ phận lễ tân.
1.4.2. Điểm yếu
Vào thời điểm năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng caosố lượng khách giảm nên công suất sử dụng phòng của khách sạn có xu hướng giảm. Bên cạnh đó mặc dù khách sạn nằm khu vực trung tâm nhưng do xây dựng sớm nên cơ sở vật chất có khu vực có phần đã bị xuống cấp mà chưa được sửa chữa kịp thời.
Bên cạnh đó, nguồn lao động trong khách sạn có độ tuổi cao hơn so với độ tuổi trung bình trong ngành du lịch. Các dịch vụ của khách sạn hiện nay vẫn chưa đủ đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng đủ mọi sự mong đợi của khách.
Hiện tại do mặt bằng của khách sạn còn hẹp cho nên khu vực để xe còn chưa đủ độ lớn, chưa có đội ngũ xe oto nhiều vẫn phải thuê ngoài nên chưa tối đa được lợi nhuận.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN TỪ SƠN :
2.1. Thực trạng về nhân sự :
2.1.1 .Lao Động :
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động số lượng nhân viên trong khách sạn khá đông. Đến nay tổng số nhân viên cố định còn lại 50 nhân viên ở tất cả các bộ phận như kế toán, lễ tân, bàn , bar, bếp, buồng phòng, vệ sinh, bảo vệ...Được phân bổ cụ thể như sau :
Giám đốc : 1 người
Lễ tân : 2 người
Nhân viên bàn ( nhà hàng + bar ) : 16 người
Nhân viên buồng phòng : 6 người
Nhân viên quầy bar : 3 người
Nhân viên bếp : 5 người
Quản lý nhà hàng : 1 người
Kế toán : 2 người
Hành chính nhân sự, hàng hóa : 1 người
Thu ngân :2 người
Kỹ thuật :2 người
Bảo vệ : 3 người
Số nhân viên này đều được đào tạo, sử dụng , quản lý tốt. Qua quá trình làm việc,một phần do ảnh hưởng của kinh tế, mà hiên nay khác sạn đã giảm nhân sự xuống còn 44 nhân viên , tức là giảm đi 6 người.
Chỉ tiêu
Số Lượng (Người)
Đại Học
Cao Đẳng
Trung Cấp và THPT
HĐ dài hạn
22
6
8
8
HĐ Ngắn Hạn
17
-
9
8
Cán Bộ Quản Lý, LĐ Gián Tiếp
5
2
3
-
Bảng 6:Tình hình nhân lực của khách sạn (2016)
Tình hình nhân sự của khách sạn thì lao động hợp đồng ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhưng họ thực sự là những người làm hết mình, là đội ngũ lao động trẻ khoẻ có trình độ học vấn và tay nghề cao.
Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch, Nhà Hàng - Khách sạn và Quản trị kinh doanh còn một số ít tốt nghiệp các chuyên ngành khác thì đã được theo học các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ Khách sạn do các trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn - Du lịch tổ chức.
Nhìn chung trình độ lao động trong khách sạn chưa đồng đều giữa những người lao động. Nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn khác thì khách sạn Hùng Phong có đội ngũ lao động với trình độ tương đối cao và đây là một lợi thế của khách sạn.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Vấn đề xác định độ tuổi để tuyển chọn đội ngũ lao động phù hợp gặp nhiều khó khăn, các độ tuổi trung bình quá trẻ thì rất thích hợp với tính chất công việc phục vụ nhưng lại ít kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại độ tuổi trung bình quá cao, có kinh nghiệm nghề nghiệp song lại không phù hợp với tính chất công việc phục vụ.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu lao động theo độ tuổi của khách sạn Từ Sơn ta phân tích và xem xét bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng lao động theo độ tuổi (2016 )
Các tổ bộ phận
Số lượng (người)
Độ tuổi trung bình
Ban lãnh đạo
2
48
Lễ tân
2
28
Buồng
6
33
Bàn
16
26
Bar
3
28
Bếp
5
35
Bảo vệ
3
55
Kỹ thuật
2
37
Thu ngân
2
28
Hành chính kế toán
3
35
Tổng số
44
32.39
Qua bảng trên ta thấy: Độ tuổi trung bình của lao động trong khách sạn là 33,01 với độ tuổi này có thể nói là tương đối cao so với tính chất của công việc phục vụ. Tuy vậy khách sạn lại có ưu thế về số nhân viên có tay nghề cao và kinh nghiệm nghề nghiệp.
Mặt khó khăn của khách sạn trong quá trình trẻ hoá đội ngũ nhân viên đó là chế độ nghỉ hưu, chế độ này được tuân theo quy định của luật lao động là nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi. Tuy nhiên, ở bộ phận lễ tân, bàn, bar là phải có ngoại hình đẹp khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ khá.
Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính
Các chỉ tiêu
Nam
Nữ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Ban lãnh đạo
2
4.55
_
_
Lễ tân
2
4.55
-
-
Buồng
_
_
6
13.64
Bàn
5
11.36
11
25
Bar
3
6.8
_
_
Bếp
4
9.1
1
2.27
Bảo vệ
3
6,8
_
_
Kỹ thuật
2
4.55
_
_
Thu ngân
-
-
2
4.55
Hành chính kế toán
_
_
3
6.82
Tổng số
21
47.72
23
52.28
Theo cơ cấu này, số lượng lao động nam là 21 người chiếm 47.72%, số lượng nữ là 23 người chiếm 52.28% trên tổng số lao động trong khách sạn. Lao động nam chủ yếu tập trung ở các bộ phận như: bảo vệ, bảo dưỡng, bar. Lao động nữ tập trung ở các bộ phận như buồng, bàn, lễ tân, bếp, kế toán. Với tỷ lệ này thì số lượng lao động nam là tương đối thấp hơn nữ.
Trình độ học vấn
Bảng 2.4: Số lượng lao động phân theo trình độ học vấn
Bộ phận
Đại học
Cao đẳng và trung học
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Ban lãnh đạo
2
4.55
_
_
Lễ tân
1
2.27
1
2.27
Buồng
_
_
6
13.64
Bàn, Bar
1
2.27
15
34.09
Bếp
_
_
5
13.36
Bảo vệ
_
_
2
4.55
Bảo dưỡng
_
_
2
4.55
Thu Ngân
1
2.27
1
2.27
Hành chính kế toán
3
6,8
-
-
Tổng số
8
18.18
36
81.82
Đội ngũ lao động trong khách sạn có trình độ học vấn tay nghề cao: Số lượng nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại, kinh doanh khách sạn là 8 người chiếm 18.18% lao động trong khách sạn. Số lượng nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn du lịch là 65%, còn lại 35% tốt nghiệp trường khác, do vậy nó ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên khách sạn đã có những biện pháp khắc phục nhược điểm này bằng cách mở ra những lớp bồi dưỡng kiến thức chung cho nhân viên. Riêng đối với bộ phận kế toán - hành chính số có trình độ học vấn cao nhất trong các bộ phận sản xuất khác, một mặt là do tính chất của công việc đòi hỏi.
Nhận xét:
Số lượng lao động trong khách sạn là khá hợp lý, tuy nhiên còn một số nhân viên tốt nghiệp chuyên nghành khác, thì khách sạn cần mở những lớp bồi dưỡng về chuyên nghành nghiệp vụ khách sạn- du lịch do các trường tổ chức.
Độ tuổi trung bình của nhân viên khách sạn là cao so với tính chất của công việc (32.39 tuổi). Do vậy vấn đề đào tạo lại là khó khăn. Nhưng bên cạnh đó có những thuận lợi là sau nhiều năm hoạt động, khách sạn đã có một đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm và tận tâm với công việc.
Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao đây cũng là một ưu điểm để thu hút khách, tạo nên một chất lượng sản phẩm có uy tín trong kinh doanh khách sạn.
Hầu hết các nhân viên đều tận tâm, tận lực với công việc luôn sẵn sàng giúp đỡ khách và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
2.2.2. Thực Trạng Về Công Tác Quản Trị Nhân Sự Tại Khách Sạn Từ Sơn :
2.2.2.1. Công tác tuyển chọn nhân sự:
Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khách sạn đã có những đổi mới trong công tác quản trị nhân sự, một trong số đó là công tác tuyển chọn, sử dụng lao động. Cũng như các khách sạn khác, việc tuyển chọn lao động ở khách sạn chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, sau một thời gian làm việc, hết hạn hợp đồng cũ nếu xét thấy ngừơi được tuyển dụng có năng lực thì khách sạn sẽ ký hợp đồng dài hạn. Sự đổi mới trong hình thức tuyển chọn này là ưu việt và tiến bộ. Nó giúp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn, ngoài ra nó còn giảm chi phí đào tạo lại nguồn lao động. Tuy nhiên, nhiều khi tuyển dụng lao động có những hạn chế, tuy khách sạn có uy tín nhưng không thể giữ chân một số cán bộ, lao động giỏi, họ tới những cơ sở có điều kiện làm việc tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh vấn đề tuyển dụng, khách sạn phải có những vấn đề khuyến khích và đãi ngộ một cách thoả đáng nhằm ổn định tình hình nhân lực cũng như tạo chất lượng cao cho nguồn nhân lực của mình.
Phương pháp tuyển dụng
Đối với các bộ phận khác nhau thì áp dụng phương pháp tuyển dụng khác nhau, hầu hết lao động ở bộ phận lễ tân đều được tuyển dụng qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Đây là phương pháp có hiệu quả cao được nhiều khách sạn áp dụng.
Ngoài ra khách sạn có liên hệ với nhiều trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch, có chính sách thu hút những lao động có trình độ cao.
Nhìn chung, tuy có những vấn đề còn tồn tại trong công tác tuyển chọn sử dụng nhân sự nhưng khách sạn đã có nhiều sự tiến bộ rõ rệt . Hiện nay khách sạn đang cố gắng hoàn thiện công tác này, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên khách sạn.
2.2.2.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Để tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khách sạn đã chú trọng đầu tư đến công tác đào tạo lao động, đây là một hoạt động đầu tư đem lại những lợi ích lớn và lâu dài. Các hình thức đào tạo mà khách sạn đã và đang tiến hành:
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên thông qua các khoá học ngắn ngày, chuyên sâu ở các trung tâm. Với hình thức này, khách sạn đã có nhiều thành công, đã đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, nghiệp vụ và thái độ đối với công việc tốt.
- Hình thức gửi đi du học hoặc khảo sát ở nước ngoài cũng được khách sạn quan tâm nhiều. Khách sạn đã cố gắng tạo điều kiện và khuyến khích họ nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn. Kết quả của hình thức này là khách sạn đã có một số cán bộ nhân viên xuất sắc có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi.
- Ngoài ra khách sạn còn áp dụng nhiều hình thức khác để nâng cao tay nghề cho nhân viên như cho họ đi thực tập tại một số khách sạn lớn làm ăn có hiệu quả để có thể có những nhận thức khách quan và có kinh nghiệm cho công việc của khách sạn cũng như bản thân nhân viên.
2.2.2.3. Bố trí và sử dụng nhân sự trong khách sạn.
Với một số lượng lao động không phải là ít, thì rất khó khăn cho công tác bố trí và sử dụng nhưng khách sạn đã có những chỉnh lý, bố trí một cách hợp lý và tương đối hiệu quả trong các thời vụ.
Theo mô hình tổ chức, Giám đốc là người quản lý chung toàn bộ khách sạn và chỉ đạo trực tiếp bốn tổ, các bộ phận sản xuất chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc. Lao động trong khách sạn được chia làm chín tổ, mỗi tổ gắn liền với từng chức năng hoạt động của nó, từ đó tạo nên một cơ cấu quản lý kinh doanh hiệu quả.
Ở các bộ phận, lao động được bố trí vào những chức vụ khác nhau gắn với từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể dưới sự giám sát của giám đốc, phó giám đốc và tổ trưởng các bộ phận. Lao động được phân công theo công việc với thời gian biểu rõ ràng, ca làm việc hợp lý với từng lĩnh vực khác nhau. Như bộ phận lễ tân về thời gian cần bố trí lao động làm việc 18/24h trong ngày chia làm hai ca (9h/ ca)
Bộ phận bếp các nhân viên trong bếp chịu sự quản lý của bếp trưởng trong việc tiến hành chế biến các món ăn. Công việc sắp xếp số lượng lao động chia làm hai ca chính: sáng, chiều.
Bộ phận phục vụ lưu trú thời gian được chia làm hai ca chính phục vụ 24/24h, tổ trưởng chịu trách nhiệm về tất cả các việc xảy ra ở bộ phận mình, có sự quan tâm động viên, khuyến khích nhân viên tổ mình làm việc tốt hơn, nhiệt tình.
Nhìn chung việc bố trí lao động và sử dụng lao động trong khách sạn đã đạt được một số thành công thể hiện ở sự bố trí hợp lý phân công lao động hiệu quả ở mỗi bộ phận. Các bộ phận này có khả năng hoạt động tương đối tốt, ít gặp phải những vướng mắc về quản lý, cơ cấu, về công việc, về cường độ lao động, về quan hệ giữa các nhân viên trong khách sạn.
2.2.2.4. Công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng.
Tổng quỹ lương là tổng số tiền lương mà khách sạn phải trả cho người lao động do đã hoàn thành công việc trong một thời kỳ nhất định. Quỹ lương được xem như là một khoản mục trong tổng chi phí của khách sạn. Quỹ lương phụ thuộc vào khối lượng và hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh. Quỹ lương hàng năm của khách sạn được xác định trên cơ sở phần trăm lợi nhuận đặt ra.
Phương án trả lương: Phương án phân phối lương, thưởng.
Trước hết quỹ lương, thưởng được phân phối cho nhân viên, cán bộ khách sạn theo các khoản sau:
-Lương cơ bản:
-Tiền trách nhiệm, tiền hoạt động có hiệu suất
-Tiền chi cho tăng ca trực đêm
-Tiền bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên làm việc trong ngày nghỉ.
- Tiền tip
Tiền lương trả cho người lao động trong khách sạn từng tháng được tính dựa trên số công lao động của người đó trong tháng, bao gồm:
Công lao động trong giờ hành chính
Công lao động thuộc ngày nghỉ do Nhà nước quy định như chủ nhật, lễ tết.
Công lao động thuộc ngày nghỉ được tính gấp 2 lần, ngày lễ tết thì được tính gấp 3 lần công lao động trong giờ hành chính.
Việc phân phối tiền lương dựa trên hệ số. Cách tính hệ số như sau:
Lương bình quân = Tổng quỹ lương
Tổng số nhân viên
Tóm lại: khi xem xét các phương án phân phối lương, thưởng ở khách sạn. Một nhận xét chung có thể rút ra là tất cả các phương án phân phối đều dựa trên các yếu tố số ngày công, lương cơ bản, cấp bậc trình độ, tính chất lao động, hiệu quả công việc. Đây là những yếu tố có tác dụng khuyến khích người lao động trong công việc được giao.
Chế độ khen thưởng – kỷ luật người lao động.
Hầu hết các khách sạn đều có những hình thức khen thưởng hay kỷ luật riêng theo quy định của từng khách sạn. Trong quản lý lao động ngoài những biện pháp hành chính mang tính chất bắt buộc, người lao động phải tuân theo những nội quy lao động. Ngoài ra còn có những hình thức khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Ở chế độ khen thưởng tại khách sạn ngoài việc căn cứ vào việc khách sạn hoàn thành vượt mức về doanh thu, về lợi nhuận, còn có hình thức thưởng đột xuất chẳng hạn thưởng cho nhân viên có sáng kiến cải tạo lao động, nâng cao năng suất lao động, những nhân viên phục vụ tốt được khách khen ngợi, những nhân viên làm tốt công tác tiếp thị đem lại cho khách sạn những nguồn khách lớn. Tất cả những khoản thưởng này tuy không nhiều nhưng nó có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Những khoản thưởng này trích từ quỹ khen thưởng của khách sạn. Bên cạnh đó còn có hình thức kỷ luật căn cứ vào tiền lương.
Tổ chức và quản lý lao động: Lao động trong khách sạn được tổ chức theo kiểu khối, tổ: Mỗi tổ làm những công việc khác nhau tuỳ theo tính chất của từng nghiệp vụ. Việc quản lý nhân sự có giám đốc và quản lý khách sạn. Riêng các tổ thì có tổ trưởng mỗi tổ. Những bộ phận không phải trực tiếp tiếp xúc với khách thì làm việc theo giờ hành chính. Còn những bộ phận trực tiếp thì chia làm 3 ca. Nói chung, việc tổ chức lao động làm theo ca là hợp lý đối với những người lao động trong khách sạn. Hàng ngày, hàng ca các tổ trưởng thực hiện chấm công lao động. Trong quản lý tổ chức lao động khách sạn cho phép mọi người lao động có quyền đóng góp ý kiến hoặc chất vấn về các chủ trương, công tác, chỉ tiêu kế hoạch, các mặt quản lý của khách sạn nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: có tổ chức, đúng nơi, đúng quy định.
Quản lý lao động theo biện pháp hành chính.
Ngoài những quy định của Nhà nước ban hành, trong quy chế về lao động, khách sạn có đưa ra quy định của giám đốc khách sạn. Quy định được đề ra nhằm giáo dục cán bộ nhân viên nghiêm chỉnh, tự giác, chấp hành những quy định, có ý thức cao đối với trách nhiệm được giao.
Nội quy của quy định bao gồm: - Qui định về phạm quy trách nhiệm.
- Kỷ luật lao động.
- Kỷ luật quản lý tài chính, tài sản.
- Điều khoản thi hành.
Trong đó đối với trường hợp vi phạm nhẹ hoặc vi phạm lần đầu thì nhắc nhở, phê bình. Tái phạm hoặc vi phạm nặng thì sẽ sử phạt có thể trừ vào tiền lương. Nếu lỗi nặng thì xử lý kỷ luật tuỳ theo mức vi phạm. Tuy nhiên trong thời gian thực tế tại đây việc quản lý lao động của khách sạn vẫn chưa chặt chẽ, các cán bộ quản lý chưa thật sự nghiêm khắc với nhân viên cho nên tác phong làm việc của nhân viên phục vụ trong khách sạn chưa được tốt.
Doanh thu của khách sạn trong vài ba năm gần đây ở hầu hết các dịch vụ ăn uống và bổ sung đều giảm đi. Tổng doanh thu của khách sạn giảm xuống một cách rõ rệt so với các khách sạn khác. Điều này không có nghĩa là công tác quản lý lao động ở đây kém hiệu quả mà là do một số nguyên nhân sau:
- Do xuất hiện nhiều khách sạn kinh doanh mới ra đời trên địa bàn. Nhu cầu không tăng, do đó khách sạn vẫn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng loạt các khách sạn mới xây dựng.
- Dịch vụ trong khách sạn thiếu tính đồng bộ, dịch vụ vừa thiếu vừa thừa. Ví dụ: nhân viên chạy bàn ăn, lễ tân.Nhân viên chạy bàn nhiều lúc dư thừa, số lượng khách ăn tại khách sạn giảm dần, còn về lễ tân thì nhiều lúc khách đông mà nhân viên lại ít.
- Thị trường khách du lịch có nhiều biến động, số lượng khách đến không tăng như dự kiến, số khách công vụ đến tìm kiếm cơ hội làm ăn ít.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách sạn, do vậy trong thời gian tới khách sạn cần có phương hướng kinh doanh mới, đặc biệt cần quan tâm đến việc tổ chức nhân lực trong khách sạn sao cho hợp lý. Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến chất lượng phục vụ của khách sạn.
2.2.3. Nhận Xét Về Quản Trị Nhân Sự Tại Khách Sạn :
Vấn đề quản trị nhân lực từ trước tới nay đã được khách sạn quan tâm chú trọng đến. Qua mấy năm gần đây khách sạn đã làm được nhiều việc có kết quả giúp khách sạn đứng vững trong thị trường, trong đó có đóng góp rất lớn của đội ngũ lao động. Cơ cấu lao động của khách sạn khá hợp lý, đội ngũ lao động hài lòng về những công việc mình làm vì họ cảm thấy thích hợp với công việc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc. Họ còn nhận được nhiều chế độ ưu đãi khuyến khích (như chính sách ưu tiên đối với lao động giỏi, chính sách bảo hiểm xã hội) Chất lượng lao động với trình độ có tay nghề nhiều kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng khá hơn so với các khách sạn cùng loại ở Từ Sơn- Bắc Ninh. Điều này thể hiện rõ ràng ở chất lượng phục vụ. Khách sạn từ trước tới nay luôn được khách du lịch đánh giá cao về chất lượng ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mot_so_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_dao_tao_nhan_s.docx