Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 (Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 3

I/ Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 3

2.Vai trò của công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 4

3. Chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 6

3.1. Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 6

3.2. Nguyên tắc của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 7

4. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 10

4.1. Phân theo góc độ thời gian 10

4.2. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch 10

II/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 12

1. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp 12

1.1. Công tác lập kế hoạch 12

 1.2. Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. 15

 1.2.1 Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch 15

 1.2.2. Các thành viên tham gia công tác kế hoạch 16

2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp. 18

 2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của quản lý doanh nghiệp. 18

2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của kế hoạch trong doanh nghiệp. 19

2.2.1. Yêu cầu đối với kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 19

2.2.2. Nội dung hoàn thiện công tác kế hoạch hóa đặc biệt hoàn thiện công tác lập kế hoạch .20

 

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA Ở CÔNG TY LILAMA 69-3 24

I/ Tổng quan về Công ty Lilama 69-3 24

1. Tổng quan về Công ty Lilama 69-3 24

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lắp máy và xây dựng 69-3 24

1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty lắp máy và xây dựng 69-3. 25

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty lắp máy và xây dựng 69-3 27

1.3.1. Cơ cấu tổ chức .27

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của Công ty.29

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 31

3. Một số đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quản lý có ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hóa của Công ty 32

3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 32

3.2. Đặc điểm về thị trường của Công ty 33

3.3. Đặc điểm về nguồn cung ứng và quản lý nguyên vật liệu của Công ty 34

3.3.1. Đặc điểm về quản lý nguyên vật liệu 35

3.3.2. Đặc điểm về nguồn cung ứng 34

3.4. Đặc điểm về quản lý và khai thác máy móc thiết bị . 36

3.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 37

3.6. Đặc điểm về tài chính và vốn kinh doanh 38

II/ Thực trạng công tác kế hoạch hóa ở Công ty Lilama 69-3 39

1. Thực trạng công tác lập kế hoạch của Công ty Lilama 69-3 39

2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch 48

3. Đánh giá chung về Công tác kế hoạch hoá của Công ty Lilama 69-3 49

3.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hóa 49

3.1.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hoá 49

3.1.2. Nguyên nhân của những mặt đã làm được 51

3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 52

3.2.1. Những mặt còn tồn tại 52

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 53

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA Ở CÔNG TY LILAMA 69-3 54

I/ Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch 54

1. Chú trọng công tác hoạch định các mục tiêu chiến lược của Công ty 54

2. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo 60

2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường. 60

 2.2. Đẩy mạnh công tác dự báo. .63

3. Hoàn thiện hệ thống kế hoạch tác nghiệp. 65

4. Củng cố Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp và tăng cường sự phối hợp hoạt động trong công tác kế hoạch. 67

II/ Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch 70

1. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch. 70

2. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với Công ty. 71

3. Đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch cần thiết và kịp thời 72

4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác kế hoạch. 74

KẾT LUẬN 76

Danh mục tài liệu tham khảo 77

MỤC LỤC 78

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 (Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc và thường không lặp lại. Với đặc điểm này quá trình sản xuất sản phẩm thường không có tính ổn định đặc biệt là cơ cấu tổ chức dễ bị xáo trộn khi chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Do vậy việc tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính linh hoạt cao để đồng thời thực hiện sản xuất nhiều sản phẩm. Điều này là một yêu cầu lớn đặt ra đối với công tác kế hoạch hóa của Công ty. Thứ hai, Sản phẩm thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu có thể từ năm này qua năm khác. Do đó, khi xây dựng kế hoạch phải tính đến những công việc dở dang chuyển tiếp từ năm trước sang. Đồng thời, Công ty cần có kế hoạch sắp xếp các công việc và phối hợp chúng sao cho tiết kiệm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án đúng thời hạn. Thứ ba, sản phẩm có đòi hỏi cao về chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm chế tạo lắp đặt các dây truyền sản xuất công nghiệp. Vì thế ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn lực của Công ty kế hoạch sản xuất cũng phải đảm bảo yêu cầu định mức kinh tế kỹ thuật theo qui định. Hiện nay sản phẩm do Công ty sản xuất đang có xu hướng đa dạng hóa vì thế ngoài việc xây dựng các kế hoạch sản xuất cho sản phẩm chính Công ty phải lập kế hoạch sản xuất cho các sản phẩm khác. 3.2. Đặc điểm về thị trường của Công ty Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Theo đó, nhu cầu thị trường của ngành lắp máy ngày càng tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty lắp máy nói chung và Công ty Lilama 69-3 nói riêng. Thị trường của Công ty có những đặc điểm sau: Thị trường của Công ty chỉ trong phạm vi trong nước nhưng mở rộng ở phía Bắc. Như vậy thị trường hoạt động của Công ty là khá lớn, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có khả năng thâm nhập thị trường tuy nhiên lại gây khó khăn cho công tác kế hoạch trong việc phân tích đánh giá các nhân tố thuộc về địa phương nơi có công trình thi công. Là một Công ty con nằm trong Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam nên Công ty được giao rất nhiều công trình do Tổng Công ty trúng thầu. Đặc điểm đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch của Công ty trong việc dự báo khả năng thắng thầu nhưng lại hạn chế tính năng động của Công ty. Xu hướng chung hiện nay là các Tổng Công ty tạo tính tự chủ cho các Công ty nên số công trình giao cho Công ty sẽ giảm và số công trình tự tìm kiếm sẽ ngày càng tăng. Do vậy mức độ cạnh tranh mà Công ty gặp phải sẽ ngày càng gay gắt. Công ty phải tạo lợi thế trong Tổng Công ty để được giao nhiều việc hơn cũng như với các Công ty khác để có thể trúng thầu. Việc tạo lợi thế đó cũng là một đòi hỏi đặt ra đối với công tác kế hoạch hóa của Công ty. 3.3. Đặc điểm về nguồn cung ứng và quản lý nguyên vật liệu của Công ty 3.3.2. Đặc điểm về nguồn cung ứng Nguyên vật liệu chính hiện nay Công ty đang sử dụng là các loại thép phi tiêu chuẩn, thép tấm, sơn. Để tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường Công ty Lilama 69-3 luôn cam kết trong hồ sơ dự thầu là chỉ sử dụng những vật tư có chất lượng cao. Do vậy, với nguyên liệu nhập khẩu như thép tấm, thép phi tiêu chuẩn, Công ty không trực tiếp nhập khẩu mà thông qua các nhà nhập khẩu có uy tín và có quan hệ lâu dài với Công ty như Công ty TNHH Thương mại Ánh Ngọc, Công ty TNHH Hoàng Hưng. Đối với các nguyên vật liệu khác như sơn, oxi thì nguồn cung ứng trong nước đáp ứng được yêu cầu của Công ty, Công ty sử dụng sơn của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, oxi của Công ty TNHH Messer Hải Phòng. Công ty đã thiết lập hệ thống nhà cung ứng tin cậy đảm bảo cung ứng vật liệu đúng thời điểm, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của Công ty. 3.3.1. Đặc điểm về quản lý nguyên vật liệu Công ty Lilama 69-3 với sản phẩm thi công là các công trình chìa khóa trao tay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc vì vậy chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành công trình. Vì thế hoạt động quản lý nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện với những đặc điểm sau: - Với các loại nguyên vật liệu đặc trưng thì Công ty trực tiếp quản lý việc mua sắm, lập kế hoạch mua sắm vật tư, quyết toán việc sử dụng vật tư cho các công trình. Hạn mức sử dụng nguyên vật liệu do Công ty quản lý dựa trên các văn bản hướng dẫn xuống các đội sản xuất. - Với các loại nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu có tính chất kỹ thuật đơn giản, có giá trị nhỏ thì các đội tự tìm kiếm nguồn cung ứng và tiến hành mua sắm trên cơ sở quản lý chi phí của Công ty. Các đội có nhu cầu nguyên vật liệu lập bảng nhu cầu vật tư trình lên phòng tài chính kế toán vật tư và phòng này sẽ tiến hành cấp phát nguyên vật liệu. Các đội hàng tháng phải nộp báo cáo về sử dụng vật tư theo quy định của Công ty. Vật tư của Công ty với những loại nguyên vật liệu đặc trưng có quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu khác có tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ, ngành, của chủ đầu tư quy định trong hồ sơ mời thầu. - Định kỳ Công ty tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ và có phương án điều động vật tư từ đơn vị này sang đơn vị khác đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho quá trình thi công. Công ty đã quan tâm đến công tác mua sắm vật tư, sủ dụng vật tư sao cho vừa tiết kiệm vật tư vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các đội sản xuất, đảm bảo chất lượng công trình để từ đó hạ giá thành công trình, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong khi đấu thầu công khai các công trình. Giá thành công trình được Công ty tính trong giá dự thầu công trình. giá vật tư căn cứ vào đơn giá vật tư hàng tháng của nguyên vật liệu xây dựng trong thông báo của sở tài chính vật giá các tỉnh, các qui định của Nhà nước. Vậy từ thời điểm tính giá dự thầu cho đến khi công trình thi công nếu giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm đều gây ra khó khăn cho các công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của Công ty. 3.4. Đặc điểm về quản lý và khai thác máy móc thiết bị Do đặc điểm của sản phẩm yêu cầu nên máy móc thiết bị của Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 phải hiện đại, đa dạng về chủng loại đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật, đảm bảo công trình có chất lượng, giá cả hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ. Thị trường lắp máy ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và yếu tố công nghệ có tính quyết định đến khả năng trúng thầu. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty Lilama 69-3 phần lớn là các thiết bị đặc trưng, trang thiết bị đủ về chủng loại, phong phú đáp ứng được yêu cầu của sản xuất về cơ bản. Nhìn chung hiện trạng hệ thống máy móc của Công ty đều tốt đảm bảo thực hiện được khối lượng công việc ổn định và hoàn thành kế hoạch. Hệ thống máy móc thiết bị là rất lớn, đa dạng cho nên công tác quản lý và khai thác được thực hiện như sau: - Với những máy móc có giá trị lớn, đặc trưng thì Công ty trực tiếp quản lý. Khi có nhu cầu Công ty lập kế hoạch sử dụng thông qua đội thi công cơ giới và chịu sự điều khiển trực tiếp của Giám đốc và Phòng quản lý máy. Hệ thống trang thiết bị đó phục vụ cho thi công các công trình toàn Công ty. - Với những máy móc thiết bị có giá trị nhỏ được giao cho các đội tự quản lý. Đội trưởng các đội có trách nhiệm quản lý và sử dụng, báo cáo với Công ty về năng lực của hệ thống máy móc đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Khi các đội có nhu cầu mua sắm các thiết bị nhỏ sẽ đề xuất lên Giám đốc để được phê duyệt 3.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực Khi mới thành lập Công ty, số CBCNV mới chỉ có 525 người, qua quá trình phát triển, ngày càng mở rộng về quy mô sản xuất, từ đó yêu cầu về nhân sự ngày càng lớn hơn. Đến nay, số lượng CBCNV trong Công ty đã lên tới hơn 2000 người, có độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Với chính sách tuyển dụng lao động của mình, Công ty Lilama 69-3 đã tập hợp được một tập thể lao động có chất lượng cao, kỷ luật, đoàn kết, được đào tạo chính quy, bồi dưỡng thường xuyên và đã được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công ty có một đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ chuyên môn cao. Số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ cao (11.7 %). Độ tuổi trung bình là 32 tuổi và phần lớn lao động của Công ty nằm trong độ tuổi 20 – 29 tuổi nên rất phù hợp bởi đây là độ tuổi sung sức năng động, đầy nhiệt huyết phù hợp với những công việc cần sức khỏe dẻo dai. Với tình hình lao động như hiện nay, Công ty có thể đảm bảo tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất, đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà nước giao, khai thác tìm hiểu thị trường để kinh doanh những mặt hàng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường. Mặt khác tỷ trọng lao động nam chiếm áp đảo so với nữ, điều này phù hợp với công việc sản xuất nặng nhọc và thường xuyên phải di chuyển của Công ty. Nguồn nhân lực có nhiều điểm thuận lợi như vậy sẽ giúp Công ty tổ chức và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên do yêu cầu của công việc mang tính mùa vụ, hoặc do muốn đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đảm bảo bàn giao đúng tiến độ mà các đội phải có kế hoạch tuyển dụng lao động hoặc thuê ngoài. Công ty phải giám sát hoạt động thuê lao động của các đội đảm bảo đủ số lao động với chi phí hợp lý. 3.6. Đặc điểm về tài chính và vốn kinh doanh Với đồng vốn ban đầu hạn hẹp: 2.523 triệu đồng, qua quá trình hoạt động và phát triển đến nay tổng số vốn đầu tư phát triển của Công ty lên tới 44.497 triệu đồng. Trong đó: - Vốn xây lắp là: 26.471 triệu đồng - Vốn mua sắm thiết bị là: 18.026 triệu đồng Được phân theo nguồn vốn: - Vốn tín dụng ĐTPTNN: 19.900 triệu đồng. - Vốn tín dụng thương mại: 23.300 triệu đồng. - Vốn khác : 1.297 triệu đồng. Từ năm 2005 Công ty đã chuyển hướng sản xuất: doanh thu thực hiện từ phần gia công chế tạo chiếm 45% tổng doanh thu, chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất chiếm từ 68-70% giá thành, trong khi vốn kinh doanh của Công ty thấp (15 tỷ đồng), do đó Công ty phải vay ngân hàng ngay sau khi ký các hợp đồng để triển khai thực hiện. Sau khi công trình hoàn thành việc ký hồ sơ nghiệm thu quyết toán để thu hồi vốn rất khó khăn và kéo dài, lãi vay trả ngân hàng càng tăng lên, làm hiệu quả SXKD của Công ty bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến việc lập cũng như thực hiện kế hoạch của Công ty. Cụ thể một số công trình chính như sau: Công trình xi măng Phúc Sơn - Hải Dương: Tổng giá trị ký hợp đồng là: 120,3 tỷ đồng. Thời gian thực hiện: từ tháng 10/ 2003 đến tháng 6/2005. Số tiền chủ đầu tư còn nợ Công ty là: 15,9 tỷ đồng Công trình xi măng Pá Vinh: Công ty thi công từ ngày 10/9/2004, hoàn thành ngày 16/4/2005, giá trị nghiệm thu của hợp đồng là 13,025 tỷ đồng, trong đó Công ty mới được thanh toán với số tiền là: 7,42 tỷ đồng. Công trình xi măng Sông Gianh: Thời gian thi công từ tháng 3/2005. Giá trị trên 8,3 tỷ đồng, (theo hợp đồng ban đầu Tổng Công ty giao là: 4,5 tỷ đồng, phát sinh do thực hiện khối lượng của các Công ty khác chuyển sang để đảm bảo tiến độ chung của Tổng Công ty là 3,8 tỷ đồng). Công ty đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc được giao. Giá trị mới được thanh toán là 4,8 tỷ đồng. Công trình xi măng Hải Phòng mới: Thời gian thi công từ tháng 6/2004. Giá trị hợp đồng là 8,13 tỷ đồng, Công ty đã thực hiện được 95-97% khối lượng công việc được giao. Giá trị được thanh toán là: 6,68 tỷ đồng. Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc Gia: Thời gian thi công từ tháng 6/2005. Giá trị tạm tính là 8,3 tỷ đồng, (khối lượng gia công kết cấu thép giá trị là 5 tỷ đồng đã chế tạo xong từ tháng 10/2005 và vận chuyển đến công trường, khối lượng gia công và lắp đặt hệ thống thông gió giá trị là 3,3 tỷ đồng đến nay đã hoàn thành 95% khối lượng công việc được giao). Công ty mới được tạm ứng 1,84 tỷ đồng. Công trình nhiệt điện Na Dương: Công trình được thi công từ năm 2003 đến nay vẫn chưa thu hồi được hết tiền. II/ Thực trạng công tác kế hoạch hóa ở Công ty Lilama 69-3 1 Thực trạng công tác lập kế hoạch của Công ty Lilama 69-3 Công tác lập kế hoạch của Công ty nhìn chung đã được tiến hành theo các bước sau: Bước 1 Công ty tiến hành thu thập thông tin cần thiết cho công tác lập kế hoạch của mình bằng cách xác định và phân tích các các căn cứ lập kế hoạch sau: Thứ nhất, căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước. Đây là một căn cứ cơ bản quan trọng trong công tác lập kế hoạch của Công ty. Dựa vào kết quả thực hiện kế hoạch để biết những chỉ tiêu nào chưa đạt kế hoạch đề ra. Tìm nguyên nhân và hướng khắc phục cho năm tiếp theo. Thứ hai, căn cứ vào khối lượng thi công chuyển tiếp từ năm trước sang năm kế hoạch. Do đặc điểm của ngành lắp máy là các công trình xây dựng lắp đặt thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu có thể từ năm này qua năm khác, không hoàn thành ngay trong năm tài chính nên khi xây dựng kế hoạch phải tính đến những công việc dở dang chuyển tiếp từ năm trước sang. Cụ thể trong năm 2006 Công ty Lilama lại tiếp tục thực hiện một số công trình gối đầu từ năm 2005 như sau: Bảng 2: Danh mục các công trình gối đầu từ năm 2005 sang năm 2006 của Công ty Lilama 69-3. Đơn vị : Triệu đồng STT Công trình Doanh thu dự tính Doanh thu đã thực hiện đến 2005 Tỷ lệ hoàn thành (%) 1 Xi măng Hải Phòng mới 67000 65000 97 2 Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 36500 31500 86 3 Xi măng Sông Gianh 9200 8150 89 4 Trung tâm hội nghị Quốc gia 8300 4800 58 5 Xi măng Thăng Long 8000 1000 13 Nguồn: Phòng kinh tế- kỹ thuật Thứ ba, căn cứ vào các Công trình Tổng Công ty đã trúng thầu. Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam chuyên thầu các công trình nhưng không trực tiếp thi công mà giao việc cho các Công ty thành viên. Là một công ty mạnh trong Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam nên Công ty được Tổng Công ty giao rất nhiều công trình (gần 50% số công trình Công ty Lắp máy và xây dựng 69-3 thực hiện là do Tổng Công ty giao). Do đó căn cứ này rất quan trọng đối với công tác kế hoạch của Công ty. Cụ thể các dự án mà Tổng Công ty sắp tới sẽ thực hiện như sau: Bảng 3: Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam giai đoạn 2006-2010 stt Tên dự án Địa điểm Tổng mức đầu Tư Công suất Thời gian dự kiến 1 Dự án thủy điện Hủa Na Nghệ An 3.388,5 tỷ đồng 200MW 2006-2009 2 Dự án nhà máy thép 1.600 tỷ đồng 2007-2010 3 Dự án nhà máy chế tạo thiết bị số 2 Hải Phòng 200 tỷ đồng 10.000 T/ năm 2006-2007 4 Dự án nhà máy VP vành đai 3 Hà Nội 200 tỷ đồng 25 tầng 2007-2009 5 Nhà nghỉ đồi Hùng Thắng Quảng Ninh 50 tỷ đồng 2007-2009 6 Nhà nghỉ Nam Sầm Sơn Thanh Hóa 30 tỷ đồng 2007-2009 7 Dự án nhà máy thủy điện Sơn La Sơn La 110 tỷ đồng 6,1 MW 2006-2009 8 Dự án nhà máy thủy điện Sardeung Lâm Đồng 100 tỷ đồng 5 MW 2005-2007 9 Xây dựng khu chung cư cao tầng Đồng Nai 2006-2008 Nguồn: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam Trong đó Công ty đã được giao chế tạo gia công một số thiết bị kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho nhà máy thủy điện Sơn La, gia công và lắp đặt một số thiết bị cho nhà máy thủy điện Hủa Na. Thứ tư, căn cứ vào khối lượng các hợp đồng kinh tế khác được kí kết với khách hàng của Công ty và sẽ thực hiện trong năm kế hoạch. Hơn một nửa doanh thu các Công trình của Công ty Lilama 69-3 thu được từ việc ký kết trực tiếp với chủ đầu tư và nhà thầu khác. Năm 2006 Công ty có các Công trình sau: Bảng 4: Danh mục các dự án đầu tư đã được kí kết của Công ty Lilama 69-3 trong năm 2006. Đơn vị: tỷ đồng STT Các công trình Địa điểm Tổng mức đầu tư 1 Dự án nhà máy xi măng Lam Thạch mở rộng Quảng Ninh 9 2 Dự án Công ty than Cửa Ông Quảng Ninh 112 3 Dự án nhà máy xi măng Sông Thao Phú Thọ 75 4 Dự án bảo trì Công ty cổ phần xây dựng chịu lửu Burwit Hải Dương 1 Nguồn: Phòng kinh tế- kỹ thuật Thứ năm, căn cứ vào các nguồn lực hiện có, khả năng chế tạo thiết bị của Công ty tại các Nhà máy Chế tạo thiết bị Hải Dương và Nhà máy Chế tạo thiết bị và Đóng tàu Lilama 69-3. Đây là căn cứ quan trọng để Công ty xác định khả năng sản xuất của Công ty. Hiện nay Công ty Lilama 69-3 với lực lượng lao động đông đảo có trình độ cao được trợ giúp bởi thiết bị, dụng cụ đo kiểm tiên tiến, hiện đại có thể sản xuất và lắp đặt hoàn chỉnh khoảng 8000 tấn sản phẩm kết cấu thép một năm. Theo các căn cứ đã xác định ở trên Phòng Kinh tế - Kế hoạch – Tổng hợp tiến hành thu thập số liệu tổng hợp kết quả hoạt động năm từ các phòng ban chức năng và các đội công trình; Thu thập số liệu về các dự án đang thực hiện trong năm và có thể chuyển tiếp sang năm sau từ phòng Kinh tế - Kỹ thuật; Thu thập số liệu về các dự án có thể sẽ được Tổng Công ty giao cho hoặc tự kí kết với các chủ đầu tư khác từ Phòng Kinh tế - Kỹ thuật và Phòng Thị trường; Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật của Bộ Xây dựng để tính ra con số cụ thể về khả năng sản xuất của 2 nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương và nhà máy CTTB và Đóng tàu Lilama 69-3. Bước 2 Căn cứ vào các thông tin thu thập được Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp thiết lập các mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp một cách sơ lược rồi trình lên Ban Giám đốc để điều chỉnh và phê duyệt. Ban Giám đốc sẽ điều chỉnh các con số kế hoạch một lần nữa, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết trong năm. Cụ thể nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Giám đốc xác định trong năm 2006 là: - Tập trung các nguồn lực để thi công hoàn thiện các hạng mục được giao tại công trình nhiệt điện Uông Bí - Chế tạo và lắp đặt sản phẩm kết cấu thép giai đoạn I - dự án Công ty than Cửa Ông - Chuẩn bị thi công dự án xi măng Sông Thao, xi măng Lam Thạch - Sửa chữa lớn cho các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Thạch. Bước 3 Từ những thông tin đã thu thập được Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp và Ban Giám đốc so sánh các mục tiêu mong muốn mà Công ty muốn đạt tới với kết quả phân tích đánh giá các số liệu về môi trường thực tế. Từ đó xác định các phương án hành động khác nhau. Do năm 2006 Công ty còn rất nhiều công trình dở dang chuyển từ năm trước sang, các hợp đồng bảo trì bảo dưỡng các nhà máy xi măng dài hạn thêm vào đó là 3 công trình lớn sẽ được kí kết với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Trong khi đó năng lực của Công ty có hạn nên trong năm 2006 Công ty lựa chọn phương án hoạt động như sau: Một là, tiếp tục hoàn thành các công trình đã thực hiện dở dang từ năm trước. Hai là, tập trung các nguồn lực để chế tạo và lắp đặt sản phẩm kết cấu thép giai đoạn I - dự án Công ty than Cửa Ông và chuẩn bị thi công dự án xi măng Sông Thao, xi măng Lam Thạch. Ba là, sửa chữa lớn cho các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Thạch. Bốn là, bảo trì bảo dưỡng cho một số nhà máy xi măng khác theo các hợp đồng đã ký trước đây. Bước 4 Từ phương án đã lựa chọn ở trên, Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp tổng hợp các nhiệm vụ sẽ thực hiện trong năm kế hoạch. Sau đó lập kế hoạch doanh thu các công trình cho năm kế hoạch và kế hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu. Kế hoạch doanh thu và kế hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu của Công ty năm 2006 được phản ánh ở 2 bảng sau: Bảng 5: Kế hoạch doanh thu các công trình của Công ty Lilama 69-3 năm 2006. Đơn vị: tỷ đồng STT Nội dung hoạt động sản xuất Doanh thu I Sửa chữa và bảo trì TBCN 40,5 1 Ximăng Hoàng Thạch 6 2 Xi măng Nghi Sơn 17 3 Xi măng Bút Sơn 4,5 4 Xi măng Chinfon 6 5 Xi măng Phúc Sơn 5 6 Xi măng Tam Điệp 2 II Chế tạo và lắp đặt thiết bị kết cấu thép 157,4 1 Xi măng Hải Phòng mới 2 2 Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 5 3 Xi măng Sông Gianh 10,5 4 Xi măng Hoàng Mai 3 5 Trung tâm hội nghị Quốc gia 9 6 Xi măng Lam Thạch 5 7 Xi măng Thăng Long 50 8 Xi măng Sông Thao 70 9 Công trình than Cửa Ông 1 III Chế tạo lắp đặt khác 1 Tại nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương 4 2 Tại nhà máy CTTB & ĐT lilama 69-3 2,5 3 Các hợp đồng khác 4,9 IV Giá trị sản xuất kinh doanh khác 2,1 1 Tư vấn TK và CGCN 0,1 2 Kinh doanh xăng dầu 2 I + II + III + IV 200 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp Bảng 6: Kế hoạch sản phẩm chủ yếu của Công ty Lilama 69-3 năm 2006. STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2006 Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 Sản phẩm kết cấu thép Tấn 1600 1850 1850 1900 7200 2 Đóng mới tàu phà sông biển Cái 2 2 3 3 10 3 Chế tạo bơm nước các loại Cái 6 8 8 8 30 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp Sau khi xây dựng xong kế hoạch doanh thu các công trình và kế hoạch sản phẩm chủ yếu, Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp dựa trên số liệu của hai bản kế hoạch sản xuất đó để tính toán, cân đối và xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho Công ty. Bảng 7: Kế hoạch tổng hợp của Công ty Lilama 69-3 năm 2006. STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2006 I Giá trị sản xuất và kinh doanh Tỷ đồng 300 1 GTSX xây lắp " 82,4 2 GTSX CN và VLXD " 138 3 GT Khảo sát-Thiết kế-QHXD " 0,1 4 GTSX và KD khác " 79,5 II Tổng doanh thu " 200 III Tổng số nộp ngân sách " 4,5 1 Thuế GTGT " 4,1 2 Thuế xuất nhập khẩu " 3 Thuế khác " 0,1 IV Lợi nhuận trước thuế " 1,5 V Tổng số vốn vốn đầu tư phát triển " 12 1 Đầu tư xây dựng cơ bản " 11 2 Đầu tư mua sắm thiết bị không qua XDCB " 1 VI Lao động và thu nhập 1 Lao động bình quân Người 2.100 2 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Triệu đ/ng 1,6 VII Đào tạo, nghiên cứu khoa học 1 Đào tạo Người 95 2 Nghiên cứu khoa học Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch – Tổng hợp Bước 5 Sau khi hoàn thành, các bản kế hoạch này được trình lên Tổng Công ty để Tổng Công ty xét duyệt. Đội ngũ các chuyên gia của Tổng Công ty sẽ xem xét và điều chỉnh một số nội dung trong các bản kế hoạch rồi gửi xuống Công ty bản kế hoạch chính thức. Có thể khái quát trình tự đó thông qua sơ đồ sau: Tổng Công ty LiLaMa Công ty LiLaMa 69-3 Lập kế hoạch Xét duyệt và giao kế hoạch chính thức 2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch Kế hoạch sau khi được Tổng Công ty phê duyệt chính thức sẽ được triển khai ở cấp Công ty. Ban giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Các phòng ban chức năng căn cứ vào kế hoạch Tổng Công ty giao để triển khai thực hiện các công việc do mình chịu trách nhiệm. Phòng Tài chính – Kế toán – Vật tư và Phòng Kinh tế - Kỹ thuật dựa vào kế hoạch tổng hợp để cung ứng vật tư. Xác định được để hoàn thành kế hoạch sản xuất thì phải sử dụng bao nhiêu loại nguyên vật liệu và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu để căn cứ vào đó thực việc mua sắm vật tư và quyết toán việc sử dụng vật tư cho các công trình. Phòng Tổ chức - Lao động- Tiền lương cũng dựa vào kế hoạch tổng hợp và kế hoạch sản xuất để thực hiện việc tuyển dụng, trả lương cho người lao động. Phòng quản lý máy xác định nhu cầu máy móc thiết bị của từng công trình để cung ứng kịp thời và hiệu quả. Tương tự như vậy các Phòng ban chức năng khác cũng triển khai kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của mình. Để đáp ứng yêu cầu giám sát theo dõi việc thực hiện kế hoạch của ban Giám đốc Công ty cũng như Tổng Công ty, Công tác giám sát, theo dõi việc thực hiện kế hoạch được thực hiện dưới hình thức báo cáo bằng văn bản tyheo định kỳ hàng quý. Thời gian nhận báo cáo của Tổng Công ty được quy định vào ngày 10 (10/4 nộp báo cáo quý I, 10/7 nộp báo cáo 6 tháng, 10/10 nộp báo cáo 9 tháng, 10/1 năm sau nộp báo cáo năm trước). Do đó Công ty phải tiến hành tổng hợp từ cuối tháng 3, 6, 9 và cuối năm. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch – Tổng hợp làm với sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng khác như Phòng Tài chính – Kế toán – Vật tư cung cấp số liệu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, Phòng quản lý máy cung cấp số liệu về số lượng máy móc và hiện trạng của chúng, Phòng Tổ chức - Lao động- Tiền lương cung cấp số liệu về số lao động, cơ cấu lao động và trả lương cho người lao động… Công ty tiến hành điều chỉnh kế hoạch vào cuối quý III. Sau khi đã ước thực hiện tất cả các chỉ tiêu trong bản kế hoạch năm, cán bộ Phòng Kinh tế - Kế hoạch – Tổng hợp xem xét các chỉ tiêu đã thực hiện so với kế hoạch đặt ra, liệt kê các chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch trình lên Tổng Công ty phương án thay đổi các chỉ tiêu chưa hoàn thành để xét duyệt. Công ty phải giải trình thật cụ thể những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch chủ yếu thường là do nhà thầu cung cấp thiết bị chậm làm công trình lắp máy không thi công được. 3. Đánh giá chung về Công tác kế hoạch hoá của Công ty Lilama 69-3 3.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hóa 3.1.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hoá - Công ty đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch đặc biệt là kế hoạch hàng năm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty và của Tổng Công ty trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Điều đó giúp việc giám sát các công trình thi công hiệu quả và đảm bảo bàn giao các công trình đúng hạn, tạo được uy tín đối với chủ đầu tư. - Kế hoạch hàng năm được xây dựng trên nhiều căn cứ. Do vậy các chỉ tiêu xây dựng khá sát với điều kiện của Công ty và nhu cầu của khách hàng. Kết quả là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khá cao thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2004 và 2005. STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2004 Thực hiện năm 2004 Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 TH2004/KH2004 TH200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28193.doc
Tài liệu liên quan