LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TỪ NSNN .3
1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư.3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư.3
1.1.2 Dự án đầu tư.4
1.1.2.1 Khái niệm .4
1.1.2.2 Sự cần thiết của dự án đầu tư.4
1.1.2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư .5
1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư và quản lý Nhà nước đối với dự án XDCT.6
1.1.2.5. Vòng đời của dự án đầu tư. .7
1.2. Quản lý dự án đầu tư.8
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án .8
1.2.2. Mục đích của quản lý dự án .10
1.2.3. Quá trình quản lý dự án .11
1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.12
1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư.13
1.2.3.3.Giai đoạn kết thúc đầu tư .15
1.2.4.Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư .16
1.2.4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án .16
1.2.4.2 Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án.17
1.3. Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.17
1.3.1 Đặc điểm các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách.17
128 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẩm quyền quyết định
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
52
đầu tư của mình trên cơ sở trình duyệt của chủ đầu tư và kết quả thẩm định của các
tổ chức tư vấn đấu thầu, của phòng tài chính kế hoạch huyện, thị xã thành phố hoặc
tổ chấm thầu do UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập.
g) Công tác thanh toán vốn đầu tư
Kho bạc nhà nước thanh toán cho chủ đầu tư theo hợp đồng xây lắp giữa chủ
đầu tư và nhà thầu. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập
hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc
công trình để đưa vào sử dụng kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm
thu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng);
- Giấy rút vốn đầu tư.
Đối với khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức đấu thầu,
kho bạc nhà nước căn cứ vào tiến độ thực hiện do chủ đầu tư và nhà thầu xác định
trên cơ sở hợp đồng và khối lượng nghiệm thu để thanh toán.
h) Công tác quyết toán vốn đầu tư
Chủ đầu tư thực hiện quyết toán theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền theo
các quy định, hướng dẫn của thông tư 33/2007/TT-BTC về hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
i) Thẩm tra, phê duyệt quyết toán
Đối với các dự án, công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư
lập hồ sơ quyết toán trình Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt.
UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành
thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình trên cơ sở kết quả thẩm tra của phòng
tài chính kế hoạch.
j) Công tác thanh tra, kiểm tra
UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành, phòng, ban có
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
53
liên quan thực hiện kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong toàn bộ quá trình thực
hiện dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2.3.3 Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư
a) Tiến độ thực hiện các dự án
Bảng 2.4 Tiến độ các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách
Năm Tổng số dự án
Số dự án chậm tiến
độ > 1 năm
Số dự án chậm tiến độ
≤ 1 năm
2007 1.563 59 146
2008 1.712 42 165
2009 1.846 65 182
2010 2.069 55 174
2011 2.235 42 180
2012 1.538 39 189
Tổng 10.963 302 1.036
Nguồn vốn Ngân sách tập trung, vốn phí môi trường ngành than, vốn cửa
khẩu......
Trong công tác chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chưa đáp ứng
được tiến độ yêu cầu của dự án, công tác chuẩn bị đầu tư thường chậm hoặc bị kéo
dài điều đó thể hiện ở chỗ thời gian Tỉnh đề xuất phương án đầu tư đến khi quyết
định phê duyệt dự án đầu tư thường kéo dài so với kế hoạch đầu tư đề ra từ 03 tháng
đến 01 năm.
Các nhân tố chính làm chậm tiến độ trong công tác chuẩn bị đầu tư
- Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư: Đây là công tác có vai trò quan
trọng trong việc xác định chủ trương, định hướng và quy trình xây dựng thực hiện
kế hoạch vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tăng trưởng kinh tế, hoạch định ra quy hoạch, kế hoạch đầu tư trung hạn và ngắn
hạn. Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch 5
năm về vốn đầu tư cũng như danh mục các dự án đầu tư, mới chỉ xây dựng kế hoạch
hàng năm. Hạn chế của việc này thiếu chủ động trong công tác tìm nguồn vốn cho đầu
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
54
tư, thực hiện nhiều dự án phát sinh trong năm do đó khi bố trí cho những dự án phát
sinh phải cắt giảm việc bố trí cho các dự án khác gây tình trạng đầu tư dàn trải và
kéo dài dự án.
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển, việc chồng chéo các quy hoạch vẫn xảy ra, các quy hoạch ngành
và quy hoạch tổng thể chưa có sự gắn kết. Nhiều dự án triển khai chưa có quy hoạch
vì vậy phải điều chỉnh địa điểm nhiều lần.
- Về phân bổ vốn và bố trí vốn cho các dự án: Số vốn được phân bổ cho các
địa phương theo định mức còn rất thấp so với tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh phân
bổ. Kết quả giám sát của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Ninh cho thấy
số vốn được phân bổ theo nghị quyết của HĐND trên tổng số phân bổ của tỉnh cho
các địa phương cao nhất như thành phố Hạ Long được phân bổ là trên 13 tỷ chiếm
khoảng 20% tổng nguồn ngân sách tỉnh, Móng Cái là 12 tỷ chiếm 10%, huyện Đầm
Hà là 9 tỷ chiếm 10% tổng nguồn ngân sách tỉnh; bố trí kế hoạch vốn đầu tư vẫn
còn hiện tượng dàn trải, tỷ lệ bố trí vốn cho các địa phương còn thấp bình quân các
năm chỉ đạt trên 20% so với tổng mức đầu tư. Qua giám sát tỷ lệ bố trí vốn cho các
dự án thuộc một số chủ đầu tư còn thấp Hải Hà bình quân 19%, thành phố Móng
Cái khoảng 20%, Vân Đồn 20%, Ban QLĐT công trình trọng điểm đạt từ 11-16%
trên tổng mức đầu tư... (báo cáo giám sát).
- Nhiều dự án có quyết định đầu tư sử dụng từ 2 đến 3 nguồn vốn đã gây
không ít khó khăn phức tạp cho công tác quản lý nguồn và bố trí vốn; có những dự
án gồm nhiều nguồn vốn chủ đầu tư chỉ tập trung hoàn thành vốn từ ngân sách cấp
tỉnh, vốn huy động thường bỏ ngỏ nên ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án và
công tác thanh quyết toán vốn sau này như dự án Trường PTCS xã Thắng Lợi -
huyện Vân Đồn, Đường Khe ngái - Tràng Lương, Nghĩa trang nhân dân và nâng
cấp đường vào nghĩa trang Cẩm Phả, DA đường giao thông từ thị trấn Đầm Hà đến
xã Tân Bình (chậm do không xác định rõ nguồn vốn)
Theo báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư còn có 58 công trình đã có quyết định đầu
tư nhưng chưa được bố trí vốn với tổng mức đầu tư là 1.830,529 tỷ đồng, trong đó
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
55
có 25 công trình được phê duyệt từ năm 2002 đến 2007 vẫn chưa được bố trí vốn.
Như vậy theo quy định thì các công trình này phải phê duyệt lại dự toán gây tình
trạng lãng phí không cần thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đầu tư
xây dựng.
Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư còn có những hạn
chế như chưa tính toán đầy đủ các yếu tố tác động đến dự án (nguồn vốn, quy mô
đầu tư, tiến độ thực hiện và dự báo tăng trưởng kinh tế) dẫn đến quá trình thực hiện
phải điều chỉnh nhiều lần. Qua kiểm tra hồ sơ 30 dự án có 10 công trình điều chỉnh
do bổ sung thiết kế. Có những công trình được điều chỉnh nhiều như Chợ Đầm Hà
điều chỉnh 4 lần từ tổng mức 9 tỷ lên đến 39 tỷ đồng, Sân Vận Động Hòn Gai;
Đường dẫn Cầu Đá vách, Nâng cấp, cải tạo Quốc Lộ 279 (báo cáo giám sát Ban
KTNS - HĐND tỉnh).
- Về phía đơn vị tư vấn do quá tải và đồng thời ký được nhiều hợp đồng với
các loại dự án khác nhau và mặt khác năng lực của các Chủ nhiệm dự án còn nhiều
hạn chế.
- Do năng lực của Chủ đầu tư còn hạn chế, do đó chưa có sự phối hợp hiệu
quả với các đơn vị tư vấn trong việc lựa chọn phương án thích hợp nhất nên phải
sửa đi sửa lại.
- Do thời gian thẩm định tại các cơ quan thẩm quyền thẩm định và trình
UBND Tỉnh phê duyệt bị kéo dài dẫn đến công trình chậm tiến độ thực hiện.
b. Tiến độ thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Công tác đấu thầu ở các Chủ đầu tư, Ban QLDA trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh được thể hiện theo các nội dung:
+ Quy trình tổ chức đấu thầu, các ban QLDA, các Chủ đầu tư đều tiến hành
theo đúng nội dung của quyết định đầu tư dự án. Nếu có phát sinh hay tình huống
xảy ra trong quá trình đấu thầu thì các đơn vị đều có văn bản báo cáo Chủ đầu tư để
xin ý kiến chỉ đạo.
+ Khi Nhà nước có thay đổi về Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu thì các
Ban QLDA, các nhà chủ đầu tư , UBND các huyện thị, thành phố duyệt cử cán bộ
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
56
đi tham gia các lớp tập huấn về hướng dẫn mới của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ
ban hành để có thể nắm vững quy chế của nhà nước về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
phù hợp với các chính sách của Nhà nước.
+ Trong quá trình thực hiện, năng lực cán bộ của các ban QLDA, các Chủ
đầu tư ngày càng được nâng cao, vận dụng một cách linh hoạt để xử lý tình huống
trong công tác đấu thầu, đảm bảo được tính đúng đắn, minh bạch cho dự án, tránh
được hiện tượng tiêu cực trong việc thi công công trình như: Lạm dụng vốn, thất
thoát và lãng phí vốn
Các nhân tố chính làm ảnh hưởng tiến độ trong việc lựa các chọn nhà thầu.
Mặc dù đã thực hiện tốt trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhưng
một số dự án công tác đấu thầu còn kéo dài so với kế hoạch.
+ Thời gian của tổ tư vấn chấm thầu còn kéo dài theo quy định của dự án đấu
thầu trong nước và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì thời gian từ khi mở thầu
đến khi quyết định phê duyệt kết quả đầu tư không quá 45 ngày. Nhưng do tổ chức
tư vấn xét thầu mà do ban QLDA tham mưu cho Chủ đầu tư phê duyệt Quyết định
tổ chức tư vấn xét thầu giúp Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu là các cấp lãnh đạo,
chuyên viên của các Sở ngành của UBND tỉnh làm kiêm nhiệm nên thời gian giúp
Chủ đầu tư là hạn chế, đồng thời lại chấm nhiều gói thầu lớn của các huyện, thị nên
chồng chéo dài dẫn đến vượt quá thời gian quy định, chất lượng kém hiệu quả.
c. Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Công tác đền bù GPMB công trình, từ khâu xác định mốc giới tại thực địa,
kê kiểm, áp giá đền bù, thỏa thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập
trình duyệt phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương, trả tiền đền bù là
một chuỗi công việc phức tạp, đi lại nhiều lần, chiếm rất nhiều thời gian, kéo dài
quá trình thực hiện dự án, đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến
độ công trình.
Các nhân tố chính làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện công tác GPMB
Công tác đền bù GPMB đang là vấn đề nổi cộm trong công tác triển khai thi
công các dự án, công trình. Có khá nhiều dự án không thi công được hoặc phải thi
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
57
công cuốn chiếu từng phần do vướng mặt bằng hoặc bàn giao từng phần, gây chậm
trễ đến tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng đến kinh tế các nhà thầu và NSNN phải
bổ sung do chế độ chính sách thay đổi và trượt giá. Giá đền bù áp dụng theo quy
định thường ban hành không theo kịp giá thực tế. Công tác đấu thầu thường tiến
hành sau khi thiết kế và dự toán được duyệt, trong khi mặt bằng thi công chưa được
giải phóng. Kinh phí đền bù, GPMB thường lớn trong khi ngân sách không đáp ứng
kịp cũng là nguyên nhân cản trở tiến độ thực hiện dự án. Việc chậm chễ trong công
tác đền bù, GPMB có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do chính
sách pháp luật về đất đai của nước ta còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn trong tổ
chức, thực hiện ở địa phương.
Những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB chủ yếu ở các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư, các khu đô thị mới và các dự án xây dựng
các tuyến đường thuộc dự án trọng điểm, do đây là những công trình lớn có phạm vi
thu hồi đất rộng ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, đất ở và đất cơ quan Và trước
đây công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến có hiện tượng sai khác giữa diện
tích thực và diện tích đất trên giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, giá nhà đất có nhiều
biến động, nên khi lên phương án đền bù chi tiết người dân chưa đồng ý, có kiến
nghị về giá bồi thường đất và không nhận tiền đền bù, dẫn đến tình trạng chậm
GPMB để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để thi công dự án.
Lý do:
+ Vướng mắc về chính sách đền bù (hỗ trợ) đối với đất không có giấy tờ hợp
lệ về quyền sử dụng đất, làm kéo dài công tác đền bù GPMB và ảnh hưởng đến tiến
độ công trình.
+ Chất lượng của công tác kiểm đến chưa cao dẫn đến phát sinh khối lượng
trong quá trình thực hiện đền bù GPMB.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Cán bộ được giao nhiệm vụ đền bù GPMB còn thiếu kinh nghiệm, tinh
thần trách nhiệm chưa cao.
+ Công tác vận động, thuyết phục quần chúng chưa được chú trọng, dẫn đến
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
58
nhiều bức xúc của người dân không được giải quyết kịp thời.
+ Các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, đền bù
GPMB chưa được cập nhật kịp thời.
+ Sự phối hợp trong công việc giữa cán bộ của Chủ đầu tư với cán bộ của
đơn vị tư vấn lập hồ sơ đền bù GPMB chưa chặt chẽ, kịp thời.
+ Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù GPMB của các cấp
có thẩm quyền còn bị kéo dài.
d. Tiến độ thực hiện công tác thi công
Công tác thi công là một khâu quan trọng bậc nhất, phức tạp nhất, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến việc phát huy hiệu quả của vốn đầu tư. Tuy nhiên trong những
năm qua tại tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều dự án kéo dài do với tiến độ được
duyệt, cụ thể: Số các dự án kéo dài so với quy định (2 năm đối với dự án nhóm C, 4
năm đối với dự án nhóm B) có xu hướng gia tăng theo báo cáo của Sở kế hoạch và
Đầu tư năm 2006 là 17 CT, năm 2007 là 72 CT, năm 2008 là 68 CT, đến tháng
7/2009 là 129 CT, nguyên nhân chính vẫn do bố trí vốn dàn trải và vướng trong
công tác GPMB. Chỉ tính riêng các dự án được bố trí cho các địa phương với tổng
số nguồn năm 2008 là 156,738 tỷ bố trí cho 210 CT với tổng mức đầu tư 807,073
tỷ, năm 2009 tổng nguồn vốn bố trí 133,642 tỷ bố trí cho 200 công trình với tổng
mức đầu tư 750,689 tỷ đồng. Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh,
hầu hết các dự án do Sở làm chủ đầu tư đều bị kéo dài và phải điều chỉnh như
Trường Lê Chân sau 10 năm mới hoàn thành, trường Trần Phú; Dự án Đường Bình
Liêu Húc Động quyết định từ năm 2002 đến thời điểm giám sát vẫn chưa hoàn
thành. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư; ảnh hưởng tới đến chất lượng
và tuổi thọ của công trình...
Các nhân tố chính làm chậm tiến độ thi công
+ Các dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, khu đô thị mới, các dự án xây
dựng tuyến đường mới thường chậm do khâu GPMB chưa xong dẫn đến chậm bàn
giao mặt bằng thi công.
+ Nhà thầu thi công chưa đủ mạnh về nhân lực, năng lực, biện pháp tổ chức
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
59
thi công chưa khoa học và hạn chế về vốn, thi công cầm chừng trông chờ vào vốn
cấp theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước.
+ Nhiều dự án do Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chưa chính xác,
các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định còn thiếu trách nhiệm thẩm định sơ
sài dẫn đến trong quá trình thi công nhà thầu, tư vấn giám sát và Chủ đầu tư phát
hiện cần phải thay đổi thiết kế cho phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng của dự án,
vì vậy phải dừng thi công chờ xử lý kỹ thuật và phê duyệt điều chỉnh thiết kế, phê
duyệt lại tổng mức đầu tư.
e. Tiến độ thực hiện công tác nghiệm thu.
Nhìn chung công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình được các Ban QLDA,
các Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh, huyện thị, thành phố, tổ chức nghiệm thu theo
đúng quy định hiện hành của Nhà nước tại nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án thi công công
tác nghiệm thu còn chậm dẫn đến quyết toán chậm và bố trí kế hoạch vốn thiếu cho
dự án phải kéo dài sang năm kế hoạch của năm sau.
Các nhân tố chính làm chậm công tác nghiệm thu
+ Kế hoạch nghiệm thu chưa được các đơn vị xây lắp lên kế hoạch đầy đủ và
cụ thể cho các hạng mục công trình, chưa thông báo trước cho các đơn vị liên quan
nên đôi khi Chủ đầu tư, các Ban QLDA và nhà thầu tư vấn giám sát thi công bị
động trong việc cử cán bộ đi nghiệm thu.
+ Tiến độ nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công trình thường chậm và kéo dài
do nhà thầu chậm giải quyết các tồn tại khi nghiệm thu từng phần việc, từng hạng
mục công trình, việc này ảnh hưởng tới công tác bàn giao công trình cho đơn vị
quản lý sử dụng vận hành.
g. Tiến độ thực hiện công tác thanh quyết toán, giải ngân
Theo thông tư số 33/2007/TT- BTC của Bộ Tài Chính các công trình dự án
hoàn thành đưa vào sử dụng chậm nhất sau 6 tháng phải quyết toán. Tính đến nay
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh số công trình dự án hoàn thành nhưng chưa được
quyết toán vẫn còn.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
60
Theo báo cáo của Sở Tài chính một số dự án hoàn thành từ nhiều năm nhưng
vẫn chưa quyết toán như Đường Hậu Cần hoàn thành năm 2003 TMDT 21 tỷ, Dự
án Hồ Đồng Đò TMĐT là 30 tỷ hoàn thành năm 2004, DA Đập Đá Trắng hoàn
thành năm 2005. Một số chủ đầu tư có giá trị quyết toán lớn nhưng chưa phê duyệt
quyết toán như Sở giao thông là 219,11 tỷ (các dự án hoàn thành từ năm 2000 đến
2007), Ban QLDA trọng điểm là 203,218 tỷ (các dự án hoàn thành từ năm 1998-
tháng 6/2009), Đầm Hà là 100,277 tỷ (các dự án hoàn thành từ năm 2001 - tháng
6/2009), Sở Y tế là 44,819 tỷ (các dự án hoàn thành từ năm 1996- 2007).
Các nhân tố chính làm chậm công tác thanh toán, giải ngân.
Phần lớn những dự án này sẽ có những sai sót về mặt thủ tục, thiếu thủ tục và
phần lớn do trình độ quản lý vô trách nhiệm của một số cán bộ thuộc Chủ đầu tư.
Do vậy việc chấn chỉnh và tăng cường công tác giải ngân, thanh toán quyết toán là
hết sức cần thiết.
b) Chất lượng các dự án đã thực hiện
Bảng 2.5 Chất lượng các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách
Năm Tổng số dự án
Số dự án chưa đảm
bảo chất lượng
% số dự án chưa đảm
bảo chất lượng
2007 1.563 205 13,1
2008 1.712 207 12,1
2009 1.846 247 13,4
2010 2.069 229 11,0
2011 2.235 222 9,9
2012 1.538 228 14,8
Tổng 10.963 1.138 12,2
Nguồn vốn Ngân sách tập trung, vốn cửa khẩu, vốn phí môi trường ngành
than.....
Trong những năm gần đây chất lượng thi công công trình được nâng lên nhất
là từ những năm 2007 cho đến nay nhờ có các văn bản của Nhà nước ban hành
hướng dẫn kịp thời trong đầu tư XDCB, một phần do phân cấp giành quyền tự
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
61
quyết định tới các cấp huyện, thành phố, xã, phường, nên các Chủ đầu tư chủ động
trong việc bố trí vốn cho công trình và thực hiện chủ trương đầu tư dẫn đến chủ
công trình thực hiện nhanh, hiệu quả và đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.
Chỉ tiêu chất lượng được thể hiện qua các nội dung:
- Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế công trình.
- Chất lượng thi công xây dựng công trình.
- Công tác bảo hành công trình.
- Chế độ bảo trì công trình.
* Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế công trình.
Một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên là công tác tư vấn kháo sát
thiết kế bao gồm các khâu: Lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án đầu tư, lập thiết kế -
tổng dự toán, thẩm định thiết kế - tổng dự toán công tác này càng chính xác thì
càng góp phần đáng kể quyết định tính hiệu quả của dự án (theo khoản 4 điều 35
của Luật xây dựng).
Thực tế qua các năm 2006 - 2010 thì chất lượng của công tác kháo sát thiết
kế đã từng bước được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thể
hiện ở chỗ:
Nhiều công trình khảo sát chưa kỹ dẫn đến công trình đi vào thi công phải
dừng lại để xử lý kỹ thuật thay đổi thiết kế gây lãng phí kéo dài thời gian và tăng
chi phí. Việc thực hiện đầu tư tại Quảng Ninh những năm vừa qua đã thể hiện sự
lãng phí do đơn vị thiết kế khối lượng thi công vượt quá mức an toàn cần thiết, thiết
kế không đảm bảo chất lượng nên quá trình thi công phải chỉnh sửa nhiều lần.
Khảo sát không chính xác do chưa nghiên cứu một cách thấu đáo, kỹ lưỡng kết hợp
giữa điệu kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa chất thủy văn khu vực. Các công trình
xây dựng qua vùng có địa hình phức tạp cấu tạo địa chất và địa chất - thuỷ văn phức
tạp, nền đất yếu nhưng chưa được thiết kế phương án tối ưu dẫn đến thiết kế
không đảm bảo kỹ thuật làm tuổi thọ công trình giảm, tạo ra sự lãng phí vô hình,
hoặc phải phá đi làm lại tốn rất nhiều chi phí đầu tư, không hiệu quả.
Chẳng hạn khâu khảo sát thăm dò địa chất của Dự án đầu tư xây dựng hệ
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
62
thống hạ tầng kỹ thuật Cảng Vạn Gia thành phố Móng Cái không sát với thực tế
làm ảnh hưởng đến quyết định tổng mức đầu tư sai phải bổ sung, cụ thể: dự án được
UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2174/QĐ-UB ngày 23/08/2000
có tổng mức đầu tư là 14.940 triệu đồng. Thi công xong móng kè và tường kè biển
có đoạn sự cố trượt, phải thiết kế làm mới và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 3998/QĐ-UBN ngày 06/11/2003 tổng dự toán 25.536 triệu đồng. Trong đó
phần thiết kế mới là 10.587 triệu đồng. Nguyên nhân là do cơ quan tư vấn thiết kế
không đúng chuyên ngành, khảo sát thiết kế móng công trình kè biển không sát với
thực tế địa chất công trình.
* Chất lượng trong công tác thi công
Công tác thi công của các đơn vị thi công xây lắp nhìn chung đạt chất lượng
song vẫn còn một số đơn vị xây lắp thi công chậm và chất lượng kém, do khi tính
toán bỏ thầu nên khi bắt tay vào thi công gặp khó khăn trong việc huy động nhân
lực và phương tiện thi công.
Nhà thầu ký nhiều hợp đồng thi công cùng thời điểm dẫn đến lực lượng thi
công lành nghề của nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành
nghề, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác giám sát thi công quyết định đến chất lượng công trình, đảm bảo
công tác thi công đúng tiến độ và các mặt yêu cầu khác trong quá trình thi công như
đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, công tác giám sát thi công thường xuyên tại
hiện trường giúp cho đơn vị thi công xử lý các tình huống tại hiện trường được
nhanh chóng, đảm bảo cho thi công được thuận lợi.
Quản lý chất lượng thi công XDCT phải thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức quản lý chất lượng thi công XDCT.
- Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện QLCL thi
công XDCT với nội dung:
+ Lập kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công.
+ Lập và ghi nhật ký thi công XDCT theo quy định.
+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường, nghiệm thu nội bộ và lập
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
63
bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng nghiệm
thu hoàn thành.
+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại điều 24, 25, 26
Nghị định 209/2004/NĐ-CP và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
Chủ đầu tư phải thực hiện giám sát chất lượng thi công XDCT theo nội
dung:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD theo quy định tại điều 72 của Luật
xây dựng.
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công XDCT với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng xây dựng về nhân công, thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất
lượng nhà thầu.
+ Kiểm tra giám sát vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.
+ Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công.
- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế XDCT thực hiện giám sát tác giả trong
quá trình thi công.
Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của
tỉnh những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng của công trình
chưa được đảm bảo.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi Chủ đầu tư phải có năng lực để
QLDA hoặc thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư QLDA.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi công công trình.
Ở tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, trừ một số ban QLDA có trình độ về
QLDA làm theo đúng các quy trình, quy định của thông tư, nghị định của Nhà nước
còn lại đa số là do các chủ đầu tư trực tiếp QLDA, do đó đã có những tồn tại sau:
Về phía Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư khoán trắng công việc cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công,
có chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu, đơn vị thi
công thì chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu nên
được những nét chung nhất.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
64
- Các chủ đầu tư không nắm chắc các quy định về quản lý dự án, lúng túng
trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám
sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ do
không có cán bộ thường xuyên bám sát tại hiện trường và do là cán bộ kiêm nhiệm
của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273068_9105_1951781.pdf