Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối cho công ty điện lực Nghệ an đến năm 2020

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

LỜI CAM ĐOAN 9

LỜI CÁM ƠN 10

PHẦN MỞ ĐẦU 11

1. Tính cấp thiết của đề tài 11

2. Mục tiêu của đề tài 12

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 12

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 12

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 12

6. Những đóng góp của đề tài 12

7. Kết cấu của luận văn 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH

LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

14

1.1. Khái niệm về lưới điện và lưới điện phân phối 14

1.1.1. Khái niệm về lưới điện 14

1.1.2 Khái niệm về lưới điện phân phối 14

1.2 Phân loại lưới điện 14

1.2.1 Phân loại lưới điện theo cấp điện áp 14

1.2.2 Phân loại lưới điện theo mục đích sử dụng và quản lý vận

hành

14

1.3 Nội dung của công tác quản lý vận hành lưới điện 15

1.3.1 Công tác lập kế hoạch 15

1.3.2 Công tác tổ chức vận hành 15

1.3.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện 15

1.4 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành lưới điện 15

1.4.1 Chất lượng điện áp 15

1.4.2 Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối 16

pdf119 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối cho công ty điện lực Nghệ an đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện năng và ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất điện, sản lượng điện thương phẩm, doanh thu bán điện và lợi nhuận của đơn vị. 2.4.2. Phân tích các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện: Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình thực hiện chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của PCNA năm 2012 và năm 2013: Chỉ số MAIFI SAIFI SAIDI Năm KH TH KH TH KH TH 2012 6,5 7,5 67,5 60,0 6.000 8.500 2013 5,9 6,8 58,6 54,1 5.297 8.127 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) - Tình hình thực hiện chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của PCNA phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 54 Khóa 2012 - 2014 + Mất điện do sự cố lưới điện phân phối. + Cắt điện do công tác kế hoạch. + Cắt điện do các lý do khác. + Mất điện do sự cố hoặc cắt điện trên lưới điện 110kV. + Mất điện do sự cố hoặc cắt điện trên lưới điện 220, 500kV. So sánh việc thực hiện các chỉ số MAIFI, SAIFI, SAIDI năm 2013 thực hiện giảm hơn năm 2012, nhưng mức giảm không đáng kể, tương ứng với các mức giảm 12%, 4,4% và 9,8%. Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình thực hiện chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của NPC năm 2013: Chỉ số MAIFI SAIFI SAIDI Các chỉ tiêu KH TH KH TH KH TH Năm 2013 7,1 4,65 35 32,72 5.200 4.420,9 So sánh với chỉ tiêu TH/KH của EVN giao (%) 65% 93% 85% (Nguồn: Báo cáo của PCNA) - Trên đây là các chỉ số tin cây cung cấp điện mức trung bình, tổng hợp từ 27 Công Điện lực, thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc. - Tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của một số nước và một số thành phố lớn trên thế giới. Bảng 2.12. Chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI lưới điện phân phối một số nước trên Thế giới năm 2004. TT Tên nước SAIDI SAIFI 1 Canada 220 2,41 2 United States 214 1,35 3 Colombia 9.480 132,00 4 Brazil 1.101,8 17,64 5 Argentina 480 6,00 6 United Kingdom 70 0,77 7 Iceland 170 1,34 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 55 Khóa 2012 - 2014 8 France 53 1,21 9 Portugal 531 7,51 10 Norway 218 2,73 11 Finland 183 4,06 12 Netherands 29 0,51 13 Italy 203 3,63 14 Spain 179 3,3 15 Japan 6 0,05 16 Singapore 2,2 0,05 17 Thailand 1.496 18,85 18 Philippines 1.200 6,50 19 Indonesia 794,4 18,60 20 Australia 182 2,22 21 New Zealand 128 2,00 (Nguồn: Copyright 2004 Electric Power Research Institule, Inc All rights reserved) Bảng 2.13. Chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI lưới điện phân phối một số thành phố trên Thế giới năm 2004. TT Tên thành phố SAIDI SAIFI 1 Singapore 0,5 0,01 2 Melbourne 21,0 0,48 3 San Diego 62,0 0,64 4 Milan 33,0 0,85 5 East Victoria 107,0 1,78 6 West Victoria 125,0 1,63 7 Toronto 66,0 1,59 8 Paris 57,0 1,30 9 Rome 106,0 2,16 10 Chicago 128,0 1,21 11 SanFrancisco 138,0 1,48 (Nguồn: Copyright 2004 Electric Power Research Institule, Inc All rights reserved) Qua số liệu tình hình thực hiện các chỉ số tin cậy cung cấp tại PCNA so sánh với các chỉ số tin cậy cung cấp điện bình quân của NPC và một số nước trên thế giới cho thấy các chỉ số SAIDI và SAIFI còn chênh lệch quá lớn. Điều này cho thấy tại PCNA còn có nhiều hạn chế trong công tác quản lý vận hành như: Mất điện do sự cố lưới điện, mất điện do cắt điện để bảo trì, bảo dưỡng, đấu nối mới, chuyển đổi phương thức lưới điện làm ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tin cậy cung cấp điện. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 56 Khóa 2012 - 2014 2.4.3. Phân tích tình hình sự cố lưới điện, trạm điện: - Tình hình sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu: Bảng 2.14. Tổng hợp tình hình sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh đường dây trung thế và TBA của các Điện lực trực thuộc và PCNA năm 2012 và 2013: Số Tên Sự cố thoáng qua Sự cố vĩnh cửu TT Điện lực Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 1 Anh Sơn 77 60 35 28 2 Con Cuông 10 15 10 15 3 Cửa Lò 77 118 21 29 4 Diễn Châu 54 53 33 32 5 Đô Lương 59 29 26 10 6 Hưng Nguyên 19 21 16 12 7 Kỳ Sơn 3 3 11 21 8 Nam Đàn 26 63 24 26 9 Nghĩa Đàn 51 35 18 14 10 Nghi Lộc 93 78 60 47 11 Quỳ Châu 11 5 12 10 12 Quỳ Hợp 69 57 21 22 13 Quỳnh Lưu 72 109 20 59 14 Quế Phong 19 11 9 22 15 Thanh Chương 65 66 20 36 16 Tương Dương 36 26 22 21 17 Thái Hòa 28 17 8 8 18 Tân Kỳ 53 38 27 17 19 Vinh 42 69 50 41 20 Yên Thành 7 17 14 27 Công ty ĐLNA 871 890 457 497 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy tình hình sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu tại PCNA năm 2012 và 2013 là quá nhiều. Tổng số lượng sự cố thoáng qua hàng năm gấp gần 2 lần tổng số sự cố vĩnh cửu. Số lần sự cố năm 2013 giảm không đáng kể so với năm 2012 (sự cố thoáng qua giảm 19 lần, sự cố vĩnh cửu giảm 40 lần). Trong năm 2013, tính bình quân 1 tuần có hơn 17 lần sự cố thoáng qua và gần 9 lần sự cố vĩnh cửu. Đây là suất sự cố trong công tác quản lý vận hành lưới điện trung thế quá lớn và chưa thể thống kê được các sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửa của lưới điện hạ thế. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 57 Khóa 2012 - 2014 - Các sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu chủ yếu do các nguyên nhân: + Sự cố vĩnh cửu: Nguyên nhân sự cố vĩnh cửu chủ yếu là do nguyên nhân (Phụ lục 01): Đứt dây, vỡ sứ, cây đổ vào đường dây, thi công đào đường làm tổn thương cáp ngầm gây ra sự cố chạm đất, ngắn mạch pha và phải tiến hành khắc phục sửa chữa thay thế xong mới đưa đường dây trở lại quản lý vận hành và cấp điện cho khách hàng. Đối với sự cố vĩnh cửu thời gian mất điện thường kéo dài do phải thực hiện việc kiểm tra bằng mắt thường, phải đi đến tận các cột điện của các đường để tìm sự cố. Sau đó tiến hành cắt cung, cô lập sự cố và tiến hành tổ chức sửa chữa đường dây bị sự cố. Sau khi sửa chữa xong, mới cấp điện trở lại cho khách hàng. + Sự cố thoáng qua: Nguyên nhân sự cố thoáng qua chủ yếu là do các nguyên nhân: mưa to, gió lớn, lốc làm cách điện đường dây bị giảm, dòng điện theo nước rò qua sứ xuống đất, làm cho các rơ le bảo vệ cắt nhanh và bảo vệ quá dòng tác động gây sự cố, sau khi hết mưa gió, đóng lại đường dây vận hành bình thường. Bảng 2.15. Thống kê một số sự cố thoáng qua điển hình đường dây trung thế của PCNA năm 2013 Bắt đầu Kết thúc Diễn Nguyên T.gian Số TT Tên đường dây Đơn vị Ngày Giờ Ngày Giờ giải nhân mất điện (phút) 1 373 E15.14 NĐVQL 30/03/2013 17:23 30/03/2013 18:08 BVCN Trời mưa to 45 2 371 E15.14 NĐVQL 30/03/2013 17:23 30/03/2013 18:57 BVCN Trời mưa to 94 3 373E15.14 NĐVQL 02/04/2013 17:50 02/04/2013 20:10 BVQI Mưa to, lốc 140 4 375 E15.14 ĐLTD 02/04/2013 17:53 02/04/2013 18:30 BVCN Mua to 37 5 374 E15.3 ĐLQH 23/04/2013 18:55 23/04/2013 19:54 BVCN Mưa to 59 6 373 E15.3 NĐVQL 23/04/2013 18:58 23/04/2013 19:54 BVCN Mưa to 56 7 372 E15.3 ĐLQH 23/04/2013 18:59 23/04/2013 19:54 BVCN Mưa to 55 8 371 E15.2 ĐLNGĐ 23/04/2013 19:42 23/04/2013 20:51 BVCN Mưa to 69 9 974 E15.2 ĐLNGĐ 23/04/2013 20:07 23/04/2013 20:51 BVCN Mưa to 44 10 373 E15.5 ĐLQL 23/04/2013 20:15 23/04/2013 21:00 BVCN Gió to 45 11 372 TGTK ĐLTK 23/04/2013 21:00 23/04/2013 21:45 BVCN Mưa to 45 12 375 E15.14 ĐLTD 28/04/2013 17:15 28/04/2013 17:43 BVQI Mưa gió 28 13 373 E15.4 ĐLAS 28/04/2013 19:40 28/04/2013 20:27 BVCN Mưa gió 47 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 58 Khóa 2012 - 2014 14 371 E15.4 ĐLTK 28/04/2013 19:45 28/04/2013 20:27 BVCN Mưa gió 42 15 977 E15.13 ĐLDC 28/04/2013 19:45 28/04/2013 21:10 BVCN Mưa gió 85 16 372 E15.11 ĐLĐL 28/04/2013 19:45 28/04/2013 20:20 BVCN Mưa gió 35 17 373 E15.4 ĐLAS 02/05/2013 13:45 02/05/2013 15:38 BVQI Trời mưa to 113 18 372 E15.7 B18 06/05/2013 15:54 06/05/2013 16:30 BVCN Mưa giông 36 19 371 E15.3 ĐLQH 06/05/2013 16:30 06/05/2013 17:18 BVCN Gió lốc, mưa 48 20 374 E15.3 ĐLQH 06/05/2013 16:34 06/05/2013 17:18 BVCN Gió lốc, mưa 44 21 373 E15.3 NĐVQL 06/05/2013 16:52 06/05/2013 17:18 BVCN Gió lốc, mưa 26 22 371 E15.2 ĐLNGĐ 06/05/2013 17:15 06/05/2013 17:53 BVCN Mưa to 38 23 978 E15.2 ĐLTH 06/05/2013 17:15 06/05/2013 17:53 BVCN Mưa to 38 24 373 E15.3 NĐVQL 09/05/2013 15:12 09/05/2013 15:25 BVCN Mưa gió 13 25 372 E15.4 ĐLAS 09/05/2013 15:50 09/05/2013 16:25 BVCN Mưa gió 35 26 373 E15.4 ĐLAS 09/05/2013 15:50 09/05/2013 16:25 BVCN Mưa gió 35 27 373 E15.5 ĐLQL 09/05/2013 16:54 09/05/2013 17:50 BVCN Mưa gió 56 28 371 E15.4 ĐLTK 09/05/2013 16:54 09/05/2013 17:08 BVCN Mưa gió 14 29 372 E15.11 ĐLĐL 09/05/2013 17:02 09/05/2013 17:35 BVCN Mưa gió 33 30 374 E15.1 ĐLNĐ 09/05/2013 17:32 09/05/2013 18:30 BVCN Mưa gió 58 31 975 E15.13 ĐLDC 09/05/2013 17:35 09/05/2013 18:10 BVCN Mưa gió 35 32 973 E15.13 ĐLDC 09/05/2013 17:35 09/05/2013 18:10 BVCN Mưa gió 35 33 471 E15.16 ĐLCL 16/10/2013 07:36 16/10/2013 07:40 BVQI Mưa to, gió 4 34 372 E15.4 ĐLAS 16/10/2013 08:25 16/10/2013 08:45 BVQI Mưa to, gió 20 35 380 E15.1 ĐLNL 16/10/2013 12:06 16/10/2013 14:37 BVCN Mưa to, gió 151 36 378 E15.1 ĐLV 16/10/2013 12:10 16/10/2013 14:47 BVCN Mưa to, gió 157 37 975 E15.15 ĐLNĐ 16/10/2013 12:55 16/10/2013 14:42 BVQI Mưa to, gió 107 38 475 E15.8 ĐLCL 16/10/2013 13:15 16/10/2013 17:05 BVQI Mưa to, gió 230 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) - Ảnh hưởng của số lần mất điện thoáng qua và mất điện kéo dài đến các chỉ tiêu tin cậy cung cấp điện và số lượng khách hàng mất điện. Bảng 2.16. Tổng hợp số lần mất điện thoáng qua và mất điện kéo dài ảnh hưởng đến các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện và số lượng khách hàng mất điện năm 2013: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 59 Khóa 2012 - 2014 Mất điện thoáng qua Mất điện kéo dài Số TT Đơn vị Điện lực Tổng số khách hàng Tổng số lần mất điện Tổng số khách hàng bị mất điện Chỉ số MAI FI Tổng số lần mất điện Tổng số khách hàng bị mất điện Tổng thời gian mất điện của khách hàng Chỉ số SAIDI Chỉ số SAIFI 1 Yên Thành 40.483 13 110.661 2,734 288 2.113.094 262.073.305 6.473.663 52,197 2 Vinh 72.624 42 261.740 3,604 716 1.753.164 170.218.612 2.343.834 24,140 3 Tân Kỳ 34.807 9 248.890 7,151 436 2.480.093 490.814.322 14.101.023 71,253 4 Thái Hoà 18.868 12 82.976 4,398 566 739.655 213.545.200 11.317.850 39,202 5 Tương Dương 5.495 57 193.185 35,157 265 596.559 91.672.962 16.682.978 108,64 6 Thanh Chương 43.285 33 474.198 10,955 253 2.830.628 306.672.347 7.084.957 65,395 7 Đô Lương 43.043 8 88.375 2,053 390 1.568.311 387.708.018 9.007.458 36,436 8 Quế Phong 11.579 7 80.029 6,912 261 856.008 77.763.087 6.715.872 73,928 9 Quỳnh Lưu 57.487 24 279.804 4,867 498 3.833.757 607.122.657 10.561.043 66,689 10 Quỳ Hợp 14.566 53 270.654 18,581 424 1.181.655 175.630.110 12.057.539 81,124 11 Quỳ Châu 8.180 22 183.260 22,403 111 595.836 53.051.996 6.485.574 72,841 12 Nghi Lộc 39.910 47 370.890 9,293 651 2.261.612 280.481.473 7.027.849 56,668 13 Hưng Nguyên 18.213 15 88.823 4,877 802 1.307.189 113.363.016 6.224.291 71,772 14 Nghĩa Đàn 19.943 3 15.113 0,758 664 1.199.477 276.265.418 13.852.751 60,145 15 Nam Đàn 39.058 17 158.622 4,061 264 2.063.785 264.830.885 6.780.452 52,839 16 Kỳ Sơn 6.053 19 87.792 14,504 162 498.654 89.605.427 14.803.474 82,381 17 Diễn Châu 42.725 23 136.921 3,205 577 2.085.064 296,322,556 6.935.578 48,802 18 Cửa Lò 20.454 62 238.946 11,682 453 762.781 106.572.831 5.210.366 37,293 19 Con Cuông 16.483 3 36.590 2,220 107 887.322 170.757.216 10.359.596 53,833 20 Anh Sơn 26.024 32 445.614 17,123 243 1.740.679 274.824.255 10.560.416 66,887 PCNA 579.277 501 3.853.083 6,643 8.132 31.359.873 4.709.605.093 8.127.077 54,081 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 60 Khóa 2012 - 2014 Qua số liệu tổng hợp của bảng trên chúng ta thấy trong năm 2013: Số lần mất điện thoáng qua là 501 lần, làm ảnh hưởng đến chỉ số MAIFI tăng 6,643 lần, tổng số khách hàng bị mất điện 3.853.083 khách hàng; Số lần mất điện vĩnh cửu là 8.132 lần, làm ảnh hưởng đến chi số SAIDI mất điện 8.127.077 phút, chỉ số SAIFI tăng 54,081 lần, tổng số khách hàng bị mất điện 31.359.873 khách hàng, thời gian mất điện của khách hàng 4.709.605.093 phút. Sự cố thoáng qua là 501 lần, làm ảnh hưởng đến 3.853.083 khách hàng mất điện và chỉ số MAIFI là 6,643 lần 2.4.4. Phân tích tình hình thực hiện tỷ lệ tổn thất điện năng: - Tình hình thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng kỹ thuật: + Đã thường xuyên kiểm tra tình trạng vận hành của các bộ tụ bù trên hệ thống lưới điện trung thế và các trạm biến áp; + Hàng năm, các Điện lực trực thuộc đã lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch luân chuyển các MBA quá tải, non tải trong nội bộ đơn vị. Tuy nhiên việc thực hiện chưa kịp thời dẫn đến tình trạng cháy máy nhiều và tổn thất điện năng do non tải, không tải. + Xử lý các khiếm khuyết các đường dây trung áp, hạ áp; Đo dòng, cân pha, giải phóng hành lang lưới điện, theo dõi điện áp vận hành để điều chỉnh nấc phân áp phù hợp, kết lưới hạ thế tối ưu đảm bảo điện áp và bán kính cấp điện cho khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều cây cối trong hành lang lưới điện và việc điều chỉnh nấc phân áp chủ yếu chỉ thực hiện ở các trạm biến áp trung gian, còn các TBA hạ thế hầu như chưa được thực hiện. + Công tác lập kế hoạch theo dõi tổn thất các đường dây trung áp đã thực hiện đầy đủ, tuy nhiên chưa đưa ra được đánh giá chính xác tổn thất do các lộ đường dây và TBA nào và cụ thể là tỷ lệ tổn thất bao nhiêu để có hướng khắc phục. - Tình hình thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng phi kỹ thuật. + Thành lập ban chỉ đạo chống tổn thất từ Công ty đến tận các Điện lực trực thuộc và lập kế hoạch chống tổn thất cho từng Điện lực hành tháng, quý tổ chức họp đánh giá rút kinh nghiệm, đã khoanh vùng được các khu vực có tổn thất cao. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 61 Khóa 2012 - 2014 + Hàng năm, định kỳ thay đổi má kìm kẹp chì để tiện theo dõi và quản lý treo tháo công tơ của từng cá nhân, từng đơn vị và năm thực hiện. Thực hiện việc quản lý kìm kẹp chì 2 cấp (người quản lý và cá nhân) lưu trữ trong tủ 2 ngăn, có quyết định giao quản lý, biên bản giao nhận và mở sổ theo dõi quản lý kìm kẹp chì, quyết toán việc cấp phát, sử dụng hạt chì, dây xâu chì hàng ngày nhằm tránh các trường hợp sử dụng kìm và hạt chì không đúng thẩm quyền, cố tình vi phạm tác động vào hệ thống đo đếm hoặc có sự thông đồng của nhân viên treo lắp công tơ. + Thực hiện việc kiểm tra sổ ghi chữ, phúc tra ghi chỉ số công tơ có trọng tâm, khách hàng có sản lượng tiêu thụ hàng tháng lớn, kịp thời phát hiện các trường hợp ghi sai chỉ số, công tơ bị cháy kẹt để thay thế kịp thời và thực hiện việc truy thu, thoái hoàn sản lượng kịp thời, tránh thất thoát và sai sót sản lượng điện đối với khách hàng. + Có kế hoạch và thực hiện việc thay công tơ định kỳ, TI theo niên hạn sử dụng theo quy định. Tuy nhiên, chưa thực hiện triệt để còn để nhiều công tơ, TI quá hạn chưa được thay thế. + Thực hiện việc tổng kiểm tra tất cả các khách hàng có TBA chuyên dùng và TBA công cộng để phát hiện kịp thời, đúng sơ đồ đấu dây, tỷ số biến dòng, khách hàng vi phạm sử dụng điện, công tơ chết, cháy, kẹt... + Lập kế hoạch và thực hiện hàng tháng việc đo dòng, cân pha các TBA chuyên dùng, TBA công cộng để chia đều phụ tải 1 pha lên đều cả 3 pha theo phương pháp mô-men phụ tải. Đối với công tác này việc thực hiện tại một số Điện lực chưa thực sự triệt để dẫn đến gây tổn thất tiêu hao điện năng qua dây trung tính. - Tình hình thực hiện kế hoạch giảm tổn thất: Bảng 2.17. Tình hình thực hiện kế hoạch giảm tổn thất điện năm 2012 và 2013. Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tăng (+); Giảm (-) Tỷ lệ % tổn thất năm 2012 11,5 11,14 -0,36 Tỷ lệ % tổn thất năm 2013 11,0 10,98 -0,02 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 62 Khóa 2012 - 2014 Việc thực hiện kế hoạch giảm tỷ lệ tổn thất năm 2012 so với kế hoạch của Tổng công ty giao chỉ giảm được 0,36% với tổng doanh thu năm 2012 đạt 1.935.937 triệu đồng, tương ứng với tăng doanh thu được 69.693,73 triệu đồng. Nếu công tác kinh doanh hiện tại của đơn vị đã nằm tại điểm hòa vốn thì khoản doanh thu tăng thêm do giảm tổn thất mang lại là khoản lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Việc thực hiện kế hoạch giảm tỷ lệ tổn thất năm 2013 so với kế hoạch của Tổng công ty giao chỉ giảm được 0,02% với tổng doanh thu năm 2013 đạt 2.333.800 triệu đồng tương ứng với tăng doanh thu được 466,76 triệu đồng, tỷ lệ doanh thu tăng thêm này là không đáng kể so với lực lượng CBCNV hiện nay là 1.334 người. Nếu công tác kinh doanh hiện tại của đơn vị đã nằm tại điểm hòa vốn thì khoản doanh thu tăng thêm do giảm tổn thất mang lại là khoản lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu giảm tổn thất đạt được chưa thể hiện được hiệu quả các biện pháp giảm tổn thất điện năng, chưa khoanh vùng và nhận dạng được chính xác các tổn thất để có các phương án biện pháp xử lý cụ thể, chỉ mới thực hiện công tác chung chung như: Điều chuyển MBA non, quá tải, đo dòng cân pha, thay công tơ định kỳ, chặt cây phát quang hành lang tuyến, kiểm tra sử dụng điện nhưng việc thực hiện chưa nhiều, chưa thường xuyên liên tục nên kết quả thực hiện chưa cao, chưa tăng được chất lượng và năng suất lao động. Công tác giảm tổn thất điện năng có vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả của công tác quản lý vận hành lưới điện như: Công tác kiểm tra lưới điện, sửa chữa lưới điện, các chỉ số tin cậy cung cấp điện, công tác thay công tơ định kỳ, công tác quản lý khách hàng... Do tỷ lệ tổn thất điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của đơn vị và nó có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tái đầu tư mở rộng cũng như nâng cao các chỉ các chỉ số tin cậy cung cấp điện, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 63 Khóa 2012 - 2014 Việc thực hiện giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đã được gắn chặt với chỉ tiêu tiền lương của các Điện lực trực thuộc. Tuy nhiên các Điện lực trực thuộc chưa thực hiện giao khoán đến tận tổ, đội, người lao động và công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện giảm tổn thất còn yếu và thiếu, dẫn tới tỷ lệ giảm tổn thất hàng năm đạt không cao và đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp hiện nay. - Ảnh hưởng của các cấp điện áp đến tổn thất điện năng của toàn công ty như sau: + Lưới trung áp (10kV, 22kV, 35kV): 4,55% làm ảnh hưởng lên toàn bộ tổn thất của Công ty là: 5,62%. + Lưới hạ áp: 11,89% làm ảnh hưởng lên toàn bộ tổn thất của Công ty là: 5,61%. Trong đó: * Lưới hạ áp nông thôn: 16,03% làm ảnh hưởng lên toàn bộ tổn thất của Công ty là: 4,53%. * Lưới hạ áp thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ: 5,7% làm ảnh hưởng lên toàn bộ tổn thất của Công ty là: 1,08%. - Hiện tại nhiều TBA khu vực lưới điện nông thôn đang có tỷ lệ tổn thất điện áp >15%. Đây là vấn đề đặt ra cho công tác QLVH lưới điện nhằm giảm tổn thất kỷ thuật và tổn thất phi kỹ thuật. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 64 Khóa 2012 - 2014 Bảng 2.18. Phân tích ảnh hưởng tổn thất điện năng của các cấp điện áp, từng khu vực lên toàn Công ty tháng 12 và năm 2013: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 65 Khóa 2012 - 2014 2.4.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu: Bảng 2.19. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu (bao gồm cả thuế VAT): Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ đạt (%) Tăng, giảm so với năm trước (%) Doanh thu năm 2012 (triệu đồng) 1.929.563 1.935.937 100,33 140,46 Doanh thu năm 2013 (triệu đồng) 2.320.389 2.333.800 100,58 120,55 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) Qua bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu trên ta thấy: Mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm tăng không đáng kể, chỉ tăng giao động trong khoảng từ 3% - 6%. Doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước, giao động từ 20% - 40%. Nguyên nhân do giá bán điện hàng năm tăng, năm trước doanh thu tính theo giá điện cũ, năm sau doanh thu tính theo giá điện mới. Chỉ tiêu tình hình thực hiện doanh thu, phản ánh kết quả thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng, góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu của đơn vị, cứ giảm 1% tỷ lể tổn thất điện năng thì doanh thu tăng thêm 23.338 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu 1% hàng năm. Qua tình hình thực hiện doanh thu nêu trên cho thấy đơn vị chưa cải thiện tăng được giá bán điện bình quân và giảm tổn thất điện năng. 2.4.6. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng điện thương phẩm: Bảng 2.20. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng điện thương phẩm năm 2012 và 2013: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ đạt (%) Tăng, giảm so với năm trước (%) Sản lượng điện thương phẩm năm 2012 (triệu kWh) 1.371,500 1.372,400 100,07 113,92 Sản lượng điện thương phẩm năm 2013 (triệu kWh) 1.495,000 1.498,362 100,22 109,20 (Nguồn: Báo cáo của PCNA) Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 66 Khóa 2012 - 2014 Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy việc thực hiện kế hoạch điện thương phẩm đạt thấp và sản lượng điện tiêu thụ năm sau tăng hơn so với năm trước do nhu cầu của khách hàng tăng từ 9% - 14 % . Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ tải tăng hàng năm, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển, đầu tư cải tạo và nâng cấp lưới điện để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản lượng điện thương phẩm là sản lượng làm căn cứ để thu tiền khách hàng và được phản ánh trực tiếp qua tỷ lệ tổn thất điện năng, nếu tỷ lệ tổn thất giảm xuống thì sản lượng điện thương phẩm tăng lên, tương ứng với việc tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh bán điện. 2.5. Tổng kết tồn tại và nguyên nhân trong quản lý vận hành lưới điện: - Chất lượng hiện trạng lưới điện phân phối: + Đường dây dẫn điện hạ áp, chủ yếu tiếp nhận từ lưới điện nông thôn do nhân dân tự đầu tư, không có bản vẽ thiết kế và đã vận hành trên 10 năm nên đường dây quá cũ nát, chất lượng kém, đường dây dài, bán kính cấp điện đến hộ dân quá xa trên 1kM, chủ yếu là dây trần, hành lang lưới điện không đảm bảo dẫn đến chất lượng điện áp thấp. + Công tác lập kế hoạch chưa thực sự chủ động, việc lập kế hoạch chưa kịp thời, chưa sát với tình hình thực tế làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn chi phí. + Công tác thực hiện theo kế hoạch còn chậm, nhất là việc thay thế vật tư thiết bị, phát quang hành lang đường dây, thí nghiệm MBA... trên lưới điện làm ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện. + Việc kiểm tra, giám sát chưa thực sự sâu sát làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện, an toàn cho con người và thiết bị trong quản lý vận hành. - Chất lượng nguồn điện: + Việc lập kế hoạch XDCB, SCL để nâng cao chất lượng nguồn điện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do hạn chế nguồn vốn, làm hạn chế việc đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho khách hàng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   Hồ Sỹ Quyền 67 Khóa 2012 - 2014 + Công tác thực hiện nâng chất lượng điện áp đầu nguồn tại các Điện lực trực thuộc chưa có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý 110kV để điều chỉnh nấc phân thế MBA 110kV kịp thời, khi điện áp đầu nguồn phía 110kV không đảm bảo theo yêu cầu, mà trông chờ, ỷ lại từ phía Công ty đề nghị đơn vị quản lý 110kV điều chỉnh nâng phân áp để tăng điện áp đầu nguồn. + Chưa chủ động xen dắm các TBA phân phối dã chiến để san tải, giảm bán kính cấp điện đối với các khu vực quá tải, điện áp thấp do đường dây 0,4kV cấp điện quá dài. - Chất lượng cán bộ và công nhân quản lý vận hành: + Do đội ngũ CBCNV tham gia vào công tác quản lý vận hành lưới điện chủ yếu là công nhân kỹ thuật điện, chưa được đào tạo và bồi dưỡng về kiến thức quản lý vận hành, trình độ sử dụng và quản lý phần mềm còn có nhiều hạn chế, chưa chú trọng đến các chỉ số tin cậy cung cấp điện SAIDI, SAIFI và MAIFI, chưa lập kế hoạch để đào tạo và bồi dưỡng hàng năm. + Quá trình thực hiện, các Điện lực trực thuộc chưa chú trọng vào các yếu tố đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, chưa tính được hiệu quả của việc hạn chế thời gian mất điện để thực hiện nhiều công việc cùng một lúc khi cắt điện trên lưới. + Chưa phân bố đủ nhân lực cho đội ngũ trực vận hành điều độ hệ thống lưới điện tại các Điện lực trực thuộc và đội ngũ này cần phải được đào tạo, kiểm tra, sát hạch để cấp chứng nhận cấp bậc, chức danh của điều độ viê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273737_7582_1951440.pdf
Tài liệu liên quan