MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH HUYỆN 3
1.1.Ngân sách nhà nước 3
1.1.1.Khái niệm về ngân sách nhà nước 3
1.1.2.Thu Ngân sách nhà nước 4
1.1.3.Chi ngân sách nhà nước 4
1.1.4.Cân Đối NSNN 5
1.2.Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện 6
1.2.1. Điều tiết kinh tế, phát triển kinh tế. 6
1.2.3.Thực hiện các kế hoạch kinh tế xã hội của huyện 7
1.3.Quản lý ngân sách Huyện 8
1.3.1.Mục Tiêu Của Quản lý Ngân Sách Huyện 8
1.3.2.Các Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện 9
1.3.3.Các Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Huyện 10
1.3.3.1.Chính trị xã hội 10
1.3.3.2.Xu hướng vận động của nền kinh tế 11
1.3.4.Nội dung quản lí ngân sách Huyện 12
1.3.4.1.Về công tác thu ngân sách 12
1.3.4.2.Về phân bổ dự toán chi ngân sách huyện 14
1.3.4.3.Trình tự lập, xét duyệt và quyết toán ngân sách huyện 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGÂN SÁCH HUYỆN THƯỜNG TÍN 17
2.1.Tình hình kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín 17
2.1.1.Kinh Tế 17
2.1.2.Văn hoá xã hội 18
2.2.Thực trạng quản lý ngân sách huyện 20
2.2.1.Thực Trạng quản lý thu ngân sách huyện 20
2.2.3.Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện 30
2.3. Đánh giá về quản lý ngân sách huyện Thường Tín 37
2.3.1.Những ưu điểm 38
2.3.2.Hạn chế 39
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÍ NGÂN SÁCH HUYỆN THƯỜNG TÍN 42
3.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội HuyÖn Thêng TÝn 42
3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện 46
3.2.1.Tăng cường phát triển kinh tạo điều kiện tăng khoản thu cho ngân sách 46
3.2.2.Phân cấp các khoản thu và nhiệm vụ thu 46
3.2.3.Hoàn Thiện Qui trình lập, quyết toán thu ngân sách Huyện 50
3.2.4.Giải pháp đối với chi ngân sách nhà nước cấp Huyện 52
3.2.5.Giải pháp đối với các cán bộ quản lý ngân sách nhà nước 53
3.3.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước 55
3.3.1.Kiến nghị đối với nhà nước 55
3.3.2.Kiến nghị đối với cấp Huyện 57
KẾT LUẬN 59
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8844 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Thường Tín trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục tăng theo các năm. Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế xã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện cho công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Các lực lượng y tế trên địa bàn huyện phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng chung tay thực hiện các vấn đề lớn về sức khoẻ. Đến nay, 100% số trẻ em sơ sinh đã được tiêm phòng hàng tháng, công tác chồng dịch bệnh cúm gà, tả, HIV/ADIS được quán triệt và được thực hiện nghiêm túc.
Công tác tuyên truyền chỉ nên có hai con được hội phụ nữ tuyên truyền rộng rãi đến từng chị em. Các gia đình đã tự nhận thức được và đang thực hiện theo nếp sống gia đình văn hoá, dừng lại ở hai con để nuôi đạy cho tốt.
*>Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người dân được cải thiện, nhiều công trình văn hoá, tín ngưỡng được xây dựng và tu bổ phuc vụ tốt nhu cầu của người dân. Các lệ hội truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn như hội làng Rằm với các trò chơi văn hoá truyền thống như cờ tướng, kéo co, chọi gà, đập niêu, bắt vịt được tổ chức hàng năm và vào dịp đầu xuân.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên và vào các dịp lễ như ngày tết thiếu nhi, rằm trung thu cho trẻ em; các dịp 8-3 và 20-10 cho chị em phụ nữ. Các hoạt động này được người dân hưởng ứng. Đồng thời nhiều câu lạc bộ, hội ra đời như hội người cao tuổi, hội phụ nữ…góp tiếng nói xây dựng đời sống văn minh.
Phong trào thể dục thể thao tạo sức khoẻ cho người dân được cán bộ lãnh đạo áp dụng mạnh mẽ như việc tạo những khu tập luyện cho người dân có thể tham gia, góp phần nâng cao tuổi thọ và sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
2.2.Thực trạng quản lý ngân sách huyện
2.2.1.Thực Trạng quản lý thu ngân sách huyện
Luật ngân sách nhà nước được quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 đã qui định rõ việc thu, chi ngân sách. Với vai trò là một phần của hệ thống ngân sách nhà nước, huyện Thường Tín được coi là một kênh tài chính quan trọng trong việc bổ sung ngân sách nhà nước.
Bảng 2: Quyết toán thu ngân sách năm 2006
Đơn Vị: Triệu Đồng
STT
CHỈ TIÊU
DỰ TOÁN TỈNH GIAO
DỰ TOÁN HUYỆN GIAO
THỰC HIỆN
TỶ LỆ % SO SÁNH
Dự toán tỉnh giao
So kế hoạch
Năm 2005
A
Tổng Thu NSNN
25530
39 360
75902,53
297,31
192,84
214,89
I
Thu NSNN Tỉnh giao huyện thu
24350
38180
72470,19
156,80
189,81
209,93
1
Thu thuế CTN ngoài quốc doanh
11000
11600
9887,50
89,89
85,24
116,54
2
Thu thuế trước bạ
150
160
1597,75
1065,17
998,59
1021,38
3
Thu thuế sử dụng đất NN
200
220
257,13
128,57
116,88
80,36
4
Thu xổ số kiến thiết
100
100
7
7
7
11,79
5
Thu thuế nhà đất
800
800
856,37
107,05
107,05
105,92
6
Thu phí, lệ phí
2000
2200
2944,15
147,21
133,83
82,94
7
Thu chuyển quyền sử dụng đất
700
700
386,82
55,26
55,26
64,51
8
Thu cấp quyền sử dụng đất
3000
15800
44516,03
1483,87
281,75
355,94
9
Thu tiền cho thuê đất
1000
1000
1130,08
113,08
113,08
142,46
10
Thu cố định khác tại xã
5100
5300
10573,85
207,03
199,51
183,44
11
Thu khác
300
300
312,79
104,26
104,26
21,18
II
Thuế CTN Tỉnh thu
930
930
3432,34
369,07
369,07
428,31
III
Thu quốc doanh
250
250
397
158,8
158,8
120
B
Thu ngân sách huyện
60 930
105054,43
115144,33
188,98
109,6
146,75
1
Thu điều tiết
9631
28854,12
38866,79
403,56
134,7
306,98
2
Tỉnh cấp bổ sung cân đối
41 392
41 392
41 392
100
100
100 76
3
Tỉnh cấp bổ sung trợ cấp khác
9 907
34267,98
34267,98
345,9
100
180,10
4
Thu chuyển nguồn
77,23
5
Tồn quỹ năm trước
54033
540,33
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
Qua bảng 2, ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước đạt 75 902,53 Triệu đồng chiếm 214,89% so với thu ngân sách năm 2005. Trong đó, thu cấp quyền sử dụng đất là nguồn thu lớn chiếm tỷ lệ cao trong thu ngân sách nhà nước 44516,03 Triệu Đồng, tăng 255,94% so với năm 2005. Thu thuế sử đất nông nghiệp tuy vượt chỉ tiêu tỉnh và huyện giao đạt 257,13 Triệu Đồng chỉ chiếm 80% so với năm 2005.
-Thu xổ số kiến thiết chỉ đạt có 7 Triệu Đồng, chiếm 11,49% so với năm 2005
-Thu phí, lệ phí đạt 2 944,15 Triệu Đồng chiếm 82,94% so với năm 2005.
-Thu chuyển quyền sử dụng đất đạt 44 516,03 Triệu Đồng chỉ đạt 55,26% chỉ tiêu đề ra, chiếm 64,51% so với năm trước.
*>Thu ngân sách huyện đạt 115 144,33 Triệu Đồng vượt chỉ tiêu đề ra, tăng 46,75% so với năm trước.
Bảng 3: Quyết toán thu ngân sách năm 2007
Đơn vị: Triệu Đồng
STT
Chỉ Tiêu
Dự toán Tỉnh giao
Dự Toán huyện giao
Thực hiện
Tỷ lệ so sánh
Dtoán tỉnh giao
ĐT huyện giao
So năm 2006
A
Tổng thu NSNN
48.890
132040
167511,14
335,76
126,86
220,69
1
Thu quốc doanh
250
250
1159.18
463.67
463.67
291.98
2
Thu thuế CTN ngoài quốc doanh
18580
18580
20786,17
111,87
111,87
210,23
3
Thu thuế trước bạ
2000
2000
4410,42
220,52
220,52
276,04
4
Thu thuế sử dụng đất NN
210
210
290
138,1
138,1
112,78
5
Thu thuế nhà đất
900
900
936,32
104,04
104,04
109,34
6
Thu phí, lệ phí
2350
2350
3078,53
131
131
104,56
7
Thu chuyển quyền sử dụng đất
500
500
837,1
167,42
167,42
216,41
8
Thu cấp quyền sử dụng đất
18000
100000
119615
664,53
119,61
268,7
9
Thu tiền cho thuê đất
1000
1000
1266,4
126,64
126,64
111,99
10
Thu cố định tại xã
5800
5950
12668,61
218,42
212,92
119,81
11
Thu khác
300
300
2463,43
821,14
821,14
787,57
B
Thu NS huyện
87241
148048,81
193706,65
222,04
130,84
168,23
1
Thu điều tiết
24405
48790
83436,56
341,88
171,01
214,67
2
Tỉnh cấp bổ sung cân đối
62836
62836
62836
100
100
151,81
3
Tỉnh cấp bổ sung trợ cấp khác
22434,32
33444,83
149,08
97,6
4
Thu chuyển nguồn
12475
12475,77
100,01
16154,05
5
Tồn quỹ năm trước
1513,49
1513,49
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Huyện Thường Tín)
Bảng 4: Các khoản thu ngân sách huyện Thường Tín qua các năm
Đơn vị: Triệu Đồng
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
A
Tổng thu NSNN
75.902,53
167.511,14
187.939,13
1
Thu quốc doanh
397
1 159,18
1881,10
2
Thu thuế CTN ngoài quốc doanh
9 887,50
20 786,17
28 200
3
Thu thuế trước bạ
1 597,75
4 410,42
6 167,68
4
Thu thuế sử dụng đất NN
257,13
290
347,65
5
Thu thuế nhà đất
856,37
936,32
1 014,15
6
Thu phí. lệ phí
2 944,15
3078,53
1912,05
7
Thu chuyển quyền sử dụng đất
386,82
837,10
1791,83
8
Thu cấp quyền sử dụng đất
44 516,03
119 615
123 409,7
9
Thu tiền cho thuê đất
1 130,08
1266,4
1 683,79
10
Thu cố định tại xã
10 573,85
12668,61
20431,17
11
Thu khác
312,79
2463,43
1 100
B
Thu ngân sách huyện
115 144,33
193706,65
270330,73
1
Thu điều tiết
38 866,79
83 436,56
68102,73
2
Tỉnh cấp bổ sung cân đối
41 392
62 836
62 536
3
Tỉnh cấp bổ sung trợ cấp khác
34 267,98
33444,83
113252
4
Thu chuyển nguồn
77,23
12475,77
26440
5
Tồn quỹ năm trước
540,33
1 513,49
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng dần theo các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là: 75.902,53; 167.511,14; 187.939,13 Triệu Đồng trong đó:
-Thu quốc doanh tăng nhanh chóng từ 397 Triệu đồng năm 2006 lên 1.159,18 Triệu đồng năm 2007 tăng 191,98%; 1.881,10 triệu đồng năm 2008 tăng 62,28% so với năm 2007.
-Thu thuế CTN ngoài quốc doanh tăng theo các năm: Năm 2006 chỉ là 9 887,5 Triệu đồng nhưng sau chỉ hơn một năm đã nhảy vọt lên mức 20 786,17 Triệu đồng tăng 110,23% so với năm 2006. Năm 2008, con số này là 28 200 Triệu đồng, tăng 35,67% so với năm trước.
-Thu thuế trước bạ từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 176,04% và con số này tiếp tục tăng 40% vào năm 2008.
-Thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao trong thu NSNN, nó tăng dần theo các năm lần lượt là 44.516,03 triệu đồng; 119.615 triệu đồng và 123409,7 triệu đồng.
-Các khoản thu của huyện đều được hoàn thành tốt, tăng dần qua các năm ngoài khoản thu phí, lệ phí. Huyện chưa hoàn thành tốt công tác này mặc dù khoản thu này có tiềm năng lớn trong công tác thu ngân sách trên địa bàn. Khoản thu này tăng từ 2.944,15 triệu đồng năm 2006 lên 3078,53 triệu đồng năm 2007 nhưng lại giảm đột ngột xuống 1 912,05 triệu đồng năm 2008.
-Các khoản thu khác của Huyện có xu hướng giảm vào năm 2008 từ 2463,43 triệu đồng xuống còn 1 100 Triệu đồng giảm 123,95%.
*>Thu ngân sách huyện cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2007 tăng 68,23% so với năm 2006. Năm 2008 tăng lên tới 270.330,73 triệu đồng so sánh với 193.706,65 triệu đồng năm 2007.
-Thu điều tiết tăng 114,7% từ năm 2006 đến năm 2007 sau đó đột ngột giảm xuống 22,5% vào năm 2008.
Nhìn chung, huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu một cách rõ ràng. Các cán bộ phòng tài chính kế hoạch luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Phòng có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ trách, cán bộ cấp trên có sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động.
2.2.3.Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện
Chi ngân sách huyện bao gồm các khoản chi như sau: chi đầu tư phát triển (chi XDCB theo phân cấp, chi từ nguồn thu đấu giá đất); chi thường xuyên… Các khoản chi trên cần đảm bảo cho các cấp chính quyền, bộ máy hành chính thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.
Bảng 5: Tổng hợp chi ngân sách huyện Thường Tín năm 2008
STT
Chỉ Tiêu
Dtoán Tỉnh Giao
Dự toán Huyện giao
Thực hiện
Tỷ lệ % so sánh
So DT Tính giao
Năm 2007
C
Tổng chi NS Huyện
112.123
264.868,15
230.802,14
205,85
133,91
1
Chi đầu tư phát triển
14.250
39.725
34.238,73
240,27
132,79
Chi XDCB theo phân cấp
3.900
3.900
118,18
Chi từ nguồn thu đấu giá đất
14.250
35.825
30.338,73
212,9
134,93
II
Chi Thường Xuyên
88.659
105.150,29
101.024,51
113,95
117,1
1
Sự nghiệp kinh tế
4875
4875,02
4684,02
96,08
160,13
NN+ktế mới
1900
1900
1807
95,11
170,08
Thuỷ lợi chống lụt bão
1800
1800
1767
98,17
139,71
Sự nghiệp giao thông
300
300
280
93,33
96,63
Chi thiết kế thị chính
500
500
467
93,4
121,8
Ban bồi thường GPMB
144
143,87
139,47
96,85
121,8
Trạm khuyến nông
231
231,15
223,55
96,77
115,51
2
Sự nghiệp môi trường
1500
1500
70
4,67
3
SN Văn xã
69984
84055,82
82072,92
117,27
120,25
4
Quản lý hành chính
11083
12066,45
11699,65
106,56
117,78
5
Chi khác
507
1000
889,92
175,53
31,67
6
Chi quân sự an ninh
710
1653
1608
226,48
68,48
IV
Chi hỗ trợ NS
3605
113819,86
95538,9
2650,18
282,27
V
Chi chuyển nguồn
VI
Dự Bị phí
3810
3800
VII
Chi nguồn làm lương mới
1799
2373
C
Tổng Thu NS Xã
32474
110303,64
152891,59
470,81
137,93
D
Tổng chi ngân sách xã
32474
110303,64
134334,14
413,67
173,06
-Chi đầu tư phát triển 34 238,73 Triệu đồng chiếm 240,27% so với dự toán ngân sách Tỉnh giao, 86,19% so với ngân sách huyện giao và tăng 132,79% so với năm 2007.
-Chi thường xuyên là 101 024,51 Triệu đồng chiếm 113,95% so với dự toán Tỉnh giao, 96,08% so với dự toán huyện giao và tăng 117,1% so với năm 2007.
-Chi hỗ trợ ngân sách là 95 538,9 Triệu đồng tăng 282,27% so với năm 2007.
-Chi cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao được phân chi tiết cho từng cấp dạy
Bảng 6: Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục 2008
STT
Khối
Số lớp
Số học sinh
Biên chế
Tổng dự toán giao năm 2008
Dự toán ngân sách cấp
1.
Khối Mầm non, khuyết tật và phòng giáo dục
7
270
526
5704,27
5704,27
2
Khối Tiểu học
486
15295
723
24102,89
24102,89
3
Khối THCS
376
13805
863
27426,14
27122,04
4
Khối THPT
275
12406
700
25809,78
25807,52
Bảng 7: Tổng hợp chi ngân sách huyện qua các năm
Đơn vị: Triệu Đồng
STT
Chỉ Tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
C
Tổng chi NS huyện
113630,84
172.341,705
230.802,14
I
Chi đầu tư phát triên
9.650,91
25.784,776
34.238,73
Chi XDCB theo phân câp
3.728,48
3.300
3.900
Chi từ nguồn thu CQSD đất
2802,43
Chi từ nguồn thu đấu giá đất
3120
22.484,776
20.338,73
II
Chi thường xuyên
59466,289
86.270,337
101.024,510
1
SN kinh tế
1866,544
2.925,111
4.684,02
NN+kinh tế mới
971,814
1.062,436
1.807
Thuỷ lợi, chống lụt bão
486,689
1.264,799
1.767
Sự nghiệp giao thông
229,811
289,826
280
Chi kiến thiết thị chính
467
Trạm khuyến nông
178,230
193,540
223,55
2
SN văn xã
47127,621
68.253,162
82.072,92
SN giáo dục
43175,322
63.367,292
71.406,09
SN đào tạo
503,3
749
687
Văn hoá TT-TDTT
1202,92
1460,87
1.759,83
Công tác xã hội
2246,079
2676
8.220
3
Quản lý hành chính
7086,8
9933,83
11.699,65
HĐND và các cơ quan HC
4575,41
5887,730
7.705,510
Các cơ quan đoàn thể
886,6
1262,01
1.215,05
Cơ quan đảng2138,465
1624,79
2784,09
2.779,09
4
Chi khác
2138,465
2810,234
889,92
5
Chi quân sự-an ninh
1246,86
2348
1.608
Công an
496,15
1.368
528
Quân sự
750,709
980
1.080
IV
Chi hỗ trợ ngân sách xã
32037,867
33.846,192
95.538,9
Chi lương kế toán xã, PC kh/nông viên
376,297
78,579
99
Chi lương y tế xã
2042,152
3.407,074
3.720,9
Chi trợ cấp cân đối
6464,061
10.117,54
10.118
Chi trợ cấp cân đối khác
23155,357
20.242,999
81.601
V
Chi chuyển nguồn
12475,774
26.440,400
VI
Dự bị phí
VII
Chi nguồn làm lương mới
C
Tổng thu NS xã
73178,365
110.850,18
152.891,59
D
Tổng chi NS xã
52191,093
77.621,89
134.334,140
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch Huyện Thường Tín)
Qua phân tích, ta thấy chi ngân sách huyện tăng dần qua các năm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện: 113.630,84 triệu đồng năm2006; 172.341,705 triệu đồng năm 2007 và 230.802,14 triệu đồng năm 2008.
-Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được huyện chú ý đầu tư, năm 2007 so với năm 206 tăng 51,67%; năm 2008 tăng 33,91% so với năm 2007.
-Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong chi ngân sách huyện, nó tăng dần theo năm: 59.466,289 triệu đồng năm 2006; 86.270,337 triệu đồng năm 2007 và 101.024,510 triệu đồng năm 2008.
-Nhờ công tác chỉ đạo nỗ lực của cán bộ quản lý huyện và sự đôn đốc thực hiện ở các xã, công tác quản lý thu chi ngân sách xã cũng được tiến hành nghiêm túc, thu vượt chi.
Bảng 8: Bảng cân đối thu chi ngân sách qua các năm
Đơn Vị: Triệu Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng thu NSNN
75.902,53
167.511,14
187.939,13
2
Tổng thu NS huyện
115.144,33
193.706,65
270.330,73
3
Tổng chi NS huyện
113.630,84
172.341,705
230.802,14
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
2.3. Đánh giá về quản lý ngân sách huyện Thường Tín
Với sự ra đời của luật ngân sách nhà nước đã tạo ra cơ sở lý luận cho các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước có căn cứ lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, thống nhất về thu chi ngân sách, tránh thất thoát vốn ngân sách nhà nước.
2.3.1.Những ưu điểm
Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.
Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
Đối với các khoản thu được thực hiện qua sổ sách kế toán rõ ràng nên luôn hoàn thành thuận lợi trước thời gian qui định. Trên địa bàn huyện đã giảm hẳn tình trạng thu vượt chi trái với qui định được điều chỉnh, giảm mức tồn đọng thu.
Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và ché độ thu.
Các khoản chi ngân sách nhà nước được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, các khoản chi đều được thực hiện theo đúng mục đích, đúng đối tượng.
Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn bị mình rồi gởi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
Lãng phí do sử dụng vốn và quản lý tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước chưa hiệu quả, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên khoáng sản, lãng phí do quy hoạch, bố trí dự án dàn trải kém hiệu quả hay chưa thật cần thiết; chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn nhà nước, chậm tiến độ các công trình dự án sử dụng ngân sách nhà nước nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia… gây ra lãng phí lớn về cơ hội, về thị trường, về hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án chậm đưa vào sử dụng, chi phí quản lý tăng...
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi phòng tài chính huyện; đồng thời uỷ ban nhân dân xã trình hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Sau khi hội đồng nhân dân đã phê duyệt , uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng tài chính huyện.
Phòng tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng thời trình hội đồng nhân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt thì trinh báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.
2.3.2.Hạn chế
Huyện vẫn chưa thực hiện tốt được việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia nguồn thu các cấp ngân sách trên địa bàn vẫn chưa hợp lí.
Vẫn còn tồn tại thu sai, chưa minh bạch công khai hoá các khoản thu đến người dân.
Thu phí, lệ phí là một khoản thu quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhưng huyện chưa biết vận dụng để biến đó thành một nguồn thu tiềm năng, chiếm ưu thế. Khoản thu này đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt nếu Huyện không có biện pháp tích cực, khoản thu này từ năm 2007 đến năm 2008 đã giảm xuống 61,01%.
Huyện thiếu minh bạch trong phân cấp trách nhiệm, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập.
Đội ngũ cán bộ còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chế độ khen thưởng, đãi ngỗ chưa được quan tâm dẫn đến một số cán bộ thoái hoá, dễ bị đồng tiền lôi kéo. Đồng thời, huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra và có xu hướng gia tăng.
Công tác giao đất với những nơi đã có qui hoạch, tổ chức thu và xử lý thu dứt điểm các khoản còn tồn đòng còn chậm chễ. Tiến độ đấu giá các dự án đã được qui hoạch chậm, chưa nắm bắt được kịp thời thực hiện dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán, đôn đốc thu nộp kịp thời tiền sử dụng đất. Chính vì vậy nên công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn chưa phát huy được tiềm năng tối đa thu ngân sách.
Huyện chưa có hướng ưu tiên chi ngân sách theo những nhiệm vụ thiết yếu cần thiết, cấp bách cũng như chưa có biện pháp đối với các khoản chi mới phát sinh nên chưa chi được đúng lúc, kịp thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế
Cấp huyện chưa ban hành qui chế dân chủ về công tác tài chính tại các xã trên địa bàn huyện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân làm, dân giám sát kiểm tra.
Chưa tạo tính chủ động và khuyến khích tính năng động của chính quyền các cấp trong công tác thu chi ngân sách.
Chưa xây dựng được cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất cá nhân đối với các quyết định chi sai chế độ, chính sách.
Đội ngũ cán bộ huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công việc đề ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÍ NGÂN SÁCH HUYỆN THƯỜNG TÍN
3.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội HuyÖn Thêng TÝn
Để thực hiện tốt công cuộc xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập được với xu thế toàn cầu cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Trong quá trình phát triển cần phải nhấn mạnh:
-Xây dựng cơ cấu kinh tế huyện gắn bó chặt chẽ với cơ cấu kinh tế toàn tỉnh và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Sử dụng lợi thế so sánh, khai thác những thế mạnh tiềm năng, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vẫn mang bản sắc riêng. Đầu tư cho các ngành mũi nhọn, đào tạo nguồn nhân lực, trí thức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt cần chú ý đến phát triển bền vững, phải quan tâm đúng mức đến môi trường.
-Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao mức sống người dân, giảm chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giảm khoảng cách giàu nghèo.
-Đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ.
Tóm lại, xây dựng kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triền bền vững trên địa bàn huyện.
*>Về kinh tế: Mục tiêu cần phải đạt được gồm có:
-Do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và mức dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 6,5%, huyện cần đề ra mục tiêu đạt 6,5% vào năm 2009 và đặt chỉ tiêu năm sau cao hơn
-Phát triển mô hình vườn, ao chuồng, duy trì những làng nghề truyền thống xen kẽ với gieo trồng hoa màu, cây ăn quả với năng suất, chất lượng cao.
-Tăng cường đầu tư vào những ngành mũi nhọn, phát triển công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
-Nâng cấp trạm ytế xã, cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường mở thêm hệ thống các trường tư thục, bán công, dạy nghề trên địa bàn nhằm phục vụ cho các khu chế xuất và các khu công nghiệp.
*>Về vấn đề xã hội
-Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 2%, giảm số hộ gia đình sinh con thứ ba, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng hộ gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá.
-Chăm lo sức khoẻ tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
-Đảm bảo tốt công tác an ninh, quân sự địa phương, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ về trình độ, kĩ năng quản lý.
*>Công nghiệp xây dựng: Thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức để công cuộc giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng. Xây dựng đường xá, cầu cống thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, trao đổi của người dân. Tiến hành xây dựng một số cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo được đầu ra ổn định cho người dân.
*>Nông nghiệp thuỷ sản: Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới tạo sự đa dạng.
*>Vận tải: Đầu tư hệ thống phương tiện vận tải, hành khách hiện đại phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi, đi lại thuận tiện cho người dân
*>Hệ thống tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tư vấn: Hoàn thiện hệ thống tài chính ngân hàng phục vụ cho việc thu ngân sách. Đổi mới hệ thống quản lý tài chính ngân hàng
*>Thực hiện nghiêm luật NSNN và các luật thuế theo qui định của nhà nước. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống.
-Nhu cầu hoạt động cho đầu tư phát triển sự nghiệp cần đảm bảo cho đủ, cho đúng, chống thất thoát lãng phí trên cơ sở luật NSNN. Các hình thức huy động vốn, tăng số tiền vay cho các xã khó khăn, các gia đình nghèo với mức lãi suất hợp lý, bình ổn tái sản xuất mở rộng.
*>Giao thông bưu điện: Hệ thống giao thông cần được tiến hành nâng cấp, xây dựnghoàn thiện các tuyến đường từ xã đến các tuyến đường chính trên địa bàn huyện.
-Xây dựng hệ thống đường thuỷ, khai thác mở rộng bến bãi.
-Phát triển hệ thống viễn thông, liên lạc, internet với trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin, truyền thông cho đại bộ phận người dân, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ kiến thức cho nhân dân.
*>Cấp thoát nước: Xây dựng nhiều nhà máy lọc nước, xử lý nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững ở địa phương. Xây dựng hệ thống tưới tiêu phục vụ cho canh tác nông nghiệp của bà con.
*>Về y tế giáo dục:
-Mua sắm trang thiết bị hiện đại, cử nhân viên đi đào tạo tập huấn để có thể sử dụng thành thạo được những trang thiết bị này.
-Tăng mức lương tối thiểu, bồi dưỡng xứng đáng cho nhân viên y tế, y bác sỹ.
*>Về văn hoá thông tin: Xây dựng nhà văn hoá, đầu tư thiết bị phát thanh tuyên truyền đến hộ dân
-Xây dựng tấm gương, gia đình văn hoá, làng văn hoá, khôi phục các làng nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111312.doc