MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤBÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒTHỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀQUẢN TRỊNGUỒN NHÂN LỰC . 4
1.1.Khái niệm quản trịnguồn nhân lực . 4
1.2.Quá trình phát triển của quản trịnguồn nhân lực . 8
1.2.1.Trên thếgiới . 8
1.2.1.1.Phong trào quản trịtrên cơsởkhoa học . 8
1.2.1.2.Phong trào các mối quan hệcon người . 9
1.2.1.3.Quản trịnguồn nhân lực . 10
1.2.2. ỞViệt Nam . 11
1.3.Nội dung, chức năng chủyếu của quản trịnguồn nhân lực. 12
1.4.Kinh nghiệm quản trịnguồn nhân lực của một sốnước trên thếgiới . 14
1.4.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản . 14
1.4.2.Kinh nghiệm của Singapore . 15
Kết luận Chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊNGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 . 17
2.1. Giới thiệu vềCông ty Truyền tải Điện 4 . 17
2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển . 17
2.1.2. Cơcấu tổchức quản lý . 20
2.1.3. Nhiệm vụchức năng của Công ty . 22
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 23
2.3. Phân tích thực trạng quản trịnguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 24
2.3.1. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 24
2.3.1.1. Phân tích cơcấu lao động theo nghiệp vụ. 24
2.3.1.2. Phân tích cơcấu lao động theo trình độ đào tạo . 25
2.3.1.3. Phân tích cơcấu lao động theo giới tính . 27
2.3.1.4. Phân tích cơcấu lao động theo độtuổi . 27
2.3.2. Thực trạng quản trịnguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 28
2.3.2.1. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng thu hút, bốtrí
nhân lực tại Công ty . 28
2.3.2.2. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty . 34
2.3.2.3. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng duy trì nguồn nhân
lực tại Công ty . 38
2.3.2.4. Những thành tựu và tồn tại trong công tác quản trịnguồn nhân
lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 49
Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊNGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 . 51
3.1. Quan điểm và mục tiêu . 51
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và xu hướng phát triển ngành điện . 51
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
Truyền tải Điện 4 . 51
3.1.2.1. Quan điểm . 51
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực . 52
3.2. Một sốgiải pháp hoàn thiện quản trịnguồn nhân lực tại Công ty Truyền
tải Điện 4 . 52
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút, bốtrí nguồn nhân lực . 52
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách tuyển chọn và bốtrí sửdụng nhân viên . 52
3.2.1.2. Hoàn thiện chế độ đềbạt, điều động nhân viên . 56
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực58
3.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo . 58
3.2.2.2. Áp dụng phương pháp đào tạo theo khe hởnăng lực cho từng vịtrí công việc . 58
3.2.2.3. Cần tổchức đánh giá sau đào tạo . 68
3.2.2.4. Thực hiện đúng quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng . 68
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực . 69
3.2.3.1. Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực
thực hiện công việc của nhân viên . 69
3.2.3.2. Cần tổchức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên71
3.2.3.3. Hoàn thiện chế độtiền lương . 72
3.2.3.4. Hoàn thiện việc đánh giá thi đua cho các phòng ban, đơn vị. 74
3.2.4. Các biện pháp hỗtrợ đểhoàn thiện quản trịnguồn nhân lực . 74
3.2.4.1. Thiết lập hệthống thông tin . 74
3.2.4.2. Phát triển văn hóa tổchức phù hợp với môi trường kinh doanh 74
3.2.4.3. Nâng cao nhận thức của xã hội vềlĩnh vực truyền tải điện năng
nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên trong vấn đềsựcốlưới điện . 75
3.2.4.4. Áp dụng các thành tựu của công nghệthông tin . 75
3.2.4.5. Phối hợp với tổchức Công đoàn động viên người lao động phát
huy mọi năng lực, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật
chất và tinh thần đối với người lao động . 76
3.2.5. Một sốkiến nghị. 78
3.2.5.1. Kiến nghịvới cơquan Nhà nước . 78
3.2.5.2. Kiến nghịvới Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 78
3.2.5.3. Kiến nghị đối với các Trường, Trung tâm đào tạo . 79
Kết luận Chương 3
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuất sắc nhiệm vụ. Đây là một sai lầm vì thường
không phản ánh đúng thực tế, họ làm điều này có thể do:
+ Lo ngại nếu đánh giá kết quả thực hiện công việc của các nhân viên thấp có
thể ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của họ và nhân viên.
+ E ngại nhân viên có thể so bì nhau gây mất đoàn kết nội bộ nên tốt nhất cho
tất cả đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
+ Việc đo lường kết quả thực hiện công việc của nhân viên nếu thực hiện đúng
bản chất của nó là rất khó, nên tốt nhất cho mọi người cùng đạt mức hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.
- Công ty chưa thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá cũng như chưa vạch
ra được các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu
mới cho nhân viên. Với cách làm hiện nay, thiết nghĩ nếu có vạch ra phương hướng,
- 41 -
cách thức cải tiến thực hiện công việc cũng hoài nghi về hiệu quả của nó vì kết quả
đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiện chưa chuẩn xác.
Sở dĩ có những hạn chế trên là do Công ty chưa huấn luyện các nhà lãnh đạo và
những người làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân
viên. Các trưởng phòng ban, đơn vị khi đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân
viên thường rất cảm tính, dựa vào kinh nghiệm chủ quan là chính.
Bảng 2.11: Nhận xét về đánh giá kết quả thực hiện công việc
của nhân viên từ 200 CBCNV trong PTC4
Câu hỏi
Số người đánh giá
theo các mức độ
1 2 3 4 5
Việc đánh giá nhân viên là công bằng, chính xác 89 67 27 9 8
Bạn tin vào cấp trên đủ năng lực để đánh giá kết quả thực
hiện công việc của Bạn 53 87 32 19 9
Quá trình đánh giá giúp cho Bạn có kế hoạch rõ ràng về việc
đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân 60 82 32 15 11
Việc đánh giá đã thực sự giúp ích để Bạn nâng cao chất
lượng thực hiện công việc 59 79 31 21 10
Bạn có thấy phương pháp đánh giá hiện nay hợp lý không? 33 75 39 28 25
Trong đó: 1: Rất không đúng/Rất không đồng ý; 2: Không đúng/Không đồng ý;
3:Không đúng lắm/Không đồng ý lắm; 4: Đúng/ Đồng ý; 5: Rất đúng/Rất đồng ý
Nguồn: Trích từ Phụ lục 1
Khi tiến hành hỏi ý kiến từ 200 CBCNV trong Công ty, chỉ có 17 người (tương ứng
8,50%) đồng ý hoặc rất đồng ý việc đánh giá nhân viên là công bằng, chính xác; có 28
người (chiếm 14%) tin tưởng hoặc rất tin tưởng vào cấp trên đủ năng lực để đánh giá
kết quả thực hiện công việc. Do đó cần xây dựng và bổ sung thêm vào quy trình đánh
giá để đảm bảo công bằng và khách quan hơn.
b. Kích thích thông qua hệ thống tiền lương
Hệ thống tiền lương tại PTC4 hiện đang thực hiện theo Quy chế phân phối quỹ
tiền lương được ban hành kèm theo Quyết định số 08233/QĐ-TTĐ4-TCHCYT ngày
01/11/2005. Theo Quy chế này, về nguyên tắc tiền lương được phân phối theo lao
động, phụ thuộc vào kết quả lao động, gắn liền với năng suất và hiệu quả công việc của
từng người, từng đơn vị, không phân phối bình quân; những người thực hiện các công
việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào kết
quả chung thì được trả lương cao; hằng tháng tiền lương được trả đúng hạn cho người
lao động.
- 42 -
Trong cơ cấu tiền lương người lao động nhận được sẽ gồm 2 phần: Lương cứng
và lương mềm. Lương cứng là lương ổn định cơ bản được trả dựa trên: Hệ số lương
của từng người, ngày công làm việc thực tế trong tháng, các khoản phụ cấp lương theo
chế độ và tiền lương thêm giờ (nếu có). Lương mềm là lương kích thích năng suất làm
việc thực tế của từng người lao động, người nào có năng suất làm việc cao thì được
hưởng cao và ngược lại, được tính theo các tiêu chí: Ngày công làm việc thực tế và hệ
số thành tích (hj – như trình bày ở bên trên) của từng người.
Li = LCi + LMi
Trong đó:
+ Li: Tiền lương trong tháng của người lao động thứ i
+ LCi: Lương cứng trong tháng của người lao động thứ i
+ LMi: Lương mềm trong tháng của người lao động thứ i
Để tính LCi, dùng công thức:
22
LCi = PCi (nếu có) + LTGi (nếu có)TLmin x HSLCBi x
NCi +
Trong đó:
+ TLmim: Mức lương tối thiểu trong một tháng áp dụng chung toàn Công ty và
luôn lớn hơn mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Về mức
lương tối thiểu của Nhà nước hiện đang áp dụng theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP
ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung, riêng đối với
công ty Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu
100% vốn điều lệ, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức
lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng tại Thông tư số 29/2007/TT-
BLĐTBXH ngày 05/12/2007, căn cứ vào đó EVN thống nhất ở mức 540.000
đồng/tháng là mức lương tối thiểu chung
+ HSLCBi: Hệ số lương cấp bậc của người lao động thứ i. Hệ số này hiện đang
áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định
hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước
+ NCi: Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (kể cả các ngày nghỉ theo chế
độ được hưởng nguyên lương) của người lao động thứ i
+ PCi: Phụ cấp trong tháng của người lao động thứ i. Bao gồm các loại phụ cấp:
Chức vụ, trách nhiệm, thu hút, ca 3, nóng – độc hại – nguy hiểm, phụ cấp khu vực.
Mức phụ cấp này vận dụng Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính
- 43 -
phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các
công ty Nhà nước, Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao
động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công
việc trong các công ty Nhà nước và Quy định số 05917/QĐ-EVN-TTĐ4-TCHC-YT
ngày 11/07/2005 của PTC4 cụ thể hóa phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm
+ LTGi: Tiền lương thêm giờ trong tháng được áp dụng theo chế độ hiện hành
(Đảm bảo số giờ làm thêm không vi phạm Luật Lao động, tức không vượt quá 200
giờ/năm) của người lao động thứ i:
NCi
150%
Hoặc 200%
Hoặc 300%
Tổng số
giờ làm xLTGi =
x
22
PCi (nếu có)
26 (ngày) x 8 (giờ)
TLmin x HSLCBi +
x
Ghi chú: ◦ Mức 150% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày thường
g tuần ◦ Mức 200% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằn
◦ Mức 300% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày Lễ, Tết
Để tính LMi, dùng công thức:
(NCi x hji)LMi =
VMk
∑(NCi x hji)
x
Trong đó:
: Hệ số thành tích trong tháng của người lao động thứ i
đơn vị
HCBk x TLmin)
Trong đó:
tích trong tháng của phòng ban, đơn vị thứ k. Có các loại xuất sắc;
, đơn vị
+ hji
+ VMk: Lương mềm trong tháng được Công ty duyệt cho từng phòng ban,
thứ k:
VMk = Kk x (Lk x
◦ Kk: Thành
giỏi; khá; trung bình; yếu tương ứng với Kk = 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0
◦ Lk: Tổng số lao động thực tế của phòng ban, đơn vị thứ k trong tháng
◦ HCBk: Hệ số cấp bậc công việc bình quân của phòng ban, đơn vị thứ k
Như vậy, khác với LCi, LMi được phân phối trong nội bộ các phòng ban
sau khi Công ty phân phối lương mềm cho các phòng ban, đơn vị đó. Do PTC4 hiện là
đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN, nguồn để chi trả cho người lao động là tổng quỹ tiền
lương được EVN phê duyệt hằng năm. Do đó sau khi chi trả lương cứng và lương mềm
- 44 -
cho người lao động hằng tháng, phần còn lại của tổng quỹ tiền lương được phân chia
thêm theo cách:
(HSLCBi x NCNi) LBSNi =
VCL
∑(HSLCBi x NCNi)
x
Trong đó:
◦ LBSNi: Lương bổ sung trong năm cho người lao động thứ i
◦ VCL: Phần còn lại của tổng quỹ tiền lương trong năm
◦ NCNi: Số ngày công thực tế làm việc trong năm của người lao động thứ i
Riêng đối với tiền lương của hoạt động SXKD khác, thực hiện phân chia theo Quy
định số 05032/QĐ-TTĐ4-TCHCYT ngày 26/10/2007 của PTC4. Theo Quy định này,
các phòng ban, đơn vị trực tiếp thực hiện các phần việc của hoạt động SXKD khác
được hưởng 70%, 30% chia bình quân cho toàn thể CBCNV còn lại là những người
thuộc các phòng ban, đơn vị không trực tiếp tham gia. Các phòng ban, đơn vị trực tiếp
hưởng 70%, sau đó tự xây dựng cách thức phân chia cho người lao động trong phạm vi
phòng ban, đơn vị mình.
Căn cứ vào cách tính lương mà PTC4 trả cho người lao động, có thể nhận
xét:
- Cơ cấu lương gồm hai khoản: Lương cứng và lương mềm. Phần lương cứng cơ
bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động và phù hợp với quy định của
luật pháp. Lương mềm có tác dụng kích thích năng suất lao động.
- Trả đủ các khoản cho người lao động theo quy định như: Phụ cấp, lương thêm
giờ,...
- Tiền lương của hoạt động SXKD khác cũng được phân phối cả đến những
người không trực tiếp tham gia thể hiện sự công bằng ở chỗ: Mặc dù không trực tiếp
tham gia nhưng họ là những người đảm trách công việc thay cho những người trực tiếp
làm hoặc có những đóng góp gián tiếp nhất định.
Tuy vậy, hệ thống tiền lương của PTC4 vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm:
- Việc xét nâng hệ số lương cấp bậc cho những đối tượng không phải thi nâng
bậc (chủ yếu là lực lượng lao động gián tiếp tại khối phòng ban) thì hầu như tất cả đều
được nâng khi đến kỳ hạn (trừ những đối tượng bị kỷ luật). Do đó nâng hệ số lương
cấp bậc cho nhóm đối tượng này chỉ thuần túy dựa vào yếu tố thời gian, trong khi
những người có thành tích tốt thì chưa có cơ chế nâng hệ số lương cấp bậc trước hạn,
làm mất đi ý chí cống hiến của họ.
- 45 -
- Lương mềm người lao động nhận được phụ thuộc vào lương mềm Công ty
phân phối cho phòng ban, đơn vị của người lao động đó. Việc phân phối lương mềm
cho phòng ban, đơn vị sẽ căn cứ vào thành tích của từng phòng ban, đơn vị song quá
trình xét thành tích của phòng ban, đơn vị chưa có tiêu thức cụ thể, còn rất chung
chung, cảm tính. Do đó kết quả phân phối lương mềm về từng phòng ban, đơn vị chưa
được thuyết phục, chưa thật công bằng.
- Việc trả lương bổ sung năm không tính đến yếu tố kết quả thực hiện công việc
của nhân viên mà chỉ phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc và ngày công của người lao
động. Như vậy ngày công ảnh hưởng rất lớn trong cách tính lương (lương hằng tháng
và lương bổ sung năm, đặc biệt là lương bổ sung năm) nên có một số người lao động
vẫn đi làm việc bình thường nhưng năng suất làm việc không cao hoặc tận dụng thời
gian làm việc ở Công ty để làm việc riêng, làm nghề tay trái, sau đó khi thấy cần thiết
họ đăng ký làm việc thêm giờ. Khi đó họ vẫn đảm bảo ngày công làm việc để có một
mức lương cao, mặt khác còn hưởng tiền lương làm thêm giờ. Hệ quả của vấn đề này
đã làm cho năng suất lao động toàn Công ty không cao, ảnh hưởng đến tiền lương
chính đáng của những người lao động khác và làm nản lòng những ai thực sự muốn
cống hiến.
Nguyên nhân của những nhược điểm trong hệ thống lương là do:
- Còn bị phụ thuộc bởi EVN trong việc xây dựng hệ thống lương tại PTC4.
- Những người trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống lương cho PTC4 chưa được
đào tạo về kỹ năng này.
Bảng 2.12: Nhận xét về lương của 200 CBCNV trong PTC4
Câu hỏi
Số người đánh giá
theo các mức độ
1 2 3 4 5
Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Công ty 41 24 76 22 37
Tiền lương mà Bạn nhận được tương xứng với kết quả làm
việc của Bạn 69 56 42 12 21
Bạn được trả lương cao 88 73 12 16 11
Tiền lương và phân phối thu nhập trong Công ty là công bằng 45 54 31 42 28
Trong đó: 1: Rất không đúng/Rất không đồng ý; 2: Không đúng/Không đồng ý;
3:Không đúng lắm/Không đồng ý lắm; 4: Đúng/ Đồng ý; 5: Rất đúng/Rất đồng ý
Nguồn: Trích từ Phụ lục 1
Khi tiến hành hỏi ý kiến về tiền lương của 200 CBCNV trong Công ty, chỉ có 33
người (tương ứng 16,50%) đồng ý hoặc rất đồng ý với nhận định tiền lương tương
- 46 -
xứng với kết quả làm việc, trong khi có đến 99 người (tương ứng gần 50%) không
đồng ý hoặc rất không đồng ý khi cho rằng tiền lương và phân phối thu nhập trong
Công ty là công bằng. Do đó cần bổ sung các hệ số tính lương để đảm bảo công bằng
hơn.
c. Kích thích thông qua hệ thống tiền thưởng
• Đối với thưởng VHAT điện:
- Thực hiện theo Quyết định số 06543/QĐ-TTĐ4.TCHC-YT ngày 20/11/2006
của PTC4 quy định mức thưởng VHAT điện. Hằng quý, Hội đồng xét thưởng VHAT
điện của PTC4 (do Giám đốc làm Chủ tịch) tiến hành xác định điểm thưởng của từng
phòng ban, đơn vị. Cách thực hiện là quy định trước mức điểm thưởng VHAT điện tối
đa cho từng phòng ban, đơn vị. Sau đó căn cứ vào từng chỉ tiêu cụ thể, nếu phòng ban,
đơn vị nào vi phạm sẽ bị trừ điểm và như vậy, điểm thưởng VHAT điện Đi của từng
phòng ban, đơn vị thực tế sẽ là: Đi = Mức điểm tối đa - Tổng điểm trừ (Chi tiết được
trình bày tại Phụ lục 3).
Sau đó phân chia tiền thưởng VHAT đến từng phòng ban, đơn vị:
x [Đi x ∑(HSLCBij x NCij)]VVHATi = VVHAT∑Đi x ∑(HSLCBij x NCij)
Trong đó:
+ VVHATi: Tiền thưởng VHAT trong quý của phòng ban, đơn vị thứ i
+ VVHAT: Tiền thưởng VHAT trong quý của toàn Công ty
+ Đi: Điểm thưởng VHAT của phòng ban, đơn vị thứ i
+ HSLCBij: Hệ số lương cấp bậc của lao động thứ j thuộc phòng ban, đơn vị i
+ NCij: Ngày công trong quý của lao động thứ j thuộc phòng ban, đơn vị i
Tiền thưởng VHAT từng người lao động được hưởng:
xVVHATij = (HS CBij x NCij)
VVHATi
∑(HSLCBij x NCij)
L
Trong đó: VVHATij là tiền thưởng VHAT trong quý của người lao động thứ j thuộc
phòng ban, đơn vị i
- Tiền thưởng VHAT điện cơ bản đáp ứng được bản chất của vấn đề, đó là đo
lường được mức độ an toàn trong SXKD truyền tải điện năng của từng phòng ban, đơn
vị để có cách phân phối hợp lý, công bằng, phát huy được tác dụng của khoản thưởng
này.
- 47 -
• Đối với thưởng sáng kiến:
- Thực hiện theo Quy định số 02737/EVN-TTĐ4-KT ngày 22/05/2003 của
PTC4 về thực hiện công tác sáng kiến. Đây là khoản tiền thưởng nhằm động viên
khuyến kích CBCNV không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất. Mức thưởng tối đa 5.000.000 đồng/sáng kiến. Sáng kiến chỉ được công nhận khi
hội đủ các tiêu chuẩn: Đơn đăng ký sáng kiến, Bản kết luận về giải pháp đăng ký sáng
kiến, Báo cáo tổng hợp tình hình áp dụng sáng kiến và Biên bản xét duyệt sáng kiến.
- Đối với một đơn vị truyền tải điện năng như PTC4, các sáng kiến có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nó giúp cho Công ty hợp lý hóa SXKD hơn, xử lý các tình huống
về điện tốt hơn. Việc PTC4 thưởng cho các sáng kiến thể hiện sự quan tâm và trân
trọng của lãnh đạo Công ty đối với những cá nhân, tập thể là tác giả của các sáng kiến.
- Tuy nhiên mức thưởng còn tương đối thấp, chưa tương xứng với mức độ đóng
góp và hiệu quả của sáng kiến mang lại. Từ đó chưa thực sự kích thích, động viên
nhiều người tham gia công tác sáng kiến. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát ngày một
tăng cao như hiện nay, mức thưởng quy định bằng số tuyệt đối dễ trở nên lạc hậu.
- Nguyên nhân để PTC4 chưa thể nâng mức thưởng sáng kiến lên xuất phát từ
cơ chế hạch toán phụ thuộc vào EVN, PTC4 khó chủ động điều tiết các khoản chi phí.
• Tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua:
Đây không phải là mục tiêu của nhiều CBCNV vì khi bầu chọn cho các danh
hiệu này vẫn còn tâm lý cả nễ, việc chọn lựa trong nhiều trường hợp chỉ mang tính chất
hình thức, thậm chí có phòng ban, đơn vị cứ mỗi năm là sự “hoán chuyển” danh hiệu
cho nhau để hầu như ai cũng có, không năm này thì năm sau.
Bảng 2.13: Mức thưởng một số danh hiệu tiêu biểu
Số
TT
Danh hiệu Mức thưởng (đ)
Tập thể Cá nhân
1 Huân chương độc lập hạng nhất 20.000.000 6.000.000
2 Huân chương lao động hạng nhất 10.000.000 3.000.000
3 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 3.000.000 1.000.000
4 Bằng khen của Bộ Công thương
- Là phòng ban, đơn vị
- Là tổ, đội, trạm
2.000.000
900.000
600.000
5 Huy chương vì sự nghiệp 300.000
6 Bằng khen của EVN
- Là phòng ban, đơn vị
- Là tổ, đội, trạm
1.200.000
700.000
400.000
7 Giấy khen của PTC4 300.000 100.000
Nguồn: Quy chế thi đua khen thưởng của PTC4
- 48 -
• Đối với thưởng do tiết kiệm:
- Thực hiện theo Quyết định số 006417/QĐ-TTĐ4-TCHCYT ngày 31/12/2007
của PTC4 quy định khen thưởng về chi tiêu tiết kiệm. Mục đích nhằm khuyến khích
CBCNV thực hành tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào như: Nhiên liệu, văn phòng
phẩm, điện, nước, điện thoại,... Mức thưởng tối đa bằng 5% số tiết kiệm được và chỉ áp
dụng cho phòng ban, đơn vị, không thưởng cho cá nhân.
- Ngoài hình thức tuyên truyền, vận động mọi người hưởng ứng chủ trương thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc thưởng cho các phòng ban, đơn vị do chi tiêu tiết
kiệm có thể được coi là một việc làm thiết thực, cần được phát huy.
• Các chế độ khác:
Ngoài hệ thống tiền lương, thưởng, PTC4 còn thanh toán tiền ăn giữa ca cho
người lao động, mức áp dụng hiện nay là 450.000 đồng/người/tháng; trang bị quần áo
bảo hộ lao động cho người lao động theo định mức 500.000 đồng/người/năm. Ngoài ra,
thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-
BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, PTC4 có tổ chức trạm y tế riêng
để chăm sóc sức khỏe cho người lao động, hằng năm (một lần cho lao động gián tiếp
và bán trực tiếp, hai lần cho lao động trực tiếp) PTC4 đều hợp đồng với các bệnh viện
lớn tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể CBCNV. Giải quyết chế độ nghỉ
phép cho người lao động, nếu số ngày phép sử dụng không hết, PTC4 sẽ thanh toán
bằng tiền.
• Phúc lợi:
PTC4 dùng quỹ phúc lợi cho các hoạt động: Tổ chức cho CBCNV đi tham quan
nghỉ mát hằng năm, đối với CBCNV có sức khỏe yếu được đưa đi an dưỡng, xây dựng
và sửa chữa các công trình phúc lợi (sân tennis, nhà ăn, nhà nghỉ, trồng cây xanh,...),
cho người lao động mượn một khoản tiền nhất định để sửa chữa nhà,...
Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động qua các năm tại PTC4
(chỉ tính tiền lương, thưởng VHAT điện)
2005 2006 2007
Tổng tiền lương, tiền thưởng VHAT
điện đã chi Triệu đồng 76.459 90.012 102.766
Tổng số CBCNV Người 2.046 2.151 2.270
Thu nhập bình quân Triệu đồng/người 37,37 41,85 45,27
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán – PTC4
- 49 -
2.3.2.4. Những thành tựu và tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty Truyền tải Điện 4
a. Thành tựu
Qua hơn 30 năm hoạt động theo mô hình một Công ty Nhà nước (1976 - 2008),
công tác quản trị NNL ở PTC4 cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác điều
hành SXKD, một số điểm nổi bật có thể kể là:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị NNL được tổ chức từ cấp Công ty đến các đơn
vị trực thuộc theo hệ thống từ trên xuống dưới, thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ
chính sách cho số lượng lớn người lao động: Tham gia BHXH, BHYT, trang bị bảo hộ
lao động, khám chữa bệnh định kỳ,...
- Chế độ tuyển dụng tại PTC4 là chế độ tuyển dụng suốt đời, người lao động
chưa bao giờ bị áp lực thất nghiệp hoặc đối mặt với nguy cơ sa thải.
- Từ trước đến nay, PTC4 chưa để nợ lương, thưởng của người lao động. Các
quy chế, quy định, cơ chế và chế độ về chính sách, công tác cán bộ, lao động - tiền
lương,... đã được PTC4 xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện.
- Công tác chuẩn bị NNL để tiếp cận nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiếp
nhận vận hành các công trình điện mới, mở rộng ngành nghề kinh doanh,... được chú
trọng hơn.
b. Tồn tại
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, nhìn chung công tác quản trị NNL tại
Công ty còn nhiều điểm bất hợp lý. Xét trong bối cảnh hoạt động SXKD hiện nay,
PTC4 chưa phát huy hết năng lực NNL của mình, ở một góc độ nào đó còn gây lãng
phí, thậm chí tạo sự bất mãn đối với những người có tâm huyết, là một trong những
mầm móng tạo nên sự xung đột trong tập thể người lao động. Chính vì những tồn tại
trong lĩnh vực này và những lý do khác nữa đã làm cho kết quả hoạt động SXKD của
PTC4 không như mong muốn hoặc lẽ ra phải cao hơn nữa. Còn nếu xét trong tương lai,
nếu không kịp thời sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp sẽ là trở lực không nhỏ cản
bước phát triển của Công ty.
Những tồn tại trong công tác quản trị NNL có thể kể là:
- Quy trình tuyển dụng nhân viên khá đơn giản, một số khâu lại mang tính hình
thức; nguồn tuyển dụng chủ yếu từ nội bộ và dựa vào sự quen biết hoặc do nhân viên
giới thiệu là chính;...
- 50 -
- Quy trình đề bạt, bổ nhiệm, sắp xếp vị trí công tác chủ yếu dựa vào hồ sơ lý
lịch, thâm niên công tác, bằng cấp mà chưa thực hiện việc phân tích một cách khoa học
vị trí công việc và năng lực cán bộ ở từng vị trí.
- Hoạt động đào tạo chưa được quy cũ.
- Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên chưa chi tiết cụ thể và ít
thuyết phục.
- Việc phân phối quỹ tiền lương còn chưa hợp lý.
- Vấn đề xét nâng hệ số lương cấp bậc chưa có cơ chế cho những người giỏi.
- Mức thưởng sáng kiến còn tương đối thấp.
Kết luận Chương 2
Chương 2 của Luận văn đã giới thiệu tổng quan về PTC4, sơ đồ bộ máy tổ chức
và sơ lược tình hình hoạt động SXKD trong những năm gần đây.
Tiếp sau đó là phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại PTC4
trên các mặt: Tuyển dụng, bố trí nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá
kết quả thực hiện công việc của nhân viên, tiền lương, tiền thưởng,...
Mục đích của việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL của
PTC4 nhằm chỉ ra những mặt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó để
từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác này. Và như vậy các giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị NNL tại PTC4 sẽ là nội dung chính yếu mà Chương 3 của Luận văn
sẽ trình bày.
- 51 -
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4
3.1. Quan điểm và mục tiêu
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và xu hướng phát triển ngành điện
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đẩy mạnh điện khí hóa nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Bảo đảm cung cấp điện năng với chất lượng ngày càng
cao. Đặc biệt coi trọng giải pháp giảm thiểu tỷ lệ điện tổn thất.
- Đầu tư cho con người nói chung và đầu tư để phát triển NNL là đầu tư cơ bản
nhất, quyết định nhất cho sự phát triển bền vững của ngành. NNL là nguồn lực cơ bản,
là vốn quý có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ chiến lược phát triển của EVN. Ngay từ
bây giờ phải xây dựng một cơ chế, tạo ra một thế hệ CBCNV hữu ích, phát triển toàn
diện những năng lực sẵn có tiềm tàng trong mỗi con người, giúp họ có ý chí vươn lên
ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ mới trong tình hình mới. Đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động, coi trọng khâu an toàn lao động, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, họ là trung tâm của sự phát triển.
Muốn thực hiện được quan điểm và mục tiêu nói trên, trọng tâm phải phát triển
NNL của EVN nói chung và PTC4 nói riêng.
- Về xu hướng phát triển ngành điện, đó là:
+ Phát triển điện hạt nhân với dự án Nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận.
+ Nhu cầu NNL ngành điện sẽ tăng mạnh, buộc EVN và PTC4 phải có chiến
lược thu hút NNL cho ngành.
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải
Điện 4
3.1.2.1. Quan điểm
- Đầu tư cho con người là đầu tư cơ bản nhất cần được ưu tiên hàng đầu.
- Cần thực hiện tuyển chọn nhân viên đúng với chức năng thu hút nhân tài, thu
hút NNL cho Công ty.
- Cần coi đào tạo là bản lề của việc nâng cao trình độ, năng lực của nhân viên
nên phải đầu tư thích đáng.
- Cần có chính sách lương, thưởng thích hợp để duy trì đội ngũ nhân viên hiện
tại và thu hút nhân tài cho Công ty.
- 52 -
- Tiếp tục duy trì các chương trình phúc lợi, các hoạt động nhằm làm phong phú
thêm những giá trị truyền thống văn hóa của ngành và của Công ty.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đội ngũ CBCNV có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ (chuyên môn,
ngoại ngữ, tin học,...) vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống tốt, cơ cấu lao động (theo
trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi,...) hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của PTC4
thực sự trở thành một trong những đơn vị truyền tải điện lớn nhất của cả nước và tham
gia SXKD đa ngành nghề. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
b. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ Quyết định số 110/2007/QĐ ngày 18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến
năm 2025 (Quy hoạch điện VI) và Định biên lao động do EVN ban hành thì:
- Giai đoạn 2010 - 2015, số lượng CBCNV của PTC4 từ 2.400 - 2.700 người.
- Đảm bảo cơ cấu lao động đến năm 2010:
+ Trình độ sau đại học: 1,5 ÷ 2,5%.
+ Trình độ đại học: 30 ÷ 35%.
+ Trình độ cao đẳng và trung học: 24 ÷ 27%.
+ Công nhân bậc 5/7 trở lên: 35 ÷ 37%.
+ Trình độ khác: 3 ÷ 5%.
- Từ năm 2009: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển sinh và đào tạo
ngành điện hạt nhân để phục vụ dự án Nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận.
- Nâng mức thu nhập bình quân của CBCNV trong PTC4 đạt 70 triệu đồng/năm
tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanVanChinhSuaTheoHoiDong_NhungDiemMoi.pdf