Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng

MỤC LỤC

 Trang

 LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3

 I- KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC

 BỘ MÁY QUẢN LÝ 3

 1- Khái niệm chung 3

 2- Những nguyên tắc 3

 II- NHỮNG YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN MỘT BỘ

 MÁY TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 4

 III- MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHỦ YẾU 5

 1- Cơ cấu chức năng 5

 2- Cơ cấu trực tuyến 6

 3- Cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng 7

 4- Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Doanh nghiệp 8

 4.1- Khái niệm cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Doanh nghiệp 8

 4.2- Nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý 8

 4.3- Các mối liên hệ đảm bảo phối hợp hoạt động 9

 IV- HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 9

 1- Tính tất yếu của việc hoàn thiện bộ máy quản lý

 Doanh nghiệp 9

 2- Quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 11

 I- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 11

 1- Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 11

 2- Chức năng nhiệm vụ của Công ty 12

 3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 13

 3.1- Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh 13

 3.2- Đặc điểm về thị trường 14

 3.3- Cơ cấu tổ chức của Công ty 14

 II- TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 17

 1- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 17

 2- Công tác mua – bán của Công ty: 17

 2.1- Mua hàng 17

 .2.2- Bán hàng 18

 3- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong

 thời gian qua 19

 3.1- Tình hình tiêu thụ xi măng qua một số năm 19

 3-2- Sản lượng xi măng mua vào, bán ra 19

 3.3- Sản lượng bán ra của các đơn vị 19

 3.4- Công tác vận tải 20

 III- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA

 CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 20

 1- Những mặt tích cực 20

 2- Những mặt tồn tại của bộ máy quản lý và nguyên nhân của

 những tồn tại đó 23

 2.1- Những tồn tại của bộ máy quản lý 23

 2.2- Nguyên nhân của những tồn tại 24

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 25

 I- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU ĐỔI MỚI BỘ MÁY QUẢN TRỊ

 DOANH NGHIỆP 25

 II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY

 QUẢN LÝ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 26

 1- Giải pháp về cải tiến cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 27

 2- Giải pháp về cơ cấu vận hành 28

 3- Kiện toàn đội ngũ cán bộ 28

 III- KIẾN NGHỊ 31

 1- Đối với Nhà nước 31

 2- Đối với Tổng Công ty xi măng Việt Nam 31

 3- Đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng 31

 KẾT LUẬN 32

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thêm Chi nhánh Công ty Xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hoà Bình (hoạt động kinh doanh xi măng trên địa bàn các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu), đồng thời phương thức kinh doanh từ Tổng đại lý chuyển sang mua dứt bán đoạn xi măng với các Công ty sản xuất xi măng. Do yêu cầu của Công ty cải tiến hệ thống kinh doanh tiêu thụ xi măng, ngày 21/3/2000 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có quyết định số 97/XMVN-HĐQT chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty Vận tải Xi măng sang Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/4/2000, toàn bộ các Chi nhánh của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thái Nguyên được bàn giao cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng quản lý. Do đó, từ ngày 01/4/2000 Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng và bình ổn giá xi măng trên thị trường tại địa bàn 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đó là: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Yên Bái. Ngày 27/3/2002, theo quyết định số 85XMVN-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển gia nhiệm vụ từ Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng sang Công ty xi mămg Bỉm Sơn. Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân của 2 Chi nhánh tại Hoà Bình và Hà Tây cho Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kề từ ngày 01/4/2002. Như vậy, kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn được bổ sung giao thêm nhiệm vụ với địa bàn kinh doanh ngày được mở rộng. 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty: Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh tiêu thụ xi măng, Công ty có các nhiệm vụ chính sau: - Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công. - Công ty thực hiện việc mua xi măng của các Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hoàng Mai, tổ chức vận chuyển xi măng từ các Công ty đó đến các địa bàn tiêu thụ sau: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ được Tổng Công ty giao và nhu cầu của thị trường. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hoá. - Thực hiện chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo cân đối bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ lao động. - Quản lý các hoạt động về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong thiết bị và phương thức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. - Thực hiệ các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ, theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty xi măng Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản báo cáo. - Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty: Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chung các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về kế toán, hạch toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty. - Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh, cung cấp cho các nhà máy xi măng, đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư, vật liệu xây dựng. 3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, mọi hoạt động của Công ty phải theo sự chỉ đạo và phải được phép của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Ngoài chức năng kinh doanh, Công ty vừa phải làm nhiệm vụ bình ổn giá trên thị trường và cung ứng hay dự trữ, thu mua xi măng khi có biến động bất thường xảy ra. Mặc dù phương thức kinh doanh của Công ty hiện nay là “Mua dứt, bán đoạn” nhưng không độc lập tự chủ hoàn toàn, giá bán xi măng là do Tổng Công ty xi măng Việt Nam quy định. 3.1- Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là xi măng, với chủng loại đa dạng và chất lượng cao như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn, xi măng Hải Phòng. Trong các loại xi măng Công ty đang kinh doanh, xi măng Hoàng Thạch chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 50% sản lượng tiêu thụ; sau đó là xi măng Bút Sơn chiếm 25%; xi măng Bỉm Sơn chiếm 20% và xi măng Hải Phòng 5%. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm kinh doanh lại do yêu cầu của thị trường và nhiệm vụ của Công ty quyết định. Tóm lại: Công ty có một nguồn hàng phong phú, ổn định, chất lượng cao, đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Đây là lợi thế kinh doanh của Công ty. 3.2- Đặc điểm về thị trường: Thị trường của Công ty trải rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta như: Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Cao bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ… trong đó địa bàn hoạt động chính là Hà Nội. 3.2- Cơ cấu tổ chức của Công ty: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các điều kiện hoạt động, qua một số lần sát nhập, điều chỉnh, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay đang vận hành theo sơ đồ sau: Cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc phó giám đốc ĐTXDCB phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng tiêu thụ Văn phòng Công ty Phòng điều độ QL kho Xí nghiệp vận tải Phòng QLTT Phòng QLDA và KTĐT - Các phòng ban, Xí nghiệp, Chi nhánh hoạt động theo chức năng được Giám đốc phân công. Đây là bộ máy tham mưu giúp Ban giám đốc thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. - Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng Phòng kế toán do Tổng Công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về sự hoạt động của Công ty mình. * Ban giám đốc: - Giám đốc Công ty, là người đứng đầu Công ty, có quyền điều hành cao nhất, do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty bà trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trực tiếp việc kinh doanh, tiêu thụ của các Chi nhánh, Xí nghiệp vận tải và Phòng tiêu thụ xi măng. - Công tác điều độ, hợp đồng vận chuyển, định mức kinh tế kỹ thuật trong khâu vận tải, công tác quản lý kho. - Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản: chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật dự án. * Phòng kinh tế kinh doanh: - Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Công ty. Đôn đốc kiểm tra việc thực hành kế hoạch của các đơn vị. Ngoài ra, Phòng kinh tế kế hoạch còn nắm bắt diễn biến của thị trường để xây dựng, điều chỉnh các cơ chế tiêu thụ xi măng, xây dựng các mức cước phí… - Thực hiện các hợp đồng mua xi măng từ các Công ty sản xuất và giao kế hoạch cho các Chi nhánh. - Ký các hợp đồng cho thuê các kho chứa hàng của Công ty hiện chưa sử dụng. * Phòng Tổ chức lao động: - Tổ chức lao động hợp lý. - Lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi thực hiện kế hoạch về lao động và thời gian. - Thực hiện các chính sách đối với cán bộ công nhân viên (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ốm đau, thai sản). - Tổ chức thực hiện công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, dân quân tự vệ. * Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi phí lưu thông, kế hoạch tài chính chỉ đạo lập chứng từ, lập sổ sách kế toán, quản lý vốn, tiền hàng, sử dụng vốn có hiệu quả, giám sát chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, quyết toán tài chính, lập chế độ báo cáo tài chính. * Phòng tiêu thụ: Phụ trách việc tổ chức và quản lý mọi hoạt động của các cửa hàng đại lý của Công ty, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, mở rộng mạng lưới bán hàng. * Phồng điều độ quản lý kho: Phụ trách mạng lưới kho, đảm bảo xuất nhập xi măng thực hiện liên tục điều phối hàng hoá, đảm bảo dự trữ theo quy định. * Xí nghiệp vận tải: Thực hiện vận chuyển xi măng từ các nhà máy sản xuất và tại các ga, cảng về các kho, các cửa hàng hoặc các đại lý, hoặc về chân công trình khi có yêu cầu. Có thể nhận vận chuyển các hàng hoá khác khi không vận chuyển xi măng. * Văn phòng Công ty: Phụ trách các hoạt động như văn thư, lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu công tác quản trị, mua sắm văn phòng phẩm, công tác giao dịch đối ngoại và công tác tạp vụ. * Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư: Phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá trong kho, xử lý các khiếu kiện vầ chất lượng sản phẩm, phụ trách về việc mua sắm, sửa chữa thiết bị. * Phòng quản lý thị trường: Điều tra giám sát tình hình thị trường trên các địa bàn. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế quản lý của Công ty tại các đơn vị trực thuộc. II- Tình hình và hiệu quả kinh doanh của Công ty: 1- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty: Công ty ra đời trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ, việc tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn, tổ chức thì có sự thay đổi. Thấy được tình hình đó Công ty đã nhanh chóng ổn định lại tổ chức, chủ động bám sát thị trường để kịp thời đề ra các biện pháp thích hợp về cơ chế kinh doanh. Do vậy cho cán bộ công nhân viên, cạnh tranh giữ vững và tăng thêm thị phần , bình ổn giá cả xi măng trên thị trường, kinh doanh có hiệu quả. 2- Công tác mua – bán của Công ty: 2.1- Mua hàng. 2.1.1- Nguồn hàng: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xi măng, trực thuộc Tổng Công ty quản lý nên vấn đề lựa chọn nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh là không có. Nguồn hàng của Công ty đang kinh doanh chịu sự chỉ đạo của Tổng Công ty. 2.1.2 Hình thức mua xi măng: Công ty mua xi măng theo hình thức hợp đồng kinh tế ký với các Công ty sản xuất hàng năm, sau khi được Tổng Công ty giao chỉ tiêu và Công ty dự đoán nhu cầu xi măng trên các địa bàn được phân công. 2.13.- Hình thức thanh toán: Sau khi chuyển sang hình thức mua đứt, bán đoạn với Công ty sản xuất thì Công ty phải thanh toán ngay số tiền ứng với số hàng mà mình đã mua, điều kiện rất thuận lợi để Công ty tăng khả năng quay vòng vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.4- Hình thức vận chuyển: Căn cứ vào kế hoạch hợp đồng đã ký với các Công ty sản xuất, Công ty cử người cùng với phương tiện vận tải xuống tận nơi nhận hàng. Với các Công ty sản xuất khác nhau, Công ty có thể sử dụng các phương tiện vận tải khác nhau, như đến với nguồn xi măng Hoàng Thạch, Công ty có thể tiếp nhận được cả ba tuyến đường: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đối với loại xi măng Bỉm Sơn Công ty vận chuyển theo hai hình thức là đường bộ và đường sắt, còn đối với loại xi măng Bút Sơn thì Công ty vận chuyển bằng ba hình thức là đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Công ty phải thuê phương tiện của Nhà nước và tư nhân, việc sử dụng hai loại phương tiện này vận chuyển với khối lượng lớn và chi phí vận chuyển thấp nên Công ty phải bố trí kế hoạch từ khi mua về đến khi nhập phải chặt chẽ. Về đường bộ Công ty sử dụng một phần phương tiện hiện có và sử dụng cả phương tiện bên ngoài để tham gia vận chuyển. Xi măng nhập từ đầu nguồn có thể nhập vào các kho của các đầu mối hoặc các cửa hàng, hoặc chuyển nhượng thẳng đến chân công trình hay giao cho khách hàng tại các địa điểm đó, tuỳ theo yêu cầu của Công ty và khách hàng. 2.2- Bán hàng: Các hình thức bán hàng được Công ty áp dụng là: - Bán tại Cảng. - Bán tại đầu mối (những điểm giao nhận. - Bán tại các kho. - Bán tại cửa hàng. - Bán tại chân công trình. Do các hình thức bán hàng của Công ty là khác nhau, do vậy giá bán của các hình thức đó cũng khác nhau, thương giá bán tại các đầu mối (Các ga, các cảng) là giá bán thấp nhất, sau đó là giá bán tại các kho, cửa hàng, chân công trình. Công việc bán xi măng là công việc cuối cùng quan trọng nhất đối với sự khâu tiếp nhận xi măng đến khi giao xi măng và thanh toán. Cách thức quản lý có thể hình dùng theo sơ đồ sau: Phòng tiêu thụ xi măng Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Các trung tâm Các cửa hàng của Công ty Các cửa hàng của Công ty người tiêu dùng Việc hình thành các trung tâm nhằm giúp cho các cửa hàng, khách hàng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thanh toán, tạ điều kiện cho việc kinh doanh được trôi chảy hơn. 3- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 3.1- Tình hình tiêu thụ xi măng qua một số năm: Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Bán ra (tiêu thụ) Tấn 1.007.172 1.065.419 1.662.083 Doanh thu Triệu đồng 695.114 734.739 1.147.732 Nộp ngân sách Triệu đồng 9.393 11.200 14.255 Lợi nhuận Triệu đồng 7.595 3.200 11.259 Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch 3.2- Sản lượng xi măng mua vào bán ra. Đơn vị tính: Tấn Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % với KH % so với năm 2001 Mua vào: 1.380.000 1.661.995 120,4 154,2 XM Hoàng Thạch 720.000 938.754 130,3 129,0 XM Bỉm Sơn 80.000 64.572 80,7 77,5 XM Hải Phòng 80.000 95.339 119,1 105,5 XM Bút Sơn 480.000 537.097 111,9 404,3 XM Hoàng Mai 20.000 26.233 131,1 Bán ra: 720.000 934.630 129,8 129,5 XM Hoàng Thạch 720.000 934.630 129,8 129,5 XM Bỉm Sơn 80.000 63.615 79,5 77,5 XM Hải Phòng 80.000 100.163 79,5 77,5 XM Bút Sơn 480.000 538.503 112,1 305,8 XM Hoàng Mai 20.000 25.172 125,8 3.3- Sản lượng bán ra của ca đơn vị. Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % với KH % so với năm 2001 Tổng số 1.380.000 1.662.083 120,4 156,0 1- Phòng TT xi măng 848.000 1.238.485 146,0 180,8 2- XNVT + P.KTKH 40.956 3- CN Hà tây (*) 160.000 39.853 24,9 31,0 4- CN Hoà Bình (*) 57.000 12.130 20,2 33,2 5- CN Thái Nguyên 108.000 117.993 109,2 179,6 6- CN Phú Thọ 90.000 95.207 105,7 131,9 7- CN Vĩnh Phúc 87.000 79.751 91,6 140,7 8- CN Lào Cai 30.000 37.708 125,5 176,0 Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch Như vậy sản lượng tiêu thụ xi măng ở hai chi nhánh Hà Tây và Hoà Bình rất thấp, không đạt mức kế hoạch đề ra, trong khi đó các chi nhánh còn lại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Lào Cai sản lượng tiêu thụ đều vượt mức kế hoạch đề ra. Căn cứ vào bảng trên, sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty đã vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy vậy sản lượng xi măng Bỉm Sơn trong năm nay lại khá thấp, không đạt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, sản lượng xi măng Hoàng Mai mới đưa vào kinh doanh nên số lượng tiêu thụ vẫn ít, chỉ đạt chỉ tiêu của Công ty. 3.4- Công tác vận tải: * Khối lượng và kết cấu vận tải: Loại xi măng Tổng số Đường thuỷ Đường sắt Đường bộ Tổng cộng 1.661.995 543.232 32,7 230.399 13,9 888,364 53,4 XM Hoàng Thạch 938.754 443.966 47,3 60.065 6,4 434.723 46,3 XM Bỉm Sơn 64.572 20.618 31,9 43.954 68,1 XM Hải Phòng 537.097 83.460 15,5 121.155 22,6 332.482 61,9 XM Bút Sơn 95.339 15.806 16,6 28.161 29,5 51.372 53,9 XM Hoàng Mai 26.233 400.000 1,5 25.833 98,5 Như vậy việc điều chỉnh kết cấu vận tải chưa thực hiện được tốt mục tiêu, định hướng kế hoạch đề ra (Đường sắt, đường thuỷ mới đạt 46,6%) * Vận tải đường bộ: Khối lượng vận chuyển của Xí nghiệp vận tải đạt 73.805 tấn so với mục tiêu đề ra bằng 87,8% (bình quân đạt 6.150 tấn/tháng) trong đó trung chuyển đạt 21.108 tấn, đường dài đạt 52.697 tấn. III- Đánh giá thực trạng của bộ máy quản lý của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng: Qua phân tích ở hai phần trên, chung ta đã thấy rằng hoạt động của bộ máy quản lý ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng đã đá ứng và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ đề ra, cạnh tranh giữ vững và tăng thêm thị phần, ổn định giá xi măng thị trường, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, kinh doanh có hiệu quả. 1- Những mặt tích mực. Cơ cấu nhân sự của bộ máy và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty được thể hiện như sau: Biểu báo cáo lao động đến ngày 31/12/2002 Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng đã trải qua nhiều lần sát nhập bàn giao tổ chức. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ Đảng, đoàn thể có được như hiện nay là một quá trình vận động, điều chỉnh, chọn lọc và đào tạo liên tục trong những năm qua, là kết quả của một quá trình chuyển đổi liên tục từ nhận thức đến hành động hết sức đúng đắn, nghiêm túc và kiên quyết của tập thể lãnh đạo Công ty, tập trung cao nhất ở người đứng đầu (Giám đốc và là Bí thư Đảng uỷ của Công ty). Hoạt động trong cơ chế mới, đặc biệt từ tháng 8/1995 sau thời kỳ "sốt giá" xi măng, uy tín của ngành xi măng giảm sút, ngành xi măng mất dần vị thế độc quyền. Đặc biệt là ở thị trường Hà Nội - thị trường xi măng chính hết sức nhạy cảm. Dù rằng khi kinh doanh theo phương thức tổng đại lý tiêu thụ cho các Công ty sản xuất xi măng của Tổng Công ty, Công ty kiên quyết đề nghị với Tổng Công ty chuyển sang hình thức kinh doanh "Mua dứt, bán đoạn" lời ăn lỗ chịu, mặc dù có nhiều rủi ro. Song chỉ có kiên quyết chuyển đổi như thế Công ty mới có hy vọng trưởng thành, đứng vững trong thị trường xi măng đang ngày càng trở nên cạnh tranh quyết liệt. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ theo hướng chuyển đổi nêu trên, ban giám đốc - Đảng uỷ Công ty hết sức trú trọng tới việc giáo dục chính trị, lập trường quan điểm, tư tưởng, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên Công ty, đồng thời khuyến khích cán bộ trong Công ty tự học, tự rèn luyện đạo đức , lối sống. Do vậy đội ngũ cán bộ trong Công ty có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành và tin tưởng vào đường lối của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nhất trí cao xung quanh Đảng uỷ và ban giám đốc Công ty để thực hiện tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Thích ứng với thời kỳ mới, Công ty đã xây dựng được một hệ thống nội quy, quy chế trong Công ty, thoả ước lao động tập thể, quy chế khen thưởng, đào tạo, phân phối tiền lương, quy chế phối hợp hoạt động giữa bộ máy quản lý với tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên... những quy chế, quy định của Công ty đề ra đều nhằm tập trung cho mỗi bộ phận, mỗi người thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của mình. Đồng thời đảm bảo thống nhất trong toàn bộ hệ thống để cùng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty. Để tạo điều kiện cho người bán hàng, lực lượng lao động chính của Công ty phát huy khả năng của mình tự chịu trách nhiệm vươn lên trong thị trường, cạnh tranh khốc liệt; Công ty đã ban hành phương thức khoán chi phí bán hàng cho nhân viên bán hàng. Nhờ vậy người lao động chủ động so sánh chi phí giám bán, tính toán hiệu quả khi tiếp thị bán hàng. Ngoài ra Công ty phát động các phong trào thi đua bán hàng, sáng kiến cải tiến quản lý, thưởng, phạt kịp thời. Nhờ vậy đã tạo nên tâm trạng ổn định, khuyến khích mọi người làm việc sáng tạo, gắn trách nhiệm của mình với công việc được giao. Chính vì tạo ra một động lực như vậy nên công ty từng bước chiếm lĩnh thị trường xi măng, phát triển đi lên, được Tổng Công ty tin tưởng và bổ sung giao nhiệm vụ. Từ 1/4/2000 ngoài các Công ty sản xuất xi măng, trên địa bàn các tỉnh phía Bắc toàn bộ mạng lưới tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng được tập trung giao cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đảm nhận. Trong việc đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong những năm qua tuy có sự chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, sự giúp đỡ hỗ trợ của các Công ty sản xuất xi măng, sự ủng hộ nhân tố quyết định cho sự thành công của Công ty là do Công ty đã thiết lập được một cơ cấu bộ máy hợp lý, đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tài năng và phẩm chất của tập thể lãnh đạo đã vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành vào tình hình cụ thể của Công ty một cách sáng tạo, phù hợp thực hiện một loạt các hoạt động quản trị có hiệu quả, đã động viên và phát huy được mọi nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2- Những tồn tại của bộ máy quản lý và nguyên nhân của những tồn tại đó: 2.1- Những tồn tại của bộ máy quản lý. Trong quá trình vận động thực hiện các chức năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã bộc lộ những hạn chế tồn tại cần tiếp tục khắc phục. Đó là. - Vai trò nhận thức của một số cán bộ từ trung tâm, chi nhánh đến các phòng ban trong Công ty còn hạn chế, chưa đồng đều, thiếu tính năng động sáng tạo và năng lực tổ chức điều hành còn yếu, dẫn đến chưa ngang tầm với nhiệm vụ của công tác quản lý kinh doanh. Một số nhân viên chưa chấp hành đúng nhiệm vụ của mình, cố tìm khe hở để móc nối với các đơn vị cung ứng kinh doanh các loại xi măng khác, có thái độ trông chờ ỉ lại, muốn thoát ly sự chỉ đạo của Công ty. - Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ quản lý còn yếu, thậm chí một số người còn không biết song không có kế hoạch học bổ túc. - Có một số cán bộ trẻ được đào tạo chính quy nhưng còn biểu hiệu nóng vội, chủ quan, kiến thức phiến diện, việc học hỏi không vươn lên liên tục, tính tự giác thấp. 2.2- Nguyên nhân của những tồn tại: Sự tồn tại yếu kém trên đây của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có thể xác định một số nguyên nhân của yếu sau. - Sự xáo trộn liên tục của tổ chức kinh doanh xi măng: Việc tìm tòi cải tiến một hệ thống kinh doanh, tiêu thụ xi măng cho phù hợp với tình hình thực tế dẫn tới sự sát nhập, bàn giao luôn xảy ra với hệ thống này. Từ năm 1992 đến nay hầu như năm nào cũng có sự thay đổi tổ chức mạng lưới kinh doanh cung ứng. Có những đơn vị như chi nhánh phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai từ năm 1992 đến 1/4/2000 có tới 7 lần sát nhập bàn giao với các Công ty khác nhau của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Sự thay đổi này dẫn tới sự xáo trộn nguồn nhân lực, làm cho công tác đào tạo bố trí cán bộ bị ảnh hưởng, khó thực hiện, tạo nên một tâm lý không yên tâm, thiêu tin tưởng vào công việc ở một số cán bộ. Hơn nữa việc thay đổi tổ chức cũng làm cho việc bố trí mới, bố trí lại cán bộ không phù hợp với nhiệm vụ thực tế, gây ra việc đứt đoạn trong việc kế thừa đào tạo và ảnh hưởng tới sự học tập, sự vươn lên của cán bộ. - Việc xáo trộn trên ảnh dẫn tới hệ quả là: "Tồn tại lịch sử" có đặt mục tiêu cao nhưng khi giải quyết "Tồn tại lịch sử" nay rất khó tránh khỏi được những thiếu sót và những vướng mắc, thêm nữa, do chưa đồng bộ kiên quyết đến cùng, tâm lý vì nể nên việc sắp xếp bố trí cán bộ cũng khó đảm bảo theo như dự định ban đầu. - Một số cán bộ năng lực yếu nhưng không chịu rèn luyện, học tập vươn lên, dựa dẫn vào người khác. - Một số cán bộ không đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi của thị trường xi măng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, năng lực phẩm chất không ngang tầm với nhiệm vụ được giao. chương III một số giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Công ty vật tư kỹ thuật xi măng I- Nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp: Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới kinh tế đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp trong thời đại sản xuất hiện nay đã trở thành một biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cùng với sự đổi mới của các doanh nghiệp nước ta nói chung và Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng; đang chịu sự cạnh tranh về tiêu thụ sản phẩm hết sức phức tạp và quyết liệt. Sức ép thị trường, sự hội nhập quốc tế, sự Việt Nam phản đối mới trong quản lý và sản xuất tiêu thụ xi măng. Muốn giữ vững và nâng cao được thì phần xi măng và hoàn thành tốt vai trò chỉ đạo bình ổn thị trường mà Nhà nước giao phó, không còn con đường nào khác là Tổng Công ty xi măng Việt Nam phải chọn được phương án tốt kinh doanh xi măng, đề ra phương thức chính sách kinh doanh hợp lý nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giữ vững thị phần. Thực hiện phương hướng trên, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã tiến hành đề án sắp xếp tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng. Bước một của đề án này đã tiến hành bằng cách hai chi nhánh của Công ty xi măng Bỉn Sơn tại Hà Tây Hoà Bình sát nhập vào Công ty vật tư kỹ thuật xi măng bằng hình thức từ 01/4/2000 chuyển toàn bộ tổ chức lực lượng kinh doanh cung ứng xi măng trên địa bàn các tỉnh trước đây do Công ty vật tư vận tải xi măng quản lý nay chuyển giao cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đảm nhận. Các bước tiếp theo của đề án này là chuyển giao tất cả tổ chức lực lượng cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc ở các chi nhánh tiêu thụ của các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thuộc địa bàn ở các tỉnh phía Bắc giao cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý và Công ty vật tư kỹ thuật xi măng sẽ đổi tên thành Công ty kinh doanh xi măng phía Bắc. Như vậy theo đề án cải tiến toàn bộ địa bàn các tỉnh phía Bắc, việc kinh doanh xi măng lưu thông tiêu thụ xi măng sẽ do Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đảm nhận, các Công ty sản xuất xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ sản xuất xi măng và theo đề án dự kiến sản lượng tiêu thụ xi măng trên địa bàn phái Bắc của Công ty khoảng hơn 2,3 triệu tấn xi măng / năm gấp hơn 3 lần sản lượng tiêu thụ hiện nay của Công ty. Đây là một sự tin tưởng tín nhiệm cao của Tổng Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33883.doc
Tài liệu liên quan