MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM THÔNG QUA VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI 2
1.1. Vai trò của vốn tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 2
1.1.1 Cơ cấu vốn huy động tiền gửi 2
1.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 2
1.1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 2
1.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm 3
1.1.2. Vai trò của vốn tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 3
1.2. Khái quát về tài khoản tiền gửi 4
1.2.1. Hệ thống tài khoản kế toán của NHTM 4
1.2.1.1. Khái niệm về hệ thống tài khoản kế toán của NHTM 4
1.2.1.2. Đặc điểm hệ thống kế toán của NHTM 4
1.2.1.3. Phương pháp mã hoá hệ thống tài khoản kế toán của NHTM 4
1.2.2. Các loại tài khoản tiền gửi 6
1.2.2.1. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn 6
1.2.2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 7
1.2.2.3. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm 8
1.2.3. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi 8
1.2.3.1. Thủ tục mở tài khoản tiền gửi của khách hàng 8
1.2.3.2. Sử dụng tài khoản tiền gửi 10
1.3. Công nghệ thông tin trên phương diện mở và sử dụng tài khoản tiền gửi 13
1.3.1. Tác động của công nghệ thông tin đến công tác mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại các NHTM 13
1.3.2. Tác động của một số nhân tố khác tới việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại các NHTM 14
1.3.2.1. Tác động của nhân tố khách quan 14
1.3.2.2. Tác động của nhân tố chủ quan 14
CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NHNO&PTNT THANH HOÁ 15
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Thanh Hoá 15
2.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội 15
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá 15
2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng 15
2.2.2.Kết quả hoạt động và kinh doanh tại Hội sở NHNo Thanh Hoá. 19
2.2.2.1. Công tác nguồn vốn 19
2.2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 22
2.3. Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá 23
2.3.1. Thực trạng về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá 23
2.3.1.1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn 23
2.3.1.2. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 30
2.3.1.3. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm 33
2.3.2. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNo tỉnh Thanh Hoá 34
CHƯƠNG 3 36
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NHNO VÀ PTNT TỈNH THANH HOÁ 36
3.1. Những giải pháp nhằm thu hút việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá 36
3.1.1. Một số giải pháp cụ thể 36
3.1.1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. 36
3.1.1.2. Giải pháp để hoàn thiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NHNo Thanh Hoá 37
3.1.1.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại NHNo Thanh Hoá. 38
3.2. Một số kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi 39
3.2.1. Kiên nghị với NHNo& PTNT Việt Nam 39
3.3.3. Một số kiến nghị với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá 40
KẾT LUẬN 42
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi khách hàng nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mức tăng trưởng GDP bình quân năm trên dưới 10%, GDP đầu người cuối năm 2004 lên tới 450 USD. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 38,6%, nông nghiệp chiếm 27,7%, dịch vụ chiếm 33,7%.
Đến nay Thành phố có hai khu công nghiệp đã và đang hình thành ở phía Bắc và phía Nam thành phố với hàng chục nhà máy xí nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Kinh tế phát triển, số doanh nghiệp tăng, thu nhập dân cư tăng, do đó có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngân hàng.
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá
2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng
Sau nghị định 53/NĐ - HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) hệ thống ngân hàng Việt nam hình thành 2 cấp: Cấp quản lý Nhà nước do NHNN đảm nhận và cấp kinh doanh tiền tệ do các NHTM và tổ chức tín dụng đảm nhận. Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam (tên gọi ban đầu của NHNo&PTNT Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1988, tiếp sau đó tại quyết định số 31/NĐ - QĐ ngày 18/05/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam ) các chi nhánh thành viên (nay gọi là chi nhánh cấp I), trong đó có chi nhánh NH phát triển nông nghiệp Thanh Hoá được thành lập: kế thừa toàn bộ tài sản Có, tài sản Nợ và biên chế lao động từ NHNN bàn giao sang; sau đó từ năm 1997 đến nay gọi là NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá.
Khi mới thành lập Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá gồm 60 cán bộ công nhân viên. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố và công tác chỉ đạo điều hành chung toàn bộ hệ thống, đến thời điểm hiện nay biên chế của Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá gồm 180 người, chiếm 18% tổng số biên chế toàn NHNo tỉnh có mô hình bộ máy tổ chức gồm:
Ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc và 04 phó Giám đốc với chức năng lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT toàn tỉnh và 8 phòng chức năng, nghiệp vụ theo mô hình kéo dài chỉ đạo điều hành từ NHNo tỉnh đến các chi nhánh trực thuộc gồm: Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, Phòng Kinh tế –Kế hoạch, Phòng Tín dụng và Nguồn vốn, Phòng Kế toán – ngân quỹ,Phòng Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ, Phòng Vi tính, Phòng Hành chính- Quản trị.
Cùng với mạng lưới kinh doanh trực tiếp của NHNo&PTNT trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá bao gồm: 01 phòng Kinh doanh hội sở, 06 chi nhánh NH cấp 3 trực thuộc Hội sở. Các chi nhánh NH trên địa bàn Thành phố ngoài nhiệm vụ hoạt động kinh doanh như các NH nông nghẹp huyện,thị xã còn có trách nhiệm nặng nề là tích cực huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên địa bàn Thành phố để chuyển tải cho các chi nhánh thuộc khu vực nông thôn cho vay để tăng trưởng tín dụng,đáp ứng nhu cầu vốn SXKD cho các thành phần kinh tế để phục vụ cho chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội sở NHNo&PTNT Thanh Hoá như sau:
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh Hội sở và các chi nhánh ngân hàng trực thuộc
Phòng Vi tính
Phòng tín dụng và Nguồn vốn
Giám
đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kiểm tra – Kiểm toán Nội bộ
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Phòng Kinh Tế – Kế hoạch
Phòng tổ chức CB và đào tạo
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội sở NHNo&PTNT Thanh Hoá
Công việc cụ thể và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Giám đốc
Giám đốc NHNo tỉnh phụ trách chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện công việc của các Phó giám đốc và việc phối hợp thực hiện giữa các Phó giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Các Phó giám đốc
Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc đột xuất do Giám đốc giao. Khi giải quyết công việc được phân công, Phó giám đốc nhân danh Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về kết quả công việc đó.Trong phạm vi công việc được phân công, Phó giám đốc có trách nhiệm: tổ chức chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chương trình công tác của phòng ban do mình phụ trách,đồng thời thông tin cho các Trưởng phòng về cơ chế, chính sách và tinh thần chỉ đạo của Giám đốc.
* Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo
Xây dựng các quy định về lối làm việc, mối quan hệ với các chi nhánh trực thuộc, với các tổ chức Đảng và Đoàn thể.Đề xuất mở rộng màng lưới kinh doanh trên địa bàn trên cơ sở có ý kiến tham khảo của phòng Kinh tế Kế hoạch và các NHNo cơ sở. Đễ xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính.
* Phòng Kinh tế- Kế hoạch
Thực hiện nghiên cứu các chiến lược kinh doanh như: chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn, các phương án, mô hình đầu tư nhằm mở rộng nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng... Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng của NHNo Việt Nam và mục tiêu, định hướng của Giám đốc NHNo Tỉnh. Thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trên phạm vi toàn tỉnh, điều hoà, cân đối vốn kinh doanh giữa các chi nhánh NHNo cơ sở.
* Phòng Kế toán-ngân quỹ
Tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch, theo dõi, quyết toán kế hoạch thu hci tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo cơ sở. Phối hợp với Phòng Kinh tế-Kế hoạch trong việc quy định và hướng dẫn thực hiện cơ chế lãi suất huy động vốn và cho vay đối với khách hàng, xây dựng các chỉ tiêu khoán tài chính đến các NHNo cơ sở. Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh NHNo cơ sở trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thanh toán, ngân quỹ và các quy định về chế độ tài chính.
* Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành tại Hội sở và các cơ sở trực thuộc, kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và NHNo Việt Nam. Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hopạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước và của ngành ngân hàng. Báo cáo giám đốc kết quả kiểm tra và đề suất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại.
* Phòng vi tính
Tiến hành triển khai việc ứng dụng công nghệ tin học đối với các mặt nghiệp vụ tại NHNo Thanh Hoá. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chi nhánh NHNo cơ sở thực hiện các quy trình và quy định về lĩnh vực công nghệ thông tin đã được ban hành.
Tổ chức quản lý thiết bị, phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu tại NHNo tỉnh và các NHNo cơ sở. Tổ chức vận hành thông suốt hệ thống thông tin, xử lý nghiệp vụ hạch toán kế toán, thống kê, thanh toán,điện báo..
* Phòng Tín dụng – Nguồn vốn
Xây dựng kế hoạch tín dụng quý, năm đối với đối tượng khách hàng trực tiếp có quan hệ tín dụng. Thẩm định và đề suất cho vay các dự án tín dụng của khách hàng trực tiếp quan hệ trong phạm vi quyền phán quyết của giám đốc NHNo tỉnh. Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình NHNo Việt Nam phê duyệt các dự án thuộc các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư...của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế.
* Phòng kinh doanh Hội sở và các chi nhánh ngân hàng trực thuộc
Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ tín dụng theo nhiệm vụ mà giám đốc NHNo tỉnh giao.
2.2.2.Kết quả hoạt động và kinh doanh tại Hội sở NHNo Thanh Hoá.
2.2.2.1. Công tác nguồn vốn
Trong giai đoạn hiện nay các NHTM đang cạnh tranh nhau hết sức gay gắt trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ. NHNo&PTNT Thanh Hoá hoạt động trên địa bàn gồm có 2 NHTM quốc doanh lớn là Ngân hàng đầu tư,Ngân hàng Công thương; một chi nhánh của Ngân hàng thương mại Cổ phần là Ngân hàng thượng mại Cổ phần Bắc á; và một quỹ tín dụng Nhân dân, do vậy mà hoạt động ngân hàng trên địa bàn là hết sức sôi động. Nguồn vốn huy động của Hội sở NHNo Thanh Hoá được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Hội sở NHNo Thanh Hoá
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch 2004
so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
1. NV nội tệ
383.083
79,60
492.958
85,39
557.581
75.90
64.623
13.11
+ TG dân cư
75.025
15,59
115.579
20,02
150.253
20.45
34.674
30.00
+TG Tổ chức KTXH
86.001
17,87
105.608
18,29
126.730
17.25
21.122
20.00
+ Phát hành GTCG
131.625
27,35
175.689
30,43
165.300
22.50
-10.389
-5.91
+ TG, tiền vay TCTD
90.432
18,79
96.082
16,65
115.298
15.69
19.216
20.00
2. NV ngoại tệ
98.151
20,40
84.362
14,61
177.041
24.10
92.679
109.86
+ TG dân cư
90.581
18,84
75.939
13,15
98.721
13.44
22.782
30.00
+TG Tổ chức KTXH
7.522
1,56
8.357
1,45
11.320
1.54
2.963
35.46
+ TG, tiền vay TCTD
48
0,001
66
0,01
67
9.12
1.000
1.52
Tổng NV
481.234
100
577.32
100
734.621
100.00
157.301
27.25
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Hội sở NHNo Thanh Hoá 2004
Qua bảng 1 ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của Hội sở đến 31/12/2004 đạt 734.621 triệu đồng, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 chỉ đạt 577.32 triệu đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn huy động năm 2004 tăng 157.301 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 27.25%, đây là một kết quả rất khả quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, năm 2004 tổng nguồn vốn huy động nội tệ đạt 577.581 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 64.623 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 13.11%. Nguồn vốn huy động nội tệ có tốc độ tăng cao như vậy là do nguồn vốn tăng lên ở tất của các thành phần của tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các TCTD
Trong sự tăng lên của nguồn vốn huy động nội tệ ta thấy răng nổi bật lên là sự tăng của tiền gửi dân cư; tiền gửi dân cư vào năm 2003 chỉ đạt 115.579 triệu đồng, nhưng đến 2004 thì nguồn tiền gửi này lên tới 150.253 triệu đồng, tăng 36.674 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 30%. Nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng với tốc độ lớn như vây đó là do trong năm 2004 NHNo&PTNT Thanh Hoá có triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao và giải thưởng đối với khách hàng trúng giải đặc biệt là một chiếc xe máy Jupiter, ngoài ra còn một số giải thưởng có giá trị khác. Vào đầu quý 4 NHNo&PTNT Việt Nam còn triển khai chương trình tiết kiệm tặng quà chào mừng giải bóng đá agribank cup, sau đó là hình thức tiết kiệm dự thưởng (gửi tiền trúng vàng) theo hình thức quay số dự thưởng; với giải đặc biệt là 100 cây vàng 3 chữ A. Với những khách hàng gửi tiền với số tiền lớn sẽ đựơc tặng tiền hoặc vàng tương ứng với từng mức gửi. Ngoài ra, lãi suất của hình thức này cũng rất cao. Do vậy mà đã thu hút được người dân đem tiền đến ngân hàng để gửi nhằm hưởng lãi suất cao.
Góp phần không nhỏ trong sự tăng lên của nguồn vốn huy động nội tệ tại Hội sở còn có thể nói tới nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và nguồn tiền gửi của các TCTD. Tiền gửi của các tổ chức KTXH tăng 20% (+21.122 triệu đồng). Có sự tăng lên như vậy là do ngân hàng có hoạt động thanh toán phát triển, đội ngũ kế toán giao dịch có trình độ, NHNo có mạng lưới chi nhánh rộng... nên thu hút được các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đến với ngân hàng.
Cùng với xu hướng tăng lên của nguồn vốn huy động nội tệ, nguồn vốn huy động ngoại tệ cũng tăng khá mạnh. Nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2003 là 84.362 triệu đồng thì đến năm 2004 tăng lên tới 177.041 triệu đồng tăng 92.679 triệu đồng; tương ứng với tốc độ tăng là 109.86%. Sở dĩ có tốc độ tăng lớn như vậy là do lượng kiều hối chuyển về tỉnh trong năm 2004 rất mạnh thông qua các hình thức như: điện chuyển tiền, WESTERN UNION. Đây là một nguồn vốn rất quan trọng với ngân hàng.
2.2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hội sở NHNo Thanh Hoá cũng như các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn đều hoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả thì ngân hàng không những chú trọng đến công tác huy động vốn mà còn phải dặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn của Hội sở NHNo Thanh Hoá được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Hội sở NHNo Thanh Hoá
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
2003 so với 2004
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
1. Dư nợ Nội tệ
349.167
94,21
470.918
94,22
573.52
94.65
102.602
21.79
+ DN Quốc doanh
140.966
38,03
183.255
36,67
141.536
23.36
-41.719
-22.77
+ DN ngoài q.doanh
195.013
52,62
270.516
54,12
285.361
47.09
14.845
5.49
+ Hợp tác xã
97
0,026
126.000
0,025
127.365
21.02
1.365
1.08
+ Hộ gia đình
13.091
3,53
17.021
3,41
19.258
3.18
2.237
13.14
2. DN Ngoại tệ
21.474
5,79
29
5,79
32.426
5.35
3.510
12.14
+ DN Quốc doanh
21.474
5,79
21.059
4,21
23.168
3.82
2.109
10.01
+ DN ngoài q.doanh
-
-
7.857
1,57
9.258
1.53
1.401
17.83
Tổng Dư nợ
370.641
100
499.83
100
605.95
100.00
106.112
21.23
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Hội sở NHNo Thanh Hoá 2004
Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng dư nợ của Hội sở năm 2003 đạt 499.834 triệu đồng, năm 2004 đạt 605.95 triệu đồng tăng 21.23% (+106.112 triệu đồng). Trong năm có sự gia tăng lớn như vậy là do có sự gia tăng dư nợ nội tệ trong các khu vực, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, hợp tác xã. Trong đó tốc độ tăng trưởng tín dụng khu vực ngoài quốc doanh là lớn nhất năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5.49% (+140.845 triệu đồng), ngoài ra cho vay khu vực hộ gia đình cũng tăng 2.237 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 13.14%.
Đối với dư nợ ngoại tệ tăng 3.510 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 12.14%. Trong đó có sự gia tăng rất đáng kể ở khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2002 từ việc chưa thâm nhập được vào khu vực này thì năm 2003 dư nợ ngoại tệ khu vực ngoài quốc doanh đạt 7.857 triệu đồng. Đến năm 2004 đã tăng lên đến 32.426 triệu đồng quy đổi.
2.3. Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá
2.3.1. Thực trạng về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Hội sở NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá
Hội sở NHNo Thanh Hoá là một chi nhánh NHNo trực thuộc NHNo tỉnh Thanh Hoá, cũng với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nên việc thu hút nguồn vốn huy động cũng là nhiệm vụ hàng đầu,trong đó huy động vốn tiền gửi của khách hàng được Hội sở rất quan tâm. Qua quá trình được thực tế nghiên cứu thông qua việc thực tập tại Hội sở NHNo Thanh Hoá việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thông qua các loại tài khoản tiền gửi được phân thành:tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.
Để tiện cho việc nghiên cứu, trong phạm vi của bài em xin đề cập tới các loại tiền gửi của khách hàng phân theo tiêu thức kỳ hạn của các loại tiền gửi, cụ thể bao gồm:
* Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
* Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
* Tài khoản tiền gửi tiết kiệm
2.3.1.1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Hội sở NHNo Thanh Hoá là loại tài khoản được mở cho cả các Tổ chức kinh tế-xã hội và cả các cá nhân. Các tổ chức kinh tế-xã hội chủ yếu là các doanh nghiệp,là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn tài khoản tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng. Các tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng không nhằm mục đích hưởng lãi, mà để sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán do ngân hàng cung cáap nhằm giúp việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm được chi phí thanh toán. Số trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp thường là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời gian rất ngắn.
Đối với các cá nhân họ mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng cũng không nhằm mục đích hưởng lãi,các khách hàng cá nhân mở tài khoản này tại ngân hàng để thanh toán lương, sử dụng một số phương tiện thanh toán như séc, thẻ thanh toán, chuyển tiền bằng tài khoản...phục vụ cho chi tiêu và nhu cầu thanh toán hàng ngày như:mua sắm tại cửa hàng, siêu thị,thanh toán các hoá đơn điện,nước,phí bảo hiểm..đồng thời sử dụng một số sản phẩm hiện đại mà ngân hàng cung cấp như: Home Banking,Internet Banking,Telephone Banking...
* Về thủ tục mở tài khoản:
ã Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế NHNo Thanh Hoá yêu cầu cần có các loại giấy tờ sau:
Với loại hình doanh nghiệp nhà nước:
+ Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp đã được cơ quan công chứng xác nhận.
+ Điều lệ doanh nghiệp kềm theo quyết định phê duyệt.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc,Kế toán trưởng
+ Quyết định giao vốn
+ Bản đăn ký mẫu dấu của doanh nghiệp,mẫu chữ ký của chủ tài khoản,của kế toán trưởng và những ngừơi được uỷ quyền.
+ Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá
Với công ty cổ phần
+ Điều lệ công ty
+ Quyết định phê duyệt(nếu là công ty cổ phần chuyển đổi từ doanhnghiệp Nhà nước)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Danh sách cổ đông
+ Biên bản đại hội cổ đông bầu Hội đồng Quản trị
+ Biên bản Hội đồng Quản trị bầu các chức danh quản lý
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc,Kế toán trưởng
+ Bản dăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp, mẫu chữ ký của chủ tài khoản, của kế toán trưởng và những người được uỷ quyền.
+ Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá
Với loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Điều lệ công ty
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Danh sách Hội đồng thành viên,biên bản góp vốn(đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên)
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc(nếu trong điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Giám đốc),quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
+ Bản đăng ký mẫu của doang nghiệp,mẫu chữ ký của chủ tài khoản,của kế toán trưởng và những người được uỷ quyền.
+ Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá
Với loại hình doanh nghiệp Tư nhân
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (trong trường hợp thuê Giám đốc), quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
+ Bản đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp,mẫu chữ ký của chủ tài khoản,của kế toán trưởng và nhunữg người được uỷ quyền.
+ Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá
Với loại hình doanh nghiệp Liên doanh có vốn nước ngoài
+ Hợp đồng liên doanh
+ Điều lệ doanh nghiệp
+ Giấy phép đầu tư
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng
+ Bản dăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp, mẫu chữ ký của chủ tài khoản, của kế toán trưởng và những người được uỷ quyền.
+ Giấy đăng ký mở tai khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá.
Sau khi khách hàng cung cấp cho ngân hàng những giấy tờ trên và điền đầy đủ các thông tin trên giấy đăng ký mở tài khoản (2 bộ có nội dung giống nhau). Giao dịch viên kiểm tra tính khớp đúng của các thông tin trên giấy mở tài khoản và tính pháp lý trên hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Nếu đầy đủ và hợp lệ Kế toán tiến hành mở tài khoản cho khách hàng. Để ở tài khoản có thể hoạt động được khác hàng phải ký quỹ với số tiền mà NHNo Thanh Hoá quy định là 1 triệu đồng.
ã Đối với khách hàng mở tài khoản là cá nhân
Với khách hàng là cá nhân thì thủ tục mở tài khoản đơn giản hơn nhiều, khi đến mở tài khoản ngân hàng yêu cầu giấy tờ sau:
+ Xuất trình chứng minh thư nhân dân để giao dịch viên kiểm tra.
+ Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu in sẵn của NHNo Thanh Hoá(2 bộ có nội dung giống nhau). Khách hàng cần điền đầy đủ các thông tin trên mẫu này và phải khớp đúng với chứng minh thư nhân dân. Sau đó kế toán tiến hành kiểm tra và mở tài khoản cho khách hàng.
* Việc sử dụng tài khoản của khách hàng
Đối với TK tiền gửi không kỳ hạn khách hàng có thể sử dụng số tiền của mình bất cứ thời gian nào trong giờ làm việc của ngân hàng. Với laọi tài khoản này tại Hội sở NHNo Thanh Hoá khách hàng là công ty có thể sử dụng để phát séc, sử dụng việc thanh toán thông qua các uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, lĩnh tiền mặt. Đối với khách hàng là cá nhân thì chỉ có thể sử dụng các phương tiện như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt.
Khi khách hàng có các giao dịch vào tài khoản như việc nộp tiền vào tài khoản thì kế toán sẽ tiến hành ghi có cho tài khoản của khách hàng.
Nợ: TK Tiền mặt ( 111)
Có: TK Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (4211)
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hay chuyển tiền bằng việc sử dụng uỷ nhiệm chi thì ngân hàng tiến hành hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng
Có: TK Tiền gửi của khách hàng (nếu cùng ngân hàng), hoặc tài khoản thanh toán qua lại giữa các ngân hàng.
* Việc tính lãi cho tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Do tính chất đặc thù của loại tài khoản này có số dư thường xuyên biến đổi, do vậy cũng như các ngân hàng khác NHNo Thanh Hoá sử dụng phương pháp tích số dư để tính lãi cho tài khoản.Tiền lãi được tính theo công thức sau: Tiền lãi = Tổng tích số ´ Lãi suất
Trong đó: Tổng tích số= ồ(số dư tài khoản ´ Số ngày tồn tại số dư dó)
Lãi suất = lãi suất tháng/30 ngày
Lãi suất mà ngân hàng áp dụng là lãi suất không kỳ hạn hiện nay là 0,2%/tháng. Tuy nhiên, việc nhập lãi vào tài khoản chỉ được tiến hành với những tài khoản mà sau khi tính số tiền lãi > 1.000 đồng,nếu dưới 1.000 đồng thì sẽ không được nhập lãi vào tài khoản gây nên sự khó hiểu và thắc mắc cho khách hàng.
Do đánh giá được tầm quan trọng của công tác mở tài khoản tại ngân hàng có nhiều tác động tích cực. Đối với ngân hàng không những có được nguồn vốn đầu vào với chi phí thấp nhất mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng có thể thu đựoc phí dịch vụ thanh toán góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời việc mở và sử dụng tài khoan tiền gửi không kỳ hạn còn góp phần làm tăng tỷ trọng thanh toán không dung ftiền mặt. Trong năm qua NHNo Thanh Hoá đã có nhiều biện pháp nhằm hoàn thu hút cả các tổ chức kinh tế-xã hội, các cá nhân đến và mở tài khoản tại ngân hàng. Kết quả đạt được như sau:
Bảng 3 : Số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNo Thanh Hoá
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1.Tiền gửi của TCKT
33.245
91,93
37.764
92,33
59.474
91,14
+21.710
+57,49
+ Nội tệ
28.678
79,30
32.642
79,81
54.068
82,85
+21.426
+65,64
+ Ngoại tệ
4.567
12,63
5.122
12,52
5.406
8,29
+284
+5,54
2. Tiền gửi của cá nhân
2.918
8,07
3.135
7,67
5.785
8,86
+2.650
+84,53
+ Nội tệ
2.918
8,07
3.135
7,67
5.785
8,86
+2650
+84,53
+ Ngoại tệ
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng số dư
36.163
100
40.899
100
65.259
100
+24.360
+59,56
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Hội sở NHNo Thanh Hoá 2004
Trong năm qua đạt đựoc kết quả như vậy đó là do ngân hàng đã hiện đại hoá máy móc, thiết bị và phần mềm giao dịch một cửa. Từ đó thời gian khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng được rút ngắn. Ngoài ra, trong năm vừa qua trình độ đội ngũ cán bộ trong ngân hàng không ngừng được nâng cao, nên thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác do vậy tạo được lòng tin về ngân hàng trong lòng khách hàng. Ngân hàng cũng đã thực hiện chiến lựoc khách hàng khá hiệu quả; khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng đều đựoc hướng dẫn tận tình về các thủ tục cần thiết khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Các sai xót trong chứng từ thang toán đều được phát hiện và thông báo kịp thời cho khách hàng, nhờ đó mà tránh được thiệt hại cho khách hàng.Việc in sổ phụ và sắp xếp các chứng từ của khách hàng đều được in, sắp xếp và hoàn thành trong ngày để đảm bảo việc hạch toán kịp thời của khách hàng. Đó là những lý do mà ngân hàng càng thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
Việc thu hút khách hàng đến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Hội sở NHNo Thanh Hoá
(Số liệu luỹ kế từ 31/12/2002)
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch 2004 so với 2003
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Số lượng TK của TCKT
715
867
1.250
+383
+44,18
Số lượng TK cá nhân
620
650
1.023
+373
+57,38
Tổng cộng
1.335
1.517
2.273
+756
+49,84
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Hội sở NHNo Thanh Hoá 2004
Qua bảng trên ta thấy rằng, số lượng tài khoản không ngừng tăng lên, tính đến 31/12/2003 tổng số tài khoản là 1.517 thì đến 31/12/2004 số tài khoản này tăng lên tới 2.273. Tăng 756 tài khoản tương ứng với tốc độ tăng là 49,84%; đây thực sự là một cố gắng lớn của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Một điểm đáng lưu ýlà tuy số lượng tài khoản của cá nhân có xu hướng tăng mạnh nhưng sự biến động tăng của số dư là khá thấp chứng tỏ nguồn vốn thu hút từ đối tượng này là chưa đáng kể. Do vậy, nhiệm vụ của ngân hàng là làm sao để có thể làm cho đối tượng khách hàng cá nhân hiểu rõ được tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng để gia tăng được số dư của tài khoản TG KKH đối với khách hàng cá nhân.
Ngoài một số những kết quả đạt đựoc nêu trên, trong việc mở và sử dụng tài khoản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34150.doc