Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CÁC NGUỒN VỐN

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

1.1 Vốn với qúa trìnhphát triển nền kinh tế 3

1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư. 3

1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư 4

1.1.2.1 Nguồn vốn trong nước 4

1.1.2.2 Nguồn vốn nước ngoài 6

1.2 Vai trò của vốn với qúa trình phát triển kinh tế. 9

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn. 13

CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN. 15

2.1 Kinh tế biển Bình Thuận – Vai trò và sự phát triển. 15

2.1.1 Vai trò của kinh tế biển, đảo trong phát triển kinh tế của nước ta. 15

2.1.2 Vai trò của biển, đảo Bình Thuận trong hệ thống Biển Đông – Hải đảo. 16

2.1.3 Vai trò và sự phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 17

2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội của Bình Thuận. 17

2.1.3.2 Tiềm năng nguồn lợi biển của Bình Thuận. 17

2.1.3.3 Tình hình pháttriển kinh tế biển Bình Thuận. 19

2.1.3.3.1 Kinh tế thủy sản. 19

2.1.3.3.2 Du lịch biển và ven biển. 23

2.1.3.3.3 Giao thông vận tải biển. 24

2.1.3.3.4 Kinh tế dầu khí. 25

2.1.3.4 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế – xã

hội của Bình Thuận. 25

2.1.4 Vai trò của vốn đầu tư đốivới sự phát triển kinh tế biển. 26

2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 27

2.2.1 Huy động vốn từ ngân sách nhà nước. 27

2.2.2 Huy động vốn tín dụng. 30

2.2.3 Huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế biển. 32

2.2.4 Huy động vốn nước ngoài. 33

2.2.5 Huy động từ thị trường vốn. 36

2.3 Đánh giá chung công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế

biển Bình Thuận thời gian qua. 36

CHƯƠNGIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN GIAI

ĐOẠN 2006 - 2010. 40

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển. 40

3.2 Những định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển đến năm 2010. 42

3.2.1 Ưu tiên hàng đầu là đầutư đúng mức để phát triển mạnh kinh tế du lịch. 42

3.2.2 Tập trung triển khai thực hiện có hiệu qủa các chương trình mục tiêu của ngành thủy sản. 43

3.2.3 Hoàn thiện, phát triển các tuyến giao thông, các công trình ven biển đã được xác định trong quy hoạch. 43

3.3 Dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển giai đoạn 2006 – 2010. 44

3.4 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 45

3.4.1 Các giải pháp vĩ mô. 45

3.4.1.1 Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về biển, tạo 45

môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn để thu hút đầu tư.

3.4.1.2 Hoàn thiện các công cụ huy động vốn cho NSNN. 47

3.4.1.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính. 48

3.4.1.4 Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô hỗ trợ cho qúa

trình huy động vốn. 49

3.4.2 Các giải pháp của địa phương. 50

3.4.2.1 Giải pháp huy động vốn từ NSNN. 51

3.4.2.2 Giải pháp huy động vốn tín dụng. 53

3.4.2.3 Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế biển. 54

3.4.2.4 Các giải pháp hỗ trợ khác. 56

KẾT LUẬN. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh du lịch cũng đầu tư thêm phương tiện như canô, tàu thuyền du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch, đưa ngành dịch vụ du lịch biển của Tỉnh thêm phong phú và hấp dẫn. 2.1.3.3.4 Kinh tế dầu khí. Hiện tại trên vùng biển Bình Thuận có 3 mỏ dầu khí, sản lượng khai thác trung bình như sau: Rạng Đông 5.000 thùng/ngày, Ru Bi 5.000 thùng/ngày, Sư tử đen 5.000 thùng/ngày, ngoài ra còn một số mở khác qua khảo sát đã cho kết qủa GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 29 có dầu và khí như : Sư tử trắng, Emeraldtheo … Hiện nay, Tỉnh đang xin chủ trương của Chính Phủ về địa điểm phát triển công nghiệp dịch vụ dầu khí tại Bình Thuận. Việc triển khai các dự án lọc dầu, tuốc bin khí sẽ mang lại hiệu qủa cao vì Bình Thuận có những lợi thế như mỏ dầu gần đất liền, qũy đất ven biển còn lớn để xây dựng khu công nghiệp, có đảo Phú Qúy là một trung tâm dự trữ dầu khí. Theo dự kiến tổng thu ngân sách tỉnh từ nguồn dầu khí năm 2005 là 1.000 tỷ đồng. 2.1.3.4 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận Bình Thuận là một Tỉnh ven biển đang phát triển. Với lợi thế về quy mô và tiềm năng tài nguyên, biển chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Biển Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của cả nước, được đánh giá là có lợi thế về tài nguyên đa dạng, phong phú, với nhiều loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, tiềm năng du lịch to lớn và là nơi có thể phát triển giao thông biển tới các cảng trong vùng và nước ngoài. Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh Bình Thuận. Trong những năm qua, kinh tế biển đã từng bước phát triển ổn định và có những đóng góp đáng kể trong thành tựu kinh tế – xã hội của Tỉnh. Cơ cấu ngành, nghề thủy sản đã có những chuyển đổi theo chiều hướng tích cực; ngành du lịch biển và ven biển đã có bước phát triển nhảy vọt kể từ năm 1995 đến nay; giao thông vận tải biển cũng được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển theo đúng định hướng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Tốc độ tăng GDP của Tỉnh hàng năm đều tăng, bình quân 5 năm từ năm 2000 đến năm 2004 đạt 11,34%. Năm 2000 GDP toàn Tỉnh (giá cố định năm 1994) là 2.171 tỷ đồng, trong đó thủy sản là 279 tỷ đồng, du lịch là 90 tỷ đồng; đến năm 2004 GDP là 3.376 tỷ đồng, trong đó thủy sản là 402,9 tỷ đồng chiến 11,93%, du lịch là 170,5 tỷ đồng chiến 7,85% GDP toàn Tỉnh (giá cố định năm 1994). Kinh tế biển đã thu hút được một lực lượng lao động rất lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng, từ lao động phổ thông đến lao động đã GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 30 qua đào tạo. Theo thống kê đến cuối năm 2004 có 84.850 lao động trong lĩnh vực kinh tế biển, trong đó ngành thủy sản có 74.350 người (chiếm 14,6% lao động toàn tỉnh), ngành du lịch là 10.500 người. Tuy nhiên, lao động có tay nghề và đã qua đào tạo đạt thấp, trình độ văn hoá rất hạn chế nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Kinh tế biển phát triển góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Như vậy, nếu nhanh chóng tạo dựng cho các ngành kinh tế biển Bình Thuận có được một môi trường đầu tư mới hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn, tập trung được nhiều nguồn lực hơn thì đây sẽ là một cơ hội lớn để Bình Thuận có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới. 2.1.4 Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế biển Bình Thuận. Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế biển. Để thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản hay thu hút du khách đến với các địa điểm du lịch của Bình Thuận. Trước hết, cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, hệ thống bến cảng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch. Muốn gia tăng nguồn thu từ kinh tế biển phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú và hấp dẫn có khả năng xuất khẩu cao. Sự tăng trưởng của kinh tế biển cũng có quan hệ chặt chẽ với mức độ gia tăng vốn đầu tư và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư vào kinh tế biển còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong đó nâng dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 31 trong thu nhập quốc dân và giảm dần tỉ trọng của các ngành nông lâm nghiệp. Việc xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ được cảnh quan môi trường. 2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 2.2.1 Huy động vốn từ NSNN. Thực hiện chủ trương huy động tối đa các nguồn vốn vào ngân sách nhà nước, những năm qua, Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu ngân sách nhà nước. Tổng thu NSNN 5 năm từ năm 2000 đến năm 2004 đạt 4.609 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 26,08%. Trong đó, thu ngân sách địa phương đạt 2.485 tỷ đồng, bình quân tăng 36,54%/năm. Kết qủa thu ngân sách địa phương đã có sự gia tăng đều qua các năm, nhưng do cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thiên về khu vực nông lâm ngư nghiệp, chưa có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, do vậy nguồn thu ngân sách thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách nên Bình Thuận vẫn là một tỉnh nhận trợ cấp từ NSTW. Khoản trợ cấp từ NSTW từ năm 2000 đến năm 2004 là 2.122 tỷ đồng, chiếm 45,64% trong tổng số thu NSNN. Mức động viên thu nhập vào ngân sách còn thấp, bình quân đạt 11, 07% GDP trong 5 năm qua. Nguồn thu ngân sách của tỉnh chủ yếu được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong đó, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là rất quan trọng và cấp thiết nhằm phát triển kinh tế địa phương và tạo ra nguồn thu lớn hơn cho những năm tiếp theo. GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 32 Bảng 2.1 CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 KH2005 CHI NGÂN SÁCH TỈNH 581 803 796 1.034 1.502 1.875 - Chi đầu tư phát triển 151 302 198 375 635 710 Tỷ trọng (%) 25,98 37,61 24,87 36,27 42,28 37,87 - Chi thường xuyên 430 501 598 659 867 1.165 Tỷ trọng (%) 74,02 62,39 75,13 63,73 57,72 62,13 (Nguồn Kho bạc NN Bình Thuận) Chi ngân sách địa phương trong 5 năm từ 2000 đến 2004 đạt 4.716 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.661 Tỷ đồng, chiếm 35,22% trên tổng chi ngân sách địa phương. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách của tỉnh có sự gia tăng đáng kể từ 25,98% năm 2000 đã tăng lên 42,28% vào năm 2004. Điều này cho thấy, chi ngân sách đã từng bước coi trọng chi cho đầu tư phát triển và tập trung vốn cho các công trình trọng điểm quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời góp phần tạo nguồn thu ngân sách. Chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đối với việc phát triển các ngành kinh tế biển, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng đã được Tỉnh đặc biệt quan tâm, từ năm 2000 đến năm 2005 lượng vốn đầu tư đạt 611,691 tỷ đồng, tập trung vào việc hoàn chỉnh đường giao thông trong tỉnh, xây dựng khu công nghiệp chế biến thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, nạo vét, xây dựng các kè sông, trong đó đầu tư cho hạ tầng thủy sản đạt 213,458 tỷ đồng, hạ tầng du lịch và giao thông ven biển 140,635 tỷ đồng, hệ thống cấp, thoát nước 225,729 tỷ đồng, các công trình khác 31,869 tỷ đồng. GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 33 Ngoài ra, bằng nguồn vốn của chương trình Biển Đông – Hải đảo và vốn NSTW đã đầu tư cho hạ tầng kinh tế biển là 56,016 tỷ đồng. Bảng 2.2 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO HẠ TẦNG KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2000-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN 2000 - 2005 CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ TỔNG SỐ 828.890 611.691 1. Dự án hoàn thành 491.541 405.889 - Nạo vét chỉnh trị cửa sông Lũy 36.463 36.463 - Nạo vét chỉnh trị cửa sông Dinh 19.489 19.489 - Hệ thống cấp nước thành phố Phan Thiết 169.000 169.000 - Đường Mũi Né – Lương Sơn- Suối Nước 57.000 30.950 - Đường Thuận Qúy – Tân Thành 27.148 3.620 - Đường Mũi Né – Hoà Thắng 43.232 27.228 - Đường ven biển - nội bộ trong khu du lịch 52.350 52.350 - Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão Phú Hải 64.390 44.320 - Đầu tư trang thiết bị phủ sóng truyền hình 22.469 22.469 2. Dự án chuyển tiếp 337.349 205.802 - KCN chế biến thủy sản Nam Phan Thiết 34.308 16.700 - Khu neo đậu tránh bão Liên Hương 21.249 8.000 - Kè sông Phước Thể 22.461 9.195 - Kè bờ sông Cà Ty 74.291 62.291 - Kè thượng lưu cầu Dục Thanh 24.620 17.000 - Các tuyến đường giao thông ven biển 53.695 26.487 - Hệ thống thoát nước Phan Thiết 86.729 56.729 - Công viên Bảo tàng HCM chi nhánh BT 19.996 9.400 CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 2000-2005 - Cảng Phú Qúy giai đoạn 2 ( vốn Biển đông - Hải đảo) 44.750 - Cơ sở hạ tầng đảo Cù Lao Cau ( vốn Biển đông - Hải đảo) 7.890 - Quốc lộ 55 kéo dài (vốn NSTW) 3.376 (Nguồn : Kho bạc NN Bình Thuận) GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 34 Như vậy, bằng nguồn vốn NSNN đầu tư cho phát triển kinh tế biển, có thể thấy cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển Thủy sản và Du lịch biển đã có sự thay đổi khá rõ nét đáp ứng được phần nào nhu cầu cho đầu tư phát triển. Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh lận cận đã được nâng cấp khá tốt, các tuyến tỉnh lộ gồm 7 tuyến với chiều dài 238 km nối trung tâm các huyện với Tỉnh và các tuyến giao thông ven biển có vai trò quan trọng cho sự phát triển du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng. Các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, khu công nghiệp đã dần đi vào hoạt động. Hệ thống thông tin liên lạc, mạng bưu chính viễn thông cũng đã được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và du khách. Tuy nhiên trong qúa trình đầu tư và xây dựng đã nổi lên một số tồn tại như: dự án còn dàn trải, vốn còn thiếu và giải ngân còn hạn chế, tiến độ thi công chậm, kéo dài làm lỡ cơ hội thu hút đầu tư. 2.2.2 Huy động vốn tín dụng. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng lành mạnh, hướng hoatï động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong việc huy động tạo nguồn vốn, chú trọng cho vay các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết tỉnh Đảng Bộ lần thứ X. Riêng đối với hoạt động tín dụng đầu tư, cho vay của các ngân hàng trong lĩnh vực kinh tế biển ngày càng được quan tâm mở rộng. Một mặt tín dụng ngân hàng tập trung thưc hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế biển. Mặt khác tín dụng ngân hàng phục vụ có hiệu qủa các nhu cầu vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và kinh doanh khách sạn, du lịch. Dư nợ cho vay kinh tế biển đến ngày 31/12/2004 đạt 398,377 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng dư nợ toàn tỉnh. Trong tổng dự nợ trung và dài hạn đến cuối năm 2004 thì dư nợ cho vay kinh tế biển đạt 255,140 tỷ đồng gấp 3,52 lần so với năm 2000, chiếm 17,57% dư nợ trung và dài hạn toàn tỉnh. Trong đó, dư nợ cho vay khai thác hải sản là GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 35 34,4 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản 20,3 tỷ đồng, chế biến thủy sản 22,229 tỷ đồng, mua tàu khách tuyến Phan Thiết _ Phú Qúy 5,8 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy tín dụng trung và dài hạn đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế biển, dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân đạt 38,06%, trong đó dư nợ cho vay ngành thủy sản tăng 21,64%, ngành du lịch tăng 55,5%. Bảng 2.3 KẾT QỦA TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐẦU TƯ KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN HÀNG NĂM. Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số - Doanh số cho vay - Dư nợ 218,284 425,279 340,726 650,111 399,129 799,770 666,088 1.116,144 937,041 1.452,39 Cho vay kinh tế biển - Doanh số cho vay - Dư nợ 1/ Thủy sản - Doanh số cho vay - Dư nợ 2/ Du lịch - Doanh số cho vay - Dư nợ 43,857 72,424 29,831 41,252 14,026 31,172 61,305 114,34 39,870 68,352 21,435 45,988 79,814 172,648 30,825 80,398 48,989 92,250 125,17 219,921 59,377 85,064 65,793 134,857 121,183 255,14 50,089 82,729 71,094 172,411 (Nguồn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, thì việc cho vay ngắn hạn của các ngân hàng trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để giải quyết những khó khăn về vốn lưu động cũng được ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm, qua đó góp phần duy trì và phát triển ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Dư nợ ngắn hạn đến 31/12 năm 2004 đạt 1.327,758 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay kinh tế biển đạt 143,237 tỷ đồng, chiếm 10,78% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng gấp 1,98 lần so với năm 2000. GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 36 Ngoài ra, việc thực hiện cho vay Chương trình khai thác hải sản xa bờ và khắc phục hậu qủa cơn bão số 5 (1997) bằng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cũng đã được thực hiện từ năm 1997. Đến nay đã giải ngân 36,611 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển cho vay 24,945 tỷ đồng, qũy hỗ trợ phát triển cho vay 11,666 tỷ đồng. Bảng 2.4 KẾT QỦA TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐẦU TƯ KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN HÀNG NĂM. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số - Doanh số cho vay - Dư nợ 756,721 794,792 1.772,09 1.020,55 2.306,858 1.153,195 3.197,072 1.327,758 Cho vay kinh tế biển - Doanh số cho vay - Dư nợ 1/ Thủy sản - Doanh số cho vay - Dư nợ 2/ Du lịch - Doanh số cho vay - Dư nợ 72,249 67,136 5,303 67,293 61,243 6,050 252,169 102,507 245,731 94,690 6,438 7,817 290,697 123,183 280,997 116,474 9,700 6,709 419,317 143,237 290,794 135,851 28,523 7,406 (Nguồn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) Nhìn chung, tình hình huy động vốn qua hệ thống tín dụng tại Bình Thuận cho đầu tư phát triển kinh tế biển trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho hoạt động của các ngành kinh tế biển phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế biển còn thấp, hiệu qủa tín dụng cho vay đánh bắt xa bờ hải sản bằng nguồn vốn ưu đãi của Chính Phủ chưa cao, nợ quá hạn nhiều không có khả năng thu hồi hoặc chậm thu hồi vốn. GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 37 2.2.3 Huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành kinh tế biển. Một thực tế tồn tại được nhận thấy qua qúa trình khảo sát là phần lớn các doanh nghiệp trong Tỉnh chưa thật sự mong muốn sản xuất sản phẩm để xuất khẩu trực tiếp, thu ngoại tệ. Do tâm lý lo sợ rủi ro trong qúa trình giao hàng, chưa đủ năng lực nghiệp vụ thực hiện xuất khẩu trực tiếp, thiết bị máy móc chế biến lạc hậu, không đạt tiêu chuẩn và cơ bản nhất vẫn là sự hạn chế về vốn. Hiện nay, toàn Tỉnh có 66 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thu mua, chế biến hải sản, với tổng số vốn trên 200 tỷ đồng. Trong đó, có 27 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp còn lại chỉ làm nhiệm vụ thu mua, sơ chế và bán lại cho các đơn vị chế biến xuất khẩu khác hoặc tiêu thụ ở thị trường nội địa. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt thấp và không tương xướng với tiềm năng của tỉnh. Trên toàn tỉnh có 356 dự án đầu tư vào du lịch biển và ven biển được chấp thuận trên diện tích 1.864 ha ở hầu hết các khu du lịch đã được quy hoạch, với tổng số vốn đăng ký là 6.650 tỷ đồng. Các dự án đa phần là của các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 68%, của doanh nghiệp tư nhân địa phương chiếm 22 %. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm đổi mới diện mạo của du lịch Bình Thuận trong một thời gian tương đối ngắn và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của du khách. Có thể nhận thấy công tác thu hút vốn đầu tư vào du lịch Bình Thuận đang phát triển tương đối tốt, đây là kết quả việc định hướng phát triển của tỉnh nhằm đưa du lịch cùng với thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trong một tương lai gần. Tuy nhiên, trong tổng số 356 dự án đầu tư mới chỉ có 74 dự án đi vào hoạt động, với tổng số vốn kinh doanh 820 tỷ đồng, 58 dự án đang tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, 224 dự án còn lại chưa triển khai do nhiều nguyên nhân. Mặt khác, các dự án đầu tư thường tập trung để xây dựng các khu nghỉ mát, khách sạn, … đã gây nên sự quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu kém và bất cập. Một số vướng mắc về đền bù giải tỏa đã làm chậm tiến độ triển khai các dự án và làm chậm quá trình khai thác vốn đầu tư . GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 38 2.2.4 Huy động vốn nước ngoài Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kể từ khi Luật Đầu Tư Nước ngoài được ban hành vào năm 1987, quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương về việc thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội; Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư kinh doanh trong đó trọng điểm là đầu tư phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Bình Thuận chỉ thực sự mở cửa thông thoáng kể từ năm 1993. Đến cuối tháng 12/2004 toàn tỉnh đã thu hút được 36 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư là 130,1613 triệu USD và tổng vốn pháp định là 47,9054 triệu USD. Trong đó số dự án đầu tư vào các ngành kinh tế biển là 28 dự án với tổng vốn đầu tư là 117,8773 triệu USD chiếm khoảng 90,56 % trong tổng số vốn đã thu hút được. Bảng 2.5 CƠ CẤU VỐN FDI ĐẦU TƯ THEO NGÀNH VÀO BÌNH THUẬN ĐẾN CUỐI THÁNG 12/2004 Ngành Số dự án Tỷ trọng dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng về vốn Du lịch 16 44,4% 103,72 79,68% Thủy sản 12 33,3% 14,16 10,88% Công nghiệp 7 19,4% 10,78 8,28% Nông nghiệp 1 2,9% 1,5 1,16% Tổng 36 100% 130,16 100% (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Thuận) Như vậy, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài vào Bình Thuận là đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển và được triển khai khá sớm. Từ năm 1993 – 1995, sau khi áp dụng luật đầu tư nước ngoài cùng với việc xoá bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã khuyến khích các nhà đầu tư tìm hiểu và mạnh dạn đăng ký 5 dự án đầu tư vào các ngành kinh tế biển của Bình Thuận, với tổng số vốn đầu GVHD.TS Ung Thị Minh Lệ Nguyễn Thị Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 39 tư 33,817 triệu USD. Trong đó có 2 dự án đầu tư vào du lịch ven biển với số vốn khá lớn đó là dự án Sân Golf 18 lỗ và khách sạn Novotel Phan Thiết tổng số vốn đăng ký lên đến 26,3 triệu USD, 2 dự án còn lại đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng và một dự án đầu tư vào sản xuất nước mắm vi sinh. Các dự án đầu tư nước ngoài này đã có tác động tích cực trong việc kích thích sự phát triển ngành du lịch biển và ven biển của địa phương, đồng thời thu hút được nhiều du khách nước ngoài và các doanh nhân. Qua đó góp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiềm năng kinh tế biển với các nhà đầu tư, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư vào kinh tế biển Bình Thuận. Từ năm 1996 – 1999, việc thu hút đầu tư nước ngoài bị chững lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á và khu vực nên chỉ có 1 dự án mới được đăng ký với số vốn 0,703 triệu USD. Sau khi trải qua ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính - tiền tệ và khi Bình Thuận áp dụng các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đến năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 15/01/1998 của Tỉnh Uûy Bình Thuận; Từ năm 2000 đến năm 2004 tình hình thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt được nhiều thành công nhất định, các dự án này không chỉ tập trung ở Phan Thiết mà đã có các dự án đầu tư vào các huyện trong tỉnh với 22 dự án, tổng số vốn đầu tư đạt đến 83,3603 triệu USD. Một con số đạt được tuy không lớn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng không nhỏ đối với tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, trong tổng số 28 dự án đầu tư vào kinh tế biển Bình Thuận, đến nay mới chỉ có 16 dự án đi vào hoạt động, với số vốn đầu tư là 45,167 triệu USD, 12 dự án còn lại với tổng vốn là 72,71 triệu USD còn đang trong giai đoạn đền bù, đang xây dựng và chưa triển khai thực hiện. Nhìn chung, công tác huy động vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế biển Bình Thuận thời gian qua tuy trải qua nhiều thăng trầm khác nhau nhưng cũng chứng minh được sự thành công nhất định, đặc biệt giai đoạn 2000 – 2004, những dự án thu hút được, những nguồn vốn đã kêu gọi được sẽ là nguồn động lực to lớn khích lệ sự phát triển hơn nữa cho Bình Thuận trong tương lai. Điều này chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước đã định ra hướng đi đúng đắn để đưa ra những chính sách thu hút đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43832.pdf