MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MARKETING, MARKETING MIX VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING MIX 5
1.1.1Một số định nghĩa về marketing 5
1.1.2Marketing - marketing-mix 5
1.1.3Vai trò của marketing và marketing-mix 7
1.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING MIX VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 8
1.2.1Sản phẩm (Product) và chiến lược sản phẩm: 8
1.2.2Giá (Price) và chiến lược giá 11
1.2.3Phân phối (Place) và chiến lược phân phối 13
1.2.4Chiêu thị (Promotion) và chiến lược chiêu thị 15
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING MIX 17
1.4 VAI TRÒ MARKETING ĐỐI VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 18
CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH YAHO VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 19
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH YAHO 19
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 19
2.1.2Cơ cấu tổ chức của công ty 20
2.1.3Triết lý của công ty 22
2.1.4Sản phẩm của công ty 22
2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 23
2.2.1Mặt hàng kinh doanh 23
2.2.2Mục tiêu của công ty 23
2.2.3Thị trường của công ty 23
2.2.4Tình hình tiêu thụ 24
2.2.5Kết quả hoạt động kinh doanh 24
2.2.6Doanh thu của công ty 25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 26
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT EM BÉ TẠI VIỆT NAM 26
3.1.1 Tổng quan về thị trường sản phẩm khăn ướt em bé 26
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Yaho 26
3.2 XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP VỚI CÔNG TY 27
3.2.1Các công ty sản xuất trong nước 27
3.2.2Đối thủ nhập khẩu 28
3.3 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÔNG TY 29
3.3.1Điểm mạnh 29
3.3.2Điểm yếu 29
3.3.3Cơ hội 29
3.3.4Thách thức 30
3.4 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TNHH YAHO 32
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH YAHO 34
4.1 CĂN CỨ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 34
4.1.1Triển vọng thị trường 34
4.1.2Xu hướng cạnh tranh 34
4.1.3Mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới 34
4.1.4Điều kiện của công ty 35
4.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ MARKETING MIX TRONG TƯƠNG LAI 36
4.2.1Phân phối 36
4.2.2Sản phẩm 36
4.2.3Giá 37
4.2.4Xúc tiến hỗn hợp 38
4.3 DỰ KIẾN DOANH THU -SẢN LƯỢNG- CHI PHÍ KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING 40
4.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 42
KẾT LUẬN 44
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10810 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp marketing mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩn khăn ướt em bé tại công ty TNHH Yaho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung gian thông tin, thuyết phục các trung gian và từ trung gian sẽ thông tin đến khách hàng, các công cụ khuyến mại thương mại, chào hàng cá nhân hiệu quả hơn.
Chiến lược kéo (Pull strategy): thu hút ngưới tiêu dùng đến với sản phẩm bằng các chiến lược quảng cáo nhằm tạo sự chú ý và hình thành nhu cầu nơi người tiêu dùng. Với chiến lược kéo, hoạt động chiêu thị ưu tiên tập trung vào các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại đến người tiêu dùng. Các công cụ như quảng cáo, PR hiệu quả hơn.
Chu kỳ sống của sản phẩm: ở mổi giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sông của sản phẩm đòi hỏi sử dụng công cụ chiêu thị thích hợp, tính hiệu quả của các công cụ thay đổi theo các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm. Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo, PR có hiệu quả nhất, kế đến là khuyến mại và chào hàng. ở giai đoạn phát triển , quảng cáo và PR cần duy trì để đảm bảo gia tăng doanh số. Đến giai đoạn chín muồi thì khuyến mại tiếp tục tăng hiệu quả nhưng các công cụ khác lại giảm. Khi sản phẩm rơi vào giai đoạn suy thoái, quảng cáo vẫn duy trì và có mục tiêu nhắc nhở, khuyến mại vẫn phát huy tác dụng để tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm.
Nội dung các công cụ chiêu thị
Quảng cáo: gồm có chức năng thông tin, chức năng thuyết phục, chức năng nhắc nhở
Khuyến mại: tặng hàng mẫu, phiếu giảm giá, quà tặng khi mua sản phẩm, ưu đãi tiêu dùng, xổ số, thi...hoặc trợ cấp thương mại, quà tặng, các hình thức khác như hội chợ, triển lãm.
Quan hệ cộng đồng: thông cáo bào chí, họp báo, tài trợ, tổ chức sự kiện, vận động hành lang, dàn dựng sản phẩm,...
Chào hàng
Marketing trực tiếp: quảng cáo trực tiếp, thư chào hàng, direct mail, marketing trực tuyến...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING MIX
Nhu cầu thị trường: Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, công nghệ, cạnh tranh cũng như các nguồn lực (tài chính, nhân sự, công nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó cũng phụ thuộc nhiều vào phân khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia.
Yếu tố sản phẩm: tính chất của sản phẩm và chu kỳ sống của sản phẩm.
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của marketing mix, công ty cần phải đưa ra các quyết định mang tính hài hòa về danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, cũng như bao bì mẫu mã của sản phẩm.
Vòng đời của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: triển khai sản phẩm, phát triển, tăng trưởng và suy thoái.
VAI TRÒ MARKETING ĐỐI VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Một trong những mục tiêu của hoạt động marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ việc duy trì được sự hàn lòng của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ mà Công ty cung cấp tiêu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn.
Mục tiêu cơ bản thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần phải tiêu thụ dược sản phẩm, do vậy tất yếu phải hướng ra thị trường. Điều này không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, thiết kế bao bì thật bắt mắt, áp dụng các biệt pháp bán hàng mới, qui định giá bán và quảng cáo sản phẩm...tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của hoạt động marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn cho thị trường mục tiêu, bên cạnh đó là sự phối hợp của các chức năng khác trong Công ty.
Tóm lại, marketing đã tác động đến đời sống của mỗi con người trong xã hội, nó kết nối khách hàng với sản phẩm của doanh ngiệp. nếu một doanh nghiệp làm thị trường tốt, có hoạt động marketing đúng đắn chắn chắn sẽ thành công và có lẽ doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng cao.
CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH YAHO VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH YAHO
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Vào những năm đầu thể kỉ 21 đấy nước đang trên đà phát triển trong cơ chế thị trường, Việt nam ngày càng khẳng định được đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các thành phần kinh tế của các nước đầu tư, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Đặc biệt do mức sống của người dân trong và nước được nâng cao, vì vậy, hàng tiêu dùng chất lượng cao như đảm bảo vệ sinh là những sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm trong thời gian này.
Trước những nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, Công ty Wedison enterprise Co., trụ sở đặt tại 5F-3, số 228 khu 1, đường HoPing East, thành phố Đài bắc, Đài loan xin dầu tư vào việt nam, thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty TNHH Yaho theo quyến định số 406/GP-HCM vào ngày 23/08/2002.
Tên Công ty: Công ty TNHH Yaho
Tên quốc tế: Yaho enterprise co.,Ltd
Văn phòng đại diện: Lầu 1, 163 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08. 39975990
Fax: 08.38440154
Email: yaho@yaho.com.vn
Mã số thuế: 360035936-4
Tài khoản ngân hàng Vietconbank: 007.100.1099275
Giấy phép đăng kí kinh doanh: 406/GP-HCM ngày 23/08/2002
Công ty có chức năng và nhiệm vụ là tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng sử dụng một lần phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như: khăn giấy ướt, khăn giấy hộp, khăn ướt baby, băng vệ sinh phụ nữ, bông trang điểm, quấn lót miễn giặt…
Trãi qua 3 năm hoạt động đến năm 2005, sản phẩm cùa Công ty đã phát triển mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và Công ty ngày càng nỗ lực để tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty tổ chức quản lí theo hướng trực tuyến, giám đốc là người trực tiếp quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh tại Công ty. Hiện nay Công ty có 7 phòng ban, có quan hệ tương trợ qua lại lẫn nhau và có 3 phân xưởng sản xuất, tất cả được chỉ đạo trực tiếp bởi ban giám đốc
Tổ chức quản lí của Công ty thể hiện rõ ở sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 1 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Toång Giaùm Ñoác
Giaùm Ñoác Haønh Chính
Giaùm Ñoác Xöôûng
Phoøng TC Nhaân Söï
Phoøng
KHSXK
Phoøng TC
Keá Toaùn
Phoøng
XNK
Phoøng QL
Saûn Xuaát
Xöôûng
May
Xöôûng BTÑ
Xöôûng Khaên Giaáy
Xöôûng Khaên öôùt
Cơ cấu tổ chức marketing
Nguyên tắc quản lý, điều hành:
Thực hiện chế độ một nhân viên chịu sự chỉ đạo của một cấp trên trực tiếp
Các phòng ban chức năng có quyền hướng dẫn, đôn đốc các phòng ban khác
Thực hiện chế độ phối hợp hàng ngang giữa các chức năng
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a/ Tổng giám đốc Công ty
Là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành Công ty, quyết định các phương hướng kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh
Quyết định biện pháp, phương thức trong sản xuất kinh doanh
Quyết định mở rộng cũng như phát triển dài hạn, ngắn hạn của Công ty
Tổ chức sắp xếp các phòng ban, phân xưởng theo yêu cầu phát triển của Công ty
Quyết định bổ nhiệm hay bãi miễn các giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng và các chức danh khác..
Chịu trách nhiệm trước pháp luật
b/ Giám đốc
Là trợ lí cho tổng giám đốc, được ủy nhiệm hay ủy quyền một số vấn đề thuộc quyền hạn của giám đốc, giúp giám đốc vạch ra lế hoạch kinh doanh và quản lí Công ty. Hiện nay Công ty có 2 giám đốc:
Giám đốc hành chánh
Giám đốc xưởng
c/ Phòng tổ chức nhân sự
Phụ trách nhân sự trong Công ty, quản lí hồ sơ lí lịch của nhân viên, giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm…
Tham mưa cho Giám đốc về đề bạt, phân công công việc ủa các nhân viên, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
Quản lí về nhân sự, chấm công, giải quyết các vấn đề về chế độ bảo hiểm…
Quản lí các thủ tục hành chánh, kiểm tra các kỉ luật nội qui của Công ty. Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ…
d/ Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc về đường lối và phương hướng phát triển của Công ty
Tham mưa cho giám đốc về việc lụa chọn nhà cung cấp, kí kết các hợp đồng kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tham mưa cho giám đốc đua ra những phương án đầu tư hiệu quả nhất.
e/ Phòng tài chính kế toán
Thực hiện quản lí nguồn vốn và ngân quỹ của Công ty, cung cấp kịp thời đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh.
Theo dõi sự luân chuyển vốn, phân tích đề ra những biện pháp quay vòng vốn nhanh, có phương pháp xử lí ngồn vốn bị chiếm dụng và ứ đọng
Thực hiện công tác nghiệp vụ thanh toán, thu hồi vốn bị nợ ở các đơn vị trong quá trình kinh doanh
Tổ chức nghiệp vụ kế toán, lập báo cáo quyết toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính cuối năm
Chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, chế độ thu nộp ngân sách nhà nước.
f/ Phòng xuất nhập khẩu
Thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho Công ty
Đăng kí kê khai chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu
Thực hiện kê khai thuế nhập khẩu làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu.
g/ Phòng quản lí sản xuất
Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Giám đốc về vấn đề phân bổ sản xuất
Triển khai kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng
Thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Triết lý của công ty
Đối với công ty, chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, vấn đề chất lượng được quan tâm hàng đầu. Từ cơ sở đó đưa Công ty Yaho cùng với nhãn hiệu khăn ướt NuNa trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm khăn ướt vệ sinh chăm sóc sức khỏe hàng đầu.
Sản phẩm của công ty
Sản phẩm Công ty từ ngày thành lập đến nay ngày càng được đa dạng, hiện nay sản phẩm Công ty được chia theo nhóm với những nhãn hiệu sau:
Khăn ướt bàn tiệc Wuna
Khăn ướt baby mang nhãn hiệu Nuna
Khăn giấy mang nhãn hiệu Let green
Quần lót mang nhãn hiệu travel mate, body mate
Bông trang điểm, bông tẩy trang nhãn hiệu Poppuf
Trãi qua hơn 6 năm đi vào hoạt động, thị trường sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng, cho tới hiện nay sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu cho các thị trường như: Đài loan, Singapore, Nhật bản, Canada, Pháp, Cabodia…
TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Mặt hàng kinh doanh
Công ty hiện nay đang kinh doanh nhiều mặt hàng giấy vệ sinh khác nhau như: khăn ướt mang nhãn hiệu Nuna, Khăn ướt bàn tiệc mang nhãn hiệu Wuna, các loại khăn giấy mang nhãn hiệu let’green, quần lót giấy, bông tẩy trang các loại…
Mục tiêu của công ty
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm tương đương 2/3 mức dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng các sản phẩm nghĩa là Công ty tiếp tục duy trì thị phần khoảng 25% đến 35%, đóng vai trò chủ đạo trên thị khăn ướt em bé so với cả nước.
- Đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng tình trạng thiếu hụt thị trường hàng hóa trong thời gian qua.
- Đảm bảo 100% sản phẩm cung cấp cho khách hàng kịp thời
- Ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động tốt hơn những năm trước. Đảm bảo 100% công nhân được đào tạo quy trình sản xuất.
Thị trường của công ty
Sản phẩm của công ty hiện được kinh doanh trong các siêu thị và các đại lý rộng khắp cả nước. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu tiêu thụ qua nhiều nước trên thế giới như Canada, Nhật, úc và các nước châu á khác…
Tình hình tiêu thụ
Thị trường sản phẩm vệ sinh cho em bé như khăn ướt hiện nay đang chiu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong nước như của Việt Úc, Động hiệp…và các đối thủ nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt các sản phẩm từ Trung quốc. Trước tình hình đó, tình hình tiêu thụ của các sản phẩm này của công ty cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, do sản phẩm của công ty có chất lượng ổn định cơ cấu mặt hàng đa dạng phù hợp với các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng luôn chú ý đến việc cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, các mặt hàng do công ty sản xuất được tiêu thụ qua hàng trăm nhà phân phối, siêu thị, đại lý trên khắp cả nước cũng như xuất khẩu một lượng lớn ra nước ngoài.
Kết quả hoạt động kinh doanh
BẢng 2 : KẾt quẢ hoẠt đỘng sẢn xuẤt kinh doanh
Ñôn vò tính: 1.000 ñoàng
Noäi Dung
Naêm 2008
Naêm 2007
Cheânh Leäch
08/07
Cheânh Leäch
Töông Ñoái
Naêm 2009
Cheânh Leäch
09/08
Cheânh Leäch
Töông Ñoái
Saûn löôïng thöïc hieän
35.928.635
43.410.950
7.482.315
20.08%
56.802.250
13.391.300
30.85%
Doanh thu thöïc hieän
35.564.427
42.790.754
7.226.327
20.32%
56.789.530
13.998.776
32.71%
Lôïi nhuaän thöïc hieän
699.249
902.455
203.206
29.06%
1.501.807
599.352
66.41%
Tình hình Công ty Yaho qua 3 năm gần đây, giá trị sản lượng thực hiện của Công ty tăng rõ rệt, cụ thể năm 2008 tăng 20.08% tưng ứng tăng 7.482.315.000 đồng so với năm 2007. Năm 2009 tăng 30.85% tương ứng tăng 13.391.300.000 đồng so với năm 2008. Chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng qua các năm, thể hiện sự phát triển ngày càng đi lên của Công ty.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2010:
Dự kiến giá trị tổng sản lượng là 100 tỷ
Dự kiến doanh thu 90 tỷ
Dự kiến lợi nhuận 3 tỷ
Dự kiến mở chi nhánh tại Hà nội
Dự kiến ra mắt sản phẩm tã, băng vệ sinh, quần áo em bé..
Mở rộng nhà xưởng sản xuất.
Doanh thu của công ty
BiỂu đỒ1 : doanh thu và lỢi nhuẬn
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM KHĂN ƯỚT EM BÉ TẠI VIỆT NAM
3.1.1 Tổng quan về thị trường sản phẩm khăn ướt em bé
Xuất hiện ở việt nam vào khoảng năm 1990, thị trường khăn ướt còn mờ nhạt và chưa phát triển. Khai phá thị trường là những nhà đầu tư đến từ nước ngoài, trong đó đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan, kế thừa những tinh hoa của nghề làm giấy truyền thống có từ lâu đời, nhận thấy Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng; tiềm năng về lực lượng lao động cũng như nhu cầu to lớn của thị trường. Họ đã đầu tư vốn máy móc thiết bị để sản xuất. Bắt nguồn từ những loại giấy vệ sinh thông thường, họ đã nghiên cứu và phát triển ra loại sản phẩm khăn giấy ướt vệ sinh và tiện lợi để có thể mang đi khắp mọi nơi.
Ngày nay, với sự nhận biết nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng, ngày càng nhiều công ty nhảy vào kinh doanh sản xuất các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm vệ sinh dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em…
Chỉ riêng trong nước cũng có đến hàng chục thương hiệu như: Nuna của công ty TNHH Yaho, Babyhood của công ty Yahon , sản phẩm Babycare, Wondercare.. của công ty Việt Úc, Sản phẩm Kin Kin, Mamamy… của Đông Hiệp, các sàn phẩm khác như Abc, Refill, caremee,.. các mặt hàng gia công mang nhãn hiệu Coopmart, Wow-Bigc, của Metro với Fine dreaming, cùa lotte..
Bên cạnh đó cũng có nhiều sản phẩm của nước ngoài như Bobycare của Diana, Hugies của Kimbely Clark, Bebe cadum,…
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Yaho
Cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, các công ty đua nhau lôi kéo khách hàng để gia tăng thị phần. Từ đó, đối với công ty Yaho cũng có nhiều khó khăn và thuận lợi từ thị trường.
a/ Thuận lợi
Công ty được đầu tư từ một Công ty mạnh là Công ty Wedison ở Đài loan, luôn tại điều kiện vốn cho Công ty hoạt động.
Công ty mẹ Wedison thường xuyên hỗ trợ cung cấp các chuyên gia giỏi về sản xuất cũng như quản lí kinh doanh, tiếp cận những công nghệ mới về qui trình sản xuất. Ban lãnh đạo Công ty đã định hướng đúng cho các hoạt động kinh doanh trong các giai đoạn hiện nay. Công ty có bộ máy điều hành sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, có lòng quyết tâm để bảo đảm chất lượng kỉ luật, chứng tỏ Công ty đủ khả năng sản xuất những sản phẩm có chất lượng hàng đầu.
Ban giám đốc nắm sâu sát về tình hành sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty, mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất.
Đội ngũ nhân viên luôn được củng cố bồi dưỡng chuyên môn.
b/ Khó khăn
Những năm gần đây do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sản phẩm của
Công ty luôn có sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Chính vì vậy công việc kinh doanh ngày càng khó khăn. Vì thế Công ty luôn đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại để phù hợp với người tiêu dùng hơn.
Bên cạnh đó Công ty cũng phải thường xuyên đầu tư thêm công nghệ mới, dụng cụ lao động mới để có thể sản xuất ra những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng do đó dẫn đến giá thành của sản phẩm cao, ảnh hưởng nhiều đến cạnh tranh.
Bên cạnh đó đội nhân sự cũng có nhiều sự thay đổi, nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như có nhiều mối quan hệ trên thị trường cũng là một khó khăn.
Hiện nay Công ty cũng đã sử dụng đến nhiều phần mềm hỗ trợ trong việc sản xuất kinh doanh như ERP, phần mềm kế toán, Phần mềm chấm công…đưa nhân viên đi học huấn luyện kĩ năng làm việc…
3.2 XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP VỚI CÔNG TY
Các công ty sản xuất trong nước
Hiện nay, dành được hơn 33% thị phần khăn ướt em bé như Yaho là một vị trí lý tưởng và nhiều Công ty trong Ngành mơ ước. Tuy nhiên, những Công ty đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là Công ty TNHH Việt Úc, Công ty Đông hiệp…Từ những thông tin thu thập được, có thể đánh giá sơ bộ những đối thủ cạnh tranh chính như sau:
BẢng 3 : Các đỐi thỦ cẠnh tranh trong nƯỚC
Đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh
Điểm yếu
Công ty
TNHH Việt Úc
- Có thương hiệu mạnh
- Sản phẩm có chất lượng trung bình
- Hoạt động Marketing mạnh mẽ.
- Kênh phân phối hiệu quả
- Nguyên liệu trung quốc
- Đang gặp khó khăn về vốn
- Sản phẩm giá cao
- Người tiêu dùng nhận ra chất lượng thật
Công ty
TNHH Đông Hiệp
- Thương hiệu mạnh
- Nhiều người biết đến và sử dụng nhờ hệ thống phân phối hiệu quả
- Nhắm đến người tiêu dùng cuối cùng là bình dân
- Thị trường tập trung chủ yếu ở miền Bắc
- Chất lượng nguyên liệu chưa cao
- Hoạt động Marketing chưa chú trọng
Các Công ty khác
- Marketing hiệu quả
- Giá cả cạnh tranh
- Chất lượng chưa cao
- Tên tuổi Công ty còn mới trên thị trường.
Đối thủ nhập khẩu
Ngoài các công ty trong nước, cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài :
BẢng 4 : Các đỐi thỦ cẠnh tranh NHẬP KHẨU
Đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh
Điểm yếu
Công ty
Kimberly-clark
- Có thương hiệu mạnh
- Sản phẩm có chất lượng
- Hoạt động Marketing mạnh mẽ.
- Kênh phân phối hiệu quả
- Nguyên liệu nhập khẩu gía cao
- Sản phẩm giá cao
- Chi phí marketing nhiều
Công ty
Diana
- Thương hiệu mạnh
- Nhiều người biết đến và sử dụng nhờ hệ thống phân phối hiệu quả
- Nhắm đến người tiêu dùng trung bình
- Thị trường chưa nhiều
- Chất lượng nguyên liệu chưa cao
- Hoạt động Marketing chi phí lớn
Các Công ty Nhật bản, Malaysia
- Hàng nhiều chủng loại
- Chất lượng cao cấp
- Chi phí cao
- Giá cao
- Tên tuổi Công ty còn mới trên thị trường.
- Marketing yếu
PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÔNG TY
Từ những phân tích về những nguồn gốc lợi thế cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh của Công ty, thị phần hiện tại, ta có những đánh giá tổng quan về những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty như sau
Điểm mạnh
S1-Sản phẩm có chất lượng, độ an toàn cao
S2- Uy tín Công ty ngày càng nâng cao
S3-Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và đã được mở rộng
S4- Nhân viên trẻ nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm
S5- Đa dạng chủng loại hàng hóa
S6-Có chứng nhận chất lượng và giải thưởng uy tín.
S7-Có đại lý bán hàng rải khắp cả nước
S8-Có mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại
Điểm yếu
W1- Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt
W2-Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu
W3-Ngân sách dành cho marketing quá hạn hẹp
W4-Lực lượng bán hàng ở miền Bắc, và tỉnh còn mỏng
W5-Các dịch vụ đi kèm sản phẩm chưa được chú trọng
W6-Kênh phân phối chưa khai thác hết tiềm năng thị trường
W7-Chưa tận dụng những lợi thế sẵn có để khai thác thị trường còn bỏ ngõ
Cơ hội
O1-Nhu cầu về khăn ướt đang gia tăng
O2-Công nghệ sản xuất ít thay đổi
O3-Nhận được sự hỗ trợ tích cực của Công ty mẹ
O4-Đối thủ cạnh tranh chính đang gặp khó khăn
O5-Rào cản nhập cuộc cao
O6-Nhiều thị trường còn bỏ ngõ.
Thách thức
T1- Sự gia nhập ngành của các Công ty nước ngoài
T2-Khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ tăng thêm
T3-Không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
T4-Nhiều Công ty đã bắt đầu mở rộng quy mô
T5-Rào cản mở rộng trong ngành lớn
Từ những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu đã được phân tích trên, ta có sự kết hợp sau:
Chiến lược mở rộng thị trường:
+ Phương án này sử dụng các cặp kết hợp sau S(1, 2) O1 để tận dụng lợi thế uy tín Công ty đang được biết đến ngày càng nhiều hơn cộng với năng lực sản xuất tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là những phân khúc Công ty chưa khai thác
+ Kết hợp S (1,2,4,5) với O (5,6) để tận dụng uy tín Công ty, đội ngũ nhiệt tình, am hiểu sản phẩm cộng với sự đa dạng trong chủng loại có thể làm hài lòng những khách hàng ở những thị trường còn bỏ ngõ.
+ Kết hợp W (4,6,7) với O (5,6): Nghĩa là Công ty nên tuyển dụng những nhân viên am hiểu thị trường, khách hàng và sản phẩm, nhất là hai miền Nam, Bắc để tận dụng lúc đối thủ cạnh tranh chính còn gặp khó khăn để tạo dựng mối quan hệ, đáp ứng tốt hơn những khách hàng vốn trước đây là của đối thủ, đồng thời mở rộng sang những khách hàng ở những thị trường chưa được khai thác trước đây.
+ Kết hợp W (1,5) với O(1,4,6), kết hợp S (1,2,6,8) với T(1,4): Công ty cần chú trọng đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách bài bản, có hệ thống, có chiều sâu để gia tăng hình ảnh Công ty trong tâm trí khách hàng, thu hút những khách hàng mới, đồng thời tạo dựng lợi thế trước những đối thủ tiềm tàng. Dựa vào uy tín, những giá trị mà Công ty đã tích lũy sau 9 năm hoạt động cộng với hoạt động Marketing để tận dụng những thuận lợi từ thị trường, mở rộng danh sách khách hàng và chuẩn bị sẵn sàng trước khó khăn thâm nhập của các Công ty nước ngoài.
Chiến lược thâm nhập thị trường
+ Kết hợp S(1, 2, 3, 8) với O (1,4) tận dụng những giá trị sẵn có đang ngày càng gia tăng để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng hiện tại, dựa vào đó để lan truyền, thuyết phục và thu hút những khách hàng của đối thủ cạnh tranh chính.
+ Kết hợp S(3, 4,5) với 0 (1): Từ khi Công ty đầu tư vào cơ sở trang thiết bị đã phần nào khắc phục tình trạng thiếu hàng hóa, năng lực sản xuất tăng lên làm cho Công ty có thể cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng hiện tại, cộng với chủng loại hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ thuyết phục và tạo lập những mối quan hệ với khách hàng mới.
+ Kết hợp S(3, 4,5) với 0 (1,3,6): Nghĩa là Công ty sẽ chú trọng cải thiện về cơ cấu lực lượng cũng như đầu tư có chiều sâu đối với các hoạt động Marketing, nhất là bán hàng trực tiếp và khuyến mãi, các dịch vụ sau bán để thu hút những khách hàng vốn trước đây chưa có ý niệm gì về sản phẩm của Công ty chuyển sang sử dụng. Đồng thời, gắn kết chặc chẽ với những khách hàng đã thân thuộc.
+ Kết hợp S(6) với O (1,3): Dựa vào truyền thông nghiên cứu sáng tạo mà Công ty đã xây dựng lâu này, Công ty nên tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ cho nhân viên đưa ra những sáng kiến mới về bao gói, công dụng, cải tiến sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn những phân đoạn thị trường thế mạnh đồng thời thu hút những đối tượng khách hàng mới.
+ Kết hợp S (1,2,4,5) với O (5,6) để tận dụng ưu thế về chất lượng sản phẩm, uy tín để củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại, giúp họ vững tin vào sản phẩm của Công ty.
Hiện nay công ty Yaho cũng đã nhận rõ được điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng phát triển của công ty ở thị trường trong nước. công ty cũng đã tiến hành thực hiện các chiến lược trong ma trận đã phân tích trên để gia tăng doanh số cũng như mở rộng thị trường. Về chiến lược mở rộng thị trường, hiện nay công ty phân phối hàng thành công vào các hệ thống siêu thị lớn nhỏ khắp cả nước như hệ thống Coopmart, Big c, Metro, Citimart, Maximart…bên cạnh đó thị trường bách hóa và các kênh tiêu dung ở miền nam đã rất thành công. Tuy nhiên, việc xâm nhập thị trường miền bắc trong hệ thống kênh siêu thị còn yếu so với kênh bách hóa và bán hàng qua đại lý tiêu thụ; nguyên nhân là do thiếu đội ngũ nhân viên giám sát cũng như khả năng kiểm soát chưa cao. Việc tạo mối quan hệ với các quản lý hệ thống siêu thị cũng gặp nhiều khó khăn, và việc người dân ờ miền Trung vẫn chưa quen với việc mua sắm ở siêu thị thay cho kênh chợ truyền thống. Cần phải bồi dưỡng đào tạo nhân viên tập trung cho hai khu vực miền Trung và Miền Bắc để có thể làm tốt hai phần thị trường này thì doanh số sẽ tăng lên từ 30%-50%.
Từ nền tảng vốn có cũng như uy tín của công ty trên thị trường sẽ thâm nhập thêm những thị trường mới bằng cách đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, hệ thống phân phối, cải tiến chất lượng sản phẩm… để khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng và uy tín của công ty.
THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TNHH YAHO
Hiện nay công tác hoạt động cũng như ngân sách sử dụng cho hoạt động marketing tại công ty chưa nhiều. Các hoạt động marketing chưa được đầu tư đúng mực và chuyên nghiệp, kinh nghiệm của nhân viên chưa nhiều, chưa có sự đào sâu nghiên cứu.
Hiện nay, công ty chủ yếu chú trọng thực hiện các hoạt động marketing như sau:
Bán hàng trực tiếp: đây là một công cụ quang trọng, tuy nhiên đội ngũ bán hàng trực tiếp chưa chuyên nghiệp, chưa có sự đầu tư đúng mực.
Công ty hiện đang áp dụng chiến lược đẩy, tập trung chào hàng vào các hệ thống siêu thị, đại lý và các trung gian phân phối và chỉ việc hỗ trợ về giá, về khuyến mãi. Đây cũng là một cách làm tốt. Hiện nay, các hệ thống siêu thị lớn rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan-phuong.doc