Luận văn Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TTKDTM VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 3

1.1/ Thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế. 3

1.1.1/ Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt. 3

1.1.2/ Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành 4

1.1.2.1/ Hình thức thanh toán bằng Séc 5

1.1.2.2/ Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi- chuyển tiền 7

1.1.2.3/ Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 9

1.1.2.4/ Thanh toán bằng Thư tín dụng 10

1.1.2.5/ Thanh toán bằng Thẻ thanh toán 11

1.1.2.6/ Chuyển tiền điện tử 12

1.1.3/ Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 13

1.1.3.1/ TTKDTM tiết kiệm chi phí lưu thông 13

1.1.3.2/ TTKDTM tăng nguồn vốn tín dụng cho Ngân hàng 14

1.1.3.3/ TTKDTM tạo điều kiện để Nhà nước kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp 14

1.2/ Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 14

1.2.1/Khái niệm về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 14

1.2.2/ Ý nghĩa của mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 15

1.2.3/Nội dung của mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 15

1.3/ Mối quan hệ giữa Công nghệ thông tin và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. 15

1.3.1/ Công nghệ thông tin 15

1.3.2/Công nghệ thông tin và thanh toán không dùng tiền mặt 16

1.3.2.1/ Công nghệ tin học 17

1.3.2.2/ Công nghệ viễn thông 17

1.3.3/ Vai trò của Công nghệ thông tin với mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 17

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 18

2.1/ Khái quát sự hình thành và cơ cấu tổ chức của NHCT TP Nam Định 18

2.1.1/ Sự hình thành của Ngân hàng Công thương Thành phố

Nam Định 18

2.1.2/ Sơ đồ bộ máy tổ chức của NH Công thương TP NĐ 18

2.2/ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định 20

2.2.1/ Hoạt động tín dụng 20

2.2.1.1/ Huy động vốn 20

2.2.1.2/ Nghiệp vụ cho vay 22

2.2.2/Hoạt động thanh toán 24

2.2.3/ Kết quả tài chính 25

2.3/ Thực trạng việc vận dụng Công nghệ thông tin vào thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định 26

2.3.1/ Khái quát tình hình phát triển các dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam năm 2008 26

2.3.2/ Thực trạng áp dụng Công nghệ thông tin vào thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định. 27

2.3.2.1/ Dịch vụ thẻ 27

2.3.2.2/ Dịch vụ chuyển tiền điện tử 28

2.3.3/ Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 30

2.3.3.1/ Một số tồn tại, hạn chế 30

2.3.3.2/ Nguyên nhân 30

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TTKDTM TRÊN NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 32

3.1/ Định hướng phát triển TTKDTM tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định. 32

3.2/Một số giải pháp mở rộng TTKDTM trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin tại NHCT TP Nam Định 33

3.2.1/ Tăng cường cơ sở vật chất Công nghệ thông tin cho Ngân hàng 33

3.2.2/ Nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Ngân hàng 33

3.2.3/ Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên sự phát triển của Công nghệ thông tin 34

KẾT LUẬN 37

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. (6) NH đại lý thanh toán với NH phát hành thẻ (qua thủ tục thanh toán giữa các NH) 1.1.2.6/ Chuyển tiền điện tử Thay vì chuyển các chứng từ bằng giấy qua đường bưu điện thì lệnh chuyển tiền được mã hóa thành file điện tử và được xử lý trên nền của Công nghệ tin học nên chỉ cần mất mươi giây là tiền đã đến NH nơi người nhận. Sau đó cần thêm ít phút nữa để NH khôi phục dữ liệu điện tử, in thành chứng từ giấy để ghi tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục chi tiền mặt cho khách hàng. Hiện nay phần lớn các NHTM đều đã trang bị Công nghệ thông tin để có thể chuyển tiền tức thời cho khách hàng. Ở những NH này, khách chuyển tiền trong cùng hệ thống của NH đó, dù ở khác địa bàn thì vẫn có thể nhận được tiền ngay tức thì. Trường hợp chuyển tiền sang hệ thống NH khác, nằm ở khác địa bàn thì phải thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhưng vẫn không ảnh hưởng tới tốc độ chuyển tiền. Một câu hỏi đặt ra là: “ Liệu khách hàng không có tài khoản tại NH có thể chuyển tiền điện tử? ”. Và câu trả lời là : bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử, không nhất thiết phải có tài khoản tại NH. Trường hợp người nhận không có tài khoản thì người gửi phải cho biết số CMND, có thêm địa chỉ hoặc điện thoại báo cho người nhận đến nhận tiền. Hiện nay, khi công nghệ càng ngày càng phát triển thì dịch vụ chuyển tiền điện tử không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó dịch vụ chuyển tiền cũng được đa dạng hơn, ví dụ như : Chuyển tiền từ tài khoản NH sang tài khoản di động trả trước Vietel Mobile hay Dịch vụ e- Transfer “Chuyển tiền điện tử siêu tốc” trên toàn hệ thống. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản mở tại NH mà không cần phải đến NH. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua 2 kênh SMS Banking và Internet Banking,v.v… 1.1.3/ Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 1.1.3.1/ TTKDTM tiết kiệm chi phí lưu thông TTKDTM sẽ làm tăng khối lượng tiền ghi sổ, không phải phát hành nhiều tiền mặt. Điều đó làm giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí xã hội, chi phí in ấn, vận chuyển bảo quản, tiêu hủy tiền. Đồng thời, thực hiện TTKDTM nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa và tăng tốc độ chu chuyển tiền mặt. 1.1.3.2/ TTKDTM tăng nguồn vốn tín dụng cho Ngân hàng Muốn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết các tổ chức và cá nhân phải mở tài khoản tại Ngân hàng và gửi tiền vào đó. Trên tài khoản luôn phải có số dư nhất định, và việc chi trả không phải bao giờ cũng tiến hành đồng thời với việc gửi tiền. Do đó số vốn tiền tệ nằm trong các tài khoản tạo thành nguồn vốn, NH có thể sử dụng vốn đó để mở rộng việc cho vay, thu lợi cho Ngân hàng và phát triển nền kinh tế. Thực tế thì đây là “nguồn vốn rẻ” mà các Ngân hàng rất quan tâm khai thác, càng nhiều đơn vị mở tài khoản giao dịch thì Ngân hàng càng sử dụng nhiều vốn nhàn rỗi. 1.1.3.3/ TTKDTM tạo điều kiện để Nhà nước kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao dịch của NH nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán. Đồng thời thông qua các giao dịch trên tài khoản Ngân hàng còn kiểm soát được tình hình tài chính của khách hàng, các cơ quan tài chính của Nhà nước, kiểm soát được thu nhập của các tổ chức và cá nhân, thông qua đây để thu thuế, chống các biểu hiện trốn lậu thuế. 1.2/ Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 1.2.1/Khái niệm về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt Mở rộng TTKDTM được hiểu là mở rộng cả về đối tượng, phạm vi, quy mô. Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế mà còn áp dụng cho từng cá nhân trong xã hội. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển người dân có điều kiện tiếp cận Công nghệ thông tin hơn do vậy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đối với từng người dân sẽ thu được kết quả to lớn cho hoạt động TTKDTM của NH. Mở rộng TTKDTM là không chỉ áp dụng ở các Thành phố lớn, các trung tâm kinh tế mà còn là mở rộng ra các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đối với việc mở rộng TTKDTM thì quy mô của hoạt động này cũng cần phải chú trọng. Mở rộng về quy mô là tăng cả về giá trị lẫn khối lượng nghĩa là hoạt động TTKDTM tăng cả về số món lẫn số tiền. Do đó mở rông TTKDTM phải được hiểu là mở rộng trên tất cả các khía cạnh. 1.2.2/ Ý nghĩa của mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt - Mỗi người dân sẽ được tiếp cận và sử dụng các hình thức thức thanh toán có hàm lượng công nghệ cao - Tăng uy tín cho Ngân hàng để tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài du nhập vào Việt Nam khi VN đang thực hiện chính sách mở cửa đối với ngành Ngân hàng - Nó còn đem lại một khoản thu khá lớn cho Ngân hàng. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tạo ra một chỗ dựa vững chắc cho việc thực thi các giải pháp của chính sách tiền tệ, mà quan trọng hơn là đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả nhất. Khi hầu hết các thanh toán, chi trả chủ yếu trong nền kinh tế được thực hiện bằng phương thức TTKDTM thì NHNN mới có điều kiện để xác định một cách khá chính xác tổng phương tiện thanh toán cần thiết cho từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước; đặc biệt mới có thể nắm được các nguồn vốn bằng ngoại tệ ra, vào Việt Nam thông qua các con đường khác nhau, từ đầu tư trực tiếp đến đầu tư gián tiếp và những con đường khác như kiều hối,…Đồng thời, việc mở rộng TTKDTM còn có ý nghĩa xã hội rất lớn, đặc biệt trong việc làm giảm đến mức thấp nhất việc sử dụng công quỹ phục vụ cho các hành vi tham nhũng của một số quan chức trong bộ máy quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Mở rộng TTKDTM còn là điều kiện tốt nhất để hạn chế nạn làm tiền giả, gây rối loạn thị trường, tạo ra những tác động xấu đối với lưu thông tiền tệ. 1.2.3/Nội dung của mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt - Tăng số lượng các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt - Đa dạng hóa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt - Tăng doanh số TTKDTM / Tổng doanh số thanh toán chung. 1.3/ Mối quan hệ giữa Công nghệ thông tin và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. 1.3.1/ Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Công nghệ thông tin gồm hai thành phần cốt lõi là tin học và viễn thông. Trong nền kinh tế trí thức, việc sử dụng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong công tác chuyên môn là điều không thể thiếu. Đây là những tư liệu lao động chủ yếu, giúp con người chinh phục tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi nghiên cứu về tư liệu lao động, C.Mác cho rằng : “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Các nhà kinh tế học hiện đại thì khẳng định : “Trong toàn bộ các tư liệu lao động, công cụ và máy móc đóng vai trò quan trọng nhất. Trình độ phát triển của chúng là thước đo trình độ phát triển của sản xuất xã hội”. Công nghệ thông tin là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ con người, đống vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đối với nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ là cơ sở để tạo nên sự tăng trưởng và phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng. Vai trò của khoa học kỹ thuật được khẳng định “Ngày nay khoa học cũng đã trở thành một bộ phận của lực lượng sản xuất. Sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất và là chỉ tiêu chung nhất để đánh giá trình độ con người” Trong lĩnh vực thanh toán qua Ngân hàng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ : “Ứng dụng phổ biến Công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng”. Hệ thống Ngân hàng đã xác định ứng dụng phát triển Công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động Ngân hàng, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với Ngân hàng các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. 1.3.2/Công nghệ thông tin và thanh toán không dùng tiền mặt Công nghệ thông tin trong hoạt động Ngân hàng gồm 2 phần đó là : Công nghệ tin học và Công nghệ viễn thông. 1.3.2.1/ Công nghệ tin học Nhờ có các phần mềm tin học như : phần mềm kế toán, phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng,v.v…mà dịch vụ thanh toán tại ngân hàng tiếp tục được đổi mới và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu : Trong những năm trước đây mọi giao dịch thanh toán hoàn toàn thủ công (đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) nay dần chuyển sang phương thức bán tự động và tự động, sử dụng chứng từ điện tử, các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng lớn, thời gian xử lý một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán cùng hệ thống hoặc cùng địa bàn). 1.3.2.2/ Công nghệ viễn thông Viến thông có thể được định nghĩa như việc truyền thông tin theo phương tiện điện tử từ nơi này đến nơi khác với sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị truyền thông. Trước kia khi muốn thực hiện 1 giao dịch nào với NH thì chúng ta phải mất thời gian đến NH để thực hiện giao dịch đó. Nhưng khi công nghệ phát triển, chỉ cần 1 máy tính nối mạng Internet bạn có thể thực hiện việc mua các dịch vụ tài chính và tiến hành giao dịch với NH vào bất cứ lúc nào. Hay chỉ cần một chiếc điện thoại “ đó là cách thức rẻ nhất để giao dịch với NH”. Bạn chỉ cần sử dụng điện thoại và làm hướng dẫn theo lời thoại, gọi bất cứ lúc nào, ngày hay đêm để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái. Dễ dàng tiếp cận vào tài khoản của bạn, thông tin cập nhật và các dịch vụ quản lý 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Bạn có thể tận dụng lời thoại tương tác hữu ích để chi trả cho hóa đơn, chuyển tiền và xem các giao dịch của tài khoản. Với cách tiếp cận đơn giản và thuận tiện này, bạn có thể thực hiện các giao dịch NH hằng ngày một cách hữu hiệu. Con số nhận dạng của bạn (số PIN) đảm bảo rằng mọi giao dịch của bạn đều được bảo mật. 1.3.3/ Vai trò của Công nghệ thông tin với mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt Công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để thanh toán không dùng tiền mặt mở rộng và phát triển trên tất cả các khía cạnh. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 2.1/ Khái quát sự hình thành và cơ cấu tổ chức của NHCT TP Nam Định 2.1.1/ Sự hình thành của Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định NHCT TP Nam Định tiền thân là đơn vị chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I ( NHCT tỉnh Nam Định) được điều chỉnh theo quyết định số 177/QĐ- HĐQT- NHCT ngày 26/02/2006 trở thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT Việt Nam kể từ ngày 15/07/2006. Địa chỉ : Số 01, Máy Tơ, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Nam Định ( trụ sở cũ tại 41 Nguyễn Du) 2.1.2/ Sơ đồ bộ máy tổ chức của NH Công thương TP NĐ - Về mô hình tổ chức Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc NHCT Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo quy định của NHCT Việt Nam. Giám đốc Các Phó giám đốc Phòng KH Doanh nghiệp Phòng KH Cá nhân Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Các phòng GD, Qũy tiết kiệm trực thuộc Ngân hàng Trong đó các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm là các đơn vị phụ thuộc chi nhánh, hạch toán báo sổ, có con dấu, thực hiện một số giao dịch với khách hàng, gồm : + Phòng giao dịch số 1; địa chỉ : Số 91, Trần Hưng Đạo, TP Nam Định + Phòng giao dịch Phan Đình Phùng; địa chỉ : Số 196, Phan Đình Phùng, TP Nam Định + Phòng giao dịch Ý Yên; địa chỉ : Đường 10, Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên + Phòng giao dịch số 5; địa chỉ : Số 41 Nguyễn Du, TP Nam Định + Phòng giao dịch số 6; địa chỉ : Số 191 Hàn Thuyên, TP Nam Định + Phòng giao dịch số 10; địa chỉ : Số 101, Trần Huy Liệu, TP Nam Định + Quỹ tiết kiệm số 7; địa chỉ : Số 01 Máy Tơ, Trần Hưng Đạo, TP Nam Định Ngoài ra mạng lưới của chi nhánh còn có 04 máy giao dịch tự động (ATM), tại các địa chỉ : - Số 01 Máy Tơ, Trần Hưng Đạo, TP Nam Định - Số 41, Nguyễn Du, TP Nam Định - Số 40, Mạc Thị Bưởi, TP Nam Định - Số 02, Trần Quốc Toản ( Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định ) Tổng số cán bộ công nhân viên có mặt đến cuối năm 2008 là 68 người, trong đó nữ 46 người chiếm 67,6% Trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ : 43 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 63,2%, có 01 người có học vị thạc sỹ. Ban giám đốc có 03 người đều là nữ và 73% số cán bộ chủ chốt là nữ. Mặc dù mới đi vào hoạt động hai năm nhưng NHCT TP Nam Định đã có quá trình xây dựng và trưởng thành trước đó. Hơn 20 năm qua NHCT Nam Định là một trong những đơn vị ngân hàng hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nam Định, có bề dày kinh nghiệm, có nhiều khách hàng truyền thống, liên tục đổi mới và phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định, góp phần vào sự đổi mới và phát triển của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.2/ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định Với phương châm “ Sự thành bại của khách hàng cũng là sự thành bại của Ngân hàng” sau nhiều năm hoạt động thì Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thành phố, xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh. 2.2.1/ Hoạt động tín dụng 2.2.1.1/ Huy động vốn Chi nhánh NHCT TP Nam Định trong những năm qua luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, áp dụng nhiều biện pháp đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn như : tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra thị truờng nhiều sản phẩm, hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường nguồn vốn trên địa bàn, chủ động đồng thuận lãi suấtt với các đơn vị ngân hàng trên địa bàn. Riêng trong năm 2008 do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong 6 tháng đầu năm, nhưng linh hoạt và nới lỏng trong 6 tháng cuối năm nên chi nhánh đã có 27 lần điều chỉnh lãi suất. Với những biện pháp kể trên, trong năm 2007, 2008 chi nhánh đều hoàn thành kế hoạch huy động vốn được NHCT Việt Nam giao, chủ động được nguồn vốn và bảo đảm thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động (trừ tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước, tiền vay các TCTD khác, nguồn vốn điều chuyển của NHCT Việt Nam) của chi nhánh đến 31/12/2007 đạt 325 tỷ đồng, tăng 33,74% so với cuối năm 2006, đến 31/12/2008 là 428 tỷ đồng, tăng 31,7% so với năm 2007. Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) (+, -) (%) Tổng số 325 100,00 428 100,00 + 103 + 31,69 Chia theo loại tiền - VNĐ 271 83,38 354 82,71 + 83 + 30,63 - Ngoại tệ quy VNĐ 54 16,62 74 17,29 + 20 37,03 Chia theo thời hạn - Không kỳ hạn 71 21,84 29 6,78 - 42 - 59,15 - Có kỳ hạn 254 78,16 399 93,22 + 145 + 57,09 Chia theo loại khách hàng - Tiền gửi của dân cư 265 81,54 390 91,12 + 125 + 47,17 - Tiền gửi của tổ chức 60 18,46 38 8,88 - 22 - 36,67 (Báo cáo KQHĐKD của NHCT TP Nam Định qua các năm 2007, 2008) Qua bảng số liệu trên cho thấy : - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền : Tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu ( năm 2007 là 83,38%, năm 2008 là 82,71%). - Tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 21,84% (năm 2007) xuống còn 6,78% (năm 2008).Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn lại có một bước nhảy vọt đáng kể : Cuối năm 2007 đạt 254 tỷ đồng, chiếm 78,16%; đến cuối năm 2008 là 399 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,22%, tăng 57,09% so với năm 2007. Qua đó cho ta thấy việc áp dụng các mức lãi suất huy động linh hoạt với các kỳ hạn khác nhau đã đem lại hiệu quả như mong đợi đối với NHCT TP Nam Định, từ đó cũng đảm bảo được nguồn vốn huy động, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tiền gửi của tổ chức giảm từ 18,46% (năm 2007) xuống còn 8,88% (năm 2008). Ngược lại với tiền gửi của tổ chức là tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số vốn huy động từ tài khoản tiền gửi, nếu năm 2007 huy động được 265 tỷ đồng chiếm 81,54% thì đến năm 2008 số tiền huy động được là 390 tỷ đồng, tỷ trọng của nó chiếm 91,12%. Điều đó nói lên rằng nhận thức của người dân đã được nâng cao, đời sống đã dần được cải thiện và đây cũng là một kênh huy động vốn tiềm năng của ngân hàng. 2.2.1.2/ Nghiệp vụ cho vay - Hoạt động cấp tín dụng của NHCT TP Nam Định trong 2 năm qua gặp nhiều khó khăn, có thời điểm thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì : Riêng trong năm 2008, để góp công lao trong việc kiềm chế lạm phát, các Ngân hàng đã có sự đồng thuận với chính sách của NHNN, thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của NHNN, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhưng bản thân các ngân hàng lại phải ghánh chịu những khó khăn dồn dập : Vào thời điểm đầu năm, khi giá cả và lạm phát tăng cao, NHNN ban hành QĐ 187 vào ngày 16/1 về việc tăng dự trữ bắt buộc lên 11%, đến 13/02 lại quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Nhiều NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, phải vay lãi suất cao. Ngày 16/05, NHNN ban hành cơ chế điều hành bằng lãi suất cơ bản và đến 10/06 lãi suất cơ bản tăng lên 14%. - Thực hiện quy định của NHNN về cơ chế điều hành lãi suất, NHCT TP Nam Định phải điều chỉnh lãi suất cho vay 19 lần trong năm. Đặc biệt do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế nên khách hàng vay vốn (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, NHCT TP Nam Định đã cố gắng tìm kiếm dự án, phân loại khách hàng để quyết định cho vay, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Do vậy, dư nợ tín dụng đã tăng trưởng mạnh, cao hơn mức bình quân của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định và chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo an toàn. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến cuối năm 2007 đạt 481 tỷ đồng, tăng 98,8% so với năm 2006, đến cuối năm 2008 đạt 562 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2007 Bảng 2.2 : Cơ cấu dư nợ cho vay Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ( +, -) (%) Tổng dư nợ cho vay 481 100,00 562 100,00 + 81 + 16,84 Chia theo loại tiền - VNĐ 469 97,50 553 98,40 + 84 + 17,91 - Ngoại tệ quy VNĐ 12 2,50 9 1,60 - 3 - 25 Chia theo loại cho vay - Ngắn hạn 350 72,77 364 64,77 + 14 + 4 - Trung và dài hạn 131 27,23 198 35,23 + 67 + 51,14 Chia theo loại khách hàng - Doanh nghiệp dân doanh 290 60,29 331 58,90 + 41 + 14,14 - Hộ gia đình, cá nhân 191 39,71 231 41,10 + 40 + 20,94 ( Báo cáo KQHĐKD của NHCT TP Nam Định qua các năm 2007, 2008) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy : - Dư nợ cho vay đến cuối năm 2007 ( sau hơn 1 năm trở thành chi nhánh cấp 1) tăng gấp gần 2 lần so với năm 2006 (98,80%). Dư nợ đến cuối năm 2008 tăng 16,80% so với cuối năm 2007. - Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tại NHCT TP Nam Định chủ yếu là cho vay VNĐ ( năm 2007 chiếm tỷ trọng 97,50%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 98,40%) - Cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng từ 27,23% (năm 2007) lên 35,23% (năm 2008), thể hiện sự quan tâm điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh đối với khách hàng để giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới thiết bị thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Dư nợ cho vay theo loại khách hàng khá hợp lý, trong đó cho vay đối với hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá lớn ( năm 2007 là 39,71%, năm 2008 là 41,10%). Đây là đối tượng khách hàng còn nhiều tiềm năng để có điều kiện mở rộng tín dụng. 2.2.2/Hoạt động thanh toán Với hệ thống thanh toán hiện đại mang lai nhiều tiện ích và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, đặc biệt sau khi NHCTVN nâng cấp và mở rộng chương trình thanh toán song phương 2 chiều với Kho bạc Nhà nước và các hệ thống NHTMNN. Hệ thống thanh toán chuyển tiền của NHCTVN được nhận giải thưởng Cúp vàng TOPTEN- Thương hiệu Việt của Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu Công nghệ Việt Nam, doanh số thanh toán trong nước tại NHCT TP Nam Định tăng trưởng cao. Bảng 3.2 : Tình hình thanh toán tại NHCT TP Nam Định Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 (%) Tổng doanh số thanh toán 8.609 15.112 + 75,54 Doanh số TTKDTM 6.456,75 13.147,44 + 103,62 Tỷ lệ TTKDTM so với doanh số thanh toán 75% 87% ( Báo cáo nghiệp vụ thanh toán của NHCT TP Nam Định qua các năm 2007, 2008) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy : Tổng doanh số thanh toán : - Năm 2007 là 8.609 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt là 75% - Năm 2008 là 15.112 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt là 87% Mặt khác, ta thấy tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm từ 25% ( năm 2007) xuống còn 13% (năm 2008) thấp hơn so với mặt bằng chung của nước ta (năm 2008 là 14%). Đó là một tín hiêu tốt đối với công tác TTKDTM tại NHCT TP Nam Định. Có được kết quả đáng khích lệ đó chủ yếu là NHCT TP Nam Định có mạng lưới hoạt động khá rộng, với các điểm giao dịch thuộc hệ thống đều nhận chuyển tiền qua mạng vi tính tạo điều kiện thanh toán thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ nên NH luôn duy trì định mức tồn quỹ tiền mặt, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Việc chuyển hóa từ tiền mặt sang tiền chuyển khoản và ngược lại được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Dù thanh toán bằng hình thức nào, khách hàng đến với NHCT TP Nam Định đều đáp ứng nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, chính xác. Nhờ đó uy tín của NHCT TP Nam Định ngày càng tăng, tạo điều kiện cho việc tiếp tục mở rộng TTKDTM trong thời gian tới. 2.2.3/ Kết quả tài chính Bảng 4.2 : Kết quả tài chính Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I.Tổng thu nhập (TN) 48.813 100,00 109.008 100,00 Trong đó : - TN từ hoạt động tín dụng 46.558 95,38 103.849 95,27 + Thu lãi cho vay 40.765 83,49 87.626 78,55 - TN từ hoạt động dịch vụ 1.303 2,67 1.968 1,80 - TN từ HĐKD ngoại hối 106 0,22 494 0,46 - TN khác 846 1,73 2.697 2,47 II. Tổng chi phí (CP) 39.108 100,00 77.900 100,00 Trong đó - CP hoạt động tín dụng 22.564 57,70 55.590 71,36 III. Chênh lệch thu chi 9.705 31.108 (Báo cáo KQHĐKD của NHCT TP Nam Định qua các năm 2007, 2008) Qua biểu trên cho thấy : - Tổng thu nhập năm 2008 tăng gấp 2,23 lần so với năm 2007 - Thu nhập từ hoạt động tín dụng là thu nhập chủ yếu của NHCT TP Nam Định (năm 2007 chiếm tỷ trọng 95,38% tổng thu nhập, năm 2008 chiếm tỷ trọng 95,27% tổng thu nhập). Trong cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng thì thu lãi cho vay là chủ yếu (năm 2007 chiếm tỷ trọng 83,49% tổng thu nhập, năm 2008 chiếm tỷ trọng 78,55% tổng thu nhập). - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ( dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ chiết khấu, dịch vụ bảo quản tài sản,v.v…) số lượng còn khiêm tốn ( năm 2007 chiếm tỷ trọng 2,67% tổng thu nhập, năm 2008 chiếm tỷ trọng 1,80% tổng thu nhập). - Chênh lệch thu nhập trừ chi phí như số liệu nêu trên chưa phải là kết quả tài chính của một phấp nhân vì NHCT TP Nam Định là đơn vị phụ thuộc NHCT Việt Nam, nhưng số liệu trên cũng phản ánh kết quả kinh doanh của NHCT TP Nam Định là rất tốt. 2.3/ Thực trạng việc vận dụng Công nghệ thông tin vào thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Thành phố Nam Định 2.3.1/ Khái quát tình hình phát triển các dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam năm 2008 “ Giấc mơ phi tiền mặt” đã không còn quá xa vời với Việt Nam. Năm 2008, các dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam đã thực sự phát triển, đã góp phần giảm tỷ lệ TTBTM trong tổng phương tiện thanh toán từ mức 18% vào cuối năm 2007 xuống còn 14% vào thời điểm hiện nay. Theo thống kê của NHNN, trong năm 2008, dịch vụ thẻ NH và mở tài khoản cá nhân phát triển nhanh chóng. Đến nay, toàn hệ thống NH có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân (tăng 36% so với cuối năm 2007) ; số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ (tăng 46% so với cuối năm 2007), với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ. Hệ thống máy ATM có 7.051 máy (tăng 2.238 máy so với cuối năm 2007), mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị. Để phát huy hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ, ngành NH đang khẩn trương triển khai “ Đề án xây dung trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất ”, thực hiện kế hoạch tái cấu trúc CTCP chuyển mạch thẻ Quốc gia (Banknetvn) theo hướng Nhà nước góp vốn vào Banknetvn, cử đại diện tham gia quản lý và định hướng hoạt động của Banknetvn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22568.doc
Tài liệu liên quan