Nằm trong vùng đất phù sa ngọt ởtrung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh
duy nhất trong vùng không có diện tích rừng tập trung, chỉcó khoảng 140.000 ha đất trồng cây phân
tán. Hiện nay, giới sinh vật trên lãnh thổcủa tỉnh hầu hết được thay thếbằng hệsinh thái nông nghiệp
và các loại cây trồng. Tỉnh nổi tiếng với những vườn cây trái xum xuê trên các cù lao, vừa mang lại giá trịkinh tếbởi các sản phẩm nổi tiếng nhưbưởi Năm Roi, cam, quýt, nhãn tiêu, xoài, chôm chôm, sầu riêng, lại vừa tạo nên những cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch.
Hệthống động vật trong tỉnh hiện tại cũng chủyếu là các vật nuôi và sinh vật dưới nước. Đó là
nguồn thủy sản nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi thủy sản nước ngọt.
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dịch vụ xã hội.
2.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Chỉ số phát triển con người – HDI
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, của quốc gia
nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Từ nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã nêu: “Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con
người của nước ta”.
Căn cứ vào mục tiêu trên, từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 9 năm 2004 dưới sự chủ trì của Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy, Vĩnh Long đã tiến hành xây dựng báo cáo “Nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển
con người”. Nhìn chung, chỉ số phát triển con người trên toàn tỉnh tăng đáng kể, từ 0,656 (năm 1996)
lên 0,721 (năm 2006) và đạt 0,73 (năm 2007) (xem biểu đồ 2.6).
Chỉ số phát triển con người của tỉnh tăng đều qua các năm, đến năm 2007 đạt 0,73. Với con số
này, Vĩnh Long được xếp vào nhóm các tỉnh thành có chỉ số phát triển con người cao trong nước,
nhưng căn cứ vào cách xếp hạng chỉ số HDI của thế giới thì Vĩnh Long chỉ nằm trong nhóm có chỉ số
phát triển con người ở mức trung bình.
Theo nguồn báo cáo phát triển con người Việt Nam xây dựng năm 2006 cho 64 tỉnh thành trong
cả nước, chỉ số HDI của Vĩnh Long xếp hạng thứ 16 (xem bảng 2.9), như vậy thấp hơn cả nước (0,01)
nhưng cao hơn của vùng ĐBSCL (0,02) và các tỉnh lân cận.
Đạt được kết quả này là do sự đóng góp cao và có xu hướng tăng của các chỉ số thành phần, đặc
biệt là chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục. Tỉnh có chỉ số tuổi thọ là 0,82, cao hơn của cả nước, vùng
0.656
0.68 0.69
0.72
0.73
0.6
0.62
0.64
0.66
0.68
0.7
0.72
0.74
0.76
0.78
1996 2000 2002 2006 2007 Năm
Biểu đồ 2.6: Chỉ số phát triển con người tỉnh Vĩnh Long ở một số năm,
giai đoạn 1996 - 2007
Tỷ lệ
ĐBSCL và các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp và Tiền Giang; và chỉ số giáo dục là 0,84, cao hơn
của vùng ĐBSCL và các tỉnh lân cận nhưng thấp hơn cả nước. Trong khi đó, chỉ số GDP là khá thấp
chỉ đạt 0,50, ít hơn của cả nước (tới 0,6), của vùng ĐBSCL (0,2) và các tỉnh lân cận (chỉ cao hơn Đồng
Tháp)
Chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục lớn cho thấy, tỉnh thực hiện đạt hiệu quả công tác chăm sóc sức
khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong của bà
mẹ khi sinh nở cũng thấp, điều đó đồng nghĩa với trình độ học vấn của người dân được nâng lên. Tuy
nhiên, do trình độ phát triển kinh tế thấp nên thu nhập và chỉ số GDP chưa cao, ảnh hưởng đến chỉ số
HDI.
Hiệu số giữa thứ bậc xếp hạng về HDI và GDP của tỉnh là số dương, điều này cho thấy tỉnh đã
thành công trong việc chuyển các lợi ích của tăng trưởng kinh tế vào chất lượng cuộc sống dân cư, có
nghĩa là tỉnh đã làm tốt khía cạnh phát triển con người so với thu nhập BQĐN.
Bảng 2.9: Chỉ số HDI ở Vĩnh Long so với cả nước, vùng ĐBSCL và một số tỉnh lân cận trong vùng, năm 2006.
Tỉnh
Tỷ lệ đi
học của các
cấp giáo
dục
(%)
Tuổi
thọ
trung
bình
Tỷ lệ biết
chữ của
người lớn
(%)
GDP bình
quân đầu
người
(USD/PPP)
Chỉ số
tuổi thọ
bình
quân
Chỉ số
giáo
dục
Chỉ số
GDP
Chỉ số
HDI
Xếp
hạng
HDI
Xếp hạng
GDP theo
USD/PPP
Chênh
lệch xếp
hạng
GDP và
HDI
Cả nước 72,1 71,9 92,2 2800 0,78 0,85 0,56 0,731 --- --- ---
ĐBSCL 61,5 72,1 89,8 2239 0,79 0,80 0,52 0,702 --- --- ---
Vĩnh Long 68,0 74,1 92,2 2039 0,82 0,84 0,50 0,721 16 23 7
Cần Thơ 57,2 72,4 89,3 3300 0,79 0,79 0,58 0,720 21 8 -9
Tiền Giang 62,5 73,3 92,7 2074 0,81 0,83 0,51 0,713 33 21 0
Bến Tre 66,7 71,1 91,5 2036 0,77 0,83 0,50 0,701 40 24 -9
Trà Vinh 64,3 71,1 85,5 2089 0,77 0,78 0,51 0,686 44 20 -20
Đồng Tháp 61,5 72,6 87,5 1604 0,79 0,79 0,46 0,682 44 34 -10
Nguồn: Do PGS. Đặng Quốc Bảo, Khoa sư phạm, Đại học Quốc Gia xây dựng năm 2006 về báo cáo phát triển con người cho 64 tỉnh
thành trong cả nước.
2.3.2. Về thu nhập bình quân đầu người
Sau những năm thực hiện đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2008, Vĩnh Long có tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá nhanh, GDP BQĐN cũng dần được nâng lên, từ 4,3 triệu đồng năm 2000 lên
14,8 triệu đồng năm 2008 (xem biểu đồ 2.7), năm 2008 gấp 1,3 lần so với năm 2007 và gấp 3,5 lần so
với năm 2000.
Tuy nhiên, nếu quy ra USD để so sánh với vùng và các tỉnh lận cận thì Vĩnh Long luôn ở mức khá
thấp (xem bảng 2.10).
Bảng 2.10: GDP bình quân đầu người ở Vĩnh Long so với vùng ĐBSCL và một số tỉnh lân cận,
2000 – 2008
(Đơn vị: USD)
Năm 2000 Hạng 2004 Hạng 2006 Hạng 2008 Hạng
ĐBSCL 306 - 432 - 533 - 672 -
Bến Tre 280 9 381 9 457 11 555 12
Cần Thơ 329 3 596 1 781 1 1028 1
Đồng Tháp 263 11 361 11 460 10 615 7
Trà Vinh 257 12 359 12 467 8 576 10
Vĩnh Long 270 10 358 13 434 13 549 13
Nguồn:
Bảng số liệu cho thấy, GDP BQĐN của tỉnh thấp hơn 1,2 lần so với vùng ĐBSCL, thấp hơn 1,9
lần so với Cần Thơ (thành phố phát triển nhất ở vùng ĐBSCL), còn so với Bến Tre, Đồng Tháp và Trà
Vinh, tỉnh thấp hơn nhưng khoảng cách không lớn. Theo xếp hạng về GDP BQĐN của phòng Thương
mại và công nghiệp Việt Nam (chi nhánh tại Cần Thơ) cho 13 tỉnh ĐBSCL từ năm 2000 đến năm
2008, Vĩnh Long luôn ở thứ hạng 13 (chỉ trừ năm 2000 được xếp hạng thứ 10 và thứ 11 năm 2005)
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người
Vĩnh Long, 2000 - 2008
4262
7610
8996
11169
1481710.510.6
6.7
1313.2
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
2000 2005 2006 2007 2008
nghìn đồng %
0
2
4
6
8
10
12
14
Năm
GDP bình quân đầu người Tốc độ tăng trưởng GDP
trong 13 tỉnh ĐBSCL. Tuy thu nhập thấp nhưng nhìn chung mức sống của dân cư trong tỉnh thời gian
gần đây đã có những cải thiện đáng kể, điều này thể hiện ở thu nhập BQĐN/tháng và cơ cấu chi tiêu.
Thu nhập BQĐN/tháng tăng dần, từ 276 nghìn đồng (năm 1999) lên 585 nghìn đồng (năm 2006)
và 898 nghìn đồng (năm 2008), như vậy, năm 2008 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006 và gấp 3,3 lần
so với năm 1999 (xem bảng 2.11).
Bảng 2.11: Thu nhập bình quân đầu người trên tháng ở Vĩnh Long, năm 1999, 2006 và 2008.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 1999 2006 2008
Toàn tỉnh 276 585 898
Thành thị 490 775 1469
Nông thôn 245 546 904
Chênh của thành thị so với nông thôn (lần) 2,0 1,4 1,6
Các nhóm thu nhập
Nhóm hộ có thu nhập thấp nhất 20% (nhóm 1) 113 243 391
Nhóm hộ có thu nhập dưới trung bình 20% (nhóm 2) 203 369 579
Nhóm hộ có thu nhập trung bình 20% (nhóm 3) 284 504 763
Nhóm hộ có thu nhập khá 20% (nhóm 4) 341 664 1057
Nhóm hộ có thu nhập cao nhất 20% (nhóm 5) 812 1138 2194
Chênh lệch của nhóm 5 so với nhóm 1 (lần) 7,2 4,7 5,6
Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm, CTK.
Thu nhập của khu vực thành thị, nông thôn và các nhóm thu nhập đều thể hiện mức tăng qua các
năm. Mức tăng của các nhóm hộ nghèo (20 % nhóm thu nhập thấp nhất và 20% thu nhập dưới trung
bình) và khu vực nông thôn tăng nhanh hơn mức tăng chung của toàn tỉnh nhưng vẫn còn thấp hơn
mức tăng của nhóm hộ giàu và khu vực thành thị, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo là khó tránh khỏi và
khoảng cách là rất lớn
Năm 1999, thu nhập của khu vực thành thị cao gấp 2,0 lần của khu vực nông thôn; thu nhập của
nhóm 5 (nhóm thu nhập cao nhất) gấp 7,2 lần của nhóm 1 (nhóm thu nhập thấp nhất), gấp 4,0 lần của
nhóm 2 (nhóm thu nhập dưới trung bình) và gấp 2,9 lần của nhóm 3 (nhóm thu nhập trung bình). Đến
năm 2008, khoảng cách này tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, khu vực thành thị gấp 1,6 lần so với nông
thôn; nhóm 5 gấp 5,6 lần so với nhóm 1, gấp 3,8 lần so với nhóm 2 và 2,9 lần đối với nhóm 3.
Khi thu nhập tăng thì chi tiêu BQĐN/tháng tăng lên là điều tất yếu, chi tiêu tăng từ 253 nghìn
đồng năm 1999 lên 494 nghìn đồng năm 2006 và đạt 732 nghìn đồng năm 2008. Nếu lấy năm 2008 so
với năm 2006 tăng gấp 1,5 lần, và nếu so với năm 1999 thì gấp 2,9 lần. Khi chi tiêu tăng thì cơ cấu chi
tiêu cũng có sự chuyển dịch, tức là khi còn nghèo người dân thường dành phần lớn thu nhập để chi cho
nhu cầu ăn, uống đến khi thu nhập được tăng lên ngoài việc đảm bảo nhu cầu ăn uống thì người dân
còn dành phần lớn chi cho ngoài ăn uống. Do đó, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu là
một chỉ tiêu tốt để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và
ngược lại. Trong cơ cấu chi tiêu của tỉnh, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống có xu hướng giảm và có sự
chuyển dịch sang chi cho không phải ăn, uống nên nhóm này có xu hướng tăng lên. Năm 2000, chi cho
ăn, uống là 59,8% xuống còn 56,6% năm 2008, giảm 3,2%; chi cho không phải ăn uống tăng từ 41,2%
(năm 2000) lên 43,4% (năm 2008), tăng 2,2%. Tuy sự chuyển dịch của cơ cấu chi tiêu còn chậm nhưng
đã cho thấy mức sống dân cư của tỉnh được cải thiện hơn.
Thu nhập tăng, chi tiêu tăng, cho thấy mức sống được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn biểu
hiện ở mức thấp. Vì trong cơ cấu chi tiêu thì tỷ trọng chi cho ăn, uống còn rất cao trên 50%, trong khi
chi cho không phải ăn uống dưới 50%. Hơn nữa, với thu nhập BQĐN nêu trên thì Vĩnh Long vẫn còn
thấp so với cả nước và vùng ĐBSCL (xem bảng 2.12).
Bảng 2.12: Thu nhập bình quân đầu người ở Vĩnh Long so với cả nước và vùng ĐBSCL, giai
đoạn 1999 – 2008.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 1999 2002 2004 2006 2008
Cả nước 295 356 484 636 995
ĐBSCL 289 371 471 627 939
Vĩnh Long 276 334 423 580 898
Nguồn: Điều tra mức sống hộ ga đình 2008, TCTK 2009
Qua phân tích cho ta thấy, tuy trình độ phát triển kinh tế của Vĩnh Long có tăng nhưng thu nhập
BQĐN vẫn còn thấp. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm
sóc sức khỏe, học hành, vui chơi giải trí,...
2.3.3. Vấn đề nghèo đói
Nghèo đói dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu, khả năng học tập thấp, các hoạt động thể chất cũng bị
thu hẹp dần. Sức khỏe yếu có liên quan đến đói và suy dinh dưỡng biểu hiện ở mức lương thấp và làm
giảm khả năng kiếm sống của người lớn, không đủ khả năng chu cấp cho gia đình, các bà mẹ suy dinh
dưỡng sẽ sinh ra những đứa trẻ thiếu cân,… và cứ thế cái nghèo như vòng luẩn quẩn. Hiện nay, nghèo
đói đang là vấn đề cấp bách của xã hội, muốn phát triển xã hội bền vững cần phải giải quyết vấn đề
nghèo đói.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cho thấy tỷ lệ hộ nghèo thu nhập có xu hướng giảm dần
nhưng không liên tục trong giai đoạn 2000 – 2008 (xem biểu đồ 2.8). Trong vòng 3 năm (từ năm 2000
đến năm 2003), số hộ nghèo toàn tỉnh giảm rất nhanh khoảng 8.455 hộ (giảm 3,9%). Đến năm 2005, số
hộ nghèo lại tăng lên 17.858 hộ so với năm 2003 (tăng 7,3%). Và đến năm 2008 lại giảm 9.091 hộ
(giảm 4,3%) so với năm 2005. Tuy nhiên, số hộ nghèo của năm 2008 vẫn còn cao số hộ nghèo của năm
2000, hơn 312 hộ.
Năm 2005 số hộ nghèo trong tỉnh tăng là do Chính phủ đã nâng chuẩn nghèo cũ sang chuẩn nghèo
theo tiêu chí mới (với chuẩn nghèo là 200 nghìn đồng cho tất cả các vùng nông thôn và 260 nghìn đồng
đối với khu vực thành thị), điều này đã dẫn đến tình trạng số hộ tái nghèo tăng lên.
Nhìn chung, tốc độ giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua khá nhanh và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn
của vùng ĐBSCL và cả nước. Nếu lấy năm 2008 để so sánh với cả nước và vùng ĐBSCL thì tỷ lệ hộ
nghèo toàn tỉnh thấp hơn lần lượt là 1,6 lần và 1,3 lần (xem bảng 2.13).
Bảng 2.13: Tỷ lệ hộ nghèo ở Vĩnh Long so với cả nước, vùng ĐBSCL, năm 2000, 2006 và 2008
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2006 2008
Cả nước 32,0 15,5 13,4
ĐBSCL 30,2 13,0 11,4
Bến Tre 42 16,2 14,2
Cần Thơ 9,6 7,5 7,0
Trà Vinh 22,6 21,8 19,0
Vĩnh Long 9,2 11,0 8,6
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, TCTK, 2009
Nếu so với Cần Thơ thì Vĩnh Long thấp hơn nhưng chênh lệch không nhiều, và nếu so với Bến
Tre và Trà Vinh thì tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn rất nhiều với khoảng chênh lệch là 1,7 lần và 2,2
lần.
Vĩnh Long đã thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo như hỗ trợ vốn, giúp hộ nghèo kinh
doanh, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt,… Tỉnh đã từng bước ổn định đời sống, đẩy mạnh phát triển sản
xuất, đặc biệt ở các xã nghèo đều được hưởng nhiều quyền lợi như tăng thu nhập, đảm bảo các nhu cầu
cơ bản (về nhà ở, ăn, mặc), tiếp cận với các dịch vụ xã hội (về y tế, giáo dục), và vệ sinh môi trường
nên bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được
nâng lên.
Biểu đồ 2.8: Hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở Vĩnh Long, 2000 - 2008
20258
11803
29661
20570
8.6
12.87
5.34
9.23
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2000 2003 2005 2008 Năm
nghìn hộ
0
2
4
6
8
10
12
14
%
Hộ nghèo Tỷ lệ nghèo
Mặc dù, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt khá tốt nhưng chưa thật sự vững chắc, vì số hộ
tái nghèo vẫn còn cao và hộ nghèo người dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ cao. Năm 2008, toàn tỉnh vẫn còn
2.291 hộ tái nghèo; tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc cao tới 3,8% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh, tập
trung nhiều ở các huyện như Trà Ôn (332 hộ), Tam Bình (278 hộ), Bình Minh (113 hộ), Vũng Liêm
(52 hộ) và thành phố Vĩnh Long (4 hộ). Phần lớn những hộ nghèo này là do không có đất sản xuất,
không có trình độ, không có nghề nghiệp ổn định, do gia đình đông con, nghiện rượu, và do họ không
có ý chí vươn lên để thoát nghèo,… nên khi có biến động về kinh tế, gặp khó khăn trong sản xuất, hay
bệnh tật,… họ dễ bị tác động nhất. Ngoài ra, số hộ nghèo tương đối có xu hướng tăng lên do sự chênh
lệch mức sống giữa các bộ phận dân cư.
Khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là ở nông thôn có tới 11,8%, cao gấp 2,5 lần so với thành thị
(4,8%); huyện Tam Bình có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh qua các năm với tỷ lệ là 18,7%, cao hơn mức
chung của toàn tỉnh tới 2,2 lần và gấp 4,6 lần so với nơi có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh là thành phố
Vĩnh Long với tỷ lệ là 4,1% năm 2008; các huyện còn lại đều có tỷ lệ cao hơn mức chung của tỉnh chỉ
trừ huyện Long Hồ (5,4%).
Trong xã hội, tỷ lệ người nghèo cao sẽ làm nảy sinh các vấn đề như suy dinh dưỡng, tuổi thọ thấp,
mù chữ, trộm cắp, bạo lực gia đình,… và làm cản trở sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và đồng
thời làm cho xã hội bị tụt hậu.
2.3.4. Về lao động việc làm
Vĩnh Long có nguồn lao động dồi dào và gia tăng khá nhanh. Năm 2008, tổng số lao động toàn
tỉnh là 744.237 người (chiếm 69,6% dân số), tăng 82.805 người so với năm 2000. Với nguồn lao động
đông là lợi thế lớn cho tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng lao động lại tăng khá nhanh mỗi
năm bổ sung khoảng 10 nghìn lao động, trong khi tăng trưởng kinh tế tuy có cao nhưng chưa thật sự
vững chắc. Đây là khó khăn và gây trở ngại lớn trong việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho
người lao động, nếu không giải quyết kịp thời dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh năm 2008, toàn tỉnh có tới 10.872 lao động thất
nghiệp và 8.426 lao động không có nhu cầu làm việc. So với năm 2000, lao động thất nghiệp đã giảm
3.928 người; lao động không có nhu cầu làm việc giảm 8774 người. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu
vực thành thị có mức giảm khá nhanh, từ 5,51% (năm 2000) xuống còn 3,31% (năm 2008), và đồng
thời thời gian lao động ở nông thôn tăng lên từ 70,5% lên 80,8%.
Nếu so với thực trạng chung của cả nước và vùng ĐBSCL, tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp khá thấp (xem
bảng 2.14).
Bảng 2.14: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở Vĩnh Long so với cả nước và vùng ĐBSCL, giai
đoạn 2000 - 2008.
(Đơn vị:%)
Năm 2000 2003 2005 2006 2008
Cả nước 2,3 3,3 5,1 6,4 2,38
ĐBSCL 6,2 5,3 4,9 4,52 2,71
Vĩnh Long* 2,4 2,0 1,8 1,5 1,5
Nguồn: * Niên giám thống kê năm 2002 và 2008, CTK.
Năm 2000, tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn cả nước 0,1% và thấp hơn vùng 3,8%. Đến năm 2006
và 2008, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh đã giảm xuống còn 1,5%, trong khi cả nước thì lại tăng lên, còn
vùng thì có xu hướng giảm mạnh, tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh vẫn thấp hơn rất nhiều so với cả
nước (khoảng 4,9% , năm 2006 và 0,88%, 2008) và vùng (khoảng 3,02%, năm 2006 và 1,2%, năm
2008).
Qua các năm, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh giảm, điều này đồng nghĩa với cơ hội có việc của
lao động ngày càng lớn. Thế nhưng, tỷ lệ lao động thiếu việc làm của tỉnh luôn cao hơn so với tỷ lệ thất
nghiệp, chẳng hạn năm 2000, toàn tỉnh có 22,4% lao động không có việc làm thì đến năm 2008 là
13,97%, và tình trạng này không chỉ diễn ra ở Vĩnh Long mà diễn ra trên cả nước, nhưng riêng ở Vĩnh
Long tỷ lệ này lại quá cao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động.
Đối với Vĩnh Long, khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là thất nghiệp và thiếu việc
làm mà còn ở chất lượng nguồn lao động và cơ cấu lao động. Để đáp ứng quá trình CNH – HĐH, chất
lượng nguồn lao và cơ cấu lao động hợp lí đóng vai trò rất quan trọng, trong khi chất lượng nguồn lao
động của tỉnh còn khá thấp và có cơ cấu chưa hợp lí. Theo số liệu thống kê mẫu về lao động – việc làm
của Bộ Lao động và Thương binh xã hội năm 2003, trong tổng số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân của tỉnh, có tới trên 26% chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ; tốt nghiệp
trung học cơ sở trở lên chiếm gần 30%; có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới chỉ đạt 11,32%, trong đó:
trình độ công nhân kỹ thuật 7,18%; trung học chuyên nghiệp 2,13%; cao đẳng, đại học và trên đại học
2,01%. Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động của tỉnh là yêu cầu cấp bách cần đặt ra để
thích nghi với cơ chế thị trường và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Với thực trạng này, Sở lao
động – thương binh xã hội kết hợp với các ngành liên quan và sự nỗ lực của địa phương tiến hành phổ
cập giáo dục, đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Qua đó, chất lượng lao động và tỷ
lệ lao động qua đào tạo có bước cải thiện đáng kể. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng
18 – 25 nghìn lao động, đào tạo nghề từ 6 đến 7 nghìn người/năm. Riêng năm 2008, tỉnh đã giải quyết
được trên 27 nghìn lao động, đào tạo nghề được 19,4 nghìn lao động, trong đó: trình độ trung cấp và
cao đẳng khoảng trên 1 nghìn người, sơ cấp nghề trên 3,2 nghìn người, và dạy nghề cho lao động nông
thôn và người khuyết tật khoảng 14,3 nghìn người. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã có 32% lao động
qua đào tạo, tăng 9,5% so với năm 2006 (22,5%). Nhìn chung trong thời gian qua, lao động qua đào
tạo của tỉnh tăng qua các năm, nhưng vẫn còn thấp so với cả nước, vùng ĐBSCL và một vài tỉnh trong
vùng như Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp (xem bảng 2.15).
Bảng 2.15: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Vĩnh Long so với cả nước và một số tỉnh vùng
ĐBSCL, năm 2004, 2005 và 2008.
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2008
Cả nước 19,7 25,3 25,4*
ĐBSCL 12,8 16,8 --
Bến Tre 13,7 16,1 33,4
Cần Thơ 15,0 27,2 --
Đồng Tháp 11,7 16,5 36,1
Vĩnh Long 12,3 14,8 28,2
Nguồn: * Năm 2009.
Năm 2005, lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ đạt là 14,8%, thấp hơn của cả nước tới 10,5%; của
vùng ĐBSCL là 2,0%, và cũng thấp hơn các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp. Đến năm 2008, tỷ lệ
lao động qua đào tạo của tỉnh đã tăng lên đạt 28,2%, vượt qua cả nước, nhưng vẫn thấp hơn Bến Tre và
Đồng Tháp.
Về cơ cấu nguồn lao động phân bố chưa hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế. Cơ cấu
lao động theo ngành kinh tế của tỉnh về cơ bản vẫn thể hiện là một tỉnh nông nghiệp, tiêu biểu là lao
động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 50%), kế đến là ngành dịch vụ,
thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng. Mặc dù, có sự chuyển dịch trong vài năm gần đây, xong
tốc độ chuyển dịch còn chậm chạp (xem bảng 2.16 và biểu đồ 2.9).
Bảng 2.16: Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Vĩnh Long
năm 2000 và 2008.
Năm 2000 2008
Tổng số 549.316 100 (%) 610.362 100 (%)
Nông – lâm – thuỷ sản 393.382 71,6 387.893 63,6
Công nghiệp và xây dựng 49.687 9,1 70.412 11,5
Dịch vụ 106.247 19,3 152.057 24,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2002 và 2008, Cục Thống Kê.
Lao động trong các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch rõ rệt, lao động trong các doanh
nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm mạnh, từ 17,8% (năm 2002) xuống còn 7,6% (năm 2008); khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 2,5% (năm 2002) lên 24,1% (năm 2008) (xem bảng 2.17 và
biểu đồ 2.10).
Bảng 2.17: Số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế ở Vĩnh Long năm 2002 và
2008.
Năm 2000 2008
Tổng số 11.819 100 36.217 100
Kinh tế Nhà Nước 2.108 17,8 2.737 7,6
Kinh tế ngoài Nhà nước 9.411 79,6 24.745 68,3
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 300 2,5 8.735 24,1
Nguồn: Niên giám thống kê 2002 và 2008, Cục Thống Kê..
Tình hình lao động, việc làm được cải thiện đáng kể góp phần làm nâng cao năng suất và tăng thu
nhập cho người lao động. Năm 2008, thu nhập BQĐN/tháng của lao động trong khu vực Nhà nước
phân theo ngành kinh tế là 2.590 nghìn đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2000 (698 nghìn đồng); mức
chi tiêu cho đời sống của lao động cũng được nâng lên, đặc biệt đầu tư đến việc chăm sóc sức khỏe và
giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết như tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao
so với tỷ lệ lao động thất nghiệp, thời gian nông nhàn ở nông thôn còn nhiều, tỷ lệ lao động nông
Nông - lâm - thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
2000
71.6
19.3
9.1
2008
11.5
24.9
63.6
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Long,
năm 2000 và 2008
Nhà Nước Ngoài Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài
2002
2.6
79.6
17.8
2008
24.1
68.3
7.6
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Long,
năm 2002 và 2008
nghiệp còn quá cao, và chất lượng nguồn lao động thấp… Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình, cờ bạc, trộm cắp, hay các tệ nạn xã hội khác,… làm ảnh hưởng tiêu đến chất lượng
cuộc sống người dân.
2.3.5. Về giáo dục
Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2008, tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh nâng lên rất
nhiều. Tỷ lệ người biết chữ từ 10 tuổi trở lên đạt 93,57%, tăng 0,2% so với năm 2002, cao gấp 2,76 lần so
với vùng ĐBSCL, so với cả nước tuy có cao hơn nhưng chênh lệch không nhiều. Tỷ lệ này ở thành thị là
95,70%; nông thôn là 93,19%, và dân tộc Khmer là 75,61. Hàng năm, huy động trẻ em vào lớp 1 đạt trên
99%. Ngoài ra, các chỉ số khác như số học sinh, trường học, lớp học và số giáo viên cũng tăng lên (xem
bảng 2.18).
Đến năm học 2007 – 2008, tổng số học sinh các cấp học là 170.484 học sinh, giảm 44.711 học sinh
so với năm học 2001 – 2002. Trong đó, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở giảm nhanh, tiểu học
giảm 26.183 học sinh và trung học cơ sở giảm 20.226 học sinh so với năm học 2001 – 2002; trung học
phổ thông tăng 1.698 học sinh (xem biểu đồ 2.11). Nguyên nhân chính là do dân số giảm nên số học sinh
ở các cấp học giảm.
Quy mô cơ sở vật chất trường, lớp ngày càng hoàn thiện, khang trang. Năm học 2007 – 2008, toàn
tỉnh có 367 trường học, gồm: 94 trường mẫu giáo, 246 trường tiểu học, 92 trường THCS, 10 trường
THCS – THPT và 19 trường THPT. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 44, tăng 7 trường so với năm học
2005 – 2006 (có 37 trường), chiếm 12,0%. So với năm học 2006 – 2007, số trường mẫu giáo tăng 4,
tiểu học giảm 1, THCS tăng 1 và THPT tăng 3.
Bảng 2.18: Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh phổ thông phân theo cấp học ở Vĩnh Long,
2001 – 2008
Năm học 2001 – 2002 2007 – 2008 2008 – 2009
Trường học
Tổng số 357 367 365
Tiểu học 248 246 243
Trung học cơ sở 78 92 93
Trung học cơ sở và PTTH 26 10 9
Phổ thông trung học 5 19 20
Lớp học
Tổng số 6.539 5.669 5.732
Tiểu học 3.693 3.148 3.090
Trung học cơ sở 2.044 1.773 1.747
Phổ thông trung học 802 748 895
Giáo viên
Tổng số 8.175 9.591 9.780
Tiểu học 4.348 3.904 4.057
Trung học cơ sở 2.859 3.569 3.587
Phổ thông trung học 968 2.118 2.136
Học sinh
Tổng số 215.195 176.015 170.484
Tiểu học 101.296 76.844 75.113
Trung học cơ sở 80.471 62.103 60.245
Phổ thông trung học 33.428 37.068 35.126
Nguồn: Niên giám thống kê 2002 và 2008, Cục Thống Kê.
Hệ thống trường lớp các cấp học đã được phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường đáp ứng
nhu cầu giáo dục trên toàn địa bàn tỉnh, bình quân cứ 4.320 dân thì có 1 trường tiểu học, 11.300 dân thì
có 1 trường mẫu giáo, và 151.149 dân thì có 1 nhà trẻ; trường THCS phổ biến đến tất cả các xã; trường
THPT phát triển theo chiều rộng, mỗi huyện có 2 đến 3 trường cấp III hoặc cấp II – III. Phần lớn các
trường là trường công lập, hệ ngoài công lập chỉ có 2 trường mẫu giáo, 6 trường bán công, và một
trường dân lập. Tuy nhiên, đến hết năm học 2007 – 2008, toàn tỉnh vẫn còn 5/94 xã chưa có trường
THCS hay THPT, trong đó có 3 xã thuộc huyện Tam Bình và 2 xã thuộc huyện Vũng Liêm.
Mạng lưới giáo dục – đào tạo được mở rộng, các hình thức đào tạo mới đa dạng hơn. Toàn tỉnh có
một trường Đại học, năm trường Cao đẳng và ba trường Trung học chuyên nghiệp, tăng một trường
Đại học và ba trường Cao đẳng so với năm 2001. Hệ thống đào tạo thu hút số lượng lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH031.pdf