Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU . .1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 5

1.1. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .5

1.1.1. Các khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ .5

1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm dịch vụ 5

1.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ .6

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ .7

1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ .7

1.1.2.2. Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ . .9

1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ MÔ HÌNH CÁC PHƯƠNG PHÁP

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . . 10

1.2.1. Đào tạo . .10

1.2.2. Quản lý chất lượng đào tạo . .10

1.2.3. Mô hình các phương pháp quản lý chất lượng đào tạo . .12

1.2.3.1. Mô hình phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000 . 12

1.2.3.2.Mô hình phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM) . . .14

1.2.3.3. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) .15

1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . .16

1.3.1. Mục đích của đánh giá chất lượng đào tạo .16

1.3.2. Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo 18

1.3.2.1. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Đầu vào” .18

1.3.2.2. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “đầu ra” .18

1.3.2.3. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” .19

1.3.2.4. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Giá trị học thuật” .19

pdf158 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ, có hệ thống và đã đạt được những kết quả tốt. Trường đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản của Nhà nước, quy định, thông báo của Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 63 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 trường đến từng sinh viên giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu khác về kiểm tra đánh giá. Sinh viên được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội theo quy định của nhà nước và được chăm sóc sức khỏe theo quy định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong trường học. Sinh viên hiểu biết và tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt quy chế đào tạo và quy chế rèn luyện. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia vào những hoạt động Đoàn, Hội và có môi trường tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trở thành Đảng viên. Trường có hoạt động hỗ trợ người học thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và người tốt nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Song song với việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên còn tổ chức tốt các phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện như: - Tổ chức tốt các cuộc thi học sinh sinh viên giỏi toàn trường, thường xuyên tham gia và đạt giải cao trong các cuộc thi sinh sinh viên do Đại học Thái Nguyên tổ chức. - Làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện, tham gia tốt các hoạt động do Hội chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên tổ chức và phát động. Các phong trào hiến máu nhân đạo, quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo và các hoạt động nhân đạo từ thiện khác luôn được phát động. Hằng năm tổng số tiền quyên góp được từ các hoạt động này từ 45 - 50 triệu đồng. - Phong trào thanh niên tình nguyện phát triển mạnh mẽ trong khối sinh viên, > 80% sinh viên đăng ký tham gia, đem kiến thức chuyên môn, sức lực và trí tuệ của tuổi trẻ góp phần xoá đói, giảm nghèo xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển. Nhiều năm Hội liên hiệp thanh niên Việt nam, ban chấp hành trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng giấy khen và bằng khen. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 64 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 Để đánh giá về mức độ cũng như hiệu quả các hoạt động quản lý, giáo dục sinh viên trong nhà trường, tôi tiến hành phát phiếu điều tra thăm dò 12 giáo viên chủ nhiệm và 138 sinh viên trong trường. Kết quả tổng hợp được như sau: Bảng 2.15 : Công tác giáo dục và quản lý sinh viên Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Trung bình Yếu T T Mức độ Các hoạt động quản lý SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho SV 126 84 24 16 0 0 99 66 28 18 23 15 2 Xây dựng nề nếp học tập, rèn luyện cho SV 105 70 39 26 6 4 90 60 45 30 15 10 3 Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, quy định của SV 103 69 47 31 0 0 86 58 50 34 14 8 4 Tổ chức cho SV tham gia các phong trào, hoạt động giao lưu, toạ đàm 90 60 60 40 0 0 78 52 46 31 26 17 5 Thiết lập thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình 45 30 60 40 45 30 24 16 45 30 81 54 Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả Nhìn vào các số liệu trên ta thấy các hoạt động giáo dục và quản lý sinh viên của nhà trường nhìn chung được thực hiện tương đối tốt: - Nhà trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn tích cực trong các công tác: “Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên”, “Xây dựng nề nếp học tập, rèn luyện cho sinh viên”, bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ: Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 65 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 84% và 70% sinh viên đánh giá các hoạt động này là thường xuyên, đạt hiệu quả “Tốt” là 66% và 60%, chỉ có khoảng trên 10% đánh giá các hoạt động này có kết quả thực hiện ở mức “Yếu”. - Song song với các hoạt động giáo dục trên, nhà trường cũng tiến hành thường xuyên, liên tục các hoạt động “Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên” thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp và các cán bộ của phòng công tác chính trị học sinh sinh viên. Đánh giá về hoạt động này: 58 % đánh giá kết quả thực hiện “Tốt”; 34 % đánh giá kết quả thực hiện “Trung bình” chỉ có 8% kết quả đánh giá là “Yếu”. - Bên cạnh việc rèn luyện sinh viên thông qua quy định, quy chế, đoàn thanh niên kết hợp với nhà trường cũng tổ chức nhiều buổi giao lưu, nhiều phong trào thi đua giúp sinh viên thêm năng động, tự tin và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Các hoạt động này cũng được sinh viên đánh giá khá cao: 52% đánh giá kết quả thực hiện “Tốt”; 31% đánh giá kết quả thực hiện “Trung bình” chỉ có 17% kết quả đánh giá là “Yếu”. - Tuy nhiên, việc “Thiết lập thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình sinh viên” chưa thực sự được nhà trường quan tâm thích đáng. Chỉ có 30% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện công việc này là “Thường xuyên”; 40% ý kiến đánh giá “Không thường xuyên”; 30% ý kiến “Không thực hiện”. Về kết quả thực hiện chỉ có 16 % số người được điều tra đánh giá mức độ thực hiện “Tốt”, 30% đánh giá mức độ “Trung bình” và có tới 54% ý kiến đánh giá mức độ “Yếu”. Để tìm hiểu vấn đề này, phỏng vấn một số sinh viên, được biết, mặc dù nhà trường có Website riêng nhưng thông tin về học sinh sinh viên được đăng tải chỉ là điểm thi hết học phần, kết quả rèn luyện được thông báo về lớp. Việc liên lạc giữa gia đình sinh viên và giáo viên chủ nhiệm chỉ diễn ra khi sinh viên vi phạm kỷ luật nặng như bỏ học nhiều ngày hay có hành vi vi phạm pháp luật. Thực trạng này được các giáo viên chủ nhiệm và phòng công tác học sinh sinh viên lý giải là do quy mô tuyển vào quá đông, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải phụ trách 06 đến 07 lớp nên không có đủ thời gian quan tâm đến từng sinh viên. Tuy vậy điều đó cũng ít nhiều làm ảnh Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 66 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 hưởng đến chất lượng của việc rèn luyện ý thức và đạo đức của sinh viên trong nhà trường. 2.3.6. Tác động của môi trường sinh hoạt và học tập đến chất lượng đào tạo Môi trường học tập sinh hoạt của sinh viên là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố: Hệ thống phòng ký túc xá với các dịch vụ đi kèm như điện, nước, điện thoại, internet; các sân tập thể thao, các câu lạc bộ; cảnh quan môi trường như cây xanh, ghế đá, khuôn viên, Đó là những yếu tố góp phần ổn định điều kiện sống và học tập và giải trí, thư giãn của sinh viên, giúp sinh viên có thể nghỉ ngơi để học tập tốt hơn. sinh hoạt lành mạnh, góp phần nâng cao sức lực và tinh thần của sinh viên. Tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên, việc xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh cho sinh viên cũng là một vấn đề rất được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Cảnh quan nhà trường rất nề nếp và sư phạm. Bên cạnh đầu tư cho dạy học, nhà trường còn vừa mới xây dựng một khu ký túc xá tiện nghi có lực lượng bảo vệ trực 24/24 với tổng diện tích: 13.709 m2 đáp ứng chỗ ở cho khoảng 1.600 sinh viên. Cùng với hệ thống vườn hoa, ghế đá, hệ thống các sân tập thể thao gồm: 01 sân tennis, 05 sân cầu lông, 01 sân bóng đá, 01 sân bóng chuyền và 01 sân bóng rổ cũng đã và đang được hoàn thiện nhằm bảo đảm cho các em sinh viên có điều kiện rèn luyện sức khoẻ, nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Qua phỏng vấn các em sinh viên, đa số đều có nhận xét rất tốt về điều kiện sinh hoạt, học tập tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Song song với điều kiện về cơ sở vật chất, để xây dựng môi trường hoạc tập và sinh hoạt lành mạnh, vui tươi cho sinh viên, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao cũng liên tục được đoàn trường phát động và đạt được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía đông đảo các em học sinh sinh viên. 2.3.7. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp, một vấn đề thực tế đang đặt ra, đòi hỏi rất cấp thiết là phải giải quyết mối quan hệ giữa một bên là nhà trường và sinh viên với một bên là nhu cầu xã hội để nhằm đạt được mục đích chung là “cung” gặp “cầu”, “cần” gặp “có”. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 67 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 Nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu của các nhà tuyển dụng, từ khi bắt đầu thành lập đến nay, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Liên hệ nơi thực tập, giới thiệu việc làm cho sinh viên, tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo giữa doanh nghiệp và sinh viên, Với phương châm quan hệ hữu nghị, tốt đẹp hai bên cùng có lợi, nhà trường luôn giáo dục ý thức cho các em khi đến liên hệ với các doanh nghiệp cần giữ thái độ nghiêm túc, đúng mực, ham học hỏi. Qua đó các em có cơ hội tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, có cơ hội thực tập và làm việc trong các doanh nghiệp này. Trước khi tốt nghiệp, tất cả sinh viên trong trường đều được trải qua một thời gian thực tập tốt nghiệp ở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ mà nhà trường đã giới thiệu, từ đó giúp sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp, với công việc và tìm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, có một hạn chế là các doanh nghiệp mà trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên quan hệ, phần lớn là các doanh nghiệp dịch vụ nhỏ ở trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, do đó khó giới thiệu được công việc ổn định, lâu dài với mức thu nhập hấp dẫn cho các sinh viên khi ra trường. Để có được những công việc tốt hơn, đa phần các em phải tự liện hệ và tìm kiếm lấy. Đánh giá mức độ và hiệu quả của mối liên hệ giữa trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên với các doanh nghiệp sử dụng lao động, tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 50 em sinh viên, hiện là sinh viên năm cuối đã đi thực tập và đang chuẩn bị ra trường. Kết quả tổng hợp được như sau: Bảng 2.16 : Hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Trung bình Yếu T T Mức độ Các hoạt động quản lý SL % SL % SL % SL % SL % SL % Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 68 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 1 Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi giữa SV với các DN có nhu cầu tuyển dụng nhân sự 6 12 44 88 0 0 12 24 19 38 18 36 2 Tổ chức các cuộc tham quan, tìm hiểu DN trên địa bàn 0 0 0 0 50 100 - - - - - - 3 Liên hệ thực tập cho SV 45 90 0 0 5 10 38 76 12 24 0 0 4 Giới thiệu thông tin việc làm của các DN có nhu cầu 14 28 34 72 0 0 16 32 25 50 9 18 Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả Thông qua bảng số liệu trên ta thấy đánh giá của sinh viên về mức độ và hiệu quả của mối liên hệ giữa trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên với các doanh nghiệp sử dụng lao động như sau: - Hoạt động: “Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi giữa sinh viên với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự” : Có 12% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện công tác này là “Thường xuyên”, 88% ý kiến đánh giá “Không thường xuyên”, không có ý kiến “Không thực hiện”. Kết quả thực hiện có 24% số người được điều tra đánh giá mức độ thực hiện “Tốt”, 38% đánh giá mức độ “Trung bình”, 36% ý kiến đánh giá mức độ “Yếu”. - Hoạt động “Tổ chức các cuộc tham quan, tìm hiểu DN trên địa bàn” không được nhà trường tổ chức. - Hoạt động “Liên hệ thực tập cho sinh viên” có 90% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện công tác này là “Thường xuyên”, 10% ý kiến đánh giá “Không thực hiện”. Kết quả thực hiện hoạt động có 76% số người được điều tra đánh giá mức độ thực hiện “Tốt”, 24% đánh giá mức độ “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức độ “Yếu”. - Hoạt động: “Giới thiệu thông tin việc làm của các doanh nghiệp có nhu cầu” : Có 28% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện công tác này là “Thường xuyên”, 72% ý kiến đánh giá “Không thường xuyên”, Không có ý kiến “Không thực hiện”. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 69 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 Kết quả thực hiện có 32% số người được điều tra đánh giá mức độ thực hiện “tốt”, 50% đánh giá mức độ “trung bình”, 18% ý kiến đánh giá mức độ “yếu”. Những ý kiến thu thập trên cho thấy: Các hoạt động tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp đỡ sinh viên trước khi ra trường đã được trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên tiến hành, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả của các hoạt động qua đánh giá của sinh viên chưa cao. Nhà trường cần phải tích cực hơn nữa trong các hoạt động này nhằm tạo sự gắn bó mật thiết giữa nhà trường và doanh nghiệp, tìm cơ hội cho sinh viên ra trường tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề và năng lực của mình. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 70 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 KẾT LUẬN CHƯƠNG II Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên về cơ bản đã phản ánh đúng mục tiêu và sứ mạng mà trường đã đề ra. Nhà trường luôn coi trọng vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo, luôn xác định vấn đề chất lượng phải gắn liền với hiệu quả, nhất là trong môi trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên, ta thấy : Ưu điểm: - Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo, với trình độ phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng bám sát đặc điểm chuyên môn của từng ngành nghề và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. - Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, song trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên cũng đã thực sự quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ dạy và học, đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên và sinh viên trong nhà trường. - Công tác quản lý và giáo dục sinh viên cũng rất được nhà trường chú trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, có nghề nghiệp, đạo đức, tri thức và sức khoẻ để phục vụ địa phương và tổ quốc Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm trên, để khẳng định chất lượng đào tạo của mình, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên vẫn còn những tồn tại chủ yếu cần khắc phục như sau: - Do quy mô đào tạo ngày càng tăng cao trong khi số giảng viên có khả năng đứng lớp chưa đáp ứng đủ dẫn đến tình trạng một số môn học phải dạy dồn, dạy ghép, đổi môn Ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 71 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 - Để giải quyết tình trạng thiếu giảng viên, nhà trường đã tuyển mới thêm rất nhiều giảng viên trẻ. Tuy nhiên, các giảng viên trẻ kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều, dẫn đến phương pháp giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học còn hạn chế, khả năng truyền thụ kiến thức cho sinh viên chưa thực sự tốt, chưa phát huy được tính tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo của sinh viên. - Mặc dù nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy nhưng mức độ đáp ứng phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập, mức độ quản lý và hiệu quả sử dụng các trang thiết bị này chưa cao. - Quy mô đào tạo ngày càng tăng dẫn đến điểm chuẩn hàng năm của nhà trường giảm dần. Chất lượng đầu vào giảm sút cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường. - Bên cạnh đó, Công tác quản lý và giáo dục sinh viên vẫn còn những hạn chế như số lượng giáo viên chủ nhiệm còn ít, việc “Thiết lập thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình sinh viên” chưa thực sự được nhà trường quan tâm thích đáng. Liên lạc giữa gia đình sinh viên và giáo viên chủ nhiệm chỉ diễn ra khi sinh viên vi phạm kỷ luật nặng ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc rèn luyện ý thức và đạo đức của sinh viên trong nhà trường. - Mặt khác, một hạn chế nữa ta có thể nhận thấy rất rõ ràng là mối quan hệ giữa trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên và doanh nghiệp sử dụng lao động chưa được quan tâm đúng mức để việc đào tạo nhân lực của nhà trường thực sự mang lại hiệu quả cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu doanh nghiệp Để khắc phục những vấn đề trên, trong chương III, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 72 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta đang có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng CNH-HĐH với nhiều tác động như xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học, công nghệ, chính sách mở rộng giao lưu với các nước trong mọi lĩnh vực sản xuất- kinh doanh. Sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải đáp ứng một lực lượng lao động mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát triển phù hợp về ngành nghề, vùng miền theo yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế- xã hội theo xu thế toàn cầu hóa. Trong đó nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng được coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Có thể nói hiện nay chất lượng và hiệu quả đào tạo là một yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” đào tạo và là động lực của người học. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo, đặc biệt ở bậc cao đẳng và đại học đã trở thành một nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường lao động như hiện nay, nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu luôn luôn được đặt ra đối với ngành giáo dục cũng như đối với mỗi trường cao đẳng, đại học. Chất lượng đào tạo hệ đại học chính quy của trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động ở một mức độ nhất định Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 73 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 nhưng chưa cao. Do đó, để đáp ứng mục tiêu: “Xây dựng nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin ở tất cả các cấp đào tạo”, vì lợi ích của người học, lợi ích của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và lợi ích của chính bản thân nhà trường thì việc nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo là một vấn đề cấp thiết rất cần được quan tâm. 3.2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin phù hợp với nhiệm vụ của trường trong từng giai đoạn, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế: - Quy mô đào tạo hàng năm: 5500 - 6000 học sinh - sinh viên, liên kết đào tạo: từ 600 - 800 sinh viên, bồi dưỡng và tập huấn: 500 - 800 học viên. - Chất lượng và hiệu quả đào tạo được nâng cao: Sinh viên lên lớp, tốt nghiệp hằng năm đạt từ 95% trở lên trong đó khá, giỏi, xuất sắc trên 45%, cán bộ do trường đào tạo khi ra trường được xã hội sử dụng trên 90% trong đó trên 70% phát huy tốt chuyên môn đào tạo. - Tập trung mọi nguồn lực xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của một trường Đại học. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.3.1. Tiếp tục xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo 3.3.1.1. Căn cứ hình thành giải pháp Chương trình đạo tạo được ví như bản thiết kế sản phẩm, đó là sự cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, là căn cứ để triển khai hoạt động giảng dạy, nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo ở mọi cấp học và ngành học. Bất kỳ một chương trình đào tạo nào cũng phải đảm bảo thực hiện được mục Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 74 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Vì vậy, yêu cầu một chương trình đào tạo mới phù hợp với sự phát triển của thực tế xã hội, một chương trình đào tạo mới tăng tính chuyên sâu về môn học và một chương trình đào tạo mới đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực nghiệm và gắn với thực tế xã hội Việt Nam là vô cùng cần thiết. Về cơ bản, chương trình đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã được thiết kế phù hợp với yêu cầu của Bộ giáo dục đào tạo, với đòi hỏi chuyên môn của từng ngành nghề và với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do quy mô đào tạo của nhà trường tăng cao trong khi số giảng viên có khả năng đứng lớp chưa đáp ứng đủ dẫn đến tình trạng một số môn học phải dạy dồn, dạy ghép, đổi môn ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và chất lượng dạy học. Chính vì vậy nhà trường cần phải đổi mới chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo đó sao cho phù hợp hơn với điều kiện hiện tại của trường. 3.3.1.2. Mục tiêu thực hiện Theo phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo, nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời cũng là định hướng cho người học trong quá trình học tập. Mặt khác nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là phải đào tạo được những đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và của thị trường lao động thường xuyên biến đổi của đất nước. Do vậy, nội dung chương trình đào tạo trong mỗi trường học nói chung phải thường xuyên được phát triển và cập nhật hiện đại hóa cho phù hợp với các công nghệ mà sản xuất đang và sẽ được ứng dụng trong tương lai gần. Làm được điều này nhà trường mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và sinh viên sau khi tốt nghiệp mới có cơ hội tìm được việc làm. Vì vậy để đào tạo có chất lượng vấn đề đầu tiên là phải xác định được mục tiêu đào tạo các ngành nghề và trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, các đơn vị. 3.3.1.3. Các nội dung cần thực hiện Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội Dương Thùy Linh 75 Lớp Cao học QTKD 2011-2013 Để giải quyết vấn đề trên và chủ động trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên cần thực hiện một số giải pháp về chương trình đào tạo như sau: Thứ nhất: Xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu thực tế của xã hội. Sự nghiệp đào tạo nói chung của nước ta dựa trên điểm xuất phát thấp về kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nội dung môn học đã trở nên lạc hậu so với tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của thế giới. Do đó, nó đòi hỏi thay đổi theo hướng hiện đại hoá về mục tiêu và nội dung. Kế hoạch đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên trong những năm tới phải bám sát hơn nữa chương trình đào tạo và nguồn lực đào tạo (Số giảng viên, số sinh viên, cơ sở vật chất,) và phải đảm bảo các yêu cầu:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272123_0441_1951703.pdf
Tài liệu liên quan