MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
I. KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1. Khái niệm ngân hàng thương mại: 2
2. Chức năng của ngân hàng thương mại: 2
2.1. Chức năng trung gian tín dụng: 2
2.2 Chức năng trung gian thanh toán: 3
2.3 Chức năng tạo tiền 3
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
1.Hoạt động tạo lập vốn. 4
1.1 Vốn tự có: 4
1.2 Vốn huy động: 5
1.2.1 Huy động tiền gửi không kỳ hạn: . 5
1.2.2 Huy động tiền gửi có kỳ hạn: . 5
1.2.3 Huy động vốn thông phát hành các chứng chỉ có gi¸: 5
1.3 Vốn vay của các ngân hàng. 6
1.3.1 Vay vốn của các NHTM và các TCTD: . 6
1.3.2 Vay vốn của NHTW: : 6
1.4 Huy động vốn trong thanh toán và vốn khác. 6
1.4.1 Nguồn vốn trong thanh toán:i. 6
1.4.2 Vốn tài trợ ủy thác: 7
2. Hoạt động sử dụng vốn. 7
2.1 Ngân hàng cho vay vốn đối với khách hàng. 7
2.1.1 Cho vay ngắn hạn: . 7
2.1.2 Cho vay trung hạn và dài hạn: . 7
2.2 Hoạt động đầu tư: 8
2.2.1 Đầu tư chứng khoán: . 8
2.2.2 Đầu tư liên doanh liên kết: . 8
3. Mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn 8
III. VAI TRÒ CỦA NHTM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. 9
1. Góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 9
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 9
3. Tạo môi trường thực thi chính sách tiền tệ của Trung ương. 10
4. Là cầu nối kinh tế giữa kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế. 10
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 11
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY. 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Hà Tây. 11
2.Chức năng và nhiệm vụ: 11
2.1 Chức năng huy động vốn : 11
2.2 Chức năng cho vay, đầu tư : 12
2.3 Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác: . 12
3. Cơ cấu Ngân hàng Công thương Hà Tây: 12
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY. 14
1. Công tác quản lý điều hành. 14
1.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hà Tây. 14
1.1.1 Phân theo kỳ hạn: 15
1.1.2 Phân theo loại tiền: 15
1.2.3 Phân theo thành phần kinh tế: 16
1.2 Hoạt động sử dụng vốn: 19
2. Cân đối giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hà Tây 20
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 21
1. Kết quả đạt được của công tác huy động vốn trong năm qua tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây: 21
2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại NHCT Hà Tây: 22
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 24
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN TỚI 24
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY. 24
1 Mở rộng các hình thức huy động vốn:
2 Đa dạng và mở rộng các dịch vụ ngân hàng: 25
3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý: 25
4 Tăng cường công tác marketing: 26
5 Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ: 26
6.Xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 27
7. Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính 27
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 28
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước: 28
2. Đối với Chính phủ 28
KẾT LUẬN 31
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng công thương Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhtm đối với nền kinh tế.
1. Góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc trưng cơ bản của Ngân hàng là cho vay có hoàn trả với một mức lãi suất nhất định và với một thời hạn nhất định, chính điều này đã bắt buộc mọi cá nhân và doanh nghiệp khi vay vốn của Ngân hàng phải cân nhắc và phải sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả nhất, để có thể bảo toàn vào sinh lợi được vốn đó, sau đó phải trả vốn vay và lãi đúng thời hạn. Đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường công tác hạch toán, giảm chi phí sản xuất nhưng phải tăng chất lượng sản phẩm và tăng vòng quay của vốn. Qua đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trước khi quyết định một món vay Ngân hàng thường tiến hành thẩm định tín dụng, chỉ thực hiện cho vay đối với những cá nhân, doanh nghiệp phải có sự sắp xếp, bố trí tổ chức sản xuất phù hợp, để có cơ hội vay vốn của Ngân hàng, đây chính là động lực, là cơ sở giúp cho việc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, qua đó tăng hiệu quả nền kinh tế.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Ngân hàng thương mại bằng hoạt động của mình đã thức hiện việc phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia.Từ đó tạo điều kiện cho những vùng kinh tế chưa phát triển có điều kiện tiếp cận và sử dụng vốn một cách hiệu quả để phát triển kinh tế của vùng. Tạo điều kiện cho các vùng trong nước phát triển kinh tế đồng đều từng bước chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
3. Tạo môi trường thực thi chính sách tiền tệ của Trung ương.
Để thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương phải sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ...Chính các NHTM là “môi trường” để NHTW sử dụng các công cụ này. Mặt khác NHTM còn là tổ chức phải chấp hành những quy định trong nội dung của các công cụ chính sách tiền tệ và đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của các chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Thông qua các NHTM, NHTW phát hành thêm hoặc thu hồi bớt tiền từ lưu thông về.Cũng thông qua NHTM sự biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái ... của nền kinh tế được phả hồi về NHTW để NHTW có các giải pháp điều tiết phù hợp theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
4. Là cầu nối kinh tế giữa kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế.
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho việc hoà nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới cùng với chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới thì hoạt động của các Ngân hàng thương mại được mở rộng và thúc đẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nước. Với hoạt động rộng khắp của mình, các ngân hàng có khả năng được nguồn vốn từ các cá nhân và các tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm được nguồn vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách rễ dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Chính từ sự mở rộng các quan hệ quốc tế mà nền kinh tế trong nước có sự thâm nhập vào thị trường quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Chương II
thực trạng hoạt động huy động vốn ở ngân hàng công thương hà tây
I. khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây.
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Hà Tây.
Ngân hàng Công thương Hà Tây là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 53 NĐ-HĐBT (nay là Chính phủ). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988 gọi là Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Sơn Bình, có trụ sở tại Thị xã Hà Đông và có một chi nhánh Ngân hàng Công thương trực thuộc tại Thị xã Hoà Bình.
Ngày 9 tháng 10 năm 1991, Tỉnh Hà Sơn Bình được Quốc hội quyết định tách ra thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 127QĐ-NHNNVN về việc giải thể Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây ngày 30 tháng 8 năm 1991 và chi nhánh Ngân hàng Công thương tại Thị xã Hoà Bình chuyển sang thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định chuyển giao có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1991.
2. Chức năng và nhiệm vụ:
Ngân hàng công thương Hà Tây có chức năng nhiệm vụ sau:
2.1 Chức năng huy động vốn :
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm tích luỹ…
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu…
2.2 Chức năng cho vay, đầu tư :
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Tài trợ và cho vay hợp vốn với những dự án lớn, tham gia hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, uỷ thác của các tổ chức Quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các Hiệp định tín dụng khung.
- Thầu chi và cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và Quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường trong nước và Quốc tế…
2.3 Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác: Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ phần lớn cho doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu. THực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chứ tín dụng trong và ngoài nước, tư vấn đầu tư mua trả góp, các dịch vụ lữ hành...Kinh doanh ngoại hối mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý, chiết khấu các loại giấy tờ có giá.
3. Cơ cấu Ngân hàng Công thương Hà Tây:
Cơ cấu Ngân hàng Công thương Hà Tây gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 8 phòng với 8 trưởng phòng, Điểm giao dịch Số 1 và Điểm giao dịch Số 2, tổng số cán bộ là 80 người. Trình độ học vấn : 1 tiến sĩ kinh tế, 3 thạc sĩ kinh tế, 66 người
trình độ Đại học, còn lại có trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
Bảng 2.1 : sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT Hà Tây
P. Tiếp thị tổng hợp
P.Tiền tệ kho quĩ
P.thông tin điện toán
P.khách cá nhân
P.khách hàng DN
Phòng Tài trợ thương mại
Phòng Kế toán giao dịch
Điểm giao dịch số 1
P.Giao dịch số 12
Ban giám đốc
P.Tổ chức hành chính
Điểm gi
Quỹ tiế kiệm số 18
3.1 Ban giám đốc Ban giám đốc trực tiếp ra các quyết định, hướng dẫn thi hành và quản lý hoạt động của tất cả các phòng ban tại Hội sở và phòng giao dịch. Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, mục tiêu của Ngân hàng Công thương Hà Tây là: “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”.
3.2 Phòng Kế toán giao dịch: Là bộ phận thanh toán liên hàng và bộ phận thanh toán bù trừ. Chức năng chính của phòng kế toán là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng trong hệ thống và ngoài hệ thống. Thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện hành (thanh toán giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến mở tài khoản, bộ phận chi tiêu, theo dõi các tài khoản khi đến hạn thì báo cho các phòng ban liên quan, thu lãi định kỳ đối với khách hàng).
3.3 Phòng Tài trợ thương mại : Có chức năng phát hành, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tính dụng nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/P), chuyển tiền trong nước và Quốc tế, chuyển nhanh Western Union, thanh toán uỷ thu, uỷ nhiệm chi séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua thanh khoản, chi trả kiều hối…
3.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Tổ chức phân tích,thẩm định các dự án cho các doanh nghiệp vay, hoàn thiện hồ sơ cho vay bảo lãnh,cấp tín dụng cho hách hàng.Chỉ đao kiểm tra phân tích hoạt động tín dụng phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm ra nguyên nhânvà cách giải quyết kịp thời.
3.5 Phòng Khách hàng cá nhân: cũng có chức năng giống phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng chỉ quản lý các khác hàng là cá nhân.
3.6 Phòng Thông tin điện toán: Tổng hợp thống kê và lưu trữdữ liệu. Làm nhiệm vụ tin học khắc phục những trục trặc kỹ thuật đảm bảo sự thông suốt các hoạt động tin học của chi nhánh.Xử lý nghiệp vụ phat sinh.
3.7 Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng có chức năng cất giữ, bảo quản, kiểm đếm, kiểm soát tiền. Đồng thời là nơi bảo quản các giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp của khách hàng.
3.8 Phòng Tiếp thị tổng hợp : Tham mưu cho giám đốc về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.Xây dựng và theo dõi tiến độ thực hiện kinh doanh của đơn vị trực thuộc.Tổng hợp kịp thời kết quả kinh doanh hàng ngày của chi nhánh.Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tuyên truyền quảng bá và các công tác liên quan đến công tác tiếp thị
3.9 Phòng Tổ chứchành chính: Chức năng chính của phòng là quản lý nhân sự, lư trữ các văn bản pháp luật. Trực tiếp quản lý con dấucủa ngân hàng. Xét duyệt nâng bậc lương, chỉ đạo điều hành quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm miễn nhiệm kỷ luậtcán bộ, tuyển dụng cán bộ trong cơ quan. Phát động các phong trào thi dua, quản lý hồ sơ cán bộ và làm các công việc văn thư, lễ tân khác.
II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương Hà Tây.
1. Công tác quản lý điều hành.
Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hà Tây.
Bảng 2.2: tình hình huy động vồn tại nhct hà tây
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Tổng số
Số %
Tổng số
Số %
Tuyệt đối
tương đối
Tổng nguồn
686,246
100%
777,923
100%
91,677
13.36%
1, Theo kỳ hạn
686,246
100%
777,923
100%
91,677
13.36%
Không kỳ hạn
193,549
36.93%
336,533
43.04%
143,084
73.96%
Có kỳ hạn
492,697
63.07%
443,126
56.96%
-49,671
-10.08%
2, Theo loại tiền
686,246
100%
777,923
100%
91,677
13.36%
VNĐ
435,080
63.40%
569,494
73.21%
134,414
30.89%
USD
251,166
36.60%
208,429
26.79%
6,737
2.68%
3,Theo thành phần KT
686,246
100%
777,923
100%
91,677
13.36%
Tiền gửi dân cư
296,725
43.24%
378,482
48.65%
81,757
27.55%
Tiền gửi TCKT
203,418
29.64%
335,183
43.09%
131,765
64.78%
Vay các TCTD
120,000
17.49%
60,000
7.71%
-60,000
-50%
Phát hành giấy tờ có giá
66,103
9.63%
4,258
0.55%
-61,845
93.56 %
Đơn vị : triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2006 – 2007)
Huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng công thương Hà Tây nói riêng. Vì vậy trong những năm gần đây ngân hàng đã luôn chủ động tích cực phát triển công tác huy động vốn. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta đi phân tích:
Phân theo kỳ hạn:
-Nguồn tiền gửi có kỳ hạn: luôn chiếm tỷ trọng lớn.Trong năm 2007 vốn huy động được là 443,126 triệu đồng giảm hơn so với năm 2006 là 49,671 triệu đồng (tương đương 10.08%). Đây là khoản tiền gửi ngăn hạn của dân cư, giúp ngân hàng cho vay nhưng khoản vay ngắn hạn với hiệu quả tối ưu.Nhưng trên thực tế nguồn tiền gửi này đang giảm mạnh. Vì vây ngân hàng cần có các giải pháp giải quyết kịp thời bởi nếu như lượng cho vay ngắn hạn nhiều hơn vốn huy động được thì ngân hàng sẽ phải lấy từ nguồn vốn trung và dài hạn. Như vậy có thể dẫn tới bị thua lỗ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
-Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng năm 2007 huy động được là 336,533 triệu đồng tăng 143,084 triệu đồng (tương đương 73.9%).nguồn vốn này tăng chủ yếu là do tài khoản thanh toán của các TCKT gửi tiền vào chỉ nhằm mục đích thanh toán nên tính ổn định không cao. Vì vậy ngân hang nên thận trong khi sử dụng nguồn vốn này.
Phân theo loại tiền:
Tình trạng huy động vốn bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ở Ngân hàng Công thương Hà Tây trong các năm luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn và có xu hướng giảm dần so với VNĐ trong tổng nguồn gửi tiết kiệm. Cụ thể, trong năm năm 2007 chỉ còn 26.793% tăng 6,737 triệu (tương đương 2.68%) so với năm 2006. Về đồng VNĐ thi luôn chiếm tỷ lệ cao năm 2006 chiếm 63.4% trong tổng nguồn năm 2007 chiếm73.21%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là do đồng USD trên thị trường có sự sựt giảm mạnh, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi của đồng VNĐ so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ...Do tâm lý của dân cư với những người có ít ngoại tệ thì họ thường để ở nhà để đề phòng những trường hợp khi có chi tiêu đột suất, họ cất giữ như vàng, vì thực tế các đồng ngoại tệ, đặc biệt là ngoại tệ mạnh hầu như không mất giá mà lại có xu hướng tăng lên so với tiền Việt Nam. Còn với những người có trong tay một khối lượng ngoại tệ lớn thì đối với họ tiền lãi ít có ý nghĩa và họ sợ gửi Ngân hàng khi rút ra gặp nhiều phiền phức. Do vậy, dẫn đến tình trạng luôn luôn tồn tại một khối lượng lớn ngoại tệ nằm ngoài lưu thông. Do trên địa bàn Thành phố hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng cả trong và ngoài nước, nên tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt trong các hoạt động huy động vốn, mà đặc biệt là huy động vốn bằng ngoại tệ. Chính vì điều này mà nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây sẽ bị hạn chế nhiều.
Nguồn ngoại tệ sụt giảm gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng.Trong thời gian tới ngân hàng cần đưa ra biện pháp nhằm đẩy mạnh nguồn vốn huy động ngoại tệ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
1.2.3 Phân theo thành phần kinh tế:
*Nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư :
Đối với các NHTM nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn có tính ổn định cao và chiếm tỷ trọng lớn trong thực hiện đầu tư. Qua bảng 3.2 ta thấy nguồn tiền này tăng đều theo các năm chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006 huy động được là 296,725 triệu đồng sang đến năm 2007 đạt 378,482 triệu đồng (tương đương 49.2%) và tăng 28.99% so với năm 2006 điều này cho thấy mức ổn định của nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư. Đây là loại tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi của ngân hàng.
Bảng 3.2: cơ cấu nguồn tiền gửi dân cư (2006 – 2007)
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Số %
Tổng số
Số %
Tổng nguồn
296,725
100%
378,482
100%
Không kỳ hạn
345.000
0.116%
6.000
0.002%
Dưới 12 tháng
156,028
52.583%
220,411
58.236%
Từ 12 đến 24 tháng
133,298
44.923%
154,116
40.719%
Từ 24 tháng trở lên
7,054
2.378%
3,949
1.043%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2005 – 2006 – 2007)
Ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn luôn đạt mức trên 90% trong tổng nguồn tiền tiết kiệm tăng trưởng mạnh đặc biệt năm 2007 đạt 378,482 triệu đồng.Qua đây thấy chính sách của NH trong việc huy động nguồn tiền từ dân cư đã đạt được hiệu quả đáng kể. Với một tỷ trọng như vậy trong nguồn vốn tiết kiệm, nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn này có thể bảo đảm đầy đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng trong những thời hạn nhất định và Ngân hàng hoàn toàn có được sự chủ động trong việc sử dụng nguồn này.Tuy nhiên, đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nhất trong các loại tiền tiết kiệm nên Ngân hàng muốn sử dụng nguồn này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí cho việc huy động loại tiền này tránh việc nâng lãi suất quá cao ảnh hưởng đến lãi suất cho vay.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn tiền tiết kiệm, cụ thể là: năm 2006 huy động được 0.116% chưa đến mức 1% năm 2007 chỉ ở con số : 0.002% trên tổng nguồn vốn tiết kiệm. Điều này cho ta thấy sự mất cân đối lớn giũa hai loại tiền này. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp điều chỉnh thích hợp vì nguồn tiết kiệm không kỳ hạn này có lãi suất rất thấp tính ổn định không cao bằng nguồn tiền tiết kiệm có kỳ hạn nhưng lại ổn định hơn nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chúc kinh tế.
*Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Qua bảng 2.2 ta thấy: nguồn vốn huy động từ các TCKT có một chuyển biến rõ rệ. Năm 2006 ngân hàng chỉ huy động được 203,418 triệu đồng chiếm 29.64% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2007 ngân hàng đã huy động được 335,183 triệu đồng chiếm 43.09% tổng nguồn vốn huy động và tăng 64.78%so với năm 2006, quy mô huy động tăng cả về chất và lượng điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động trong việc tiếp cận với các TCKT. Tuy nhiên ,kết quả nay chưa khăng đinh rằng hoạt động huy động vốn của ngân hàng là hiệu quả. Để thấy rõ hiệu quả của hoạt động huy động vốn từ TCKT ta phân tích bảng sau :
Bảng 4.2 cơ cấu nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Số %
Tổng số
Số %
Tổng số
Số %
Không kỳ hạn
156,472
81.33%
193,204
94.98%
330,533
98.61%
Dưới 12 tháng
3,951
2.05%
905,000
0.44%
4,650
1.39%
Từ 12 đến 24 tháng
31,987
16.62%
9,309
4.58%
-
Từ 24 tháng trở lên
-
-
-
Tổng nguồn
192,409
100%
203,418
100%
335,183
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2005 – 2006 – 2007)
Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy: Năm 2005, 2006 lượng tiền gửi không kỳ hạn lần lượt đạt mức 156,472 triệu đồng và 193,204 triệu đồng (tương đương 81.33% và 94.98% so với tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế); Năm 2007 đạt 280,037 triệu đồng, tương đương với 98.61% tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất. Nhưng tính ổn định của nó cũng rất thấp vì nó luôn biến động, do khách hàng gửi vào đây với mục đích thanh toán nên họ có thể rút ra để chi trả, thanh toán bất cứ lúc nào, mà ngân hàng không được phép từ chối. Vì vậy sử dụng nguồn vốn này ngân hàng phải thận trọng, nếu không sẽ gặp rủi ro lớn.
Bên cạnh đó, ta thấy nguồn tiền gửi có kỳ hạn lại có tỷ trọng thấp đặc biệt là năm 2007 chỉ huy động được 4,650 triệu đồng (tương đương 1.39% so với tổng tiền gửi ) trong đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là không huy động được. Điều này cho thấy ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.Tình trạng này làm giảm sức cạnh tranh và giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Trong thời gian tới ngân hàng cần phải giảm tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ TCKT và tăng tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn từ các TCKT để nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
*Vay các TCTD:
Tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, tỷ trọng từ nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trong tổng nguồn là nhỏ, năm 2006 vay 120,000 triệu đồng (tương đương 17,486% so với tổng số vốn huy động).Trong năm 2007 tính đến ngày 31/12 các khoản vay là 60,000 triệu đồng đều vay từ các định chế tài chính, và bằng 7.713% trong tổng số nguồn vốn huy động. Như vậy, năm 2007 quy mô vốn huy động của Ngân hàng Công thương Hà Tây là khá lớn và đạt hiệu quả kinh doanh với 60,000 triệu đồng vay từ các định chế tài chính phần nào giúp cho khả năng thanh khoản và đáp ứng đầu tư cho vay.
*Phát hành giấy có giá trị:
Thực tế, việc huy động nguồn tiền loại này ở Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây vào năm 2007 chưa được cao, cụ thể chỉ đạt mức 4,259 triệu đồng, chiếm 0.593% tổng số vốn huy động giảm 50% so với năm 2006. Tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian vừa qua Ngân hàng không sử dụng hết vốn huy động. Do vậy, nhu cầu về vốn huy động không cần đến vốn từ phát hành kỳ phiếu, nên Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây đã ngừng phát hành kỳ phiếu, do vậy khách hàng chuyển sang gửi tiền tiết kiệm nên số lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao, còn số tiền gửi kỳ phiếu chiếm tỷ lệ nhỏ.
1.2 Hoạt động sử dụng vốn:
Bất cứ ngân hàng nào cũng hoạt động theo nguyên tắc “Đi vay để cho vay”, tức là huy động vào phải sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng. Điều đó cho thấy nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế một cách hợp lý giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng của mình.
Bảng 5.2: tình hình sử dụng vốn của Nhct Hà tây
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
So sánh tuyệt đối
So sánh tương đối
Tổng dư nợ
229,359
310,832
81,023
35.33%
Doanh số cho vay
477,833
630,000
152,167
31.85%
Doanh số thu nợ
407,537
549,554
142,017
34.85%
Nợ quá hạn
2,875
3,400
525
18.26%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2005 – 2006 – 2007)
Tổng dư nợ đạt năm 2007 đạt 229,359 triệu đồng tăng 81,023 triệu đồng (tương đương 35.33%so với năm 2006.
Việc đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh kết hợp với việc phát triển các nghiệp vụ dịch vụ Ngân hàng nên số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng lớn. Doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây trong năm 2007 là: 630,000 triệu đồng tăng 152,167 triệu đồng so với năm 2006, cho thấy sự mở rộng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng tính đến thời điểm cuối năm 2007 luôn trong tình trạng không sử dụng hết vốn huy động và đã điều chuyển vốn về Ngân hàng Trung ương. Từ những số liệu này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả khá cao.Năm 2007 doanh số thu nợ là 407,537 triệu đồng tăng 152,167 triệu đồng (tương đương 31.85%) so với năm 2006.
Nợ quá hạn năm 2006 là 2,875 triệu đồng năm 2007 nợ quá hạn là 3,400 triệu đồng tăng 525 triệu đồng (tương đương 18,26%). Ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng như vậy là tương đối thấp. Có được kết quả này là do ngân hàng đã quan tam hơn đén công tác thẩm định vốn và đặc biệt là việc thu hồi nợ để không kéo dài trở thành nợ xấu dẫn đến không thu hồi được vốn.
2. Cân đối giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hà Tây
Trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây đã không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng luôn bám sat để năm bắt nhu cầu về vốn từ đó đưa ra những chiến lược nhằm mở rộng hình thức hoạt động của mình, tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong các lĩnh vực như: huy động vốn, sử dụng vốn...Tuy vậy muốn biết ngân hàng hoạt động thực sự hiệu quả hay không ta có thể thấy được qua bảng cân đối giữa huy độn vốn và sử dụng vốn.
Bảng 6.2: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Tăng giảm
Số tiền
%
Tổng vốn huy động
686,246
777,923
91,677
13.36%
Doanh số cho vay
477,833
630,000
152,167
31.85%
Hệ số sử dụng vốn
0.696
0.810
-
-
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm, nguồn vốn huy động đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay bởi hệ số sử dụng vốn là trên mức trung bình năm 2006 là 0.696 và năm 2007 là 0.810. Những con số này cho thấy ngân hàng đó giữ khá ổn định sự cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn, nó cũng giúp phần đảm bảo an toàn thanh toán cho ngân hàng.Tuy nhiên, ta cũng thấy sự tăng trưởng của hoạt động sử dụng vốn có phần tăng trưởng nhanh hơn so với hoạt động sử dụng vốn. Điều này có nghĩa là ngân hàng cần có các chính sách phù hợp để tăng cường hoạt động huy động vốn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự biến động của thị trường. Đặc biệt là trong thời gian tới với sự biến động mạnh mẽ của thị trường tiền tệ, sự nóng lên chưa từng thấy trong nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ khan hiếm.Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Đây là một thách thức lớn đối với tất cả các ngân hàng.
III. Đánh giá về công tác huy động vốn của ngân hàng công thương Hà Tây
1. Kết quả đạt được của công tác huy động vốn trong năm qua tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây:
Trong năm qua, chi nhánh tỉnh Hà Tây luôn nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn, làm tốt công tác huy động tiền gửi dân cư. Huy động vốn trên cơ sở phục vụ các ban quản lý dự án, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng làm cơ sở thay đổi lãi suất đầu vào có lợi cho công tác kinh doanh. Tích cực huy động các nguồn vốn của TCKT và của Doanh nghiệp. Các Điểm giao dịch đều được trang bị công nghệ hiện đại khi giao dịch với khách hàng. áp dụng các biện pháp tiếp thị đa dạng, chăm sóc khách hàng truyền thống như: áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và hợp lý, tặng quà khuyến mại, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện thu – chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng, chi lương tại đơn vị cho người lao động, ký kết các hợp đồng gửi tiền, đảm bảo thực hiện thanh toán nhanh, chính xác, an toàn ngay trong ngày
Kết quả là: Tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác đến năm 2007 đạt 777,923 tỷ đồng tăng 13.9% so với năm 2006
-Nguồn vốn VNĐ tăng 85.1%; nguồn vốn ngoại tệ tăng 9.7%;
-Tiền gửi TCKT tăng 96.12%; tiền gửi dân cư tăng 43.29%.
- Đạt 91% kế hoạch được NHCT Việt Nam giao.
Đạt kết quả trên có sự phối kết hợp và đổi mới phong cách làm việc có hiệu quả của tập thể và cá nhân đã tận tụy với công việc, với khách hàng không kể ngoài giờ, thường xuyên nắm thông tin, tiếp cận khách hàng.
2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại NHCT Hà Tây:
Sau khi xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Ngân Hàng Công thương Hà Tây trong thời gian qua, mà đặc biệt là tình hình huy động vốn, bên cạnh những thành tựu đạt được nói trên thì ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33467.doc