MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY DÀI HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY DÀI HẠN CỦA NHTM 1
1.1. Nghiệp vụ cho vay dài hạn của NHTM 1
1.1.1. Khái niệm về cho vay dài hạn 1
1.1.2. Hoạt động cho vay dài hạn của NHTM 1
1.1.3. Điều kiện và quy trình cho vay theo dự án 1
1.2. Chất lượng thẩm định dự án cho vay dài hạn và các tiêu chí xác định chất lượng thẩm định dự án cho vay dài hạn 2
1.2.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định dự án cho vay dài hạn . 3
1.2.2. Các tiêu chí xác định chất lượng dự án cho vay dài hạn 3
1.2.3. Nội dung thẩm định 6
1.3. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng thẩm định 7
CHƯƠNG 2 10
THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG & DÀI HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CỦA NHTM CP AN BÌNH CH NHÁNH HÀ NỘI 10
2.1. Khái quát về NHTM CPAn Bình Chi nhánh Hà Nội 10
2.1.1. Sự ra đời của NHTM Cổ Phần An Bình Chi nhánh Hà Nội 10
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 12
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 12
2.2. Thực trạng cho vay và thẩm định dự án cho vay của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội 15
2.2.1. Thực trạng cho vay trung và dài hạn 15
2.2.2. Ví dụ: Về thẩm định dự án 16
2.2.3. Đánh giá về quy trình thẩm định 22
2.3. Một số nhận xét về cho vay và thẩm định dự án cho vay của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội 24
2.3.1. Kết quả 25
2.3.2. Hạn chế 26
2.3.3.Nguyên nhân 27
CHƯƠNG 3 29
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 29
3.1. Định hướng công tác tín dụng và thẩm định dự án cho vay của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội 29
3.2. Một số giải pháp 30
3.2.1. Thể chế hoá nội dung, quy trình và thẩm định 30
3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 30
3.2.3. Thu thập và phân loại thông tin 31
3.2.4. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực 32
3.2.5. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ 33
3.3. Một số kiến nghị 33
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( NHNN VN ) 33
3.3.2. Kiến nghị với NHTM CP An Bình 35
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các ngành có liên quan 35
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt như: Cho vay tiêu dùng thế chấp, Cho vay tiêu dùng tín chấp, Cho vay mua nhà/đất, xây/sửa nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động, Cho vay đi du học... các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất linh hoạt... và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. Nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng, ABBANK đang tiến tới việc triển khai tặng kèm bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm Previor cho người vay đối với các sản phẩm chủ đạo như Cho vay mua nhà/đất, xây/sửa nhà... Khách hàng sẽ được bảo hiểm toàn diện trong trường hợp rủi ro tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn, với số tiền bảo hiểm tương đương số tiền gửi tiết kiệm.
Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.
Định vị sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức; đảm bảo chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Ngay từ khi thành lập NHTM Cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội đã đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức và giáo dục đào tạo. Đặc biệt trong những năm gần đây NH chú trọng tới việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhằm thích ứng với môi trường trong nền kinh tế thị trường mở cửa. Kết quả NH đã có một cơ cấu tổ chức rất khoa học và phù hợp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức NH An Bình – Chi nhánh Hà Nội
(Thời điểm tháng 12/2009)
Phòng tín dụng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế toán
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng giao dịch
Phó giám đốc
Giám đốc
(Nguồn: Phòng hành chính NH An Bình – Chi nhánh Hà Nội)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Là một trong những chi nhánh mới được thành lập nhưng NHTM Cổ Phần An Bình Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Thứ nhất là kết quả hoạt động kinh doanh
BẢNG 1.2. KẾT QUẢ KINH DOANH
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
STT
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2009
So với 2008
% so với KH
I.
Tổng tài sản
13.393.838
17.174.119
-22%
90%
II.
Vốn điều lệ
2.705.882
2.300.000
18%
95%
III.
Cho vay
6.538.980
6.878.135
-4%
95%
IV.
Huy động
7.145.068
6.776.279
5%
95%
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
1.494.823
1.102.138
35%
71%
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
1.223.981
777.777
57%
67%
V.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
90.431
275.277
-67%
97%
VI.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
25.018
44.510
-43%
128%
VII.
Lợi nhuận trước thuế
65.413
230.767
-72%
88%
VIII.
Chi phí thuế TNDN
16.006
69.017
-77%
IX.
Lợi nhuận sau thuế
49.407
161.750
-69%
( Nguồn: Phòng Tín Dụng NH An Bình - Chi nhánh Hà Nội)
Thu nhập dịch vụ: tăng trưởng 290%, một phần nhờ hoạt động thu phí tín dụng, phí ngoại hối tăng trưởng gấp 3 lần năm trước, bảo lãnh tăng trưởng 4 lần năm trước.
Thu nhập đầu tư giảm 54% so với năm trước do tình hình khó khăn chung của thị trường.
Chi phí hoạt động tăng 68% so với năm 2008:
+ Do chiến lược phát triển mạng lưới tập trung vào cuối năm 2008 làm cho chi phí hoạt động năm 2009 tăng so với năm 2008.
+ Do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nên lượng tiền huy động khan hiếm; các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do ảnh hưởng của lạm phát khiến lượng tiền gửi thanh toán (khoản tiền gửi trả lãi không kỳ hạn) giảm mạnh. Để bù đắp lượng tiền thiếu hụt, ngân hàng phải tăng cường huy động tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức và cá nhân khiến chi phí trả lãi tăng nhanh, riêng chi phí bảo hiểm tiền gửi tăng 233%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 65,4 tỉ đồng, đạt 88% kế hoạch điều chỉnh.
Do những khó khăn trong năm 2009, Ngân hàng đã thực hành tiết kiệm và cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí hành chính 15%. Toàn ngân hàng thực hiện cắt giảm lương từ 3% đến 9% từ cấp nhân viên đến Ban điều hành.
Thứ hai là kết quả huy động vốn
Đối với bất kỳ một ngân hàng nào thì hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động chủ yếu. Huy động vốn dưới nhiều hình thức có hiệu quả giúp cho NH có thể có một nguồn tiền lớn để cho vay hoặc sử dụng vào nhiều mục đích nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Do vậy để tìm kiếm được nguồn huy động và cho vay có hiệu quả đó là thước đo cho sự thành công trong kinh doanh của một ngân hàng. Kết quả công tác huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua những phân tích số liệu sau:
BẢNG 2.2. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
So sánh 2008/2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Huy động từ dân cư
234
60.6
270
70.2
36
15.4
Huy động các tổ chức
152
39.4
157
29.8
5
3.3
Tổng vốn huy động
386
100
427
100
41
10.6
( Nguồn: Phòng Tín Dụng NH An Bình - Chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng báo cáo trên ta thấy hoạt động huy động vốn trong 2 năm qua đều có sự tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là 6 tháng năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động đạt 427 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 41 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng VNĐ đạt 10.6%, đặc biệt nguồn huy động từ dân cư đạt 270 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng 15.4%. Đối với khách hàng, đặc biệt là dân cư chi nhánh áp dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như: tiết kiệm dự thưởng, chương trình khuyến mại “Nhận tiền ngày xuân, đón quà lộc Tết”…với nhiều hình thức trả lãi. Nguồn huy động của các tổ chức đều tăng chứng tỏ uy tín cũng như chính sách chỉ đạo lãi suất phù hợp của NH An Bình. Từ đó thu hút các tổ chức kinh tế ngày càng đông và ổn định.
2.2. Thực trạng cho vay và thẩm định dự án cho vay của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Thực trạng cho vay trung và dài hạn
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ CHỈ TIÊU DƯ NỢ
( Đơn vị: tỷ đồng, % )
TT
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
31/12/2009
KH 2009
1
Tỷ lệ nợ xấu
15.45%
3.45%
4.43%
4.5%
2
Tỷ lệ dư nợ TDH/ TDN
40.05%
49.5%
58.5%
64.5%
3
Tỷ lệ dư nợ NQD/ TDN
66%
85.5%
104%
95%
4
Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ TDN
79.5%
75%
95.5%
85.5%
5
Tỷ lệ dư nợ bán lẻ/ TDN
-
-
4.2%
5.25%
(Nguồn: Phòng Tín Dụng NH An Bình Chi nhánh Hà Nội 2007 – 2009)
- Tỷ trọng nợ xấu: 4.43% tăng 0.98% (KH: 4.5%)
- Tỷ trọng nợ quá hạn: 4.44% tăng 2.95% so với năm 2008
- Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: 95.5% tổng dư nợ, tăng 20.5% so với năm 2008, đạt kế hoạch NHTM Cổ Phần An Bình giao (KH: 90%)
- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh: 95% tổng dư nợ, tăng 18% so với năm 2008, đạt kế hoạch NHTM Cổ Phần An Bình giao (KH: 95%)
- Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn: 58.5% tổng dư nợ, tăng 6% so với năm 2007, đạt kế hoạch NHTM Cổ Phần An Bình giao (KH: 64.5%)
- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / tổng dư nợ là: 4.2% (KH: 5.25%)
Tóm lại, kết quả về hoạt động cho vay của chi nhánh có nhiều tiến triển, chủ yếu phuc vụ cho vay theo dự án nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế và giảm thiểu rủi ro tín dụng do việc thay đổi cơ cấu kinh tế.
2.2.2. Ví dụ: Về thẩm định dự án
Giới thiệu chung về doanh nghiệp
* Tên khách hàng : Công ty TNHH Anh Trung
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Trụ sở : 540 Đường Láng - Phường Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004178 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/12/2004, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 06/09/2008
* Ngành nghề kinh doanh:
+Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách
+Kinh doanh bất động sản
+Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng cơ sở hạ tầng
+Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, vật liệu xây dựng
+Sản xuất kinh doanh các sản phẩm, vật liệu xây dựng và hàng thủ công mỹ nghệ từ các loại đá, gỗ, kim loại.
+Sản xuất đá xẻ, đá granite, hoàn thiện đá, cắt đá tạo hình theo yêu cầu xây dựng, cột đá, đế cột…
* Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 6,8 tỷ
* Đại diện theo pháp luật: Giám đốc Ông Nguyễn Văn Sức
* Mục tiêu của dự án : đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gạch block tự chèn và đá công nghiệp phục vụ thị trường nội địa
* Tổng vốn đầu tư : 11.200.000.000 đồng
* Địa điểm thực hiện dự án: xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
* Thời gian vay 5 năm, ân hạn 9 tháng.
Lãi suất đề nghị: 1%/tháng
* Tài sản đảm bảo: nhà và đất ở tại lô 1+ 16 Khu B - Hoàng Cầu phường Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội
Thẩm định khách hàng vay vốn:
* Về năng lực pháp lý của khách hàng
Doanh nghiệp Anh Trung là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0102004178 do Sở Kế hoạch đầu tư cấp ngày 26/1/2004 thay đổi lần 2 ngày 06/09/2008. Như vậy công ty Anh Trung có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
* Về lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp
Công ty Anh Trung được thành lập và hoạt động được hơn 4 năm, hiện công ty đang thuê một nhà xưởng tại 540 đường Láng Hà Nội với tổng cộng 30 nhân công, 5 máy cắt mài đá, nhân công trực tiếp sản xuất khoảng 22 người còn lại là giao hàng và nhân công trung gian. Là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh công ty đã tạo được số lượng bạn hàng tương đối lớn, khách hàng của công ty chủ yếu là các công trình và cả khách hàng cá nhân rất đa dạng.
* Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 4 năm gần đây được thể hiện tóm tắt qua các bảng báo cáo tài chính sau:
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
244.366
44.079
203.126
3. Phải thu của khách hàng
80.096
129.529
699.588
4. Phải thu khác
11.424
29.935
1.601.524
5. Thuế GTGT được khấu trừ
17.225
735.558
3.991
6. Hàng tồn kho
604.865
802.461
1.149.188
7. Chi phí trả trước ngắn hạn
-
-
10.479
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2.985.139
3.025.610
4.236.492
1. Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
1.176.780
1.223.552
(46.772)
1.316.481
1.125.482
(144.015)
1.112.220
1.316.480
(204.260)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1.808.359
1.896.719
3.042.707
3. Chi phí trả trước dài hạn
-
3.409
81.564
TỔNG TÀI SẢN
3.943.116
4.032.350
7.904.389
A. Nợ phải trả
327.156
400.000
689.327
1. Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn
+ Phải trả người bán
+Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
+ Người mua trả trước
+ Các khoản phải trả khác
327.156
300.000
15.724
-
11.432
-
400.000
400.000
-
-
-
689.327
263.957
90.191
173.766
-
161.413
2. Nợ dài hạn
-
-
-
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.615.960
3.632.350
7.215.062
1. Nguồn vốn kinh doanh
3.615.960
3.632.350
6.800.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
15.960
32.350
415.062
TỔNG NGUỒN VỐN
3.943.116
4.032.350
7.904.389
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
(Đơn vị tính: 1000VND)
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
(Đơn vị: 1000VNĐ)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1. Doanh thu thuần
921.280
1.298.844
2.524.628
2.Giá vốn hàng bán
706.248
1.046.076
1.792.438
3. Chi phí quản lý kinh doanh
203.455
225.403
148.262
4. Chi phí tài chính
0
11.550
7.600
5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kd
11.577
15.815
576.328
6. Lãi khác
304
574
147
7. Lỗ khác
8.Tổng lợi nhuận kế toán
11.811
16.390
576.475
9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để tính thuế TNDN
0
8.320
0
10.Tổng lợi nhuận chịu thuế
11.811
24.710
576.475
11.Thuế TNDN phải nộp
3.802
6.818
161.413
12. Lợi nhuận sau thuế
8.079
17.791
415.062
Khả năng tài chính của doanh nghiệp được tổng kết theo bảng sau:
Năm
2007
2008
2009
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
2,93
2,52
5,32
2. Khả năng thanh toán nhanh
1,03
0,51
3,63
3. Khả năng trả nợ/ tổng tài sản(%)
8,3
9,92
8,72
4. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu(%)
9,05
11,01
9,55
5. Doanh thu/ tổng tài sản
0,23
0,32
0,32
6. Lợi nhuận/ doanh thu (%)
1,29
1,26
2,83
7. Lợi nhuận/ tổng tài sản(%)
0,3
0,41
7,29
8. Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu(%)
0,33
0,45
7,99
Qua bảng phân tích trên cho thấy:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty thời điểm 30/09/2009 là tốt do nợ ngắn hạn của công ty không cao. Công ty dùng toàn bộ vốn tự có để kinh doanh nên khả năng thanh toán của công ty là tốt.…
- Các khoản phải thu của công ty tương đối cao chủ yếu tập trung vào các khoản phải thu khác. Đây là khoản tiền mà công ty ứng trước cho người bán để thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh và một phần các khoản phải thu này là tiền hàng đặt tại các đại lý.
- Mức độ độc lập tài chính của công ty là tốt: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 90% tổng nguồn vốn.
- Khả năng sinh lời của công ty ngày càng cao. Riêng 9 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận của công ty đạt trên 415 triệu đồng. Nhưng nếu so với tổng tài sản (hoặc tổng nguồn vốn) thì khả năng sinh lời vẫn còn ở mức thấp do công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy tại Hưng Yên, vốn đầu tư cao nhưng chưa mang lại hiệu quả kinh doanh.
Như vậy công ty Anh Trung là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, mức độ độc lập tài chính cũng như khả năng thanh toán tốt, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt. Bên cạnh đó Anh Trung còn là doanh nghiệp có quan hệ làm ăn thường xuyên và có uy tín lâu năm với ngân hàng.
* Về phương án trả nợ
Nguồn trả nợ: Công ty dự kiến dùng lợi nhuận và khấu hao từ chính dự án "Xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất" và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hiện tại để trả gốc và lãi cho ngân hàng.
Các tài sản cố định được khấu hao đều trong 14 năm, mức khấu hao cơ bản 1 năm là: 9.670.000.000/ 14 = 690.710.000 đồng
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty. Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai, thì cán bộ thẩm định đã đánh giá mức lợi nhuận trung bình của công ty trong những năm tới sẽ đạt trên 400.000.000 đồng/năm ( Trong 9 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế của công ty đã đạt 415.000.000đồng). Công ty sẽ dùng 90% lợi nhuận (tức là khoảng 360.000.000đồng ) để trả nợ hàng năm cho ngân hàng.
Như vậy nguồn trả nợ của dự án ước tính hàng năm là:
690.710.0000 + 360.000.000 + lợi nhuận hàng năm của dự án
Với nguồn trả nợ trên, dự án hoàn toàn có khả năng trang trải các khoản nợ cả gốc lẫn lãi hàng năm cho ngân hàng
Nếu ABBANK đồng ý cho công ty vay 2.6 tỷ đồng trong vòng 05 năm ân hạn 9 tháng với lãi suất 1 %/ tháng thì :
Trong 9 tháng đầu tiên, lãi công ty phải trả hàng tháng là 26.000.000 đồng/tháng. Theo đánh giá của cán bộ thẩm định, với mức lợi nhuận như hiện nay là trên 415 triệu đồng trong 3 quý/2009 (nghĩa là trung bình công ty đạt trên 46,1 triệu đồng/tháng, chiếm 16% doanh thu) thì công ty hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Trong thời gian tiếp theo, công ty dự kiến trả gốc như sau:
3 tháng sau thời gian ân hạn trả : 5% *2.600.000.000 = 130.000.000đ
Năm thứ 2 trả : 15% * 2.600.000.000 = 390.000.000đ
Năm thứ 3 trả : 20% * 2.600.000.000 = 520.000.000đ
Năm thứ 4 trả : 25% * 2.600.000.000 = 650.000.000đ
Năm thứ 5 trả : 35% * 2.600.000.000 = 910.000.000đ
Lãi được tính trên phần dư nợ thực tế của khoản vay:
(Đơn vị :1000 đồng)
Năm thứ
1
2
3
4
5
Dư nợ đầu kỳ
2,600,000
2,470,000
2,080,000
1,560,000
910,000
Lãi phải trả
312,000
296,400
249,600
187,200
109,200
Gốc phải trả
130,000
390,000
520,000
650,000
910,000
Dư nợ cuối kỳ
2,470,000
2,080,000
1,560,000
910,000
-
* Thẩm định tài chính dự án
- Tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn
Dự toán đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất được duyệt với tổng mức vốn đầu tư là 11.200.000.000 đồng, trong đó:
Vốn cố định 9.670.000.00 VNĐ
+ Chi phí cho việc xây dựng các hạng mục đầu tư 8.070.000.000VNĐ
+ Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị 1.600.000.000 VNĐ Vốn lưu động 1.530.000.000 VNĐ
Vốn lưu động này dùng để trả nguyên vật liệu, trả lương công nhân, chi cho bộ phận quản lý
- Nguồn vốn đầu tư :
+ Nguồn vốn tự có 8.600.000.000 VNĐ
+ Nguồn vốn vay ngân hàng 2.600.000.000 VNĐ
Như vậy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chiếm trên 76% tổng vốn đầu tư của dự án, phù hợp với quy định về cho vay của ngân hàng.
* Kết luận :
- Khách hàng có đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất là khả thi và có hiệu quả
- Môi trường trong lĩnh vực công ty kinh doanh tương đối tốt và có khả năng phát triển cao
- Tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có khả năng hoàn trả nợ
- Nhu cầu sử dụng vốn của công ty là hợp lý và phù hợp với tình hình họat động hiện tại của công ty
- Có tài sản đảm bảo hợp pháp, đảm bảo cho khoản vay theo quy định của ngân hàng
2.2.3. Đánh giá về quy trình thẩm định
Đánh giá về quy trình thẩm định dự án cho vay tại NHTM Cổ Phần An Bình Chi nhánh Hà Nội trên những phương diện sau:
* Về tập hợp tư liệu thông tin:
Nguồn thông tin được thu thập trong quá trình thẩm định ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như trước đây các thông tin về dự án dùng để phân tích được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, gây nên tình trạng là quá trình thẩm định hầu như chỉ xoay quanh việc thẩm định tính hợp lý, tính chính xác của các số liệu thì đến nay thông tin đã có tính nhiều chiều hơn. Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định không chỉ căn cứ vào các tài liệu do khách hàng cung cấp, mà còn căn cứ vào các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, các văn bản luật, thông tin từ bạn hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC). Như vậy tại ABBank công tác thu thập quản lý, phân tích, lưu trữ các dữ liệu về dự án và các dữ liệu liên quan đã được quan tâm chú trọng một cách liên tục và có hệ thống, làm cơ sở cho việc ra các quyết định khách quan và chính xác.
Mặt khác trong điều kiện hiện nay, các cán bộ thẩm định được trang bị và hỗ trợ khá tốt với những phương tiện làm việc cần thiết như máy tính nối mạng, điện thoại giúp cho cán bộ thẩm định nhanh chóng thu thập được những thông tin cần thiết, rút ngắn thời gian thẩm định.
Tất cả những điều đó đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng, làm tăng tính chính xác và độ thuyết phục của các kết quả thẩm định, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà mọi thứ đều liên tục biến đổi và đỏi hỏi phải được cập nhật thường xuyên.
* Về quy trình thẩm định:
Có thể nói quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng trong thời gian qua có những tiến bộ vượt bậc. Từ khi Hội đồng quản trị ban hành "Quy trình nghiệp vụ tín dụng" theo tiêu chuẩn mới, được áp dụng cho nghiệp vụ thẩm định dự án để xem xét cho vay trung và dài hạn hoặc bảo lãnh vay vốn tại ABBank, công tác thẩm định dự án đầu tư đã có những chuyển biến tích cực.
Các bước các công đoạn được quy định khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định hồ sơ vay, thẩm định khách hàng đến thẩm định dự án đầu tư. Quy trình thẩm định rõ ràng như vậy sẽ là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc.
Mặt khác quy trình thẩm định dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.
* Về phương pháp thẩm định:
Phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng ngày càng khoa học và hiện đại. Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như : NPV, IRR, để đánh giá tính hiệu quả của dự án.
Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng khá linh hoạt. Song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với ABBank. Tuy nhiên dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất.
2.3. Một số nhận xét về cho vay và thẩm định dự án cho vay của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Kết quả
Nhìn chung, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội năm 2009 rất thành công. Mà trong sự phát triển đó không thể không kể đến hoạt động cho vay theo dự án. Nền kinh tế càng đi lên thì càng có nhiều dự án ra đời, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho vay theo dự án ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy, sự thành công của hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng là sự thành công của hoạt động cho vay theo dự án. Điều đó có nghĩa là phải kể đến sự đóng góp một phần không nhỏ của thẩm định tài chính dự án. Hay thành công nổi bật nhất của hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại NHTM CP An Bình Chi nhánh Hà Nội trong năm vừa qua đã góp phần vào mở rộng các hoạt động cho vay, nâng cao doanh số cho vay cũng như chất lượng tín dụng, giảm bớt nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.
Có được những kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đã có những bước cải thiện đáng kể trong công tác thẩm định:
- Đội ngũ cán bộ có trình độ: Ngân hàng An Bình có một đội ngũ cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu về kiến thức chuyên môn, về kinh tế thị trường, tài chính ngân hàng đặc biệt là kiến thức về thẩm định dự án cho vay, tình hình đầu tư tại Việt Nam. Điều đó đã giúp cho việc thẩm định dự án được thực hiện một cách toàn diện trên nhiều phương diện, giúp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay của Ngân hàng.
- Thực hiện tốt việc phân cấp thẩm định: Việc phân cấp thẩm định theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng An Bình là khá hợp lý. Ngân hàng đã tiến hành phân cấp trong việc tổ chức thẩm định giữa các chi nhánh và trung ương. Ngân hàng đưa ra mức phán quyết cho vay tối đa của chi nhánh dựa trên cơ sở đặc điểm của từng kinh doanh của từng chi nhánh như khả năng về vốn, về trình độ, về kinh nghiệm trong hoạt động cho vay. Các chi nhánh được quyền ra quyết định trong hạn mức phán quyết về tín dụng đã được quy định của mình. Khi vượt mức phán quyết chi nhánh vẫn tiến hành thẩm định dự án, và chỉ khi dự án có khả thi mới gửi lên Hội sở chính.
- Quy trình, nội dung thẩm định toàn diện
Ngân hàng An Bình đã xây dựng thống nhất một quy trình thẩm định từ Trung ương tới các Chi nhánh. Hoạt động có định hướng có chuẩn mực rõ ràng, chất lượng thẩm định được nâng cao. Trong quy chế cho vay, Ngân hàng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thẩm định, tái thẩm định. Ngoài ra, Ngân hàng An Bình còn có một hệ thống trang thiết bị thông tin hiện đại, luôn đi đầu trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp nói chung và thẩm định dự án cho vay nói riêng.
Trên đây là những đánh giá sơ bộ về những thành tựu đáng khích lệ của hoạt động thẩm định dự án cho vay tại Ngân hàng An Bình Chi nhánh Hà Nội trong những năm vừa qua. Tuy nhiên ngoài những mặt đã đạt được đó thì muốn nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định ngân hàng cần phải khắc phục những hạn chế đang phải đối mặt.
2.3.2. Hạn chế
Nhìn chung, hoạt động thẩm định dự án cho vay tại Ngân hàng An Bình tương đối tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Hay nói cách khác, bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì vẫn còn một số hạn chế trong cồn tác thẩm định cụ thể như sau:
Thứ nhất: Kết quả hoạt động thẩm định mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng và còn có những dự án không hiệu quả đi vào hoạt động. Trên thực tế, có nhiều dự án không khả thi, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ không tốt nhưng Ngân hàng vẫn vay vì dự án có tài sản thế chấp lớn.
Thứ hai: Nhiều dự án rất khả thi, có đầy đủ điều kiện là một dự án sẽ hoạt động rất hiệu quả nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, và chủ dự án lại là những cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26051.doc