NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được xây dựng theo kết cấu gồm 3 phần cơ bản như sau:
Phần I: Phần mở đầu, đặt vấn đề.
Phần II: Phần Phát triển vấn đề.
Phần III: Phần kết luận.
Phần I: Phần mở đầu, đặt vấn đề gồm các nội dung cơ bản sau:
Bối cảnh nghiên cứu;
Mục đích nghiên cứu;
Đối tượng nghiên cứu;
Phạm vi nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu;
Phương pháp nghiên cứu.
Phần II: Phần phát triển vấn đề gồm các chương, mục sau:
Chương Một: Những khía cạnh lý thuyết về chất lượng tín dụng và thực tiễn cạnh tranh tín dụng trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.1 Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát chung về tín dụng ngân hàng
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.3 Các nghiệp vụ tín dụng của NHTM
1.1.4 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ huy động và cho vay của ngân hàng
1.2 Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng của NHTM
1.3. Cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng trong điều kiện lãi suất có giới hạn
1.3.1 Lãi suất có giới hạn – thực tiễn tại Việt Nam
1.3.2 Cạnh tranh tín dụng giữa các NHTM trong điều kiện lãi suất có giới hạn
1.3.3 Ý nghĩa xã hội của cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng thương mại
1.3.4 Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Chương Hai: Nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
2.1 Khái quát về NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.1.3 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.2 Thực trạng về chất lượng tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.2.1 Các văn bản, hướng dẫn mà NHTM cổ phần XNK Việt Nam đang áp dụng
2.2.2 Chất lượng nghiệp vụ huy động vốn
2.2.3 Chất lượng nghiệp vụ sử dụng vốn
2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
2.3.1 Những kết quả đạt được và một số biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân
Chương Ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn hiện nay
3.1 Định hướng hoạt động của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1 Triển vọng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn tới đây
3.1.2 Phương hướng nhiệm vụ của NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần XNK Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các NHTM Việt Nam hiện nay
3.2.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn
3.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay
3.3 Những điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp
3.3.1 Đối với NHTM cổ phần XNK Việt Nam
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
3.3.3 Đối với Nhà nước
Phần III: Phần kết luận
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh lãi suất có giới hạn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearns. Ngày 11/07/2008, cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát ngân hàng IndyMac Bancorp, đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ đô la chỉ trong vòng 11 ngày. Ngày 07/09/2008, cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac. Ngày 15/09/2008, đây là ngày tồi tệ nhất của phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố hai tòa tháp đôi tại Mỹ vào tháng 9 năm 2001, Lehman Brothers bị sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ, Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm, AIG bị mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ có liên quan. Ngày 17/09/2008, cục dự trữ liên bang tiếp tục cung cấp cho AIG vay số tiền 85 tỷ đô la giúp công ty này tránh phá sản. Ngày 20/09/2008, bộ trưởng tài chính Mỹ Paulson công bố kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ đô la. Ngày 21/09/2010, hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa chức năng, đánh dấu sự kết thúc của mô hình ngân hàng đầu tư tại phố Wall. Ngày 22/09/2008, tập đoàn Nokomura Holdings của Nhật trả 525 triệu đô la để thâu tóm hoạt động của Lehman tại Châu Á. Sau đó, Nokomura cũng mua lại Lehman tại Châu Âu và Trung Đông, Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley. Ngày 23/09/2008, Washington Mutual Inc. , ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ với 307 tỷ đô la tổng tài sản cũng chính thức bị sụp đổ. Ngày 29/09/2008, Hạ viện Mỹ bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính. Ngày 01/10/2008, Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu 700 tỷ đô la với một số điểm đã được thay đổi bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm thất thu ngân sách 149 tỷ đô la); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang từ 100.000 đô la lên 250.000 đô la. Ngày 03/10/2008, sau 03 giờ thảo luận, Hạ viện đã bỏ phiếu lần thứ hai thông qua dự luật giải cứu. Không đầy hai giờ sau đó, tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển hóa kế hoạch thành đạo luật. Ngày 4/10/2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý, phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. Ngày 5/10/2008, Bộ trưởng tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. Ngày 6/10/2008, ngay trong đêm chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5 tỷ Euro bằng tiền mặt. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67% Fortis tại Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ. Ngày 08/10/2008, với một phối hợp chưa từng có trong tiền lệ, cục dự trữ liên bang (FED), ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930.
Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ đạo của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp với sự bùng nổ của các quỹ đầu tư, Ngân hàng đầu tư, từ đây phát triển thành khủng hoảng tài chính với hậu quả là tình trạng thiếu tín dụng ảnh hưởng khu vực kinh tế thực. Vì vậy, việc giám sát cẩn trọng hoạt động của các ngân hàng đang trở nên rất cấp bách, tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là quản lý thanh khoản và quản lý chất lượng tín dụng. Để duy trì trạng thái thanh khoản tích cực, các ngân hàng cần rà soát lại toàn diện kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn vốn, danh mục cho vay và kỳ hạn tài chính còn lại để xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản hợp lý. Với việc giám sát chất lượng tín dụng vẫn còn là vấn đề phức tạp đối với nhiều ngân hàng, trước mắt cần giám sát các khoản nợ lớn, đặc biệt là các khoản nợ về bất động sản.
Trên đây là những nhân tố, khía cạnh lý thuyết chính tác động tới chất lượng tín dụng của NHTM và thực tiễn cạnh tranh tín dụng giữa các NHTM Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên cùng kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH LÃI SUẤT CÓ GIỚI HẠN HIỆN NAY
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
1. Giới thiệu sơ lược về NHTM cổ phần XNK Việt Nam
Vietnam Eximbank là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng XNK Việt Nam. NH chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên gọi mới là NHTM cổ phần XNK Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chính của NH tại Số 7 Lê Thị Hồng Gấm – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietnam Eximbank không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị trí của mình là một trong năm NHTM cổ phần hàng đầu của Việt Nam về quy mô vốn và hiệu quả hoạt động, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tổng số cán bộ nhân viên của VietNam Eximbank là 3.780 người. Đến tháng 12 năm 2009, vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NH là 12.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.600 tỷ đồng. VietNam Eximbank hiện là một trong những NH có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTM cổ phần tại Việt Nam. Về địa bàn hoạt động, Vietnam Eximbank hiện có 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 NH ở tại 72 quốc gia trên thế giới.
Tại địa bàn Hà Nội, tháng 10 năm 1990, Văn phòng đại diện của Vietnam Eximbank tại Hà Nội ra đời với chức năng chính là giới thiệu các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ tới các khách hàng từ Nghệ An trở ra, thay mặt Hội sở giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Hà Nội như: điều hòa mối quan hệ với các cổ đông ở phía Bắc, quan hệ với NHNN, đại diện giao dịch với các khách hàng phía Bắc.....Đầu năm 1992, Văn phòng mở thêm một số nghiệp vụ khác như: Chuyển tiền, nhận tiền gửi, cho vay vốn, thanh toán.... Đến giữa năm 1992, tiến thêm bước nữa là thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cuối năm 1992, khi những điều kiện cần thiết cho việc ra đời chi nhánh mới tại Hà Nội đã hoàn tất, lãnh đạo Vietnam Eximbank đã ra quyết định nâng cấp Văn phòng đại diện và thay thế bằng chi nhánh. Eximbank Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của Vietnam Eximbank hoạt động trên địa bàn Hà Nội chính thức được thành lập theo giấy phép số 00503/GB-UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trụ sở tại 19 Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Thời gian qua, Vietnam Eximbank trên địa bàn Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và tính đến 31/12/2009, trên địa bàn gồm 7 chi nhánh là: Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Láng Hạ, Chi nhánh Long Biên, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Chi nhánh Đống Đa, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Chi nhánh Cầu Giấy và 22 phòng giao dịch với tổng số cán bộ nhân viên là 620 người.
1.2. Mô hình tổ chức
Tổ chức bộ máy của Vietnam Eximbank hiện nay được phân cấp rõ ràng nằm trong một thực thể thống nhất, quản lý và điều hành theo hệ thống dọc. Vietnam Eximbank hoạt động theo mô hình NH TMCP với cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông (đại diện là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát), là toàn bộ những cổ đông tham gia góp vốn và có quyền lực cao nhất.
- Hội đồng quản trị (gồm các Hội đồng/ Ban và Văn phòng hội đồng quản trị).
- Ban Tổng giám đốc (gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, các Hội đồng/ Uỷ ban). Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong các hoạt động của NH, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của NH.
- Sở giao dịch, các Chi nhánh trực thuộc (gồm Ban giám đốc, các Khối, Phòng/ Bộ phận, Phòng giao dịch trực thuộc).
Tính đến thời điểm 31/12/2009, Vietnam Eximbank chưa có các Công ty thành viên hạch toán độc lập mà chỉ có các Công ty liên kết như: Công ty Chứng khoán Rồng Việt, Công ty Bất động sản Eximland.
- Sơ đồ tổ chức của Vietnam Eximbank:
2. Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
2.1 Hoạt động huy động vốn
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Trong 3 năm gần đây, ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì áp lực cạnh tranh của các ngân hàng nội địa cũng như các ngân hàng nước ngoài liên tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đã khiến thị trường tài chính trong nước trở nên rất sôi động. Các ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và hình thức, chương trình huy động vốn hấp dẫn.
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Vietnam Eximbank luôn cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đề ra. Với cơ cấu nguồn vốn huy động được thể hiện qua Bảng 1 - Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Eximbank sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Eximbank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Tiền vay từ NHNN
28
0,12%
27
0,08%
1.611
3,15%
Tiền gửi và vay từ các TCTD khác
1.214
5,02%
1.565
4,61%
2.528
4,94%
Vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác
25
0,1%
13
0,04%
6
0,01%
Tiền gửi của khách hàng
22.906
94,73%
30.878
90,99%
38.766
75,82%
Phát hành giấy tờ có giá
8
0,03%
1.453
4,28%
8.223
16,08%
Tổng cộng
24.181
100%
33.936
100%
51.134
100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009)
Lượng tiền gửi của khách hàng vẫn là nguồn vốn chủ đạo, liên tục chiếm trên 70% trong tổng vốn huy động của toàn hệ thống, đây là nguồn vốn ổn định đáp ứng tốt tính thanh khoản trong hoạt động và nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thành quả này đạt được từ sự kết hợp giữa những nỗ lực phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng phục vụ, chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt nghiên cứu đưa ra những sản phẩm huy động mới phù hợp tối ưu nhu cầu của khách hàng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống của Vietnam Eximbank
2.2 Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1 Hoạt động cho vay
Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng đầu tư đồng vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng vốn huy động được để tiến hành cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí, dịch vụ cạnh tranh, Eximbank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng cho vay. Các sản phẩm của Eximbank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo phương án kinh doanh, cho vay dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay ủy thác, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,…Tình hình cho vay được thể hiện qua Bảng 2: Tổng dư nợ Eximbank theo từng năm sau:
Bảng 2: Tổng dư nợ Eximbank theo từng năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số dư
% tăng
Số dư
% tăng
Số dư
% tăng
TCTD
0
0
0
0
0
0
Khách hàng
18.452
80,7%
21.232
15,06%
35.382
66,64%
Tổng dư nợ
18.452
80,7%
21.232
15,06%
35.382
66,64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009)
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ đã ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của ngân hàng vẫn giữ được ổn định. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 là 21.232 tỷ đồng, tăng 15% (tương đương 2.780 tỷ đồng) so với năm 2007, đạt 88% so với kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 44% trên tổng tài sản có và 66% trên vốn huy động. Cho tới năm 2009, thực hiện chỉ đạo của chính phủ, Eximbank đã tích cực triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đồng thời đưa ra hàng loạt sản phẩm tín dụng mới nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và tránh rủi ro về tỷ giá như các chương trình về tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá do đó, dư nợ vay của ngân hàng đạt 35.382 tỷ đồng, tăng 66,64 % so với năm 2008.
2.2.2 Một số hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng,.. cũng là những hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.
- Với hoạt động thanh toán quốc tế: Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn, đồng thời không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ đã góp phần tạo nên thế mạnh của Eximbank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Điều này đã được kiểm chứng trong suốt 20 năm hoạt động và được nhiều tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận như: HSBC, Standard Chartered Bank, Wachovia Bank N.A New York,.. Năm 2009, tổng doanh số thanh toán XNK đạt 3,098.19 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2008 là 153,2 triệu USD tương đương tăng 5,2%. Tổng thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 137 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương đương tăng 60,15% so với năm 2008.
- Với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong những năm trước đó, Eximbank liên tục duy trì và phát huy thế mạnh là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt Eximbank là ngân hàng thương mại duy nhất được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận. Tuy nhiên, năm 2009, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank cũng như các NHTM cổ phần khác đều có sự sụt giảm đáng kể do sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ thế giới; sau khi có sự can thiệp của NH nhà nước Việt Nam đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm giảm sự căng thẳng trên thị trường, hoạt động này đã có sự cải thiện đáng kể. Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi của Eximbank năm 2009 là 6.100 triệu USD trong đó từ hoạt động XNK là 3.300 triệu USD.
- Kinh doanh vàng: Trong bối cảnh tình hình thị trường vàng trong và ngoài nước có nhiều biến động khó lường, Eximbank đã nỗ lực theo sát những diễn biến của thị trường, kịp thời có những chiến lược, đối sách kinh doanh thích hợp. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank năm 2009 đã đạt được những kết quả khả quan. Doanh số kinh doanh vàng toàn hệ thống Eximbank đạt 33 triệu lượng, tăng 2,3 lần so với năm 2008 là 10.02 triệu lượng.
- Một số hoạt động kinh doanh khác:
Với hoạt động ngân hàng đại lý, kiều hối: với lợi thế mạng lưới gần 720 ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc, Eximbank đã có quan hệ hợp tác với hệ thống các công ty kiều hối lớn, có uy tín trên thế giới. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm, chi tiêu của kiều bào Việt Nam trên thế giới, kéo theo lượng kiều hối chảy về Việt Nam giảm 20% so với năm 2008. Kết thúc năm 2009, doanh số chuyển tiền kiều hối, thanh toán, vãng lai,.. tại Eximbank đạt gần 197 triệu USD, giảm gần 60% so với năm 2008.
Với hoạt động thẻ: trong năm 2009, Eximbank đã cho ra đời sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế dành cho giáo viên, giảng viên (thẻ Eximbank – Teacher card), thẻ đồng thương hiệu, thẻ tích hợp với các trường đại học,.. nhằm gia tăng thị phần thẻ của Eximbank. Tính đến cuối năm 2009, tổng số lượng thẻ phát hành đã là 288.587 thẻ, tăng 42% so với năm 2008. Doanh số sử dụng thẻ đạt 4.173 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2008. Doanh số thanh toán thẻ đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2008. Tổng số máy ATM đã lắp đặt là 260 máy. Kết quả một số hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện qua Bảng 2.3: Chi tiết kết quả một số hoạt động kinh doanh khác sau:
Bảng 3: Chi tiết kết quả một số hoạt động kinh doanh khác
Hoạt động
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1) TTQT
- Doanh số
- Thu nhập
2 tỷ USD
88 tỷ đồng
2,9 tỷ USD
118 tỷ đồng
3,1 tỷ USD
137 tỷ đồng
2) Ngoại tệ
- Doanh số
- Thu nhập
8,4 tỷ USD
42 tỷ đồng
10,1 tỷ USD
470 tỷ đồng
6,1 tỷ USD
98 tỷ đồng
3) Vàng
- Doanh số
- Thu nhập
6,14 triệu lượng
97 tỷ đồng
10,02 triệu lượng
164 tỷ đồng
33 triệu lượng
297 tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009)
3 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
3.1 Khó khăn
Từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước bị suy giảm, hoạt động sản sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc thì hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng phải đứng trước nhiều thách thức để vừa phải gia tăng cho vay tín dụng kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống lại nguy cơ suy giảm kinh tế trong khuôn khổ gói chính sách khẩn cấp chung của Chính phủ; mặt khác, vừa phải đề phòng nguy cơ tái lạm phát cao, tăng cường đáp ứng nhu cầu về ngoại hối nói riêng và nguồn vốn cho doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh suy giảm nguồn tiền huy động và nguồn thu ngân sách trong nước, nguồn thu tài chính từ nước ngoài, nhất là thu từ xuất khẩu, FDI; vừa phải chịu áp lực giữ vững nguồn dự trữ ngoại hối và phải thích ứng với các yêu cầu tự do hoá và cạnh tranh bình đẳng thị trường, bảo đảm tính kịp thời và linh hoạt trong phản ứng chính sách trước các biến động mau lẹ, khó lường của bối cảnh trong nước và quốc tế… Trong bối cảnh đó, ngoài những khó khăn chung của toàn hệ thống thì Vietnam Eximbank cũng đang có những khó khăn nằm trong nội tại ngân hàng rất cần cải thiện. Thứ nhất, mặc dù dư nợ tín dụng cho vay liên tục có những bước tiến khá vững chắc trong giai đoạn vừa qua nhưng về thị phần thì Eximbank hiện đang bị thu hẹp so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác như Techcombank, MB,..Thứ hai, việc tập trung phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của Việt Nam tuy tận dụng được cơ hội và thuận lợi cho quản lý nhưng việc chưa chú trọng ở các khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt sẽ tạo ra một trở ngại lớn cho Eximbank khi quay lại các thị trường này và Eximbank có thể sẽ bị mất thị phần đối với cả các ngân hàng nhỏ và yếu hơn mình. Thứ ba là kế hoạch phát triển mạng lưới của toàn hệ thống. Năm 2009, Eximbank đã đưa vào hoạt động 4 chi nhánh và 25 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch đang hoạt động lên 140; tuy nhiên đây vẫn chỉ là một con số khá khiêm tốn đối với tiềm lực tài chính của Eximbank.
3.2 Thuận lợi
Thứ nhất, Vietnam Eximbank có một nhóm cổ đông là các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế lớn. Với 03 cổ đông lớn là các ngân hàng hàng đầu của quốc tế và Việt Nam, đó là Sumito Mitsui, Vietcombank và ACB, đây là những ngân hàng có uy tín và sự có mặt của các ngân hàng này sẽ hỗ trợ tốt cho Eximbank về quản trị, nâng cao chất lượng hoạt động cũng như hỗ trợ về tài chính và nguồn khách hàng khi cần thiết. Ngoài ra, Eximbank cũng có hơn 10 cổ đông chiến lược trong nước khác như: Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô, Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty đầu tư thương mại Nguyễn Kim,..sẽ tạo thành một hệ thống hỗ trợ khách hàng và nguồn tài chính cho Eximbank.
Thứ hai, là một ngân hàng có thương hiệu và truyền thống phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, Eximbank có lợi thế hơn hẳn với các ngân hàng khác về mảng dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Với việc duy trì được thế mạnh này sẽ giúp Eximbank có thị phần vững ở mảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – một lĩnh vực luôn được nhà nước khuyến khích.
Thứ ba, với sự tư vấn và hỗ trợ từ đối tác chiến lược SMBC, tháng 12/2009, Eximbank đã thành lập phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, trong năm 2009, chất lượng tín dụng của Eximbank đã được cải thiện đáng kể so với năm 2008; cụ thể, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,82% thấp hơn tương đối nhiều so với năm 2008 là 4,7%.
Thứ tư, với mức vốn chủ sở hữu tính đến thời điểm cuối tháng 12/2009 là 13.600 tỷ đồng, Vietnam Eximbank hiện đang là ngân hàng có số vốn chủ sở hữu cao nhất trong khối các NHTM cổ phần hiện nay. Nhờ có mức vốn chủ sở hữu cao nên Eximbank có mức tỷ lệ an toàn vốn CAR rất cao, đến thời điểm 31/12/2009 là 26,87% và chịu ảnh hưởng không nhiều của thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thứ năm, với việc được niêm yết chính thức trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2009, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với Vietnam Eximbank khi nâng cao được uy tín, thương hiệu của ngân hàng, tạo tiền đề phát triển kinh doanh trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu của Việt Nam.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
1 Các văn bản, hướng dẫn mà ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam đang áp dụng
1.1 Văn bản của nhà nước
- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thông tư số 19//2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành về Quy chế cho vay.
- Quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
1.2 Văn bản của Eximbank
- Quyết định số 371/07/EIB-TGĐ ngày 02/05/2007 của Tổng giám đốc Eximbank về việc ban hành quy trình nghiệp vụ mở tài khoản, thanh toán trong nước, thanh toán nước ngoài, quy trình du học của khách hàng cá nhân
- Quyết định số 507/EIB-TGĐ-08 ngày 12/05/2008 của Tổng giám đốc Eximbank quy định về chăm sóc khách hàng doanh nghiệp
- Quyết định số 471/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 29/09/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank về việc ban hành chính sách tín dụng của NHTM cổ phần XNK Việt Nam
- Quyết định số 19/EIB-TGĐ/2002 ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc Eximbank hướng dẫn thực hiện quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN;
- Quyết định số 16/EIB-TGĐ/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 19/EIB-TGĐ/2002 ngày 29/03/2002.
- Quyết định số 155/EIB-TGĐ ngày 10/03/2004 của Tổng giám đốc ban hành Quy trình cho vay tài trợ XNK tại Eximbank.
2. Chất lượng nghiệp vụ huy động vốn
Với những khó khăn xảy ra đối với toàn ngành ngân hàng nói chung trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua thì Eximbank cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Để thích ứng với thị trường, ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến của thị trường trong từng giai đoạn. Từ đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến thời điểm này vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng khá. Tình hình huy động vốn của Eximbank được thể hiện qua Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Vietnam Eximbank dưới đây
Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Vietnam Eximbank
Đơn vị: Tỷ đồng
Tiêu chí phân loại
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Theo đối tượng khách hàng
- Tổ chức
7.374
8.741
14.209
- Cá nhân
15.540
23.590
32.780
Theo thời hạn
- Ngắn hạn
18.103
25.715
41.001
- Trung và dài hạn
4.812
6.616
5.988
Theo loại tiền
- VND
16.270
19.461
25.455
- Ngoại tệ quy đổi VND
6.645
12.870
21.534
Tổng
22.915
32.331
46.989
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009)
Bảng số liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên tổng nguồn vốn huy động của tăng ổn định theo từng năm. Cụ thể tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2008 tăng 41,09% so năm 2007; năm 2009 tăng 45,34% so năm 2008.
Với việc đi sâu phân tích từng tiêu chí nhận thấy:
Theo đối tượng huy động: Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn so với huy động từ các tổ chức. Cụ thể: Năm 2007, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng 67,81% tổng vốn huy động; năm 2008 số liệu tương tự là 72,96%; năm 2009 là 69,76%. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao. Như vậy, có thể nhận thấy trong khi các tổ chức kinh tế việc huy động được lượng tiền lớn không hề dễ dàng thì lượng dư tiền trong dân do đời sống kinh tế tăng, thu nhập tăng đã kéo theo tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư liên tục tăng trưởng
Theo kỳ hạn: Vốn huy động ngắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi và đáp án lý thuyết tiền tệ.pdf