DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ TỔNG HỢP VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI4
1.1. Khái niệm về các thuật ngữ .4
1.2. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất.5
1.3. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất .6
1.4. Tình hình ATVSLĐ của Việt nam trong những năm vừa qua.7
1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ thời kỳ hội nhập .10
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ.10
1.6. Nội dung của công tác ATVSLĐ: các thể lệ, chế độ bảo hộ lao động; kỹ
thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ .16
1.6.1. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động .16
1.6.2. Các văn bản Nhà nước có liên quan đến ATVSLĐ –PCCN. .17
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG I.24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ATVSLĐ -
PCCN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I -
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN.25
2.1. quá trình hình thành và phát triển của công ty xăng dầu khu vực 1 - Công
ty TNHH một thành viên .25
2.1.1. Giới thiệu về công ty Xăng dầu Khu vực 1- Công ty TNHH một thành
viên. .25
2.2 Các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Công ty Xăng dầu khu vực I
.29
2.2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp Bán lẻ dầu Hà Nội.29
90 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại công ty xăng dầu khu vực 1 – Công ty TNHH một thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội
- Điện thoại : 04.37724500
- Fax :04.37724443
- Email :xnblxdhn@petrolimex.com.vn
Ngành nghề kinh doanh :
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các của hàng chuyên doanh.
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Tổng số lao động tính đến tháng 2 năm 2011 là 1036 lao động .Trong đó lao động
gián tiếp 297 người , lao động trực tiếp là 851 người .
Biểu đồ 1: Biểu đồ xuất bán lẻ trực tiếp từ 2007-2011 của XNBL xăng dầu.
( Nguồn Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh xí nghiệp Bán lẻ xăng dầu )
30
2.2.1.1 . Hệ thống các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp bán lẻ.
- Đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp là bán lẻ các mặt hàng xăng dầu và các sản
phẩm hóa dầu do vậy , chủ yếu là lao động trực tiếp được phân bố tại các cửa hàng
bán lẻ xăng dầu trên thành phố Hà Nội. Hiện nay xí nghiệp bán lẻ xăng dầu có 70
cửa hàng với quy mô và sức chứa khác nhau.
Cơ cấu lao động
Tổng số lao động tính đến 28 tháng 2 năm 2011 là: 1036
Trong đó :
-Lao động gián tiếp tại văn phòng và tại cửa hàng xăng dầu hàng là :297 người,
lao động trực tiếp là 851 người
Nam : 352 người
Nữ : 864 người
Trình độ trên đại học : 5 người
Trình độ đại học : 342 người
Trình độ CĐ , Trung cấp nghề : 689 người
2.3. Phân tích tình hình quản lý an toàn VSLĐ - PCCN tại công ty xăng dầu
khu vực I ( Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu , Tổng kho xăng dầu Đức Giang ).
2.3.1 Phân tích tình hình quản lý an toàn VSLĐ- PCCN tại Xí nghiệp Bán lẻ xăng
dầu
2.3.1.1 Tổng quan chung về tình hình quản lý an toàn VSLĐ tại Xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu..
Bảng 5 : Tình hình TNLĐ – CHÁY NỔ năm 2007-2011 của XN BL xăng dầu.
Đ/vị tính : Triệu đồng
Năm
Tổng
số vụ
Tổng số
người bị
nạn
Nguyên
nhân
Tổng chi phí
Tổng số ngày nghỉ
2007 0 0 0 0
2008 2 3 Va đập, cháy nổ. 12 9
2009 3 3 ngã 7.8 21
2010 4 4 Va đập 10 17
1011 4 4 Tai nạn GT 5 16
31
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp về tình hình BNN Của Công ty xăng dầu KVI)
Qua bảng tổng hợp tình hình tai nạn lao động ở trên , tác giả nhận thấy năm 2007
không xảy ra vụ tai nạn nào. Năm 2008 ,2009 xảy ra 5 vụ tai nạn , có 6 người bị
thương , nguyên nhân được ghi nhận từ phía người lao động đã bất cẩn trong khi
thao tác vận hành máy phát điện , để tay quay của máy va đập .01 vụ tai nạn có 02
người bị thương do nổ cột bơm xăng nguyên nhân gây nổ là do hơi xăng dầu tích tụ
ở khoảng trống dưới chân cột bơm, đến một giới hạn nhất định đã tự gây nổ.Năm
2009 có 03 vụ tai nạn xảy ra làm 3 người bị thương nhưng với mức độ nhẹ. Nguyên
nhân là do khi trèo lên các ô tô xi téc người lao động đã bất cẩn trượt chân ngã và
năm 2010 và 2011 mỗi năm xảy ra xảy ra 4 vụ tai nạn, nguyên nhân được xác định
là do tai nạn giao thông trên đường người lao động đi làm.
Ngoài các vụ tai nạn như trên đã được tổng hợp,có một số vụ cháy xảy ra nhưng
chưa có thiệt hại về tài sản cũng như người bị thương nên không báo cáo . Xí
nghiệp thông báo nội bộ rút kinh nghiệm. Cả 02 vụ đều xảy ra trong lúc nhập hàng
tại các của hàng.Trong đó 01 vụ đã xác định được nguyên nhân do nhà dân sát bên
cạnh cây xăng hàn xì hơi và 01 vụ không xác định được nguyên nhân gây cháy.
32
Bảng 5 : Tình hình BNN năm 2007-2011 của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu.
Đ/vị tính : Triệu đồng
Năm
Tổng số
người bị
BNN
Tỷ lệ %
nam, nữ
mắc bệnh
Tên bệnh
nghề nghiệp
Nguyên nhân
Tổng
số
ngày
nghỉ
Chi
phí
2006
22
65% lao động
nam.35 % lao
động nữ
Sạm da ,
nhiễm chì
Tiếp xúc trong
môi trường có
hơi xăng dầu
1200
22
2007
21
65% lao động
nam.35 % lao
động nữ
Như trên Như trên 1080
20
2008
23
65% lao động
nam.35 % lao
động nữ
Như trên Như trên
600
20
2009
23
65% lao động
nam.35 % lao
động nữ
Như trên Như trên
1080
21
1010 23
65% lao động
nam.35 % lao
động nữ
Như trên Như trên
600
20
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp về tình hình BNN Của Công ty xăng dầu KVI )
Qua bảng trên cho thấy trong xí nghiệp chỉ có bệnh nghề nghiệp chính là sạm
da , nhiễm chì mà nguyên nhân chính là do làm việc hít thở trong môi trường có hơi
xăng dầu. Khi bơm hàng cho khách vào các bình chứa , hơi xăng dầu bay ra từ mỏ
vịt tiếp xúc trực tiếp vào mặt công nhân bán hàng . Đây là điều cần nghiên cứu để
làm giảm nồng độ hơi xăng dầu tại nơi làm việc.
Tổng số các ngày nghỉ có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do xí nghiệp có 02
phương thức điều trị.
+ Cho công nhân nghỉ cách ly hoàn toàn với môi trường lao động và uống
thuốc theo hướng dẫn, được hưởng 100% lương cơ bản.
+ Công nhân vẫn tham gia lao động , uống thuốc theo hướng dẫn .
33
Việc sạm da nhiễm chì chủ yếu các lao động nam mắc phải ( chiếm 65 % )
nguyên nhân do chủ quan của người lao động không đeo khẩu trang , đeo găng tay
và một phần do ý thức của người lao động khi làm việc còn để xăng dầu tràn vãi ra
môi trường xung quanh, ăn uống tại nơi làm viêc.
- Tại các nơi bán hàng trực tiếp, chưa trang bị phương tiện hỗ trợ làm giảm
nồng độ hơi xăng dầu.
2.3.1.2 Kết quả của công tác môi trường.
Xí nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về công tác
bảo vệ môi trường. Tại mỗi cửa hàng xăng dầu hàng năm đều có cơ quan môi
trường đến đo nồng độ hơi xăng, môi trường không khí, môi trường nước, đo bụi ,
đo không khí độc.
Các chất thải rắn lẫn xăng dầu được thu gom vào hố lắng gặn sau đó được
nạo vét chuyển cho công ty môi trường xử lý.
Tiếp theo nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố trong hệ thống
quản lý ATVSLĐ- PCCN, Các thành tố đó gồm: Tổ chức bộ máy quản lý
ATVSLĐ- PCCN, chính sách ATVSLĐ- PCCN, công tác lập kế hoạch ATVSLĐ-
PCCN và triển khai kế hoạch đã lập, kiểm tra đánh giá, các hoạt động cải tiến.
2.3.2 Phân tích hệ thống quản lý ATVSLĐ- PCCN tại xí nghiệp bán lẻ.
2.3.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý ATVSLĐ – PCCN.
Xí nghiệp đã thực hiện đúng thông tư liên tịch số 14/1998 TTLT- BLĐTBXH-
BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên tịch Bộ lao động thương binh và xã hội
- Bộ y tế – tổng liên đoàn lao động việt Nam. Cụ thể xí nghiệp đã tiến hành: - Thành
lập hội đồng bảo hộ xí nghiệp gồm 9 thành viên do đồng chí Phó giám đốc xí
nghiệp làm chủ tịch hội đồng BHLĐ, đồng chí chủ tịch công đoàn xí nghiệp làm
chủ tịch .
34
Bảng 6 : Danh sách Thành viên hội đồng BHLĐ của XNBLxăng dầu.
TT
Họ và tên
Vị trí đảm nhận
Trong xí nghiệp
Vị trí đảm nhận trong hội
đồng BHLĐ Xí nghiệp
1
Ông Đoàn Quốc Sơn
Phó giám đốc XN
Chủ tịch hội đồng
2
Ông Nguyễn Đức Điền
Chủ tịch hội đồng
công đoàn XN
Phó chủ tịch hội đồng
3
Bà Lê Thị ánh Hồng
Trưởng phòng tổ chức
- HC
ủy viên
4
Ông Phạm Hồng Anh
Phó phòng QLKT ủy viên
5
Ông Trần Anh Tuấn
Phó phòng TC- HN ủy viên
6
Ông Chu Hữu Đức
Phó phòng ĐTXD ủy viên
7
Ông Đặng Tùng Anh
Chuyên viên an toàn
PCCC ủy viên
8 Bà Hoàng Kim Oanh Bác sỹ – Y tế xí nghiệp ủy viên
9 Bà Vũ Mỹ Lan Chuyên viên AT-
VSLĐ ủy viên
( Nguồn: Theo Quyết định số 046/ XNBL-TCHC của giám đốc xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu ký ngày 5/4/2011).
35
Bảng 7 : Danh sách Thành viên ban chỉ đạo PCCC của XNBLxăng dầu.
TT
Họ và tên
Vị trí đảm nhận
Trong xí nghiệp
Vị trí đảm nhận trong hội
đồng BHLĐ Xí nghiệp
1
Ông Lê Nguyên Hưng
Phó giám đốc XN
Chủ tịch hội đồng
2
Ông Nguyễn Đức Điền
Chủ tịch hội đồng
công đoàn XN
Phó chủ tịch hội đồng
3
Ông Trần Anh Tuấn
Phó phòng TC- HN ủy viên
4
Ông Nguyễn Khả Thiệu
Trưởng phòng kinh
doanh
ủy viên
5 Ông Đặng Tùng Anh
Chuyên viên an toàn
PCCC ủy viên
6
Các ông bà cửa hàng
trưởng
Cửa hàng trưởng ủy viên
( Nguồn: Theo Quyết định số 055/ XNBL-TCHC của giám đốc xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu ký ngày 15/4/2011).
Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng BHLĐ -PCCC.
+ Tham gia tư vấn với người lao động và phối hợp các hoạt động trong việc
xây dựng quy chế, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp
ATVSLĐ- PCCC, cải thiện điều kiện làm việc và bệnh nghề nghiệp.
+ Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình
thực hiện công tác bảo hộ lao động , phòng cháy chữa cháy ở các của hàng bán lẻ
xăng dầu và đánh giá tình hình công tác an toàn của xí nghiệp.
Nhìn chung: Trong các thành phần BHLĐ nói tên đã có sự tham gia của đại
diện chính quyền xí nghiệp, công đoàn xí nghiệp, các phòng chức năng, điều này
đảm bảo về năng lực của hội đồng BHLĐ – PCCC có thể thực thi các chức năng,
nhiệm vụ của mình.
- Phân cấp trách nhiệm trong công tác BHLĐ- PCCN tại xí nghiệp việc phân
định trách nhiệm về công tác BHLĐ được phân cấp rõ ràng cụ thể và để thực hiện
tốt công tác BHLĐ - PCCC xí nghiệp có 01 chuyên viên theo dõi công tác BHLĐ
36
(Chuyên viên này được biên chế tại phòng tổ chức – hành chính) và 01 chuyên viên
an toàn PCCC ( biên chế tại phòng QLKT ).
- Xí nghiệp đã phối hợp cùng với 70 của hàng bán lẻ xăng dầu thành lập
mạng lưới ATVSV gồm 386 đồng chí cùng với quy định kèm theo chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn, phương thức hoạt động cho mạng lưới An toàn viên với phụ
cấp trách nhiệm hàng tháng, mức phụ cấp trách nhiệm được quy đinh tùy theo phân
loại của từng CHXD. (Mức phụ cấp : 02 ; 0,3 ; 0.4 ; 0.5 ). Mạng lưới ATV hoạt
động tại các cửa hàng xăng dầu và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cửa hàng trưởng,
thực hiện phong trào “ Cửa hàng -văn minh- an toàn”.
- Thành lập ban PCCC gồm 75 đồng chí do Phó Giám đốc Xí nghiệp làm trưởng
ban. Lực lượng PCCC cơ sở gồm 954 đồng chí tại tất cả các cửa hàng xăng dầu. Tại
các đội PCCC cơ sở tại các cửa hàng , đội trưởng là các đồng chí cửa hàng trưởng.
- Hàng tháng các đồng chí cửa hàng trưởng có trách nhiệm huấn luyện cho các đội
viên tại đơn vị mình 01 tình huống giả định , có ghi chép quá trình luyện tập, nhận
xét quá trình luyện tập , có cho các đội viên ký xác nhận.Tuy nhiên qua tổng hợp
phiếu điều tra cho thấy phần lớn CBCNV trả lời công tác huyến luyện hàng tháng
tại các đội PCCC cơ sởddax không được thực hiện nghiêm túc đúng thực tế( Câu
hỏi số 15 phụ lục đính kèm )
Hàng năm xí nghiệp phối hợp với cảnh sát công an PCCC Hà Nội tiến hành tập
huấn lại cho 100% công nhân lao động.
Bộ máy y tế:
- Xí nghiệp biên chế 01 bác sĩ .
- Tại các cửa hàng được trang bị tủ thuốc và thuốc được cấp phát về các
CHXD.
- Có thể nói Xí nghiệp BLXD đã thực hiện tương đối tốt công tác ATVSLĐ-
PCCN theo quy định của pháp luật.
2.3.2.2 Phân tích chính sách ATVSLĐ- PCCN trong xí nghiệp.
Xí nghiệp đã ban hành Quy định, nội quy về ATVSLĐ như sau :
37
-Quy định về phòng cháy chữa cháy (Quyết định số 1247/QĐ - PLXD ký
ngày 12/12/2009).
-Ban hành hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy tại các
cửa hàng xăng dầu.
-Quy định về nội quy an toàn PCCC tại cửa hàng (QĐ số 560/2007 ký ngày
28/6/2007).
- Nội quy sử dụng điện tổng tại các của hàng xăng dầu (QĐ số 560/2007 ký
ngày 28/6/2007)
- Nội quy sử dụng, vận hành máy phát điện tại các cửa hàng xăng dầu (QĐ
số 560/2007 ký ngày 28/06/2007).
- Quy định ban hành về chế độ cấp phát và sử dụng trang thiết bị BHLĐ.
- Quy định về khen thưởng trong công tác ATVSLĐ - PCCN (quyết định số
561/06/2007).
- Nội quy quy định vân hành cột bơm xăng dầu (QĐ số 560/2007 ký ngày
28/6/2007).
- Quy trình nhập hàng tại cửa hàng có thu hồi hơi (QĐ100QĐ/XDKVI ngày
17/02/2009).
- Quy định sử dụng, bảo quản thiết bị chống tính điện (QĐ số 560/2007 ký
ngày 28/6/2007).
- Nội quy an toàn về bảo vệ môi trường tại các của hàng xăng dầu (QĐ số
560/2007 ký ngày 28/6/2007).
- Quy định về việc sử lý, khắc phục sự cố ở các công trình xăng dầu.(QĐ số
560/2007 ký ngày 28/6/2007).
- Quy trình xúc rửa bể xăng dầu.(QĐ số 560/2007 ký ngày28/6/2007).
38
Bảng 8: Định mức cấp phát trang thiết bị BHLĐ tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
STT
TÊN TRANG
THIÊT BỊ BHLĐ
SỐ LƯỢNG,
THỜI GIAN CẤP
ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC
TRANG CẤP
THIẾT BỊ
DÙNG
CHUNG
1 Găng tay vải 30 đôi/ năm
công nhân lao
động trực tiếp
đối với mỗi
cửa hàng xăng
dầu 01 năm
được trang cấp
02 đôi găng
tay cao su, 03
đôi ủng cao su.
2 Mũ vải 03 chiếc /năm công nhân lao động trực tiếp
3 Giầy bata 02 đôi/ năm
công nhân lao
động trực tiếp
4 Quần áo màu hè 02 bộ/ năm
công nhân lao
động trực tiếp
5 Quần áo mùa đông 01 bộ/ 2 năm
công nhân lao
động trực tiếp
6 Xà phòng 3kg/năm
công nhân lao
động trực tiếp
ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN KHỐI GIÁN TIẾP TẠI CÁC CHXD
1
Mũ mềm lưỡi trai
03/năm
2
Găng tay cao su
02 đôi/ năm
3
Giầy bata
01đôi/năm
Qua nghiên cứu về hệ thống các văn bản Quy định, nội quy ban hành trong
lĩnh vực ATVSLĐ cũng có thể xí nghiệp thực hiện khá nghiêm túc việc ban hành
các chính sách về ATVSLĐ – PCCN. Các quy định, nội quy đều được treo tại các
của hàng. Tuy nhiên, qua quan sát các bảng quy định, nội quy về hướng dẫn thực
hiện ATVSLĐ đó tại một số cửa hàng thì thấy ở một số nơi các bảng kích thước còn
quá nhỏ, sử dụng lâu ngày chữ đã mờ, bụi bẩn, khó theo dõi nội dung. Ngoài ra, các
39
quy định về thưởng trong công tác ATVSLĐ đối với người lao động trực tiếp còn
thấp chưa đủ sức tạo động lực khuyến khích sự tích cực tham gia vào công tác
ATVSLĐ của toàn bộ tập thể cán bộ trong xí nghiệp và toàn thể người lao động,
hay mức độ phạt khi vi phạm các Quy định cũng còn rất thấp, chưa đủ sức răn đe
người lao động và tránh tái phạm lần sau cũng như nâng cao ý thức chấp hành các
kỷ luật về ATVSLĐ. Ngoài ra, qua nghiên cứu đánh giá của các công nhân trên
phiếu điều tra (Phụ lực) đã cho thấy đánh giá của hầu hết các công nhân tham gia
trả lời đánh giá được việc thực hiện các nội dung về quản lý ATVSLĐ là tương đối
tốt (khám bệnh định kỳ, báo cáo thống kê về tình hình tai nạn lao động, có đào tạo,
bồi dưỡng công nhân về ATVSLĐ, có bồi dưỡng người lao động làm việc trong
điều kiện môi trường độc hại, có xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật ATVSLĐ.
Theo kết quả trả lời cho thấy: đánh giá của hầu hết người lao động tham gia
trả lời đều đánh giá là xí nghiệp cũng đã thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu của
công tác ATVSLĐ- PCCC (thành lập bộ máy ATVSLĐ,ban chỉ đạo PCCC có trang
bị các phương tiện cá nhân cho người lao động, có đào tạo, tổ chức khám sức khoẻ
định kỳ cho người lao động, có kiểm tra tình hình ATVSLĐ tại các cửa hàng xăng
dầu ). Tuy nhiên trong câu hỏi số 16 của phiếu điều tra (gắn phần Phụ lục) về đề
xuất của chính những người công nhân trực tiếp đã cho thấy tâm tư nguyện vọng
của người lao động là cần tăng hơn nữa chế độ bồi dưỡng cho những công việc
trong điều kiện môi trường độc hại cho thoả đáng, tăng thêm trang thiết bị bảo hộ cá
nhân hơn nữa (đặc biệt là quần áo BHLĐ mùa đông cả về số lượng và chất lượng,
kiểu dáng ) và cần có nghiên cứu làm giảm bay hơi của xăng, giảm nồng độ hơi
xăng dầu tại các của hàng xăng dầu. Đây cũng là những gợi ý để xí nghiệp xem xét
và cân đối cải thiện tình hình cấp phát trang thiết bị bảo hộ cho công nhân trong
thời gian sắp tới.
40
2.3.2.3 Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện về công tác
ATVSLĐ- PCCN.
Kế hoạch BHLĐ:
Hàng năm căn cứ vào số lượng lao động có mặt đến 30/6, các kiến nghị của
đoàn kiểm tra về BHLĐ điều kiện làm việc của người lao động Xí nghiệp lập kế
hoạch về BHLĐ, mua săm bổ xung các thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng
hướng dẫn của phụ lục I – Thông tư liên tịch số 14 ngày 31tháng 12 năm 1998 của
Bộ lao động thương binh và xã hội – bộ Y tế – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Xí nghiệp thực hiện nghiêm túc kế hoạch BHLĐ như sau :
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn – phòng chống cháy nổ.
- Các trang thiết bị về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.
- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ.
Trên cơ sở kế hoạch BHLĐ, xí nghiệp đã thực hiện đầy đủ chế độ cấp phát
BHLĐ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo đầy
đủ kịp thời.
Tuy nhiên: Kế hoach bảo hộ lao động của xí nghiệp vấn chưa khuyến khích
được sự chủ động tham gia của các công nhân tại các của hàng, chưa khuyến khích
được người lao động tự nguyện tham gia vào quá trình thực hiện , việc thực hiện
chủ yếu dựa trên sự nhắc nhở của các đồng chí cửa hàng trưởng.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động:
Xí nghiệp thực hiện đầy đủ công tác khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động
mới vào làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mỗi năm
01 lần cho 100 điều này được thể hiện rõ tại câu 11 phụ lục đính kèm. Để đảm bảo
sức khỏe cho người lao động xí nghiệp thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng
hiện vật cho người lao động (8000 đồng/ ngày công). Ngoài ra 03 tháng mùa hè
(tháng 5, 6, 7) xí nghiệp còn có chế độ chống nóng cho người lao động trực tiếp (
Bồi dưỡng bằng hiện vật 8000 đồng/ngày công).
41
Ngoài ra, xí nghiệp cũng chú trọng đến công tác phục vụ sinh hoạt tại các
cửa hàng (Cửa hàng có khu nhà tắm, vệ sinh riêng, nguồn nước sinh hoạt được đảm
bảo).
Các biện pháp kỹ thuật- công nghệ , an toàn lao động , PCCN:
Bảng 9 : - Phân loại khu vực trong cửa hàng theo loại nguy hiểm cháy nổ
Tên hạng mục công trình
Loại nguy hiểm cháy nổ
(theo TCVN 5334-1991)
1. Khu vực bể chứa xăng dầu, họng nạp, van thở và
cột bơm
N-1c
2. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm có
thông gió cưỡng bức
N-1a
3. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm
không có thông gió cưỡng bức
N-1
4. Nơi chứa và bán dầu mỡ nhờn:
- Trong nhà
- Ngoài nhà
C-1
C-2
Chú thích:
1) N: là ký hiệu nguy hiểm nổ.
2) C: là ký hiệu nguy hiểm cháy.
Tại các khu vục nguy hiểm cháy nổ theo phân loại nguy hiểm cháy nổ (TCVN
5334-1991) có bố trí các phương tiện chữa cháy , đặt các biển nội quy .
Trong những năm gần đây xí nghiệp cũng chú trọng đầu tư các công nghệ hiện đại
như cho lắp đặt hệ thống đo bể tự động , hệ thống thu hồi hơi xăng khi nhập hàng
tại các của hàng xăng dầu, trang bị thiết bị chống tĩnh điện, trang bị quạt phòng nổ
42
xí nghiệp đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm định các thiết bị có trong danh mục
yêu cầu phải kiểm định hàng năm , có hệ thống sổ sách theo dõi các thiết bị theo
đúng quy định của nghành và của nhà nước.
Trong công tác PCCC : Xí nghiệp cũng đã đầu tư thêm cho các cửa hàng về
thiết bị PCCC tại chỗ, bình bột , thùng phi chứa cát, hệ thống bể chứa nước cứu
hỏa theo đúng yêu cầu thiết kế kiểm duyệt của công an PCCC đối với từng cửa
hàng xăng dầu cụ thể.
Chi phí cho công tác BHLĐ:
- Năm 2009 : 950 triệu đồng
- Năm 2010 : 1 tỷ 50 triệu đồng.
- Năm 2011 : 1 tỷ 100 triệu đồng.
Chi phí cho công tác PCCC
Phương tiện chữa cháy :
+ Bình bột chữa cháy : 840 bình
+ Bình Co2 : 150 bình
+ Bình MFT 35( Xe đẩy ) : 120 bình
+ cát
+ Chăn chiên chữa cháy : 560 chiếc
+ Cuốc xẻng, xô tôn
Công tác tập huấn PCCC.
+ Đối với từng của hàng xăng dầu: Hàng tháng cửa hàng trưởng phải tập
huấn cho CBCNV tại đơn vị của mình.
+ Xí nghiệp kết hợp cùng với giảng viên công an thành phố Hà Nội sẽ tập
huấn cho 100% công nhân trực tiếp : 1 lần/ năm
Tại chân các cột bơm tại các cửa hàng xăng dầu có vạch sơn vàng để quy
định đường đi, tuy nhiên các vạch này lâu ngày đã bị mờ và rất cần xí nghiệp quan
tâm cho kẻ lại rõ ràng. Các tình huống , và biện pháp sử lý khi có sự cố cháy nổ và
mất an toàn lao động xảy đều do các đồng chí cửa hàng trưởng đưa ra do vậy đôi
khi nó mang tính đánh giá chủ quan của cá nhân .
43
Công tác đào tạo ATVSLĐ:
- Hàng năm xí nghiệp có tổ chức và trực tiếp tập huấn, giảng dạy cho tất cả
CBCN viên lao động trực tiếp mới tuyển dụng cũng như công nhân cũ về công tác
AT- VSLĐ- PCCN.
- Nội dung tập huấn được xây dựng trên điều kiện làm việc thực tế của xí
nghiệp.
- Song song với việc tập huấn công tác an toàn lao động, xí nghiệp cũng tiến
hành tuyên truyền , phổ biến các văn bản nội quy, quy định về công tác an toàn –
VSLĐ-PCCN thông qua các cuộc họp công đoàn tại các của hàng xăng dầu.
-Xí nghiệp thường xuyên liên hệ với các cơ quan chức năng để cập nhật kịp
thời các văn bản, thông tin, quy định về ATLĐ- PCCC và chuyển kịp thời cho các
của hàng.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, qua tiếp xúc phỏng vấn trực tiếp người
lao động , phiếu khảo sát ( câu 7, 8 phụ lục đính kèm ) tại các của hàng hầu hết nhân
viên đều phản ánh chương trình đào tạo còn nghèo nàn, tần số đào tạo thấp, nội
dung cũ chưa đổi mới, phương pháp đào tạo mang tính tập thể, hiệu quả đào tạo
không cao. Chưa phân loại đối tượng đào tạo .Trong các đợt đào tạo, nội dung đào
tạo nhận thức về ý thức chủ động trong thực hiện các nội quy, quy định chưa được
chú trọng do vậy chưa phát huy được tính tích cực của công nhân.
Công tác đào tạo tại các của hàng lại phụ thuộc vào ý thức của đội ngũ cửa
hàng trưởng, có đơn vị chưa huấn luyện thực tế chỉ viết và công nhân ký vào sổ để
đối phó với các đoàn kiểm tra.
Hệ thống thông tin về ATVSLĐ- PCCN:
- Các quy định về nội quy ATVSLĐ- PCCN được gửi cho các cửa hàng, các
cửa hàng treo tại đơn vị cho công nhân đọc.
- Khi có sự cố xảy ra hoặc phát hiện có nguy cơ sảy ra tai nạn, cháy nổ thì
người phát hiện báo ngay cho của hàng trưởng ,đồng chí của hàng trưởng có nhiệm
vụ xem xét, xử lý nếu vượt quá tầm xử lý thì gọi điện báo cáo phòng chức năng.
Tuy nhiên , xí nghiệp cũng chưa có đường dây nóng để sử lý và tiếp nhận thông tin
44
phản ánh. Đây là điểm cần cải tiến trong tương lai chi phí cho vấn đề này không cao
và quan trọng hơn cả là thông tin khẩn khi xảy ra tình trạng cháy nổ, mất an toàn đi
nhanh hơn, trực tiếp hơn từ đó phương án xử lý được đưa ra kịp thời hơn.
- Xí nghiệp chưa có các phương tiện truyền thông về ATVSLĐ- PCCC hiệu
quả hơn đó là các bài giảng, video clip chuyên sâu hay các tư liệu PCCN, pano, áp
phích.
Công tác kiểm tra ATVSLĐ- PCCN:
-Tại các cửa hàng đồng chí cửa hàng trưởng kết hợp cùng với đội ngũ ATV
kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ- PCCN và được ghi cụ thể vào sổ theo
dõi của TV.
- Hàng tháng tại các của hàng phải tự kiểm tra các phương tiện PCCC, các
thiết bị được trang bị tại của hàng và lập biên bản kiểm tra gửi về Phòng QLKT
trước ngày 10 tháng sau.
- Định kỳ 06 tháng 1 lần xí nghiệp tổ chức kiểm tra các sổ ghi chép của ATV
và kiểm tra thực tế tại các cửa hàng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra xí nghiệp sẽ có
những biện pháp khen thưởng, xử phạt đối với từng đơn vị, đông thời đưa ra các
biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn tại.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất
hoặc có báo trước.
- Hàng năm xí nghiệp có kết hợp cùng với công an PCCC đi kiểm tra thực tế
tại các cửa hàng ( Kiểm tra điểm ).Qua câu hỏi số 16 phụ lục đính kèm đã cho thấy
công tác kiểm tra của các đoàn kiểm tra chủ yếu kiểm tra các phương tiện phòng
cháy chữa cháy , không kiểm tra thực tế hiểu biết về các kỹ năng, thao tác, công
dụng của các loại phương tiện chữa cháy đối với người lao động.
- Căn cứ vào mức độ vi phạm trong công tác ATVSLĐ- PCCN của từng các
nhân , tập thể, xí ngiệp sẽ lập biên bản theo đúng quy định ban hành.
- Hình thức khiển trách , cảnh cáo , đình chỉ công tác, kéo dài thời gian lên
lương, hạ chức, chuyển công tác khác, chấm dứt hợp đồng, phạt thi đua khen
thưởng của tập thể nếu tập thể đó có cá nhân vi phạm.
45
Chế độ thưởng phạt liên quan đến ATVSLĐ- PCCN:
Thưởng: Các các nhân có sáng kiến để nâng cao hiệu quả trong công tác
ATLĐ- PCCN được đề nghị khen thưởng. Nếu sáng kiến đó có giá trị cao thì được
đặc cách nâng lương trước thời hạn. Chấp hành tốt các nội qui an toàn lao động là
căn cứ đánh giá xếp loại khen thưởng 06 tháng và cuối năm .
- Chế tài sử phạt khi vi phạm nội quy về an toàn VSLĐ- PCCN: nếu vi phạm
lần đầu nhắc nhở, nếu vi phạm lần thứ hai lập biên bản xét hiệu quả xếp loại lương
cuối tháng. Chế tài thì đã có và rõ ràng , tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát còn
chưa nghiêm, thêm vào đó là tâm lý cả nể của cán bộ làm công tác kiểm tra cũng
như đội ngũ các đồng chí cửa hàng trưởng dẫn tới chưa phát huy được công cụ về
chế tài với người lao động nhằm tăng mức độ chấp hành nội quy ATVSLĐ- PCCN.
Các hành động cải tiến về kỹ thuật vệ sinh lao động , điều kiện làm việc
- Xí nghiệp đã từng bước và có các biện pháp tích cực đầu tư thêm trang thiết
bị như quạt phòng nổ, chiếu sáng cho các của hàng xăng dầu góp phần cải thiện
điều kiện làm việc.
- Sửa chữa, thay thế các máng nước, mái che cột bơm.
- Cho lắp đặt các hố lắng gặn, thu gom nước thải.
- Tăng chi phí cho việc trồng cây xanh, xây bồn hoa tạo cảnh quan, môi
trường xanh sạch, đẹp tại các cây xăng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, năm nào xí nghiệp cũng phát động đăng ký
mỗi đơn vị có ít nhất 02 sáng kiến cải tiến về ATLĐ nhưng hầu như các sáng kiến
vẫn còn rất hạn chế về số lượng và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271876_7243_1951687.pdf