Luận văn Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải thu đúng, thu đủ và thu hết các nguồn thu có phát sinh trên địa bàn xã trong toàn tỉnh. Làm tốt công tác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Hàng năm phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thu đúng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện công tác thu trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, cũng như đóng góp các khoản thu huy động xây dựng cơ sở hạ tầng, thu lao động công ích, các quỹ vận động của Nhà nước.

Chỉ đạo các ngành chức năng chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện và có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên địa bàn trong công tác thu ngân sách. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Khâu thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán (xem bảng 1).

Trong thời gian qua công tác quản lý NSX tỉnh Bắc Kạn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, đời sống nhân dân đựơc cải thiện.

Theo bảng 1 ta thấy trong 4 năm 2004 – 2007 thu NSX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách đề ra, thu ngân sách năm sau cao hơn thu ngân sách năm trước. cụ thể:

Năm 2004: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 51.446 triệu đồng, đạt 113,6% so với kế hoạch.

Năm 2005: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 69.520 triệu đồng, đạt 112,33% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2004 là 18.074 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2004 là 35,13%.

Năm 2006: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 79.738 triệu đồng, đạt 119,08% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2005 là 10.218 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2005 là 14,7%.

N¨m 2007: Thu ng©n s¸ch x• tØnh B¾c K¹n 123.316 triÖu ®ång, đạt 169,23% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2006 là 43.578 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2006 là 54,65%.

Có được kết quả này là do: Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ cũng như tốc độ tăng sản xuất ngành thương mại dịch vụ. là điều kiện cốt yếu tăng thu Ngân sách trong thời gian qua; bên cạnh đó Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực vào năm 2004 làm cho công tác quản lý NSX đã đi vào nề nếp và các biện pháp tăng thu của các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chức năng đã phát huy hiệu quả nâng cao quá trình quản lý các khoản thu Ngân sách.

 

doc83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sai, tránh thất thoát, lãng phí tiền bạc của Nhà nước, đảm bảo NSX đủ mạnh đáp ứng thực hiện chức năng nhiệm vụ chính quyền cấp xã góp phần nhanh chóng đưa đất nước phát triển về mọi mặt. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Xà TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên là 485.721ha trong đó đất Nông nghiệp là 32.947ha chiếm 6,8%; đất Lâm nghiệp 305.946ha chiếm 63%; đất chuyên dùng 9.824ha chiếm 2%; đất ở 2.517ha chiếm 0,51%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 134.485 chiếm 27,7%. Dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2006 là 302.786 người với 7 dân tộc sinh sống xen kẽ nhau trong đó dân tộc Tày chiếm 56,68%; dân tộc Nùng chiếm 8,43%; dân tộc Kinh chiếm 11,76%; dân tộc Dao chiếm 16,26%; dân tộc Mông chiếm 5,62%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,95% và dân tộc Hoa chiếm 0,59%. Toàn tỉnh Bắc Kạn có 7 huyện và 1 thị xã, với 122 xã, phường, thị trấn. Là một tỉnh miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, đoàn kết cần cù lao động và đã có nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái thành lập sau khi tách tỉnh Bắc Thái cũ thành hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cùng toàn đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện sự nghiệp đổi mới, sau 10 năm tái lập tỉnh, được sự quan tâm của đảng, Nhà nước và các bộ, ngành TW cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của đảng bộ và nhân dân các dân tộc nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt khá và toàn diện, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực với sự phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2000 đạt 9,9%/năm; giai đoạn 2001-2005 đạt 12,4%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 tăng 12,55 so với năm 2006. Tổng GDP trên địa bàn ước tính đạt 904.966 triệu đồng, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản 411.695 triệu đồng tăng 13,12%, công nghiệp xây dựng cơ bản 162.632 triệu đồng tăng 5,38%, dịch vụ 330.648 triệu đồng tăng 15,7%. Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45% tăng 4,44%, khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 18,56% giảm 2,32%, khu vực dịch vụ 36,44% giảm 2,12%. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm nghèo đền ơn đáp nghĩa... được thực hiện hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố, giữ vững. Công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể có nhiều đổi mới, tiền bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước đựợc cải thiện. Đến hết năm 2005 toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 122/122 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%; 122/122 xã có thông tin điện thoại đạt 100%; 8/8 huyện, thị xã được phủ sóng điện thoại di động; 100% xã có điện lưới quốc gia... Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế của tỉnh còn yếu kém như: sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc; công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển; tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ còn chậm. Tình trạng di cư tự do chưa có biện pháp dứt diểm. Công tác thẩm định năng lực của các nhà đầu tư còn hạn chế dẫn tới một số dự án triển khai chậm hoặc kém hiệu quả. Việc khơi dậy nguồn lực của địa phương đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Trong xu thế kinh tế hội nhập và mở cửa Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn quyết tâm với đầy đủ niềm tin và sức mạnh nhân lên từ truyền thống quê hương cách mạng, từ sự đoàn kết tận dụng thời cơ, vuợt qua thử thách và khó khăn vững bước đi lên cùng cả nước thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý thu Ngân sách xã tỉnh Bắc Kạn 2.2.1.1. Tình hình lập dự toán thu ngân sách Tỉnh Bắc Kạn công tác lập dự toán thu Ngân sách hàng năm được thực hiện khá tốt theo quy trình: + Cán bộ Tài chính xã phối hợp với cơ quan Thuế hoặc đội thu Thuế xã tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn trong phạm vi quản lý. Lập dự toán thu Ngân sách trình UBND xã xem xét, gửi UBND huyện và phòng Tài chính huyện sau đó báo cáo dự toán lên UBND tỉnh. + Hàng năm UBND tỉnh căn cứ quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tình hình thực hiện dự toán NSX các năm trước giao kế hoạch năm cho địa phương. + Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu Ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án phân bổ NSX trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán NSX được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo với UBND huyện, phòng Tài chính huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán NSX cho nhân dân được biết. Dự toán thu NSX phải được lập đúng biểu mẫu, tổng hợp theo từng loại thu, chi tiết đầy đủ thu theo thành phần kinh tế, một số lĩnh vực thu và một số sắc thuế. Công tác lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả: lập dự toán thu sát với tình hình thực tế phát triển kinh tế tại địa phương, bao quát được mọi nguồn thu. Tuy nhiên công tác lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thực tế kinh tế tỉnh Bắc Kạn còn kém phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, ý thức của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn yếu nên còn để sảy ra hiện tượng có kinh doanh nhưng không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng nghỉ kinh doanh không thông báo… 2.2.1.2. Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách Thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải thu đúng, thu đủ và thu hết các nguồn thu có phát sinh trên địa bàn xã trong toàn tỉnh. Làm tốt công tác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Hàng năm phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thu đúng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện công tác thu trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, cũng như đóng góp các khoản thu huy động xây dựng cơ sở hạ tầng, thu lao động công ích, các quỹ vận động của Nhà nước. Chỉ đạo các ngành chức năng chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện và có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên địa bàn trong công tác thu ngân sách. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Khâu thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán (xem bảng 1). Trong thời gian qua công tác quản lý NSX tỉnh Bắc Kạn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, đời sống nhân dân đựơc cải thiện. Theo bảng 1 ta thấy trong 4 năm 2004 – 2007 thu NSX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách đề ra, thu ngân sách năm sau cao hơn thu ngân sách năm trước. cụ thể: Năm 2004: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 51.446 triệu đồng, đạt 113,6% so với kế hoạch. Năm 2005: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 69.520 triệu đồng, đạt 112,33% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2004 là 18.074 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2004 là 35,13%. Năm 2006: thu NSX tỉnh Bắc Kạn 79.738 triệu đồng, đạt 119,08% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2005 là 10.218 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2005 là 14,7%. N¨m 2007: Thu ng©n s¸ch x· tØnh B¾c K¹n 123.316 triÖu ®ång, đạt 169,23% so với kế hoạch. Tăng thu NSX so với năm 2006 là 43.578 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2006 là 54,65%. Có được kết quả này là do: Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ cũng như tốc độ tăng sản xuất ngành thương mại dịch vụ. là điều kiện cốt yếu tăng thu Ngân sách trong thời gian qua; bên cạnh đó Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực vào năm 2004 làm cho công tác quản lý NSX đã đi vào nề nếp và các biện pháp tăng thu của các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chức năng đã phát huy hiệu quả nâng cao quá trình quản lý các khoản thu Ngân sách. Bên cạnh đó do có sự cố gắng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tự giác và tích cực đóng góp nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối kết hợp của các ngành liên quan trong việc khai thác nguồn thu, tạo nguồn thu và quản lý nguồn thu chặt chẽ, thu nộp kịp thời vào NSNN. Tại bảng 1 ta thấy: trong cả 4 năm tổng thu NSX thực hiện đều vượt khá xa so với dự toán. Cụ thể tổng thu thực hiện NSX năm 2004 đạt 51.446 triệu đồng tương ứng đạt 113,6% so với kế hoạch; năm 2005 đạt 69.520 triệu đồng tương ứng đạt 112.33% so với kế hoạch, năm 2006 đạt 79.738 tương ứng tỷ lệ đạt 119.08% so với kế hoạch , năm 2007 đạt 123.316 triệu đồng tương ứng đạt 169,23% so với kế hoạch. Cụ thể chi tiết theo khoản mục ta có: - Chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu NSX tỉnh Bắc kạn đó lại chính là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Năm 2004 tổng thu NSX tỉnh Bắc Kạn là 51.446 triệu đồng thì trong đó thu bổ sung ngân sách cấp trên là 41.175 triệu đồng chiếm 80%; năm 2005 tổng thu NSX tỉnh Bắc Kạn là 69.520 triệu đồng thì trong đó thu bổ sung ngân sách cấp trên là 56.581 triệu đồng chiếm 81,39%; năm 2006 tổng thu NSX tỉnh Bắc Kạn là 79.738 triệu đồng thì trong đó thu bổ sung ngân sách cấp trên là 61.129 triệu đồng chiếm 76,66%; năm 2007tổng thu NSX tỉnh Bắc Kạn là 123.316 triệu đồng trong đó thu bổ sung ngân sách cấp trên là 87.422 triệu đồng chiếm 70,89%. - Thu NSX được hưởng theo phân cấp tại tỉnh Bắc Kạn còn rất ít: năm 2004 thu NSX được hưởng theo phân cấp là 5.320 triệu đồng đạt 129.44% so với kế hoạch Bộ Tài chính giao; năm 2005 thu NSX được hưởng theo phân cấp là 6.034 triệu đồng đạt 115,97% so với kế hoạch bộ tài chính giao; năm 2006 thu NSX được hưởng theo phân cấp là 10.741 triệu đồng đạt 179,02% so với kế hoạch bộ tài chính giao; năm 2007 thu NSX được hưởng theo phân cấp là 19.211 triệu đồng đạt 169,23% so với kế hoạch bộ tài chính giao. Như vậy thu NSX tỉnh Bắc Kạn luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể thu NSX được hưởng theo phân cấp tăng mạnh qua các năm 2005 là 6.034 triệu đồng, tăng so với 2004 là 714 triệu đồng; năm 2006 là 10.741 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4.707 triệu đồng; năm 2007 là 19.211 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 8.470 triệu đồng. Có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan có chức năng và nhân dân tỉnh Bắc Kạn song một thực tế cho thấy đó là: tỷ lệ thu bổ sung NSX tỉnh Bắc kạn chiếm rất cao trong tổng thu ngân sách. Điều này cho thấy nguồn thu NSX của tỉnh còn rất hạn chế. Và một bài toán nan giải đặt ra về vấn đề thu NSX ở tỉnh đó là thu bổ sung ngân sách cấp trên đối với NSX tỉnh Bắc Kạn tăng qua các năm: năm 2005 tăng thu bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã là 15.406 triệu đồng tăng tương ứng tỷ lệ là 37,4%; năm 2006 tăng thu bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã là 4.548 triệu đồng tăng tương ứng tỷ lệ là 8%; năm 2007 tăng thu bổ sung ngân sách cấp trên là 26.293 triệu đồng tăng tương ứng là 43%. Vấn đề đặt ra là làm sao NSX giảm bớt được sự trợ cấp tư phía ngân sách cấp trên. Tổng hợp nguồn thu NSX để biết được các nguồn thu trên địa bàn, xét từng nguồn thu xem đã thu đúng thu đủ chưa, đã khai thác được mọi nguồn thu chưa, các khoản thu có bền vững không. Để hiểu rỏ tình hình thực hiện dự toán thu NSXchúng ta đi vào từng loại thu cụ thể. 2.2.1.2.1. Thu NSX được hưởng theo phân cấp Đây là nguồn thu quan trọng của NSX, thị trấn, nó phản ánh khả năng tự chủ của NSX trong cân đối Ngân sách, phản ánh khả năng kinh tế của địa phương. Trong những năm qua, công tác chấp hành dự toán NSX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tiến bộ đã góp phần nâng cao khả năng thực hiện nguồn thu này, thực tế nguồn thu này trong những năm qua đã chiếm một tỷ trọng ngày một cao phần nào đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của xã. - Đối với khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh: Đây là khoản thu có ý nghĩa chiếm tỷ lệ lớn trong thu NSX: năm 2005 thu NSX từ khu vực ngoài quốc doanh là 1.523 triệu đồng tăng so với 2004 là 286 triệu đồng tương ứng 23,12%, năm 2006 thu NSX từ khu vực ngoài quốc doanh là 2.376 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 856 triệu đồng tương ứng tăng là 56%, năm 2007 thu NSX từ khu vực ngoài quốc doanh là 4.725 triệu đồng tăng so với 2006 là 2.349 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 98,86% (xem bảng 2). Như vậy khu vực ngoài quốc doanh tại địa phương ngày càng phát triển đóng một vai trò trong nền kinh tế của tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế xã hội hiện nay thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gồm nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp, kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần mới phát triển mạnh trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy số lượng còn ít nhưng số thu từ thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách. Mặc dù là một thành phần kinb tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong thu NSNN, song đối với nước ta, đặc biệt là tỉnh Bắc Kạn, hệ thống doanh nghiệp tư nhân phát triển còn chậm, chưa đồng đều, hầu hết mới chuyển từ những hộ sản xuất kinh doanh lên, một bộ phận chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước mang nặng tính bao cấp nên chưa thích ứng với cơ chế thị trường và mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, phát triển mang tính tự phát, lợi nhuận thấp thì sẽ chuyển đổi mặc dù đó là vùng, ngành, nghề có lợi cho nền kinh tế, cho xã hội mà Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển. Vì vậy, nếu Nhà nước buông lỏng quản lý, không có định hướng thì họ sẽ chạy theo lợi ích cá nhân mà quên mất lợi ích xã hội. Từ đó, gây ra những hiện tượng tiêu cực như: trốn lậu thuế, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại cho môi trường sinh thái, môi trường xã hội. Mặt khác, do mới chuyển từ hộ sản xuất, hoặc từ hộ doanh nghiệp Nhà nước, dựa vào chế độ bao cấp nên trình độ quản trị kinh doanh còn thấp, chưa bắt nhịp được với cơ chế thị trường, am hiểu pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng còn thấp Chế độ hạch toán kế toán sổ sách, chứng từ hoá đơn còn chưa nắm bắt được hết, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Vốn kinh doanh còn thiếu, dây chuyền công nghệ còn lạc hậu, chưa mạnh dạn đầu tư. Do vậy quản lý thu khu vực ngoài quốc doanh là một vấn đề cần quan tâm. - Đối với thu phí, lệ phí: Khoản thu từ phí và lệ phí nhằm bù đắp một phần trong toàn bộ các chi phí mà xã bỏ ra để cung cấp các dịch vụ cho nhân dân trong xã được hưởng theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Quản lý nguồn thu này được các xã theo đúng các văn bản hướng dẫn thi hành về thu phí và lệ phí. Theo bảng 2 cho thấy thu NSX từ thu phí và lệ phí qua các năm như sau: năm 2005 là 991 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 157 triệu đồng tương ứng tăng 18,82%, năm 2006 là 1.091 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 100 triệu đồng tương ứng tăng 10,09%; năm 2007 là 2.196 triệu đồng tăng so với 2006 là 1.105 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 101,28%. - Đối với thu lệ phí trước bạ: Đây cũng là một khoản thu cần quan tâm năm 2004 thu lệ phí trước bạ là 573 triệu thì năm 2005 tăng lên là 941 triệu đồng, năm 2006 là 1.720 triệu đồng và năm 2007 là 2.906 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng lệ phí trước bạ là xuất phát từ biến động của nền kinh tế đô thị hóa vào loại nhanh với nhiều khu đô thi được quy hoạch khang trang trong khi đó vào năm 2004, 2005,2006 thị trường bất động sản nóng lên nhu cầu mua đất và nhà ở trên địa bàn tỉnh tăng lên mạnh mẽ. Theo quy đinh khi mua nhà, đất các tổ chức cá nhân đều phải có nghĩa vụ với NSNN, phải một khoản lệ phí trước bạ sau khi hồ sơ về lô đất được hoàn thành thực hiện luôn vượt kế hoạch ở mức cao; Bên cạnh đó trong quá trình chấp hành dự toán chính quyền xã và các cơ quan chức năng đã phối hợp thực hiện một cách thống nhất nên đã nâng cao hiệu quả quản lý các khoản thu này. - Đối với thuế nhà đất: Thuế nhà đất chủ yếu là thuế đất ở của các trên địa bàn, theo quy định của Nhà nước đối với những loại đất ở khác nhau có những khung thuế suất khác nhau. Đây là một trong các khoản thuế có tính chất ổn định mà NSX trên địa bàn tỉnh được hưởng 100%. Thuế nhà đất năm 2004 NSX thu được là 625 triệu đồng, năm 2005 là 776 triệu đồng, năm 2006 là 1.564 triệu đồng, năm 2007 là 3.091 triệu đồng. Tuy thuế nhà đất là khoản thu có tính chất ổn định song không có nghĩa là cố định. Trong những năm gần đây khoản này có xu hướng tăng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 151 triệu đồng tương ứng là 24,16%; năm 2006 tăng so với năm 2005 là 788 triệu đồng tương ứng tăng 101,5%; năm 2007 tăng so với 2006 là 1.527 triệu đồng tương ứng tăng 97,63%. Thuế nhà đất tăng nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua phát triển mạnh nên dân cư tập trung về khu vực trung tâm tỉnh sinh sống ngày càng có xu hướng gia tăng; do đó số thuế nhà đất thu được tăng. Bên cạnh đó thuế nhà đất có nhiều mức khác nhau dựa vào tính chất của từng loại đất; vì vậy khi phát triển các khu đô thị - loại đất có mức thuế suất cao tất yếu sẽ làm cho thuế nhà đất tăng. - Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất: tăng nhanh qua các năm: năm 2004 là 1.257 triệu đồng, năm 2005 là 1.116 triệu đồng, năm 2006 là 2.199 triệu đồng và năm 2007 tăng lên là 3.513 triệu đồng. - Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Là một tỉnh nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng thuế sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh không có dược sự tương xứng. Tỷ lệ thu thuế là không lớn. Năm 2004 là 267 triệu đồng, năm 2005 là 348 triệu đồng, năm 2006 là 401 triệu đồng, năm 2007 là 479 triệu đồng. - Về khoản thu tại xã và thu khác: Trong những năm qua khoản thu này thực hiện tốt: năm 2004 thu tại xã là 190 triệu đồng và thu khác là 336 triệu đồng; năm 2005 thu tại xã là 388 triệu đồng và thu khác là 53 triệu đồng; năm 2006 thu tại xã là 745 triệu đồng và thu khác là 645 triệu đồng; năm 2007 thu tại xã là 1.244 triệu đồng và thu khác là 1.057 triệu đồng. Khoản thu này tăng đều qua các năm. Và trong những năm tới các xã, thị trấn cần tạo ra những khoản thu như thế này để tăng thu thêm cho NSNN. 2.2.1.2.2. Các khoản thu bổ sung Ngân sách cấp trên. Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra trong những năm qua và thời gian tới cho tỉnh Bắc Kạn, mặc dù tỉnh đã nổ lực, cố gắng tăng số thu cho NSX cụ thể là tăng các khoản thu 100% cho NSX. Song thực tế nguồn thu này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi tiêu tối thiểu cho chính quyền cấp xã nên hàng năm vẫn cần một tỷ trọng lớn khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên giúp cho chính quyền xã có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình để cân đối ngân sách và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Tại tỉnh Bắc Kạn, tình hình thực hiện khoản thu này tương đối ổn định, luôn thực hiện đúng kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý về việc giao dự toán và thực hiện dự toán về số thu bổ sung từ Ngân sách của cấp trên quá lớn thường dẫn đến việc NSX phụ thuộc vào Ngân sách cấp trên, không chủ động trong các chi tiêu của mình. Các khoản thu bổ sung Ngân sách cấp trên bao gồm: - Bổ sung cân đối Ngân sách. - Bổ sung cân đối mục tiêu. Bảng 3. THU BỔ SUNG NSX TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2007 Đơn vị: triệu đồng STT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Tổng thu 41.175 56.581 61.129 87.422 1 Thu bổ sung cân đối ngân sách 38.068 49.123 51.947 51.947 2 Thu bổ sung cân đối mục tiêu 3.107 7.458 9.182 16.713 (Nguồn số liệu: Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn) Từ bảng trên cho thấy: Đối với thu bổ sung cân đối Ngân sách. Số thu bổ sung cân đối Ngân sách được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa tổng thu trên địa bàn và tổng số chi trên địa bàn mỗi năm. Theo số liệu số thu các năm đều đạt 100% so với dự toán. Điều đó chứng tỏ nguồn thu và các nhiệm vụ chi trên địa bàn cũng tương đối ổn định cũng như các biện pháp nhằm ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi đã có hiệu quả. Cụ thể: Năm 2005 thu bổ sung cân đối là: 49.123 triệu đồng. Tăng so với năm 2004 là 11.055 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 29%. Năm 2005 thu bổ sung cân đối ngân sách là: 51.947 triệu đồng. Tăng so với năm 2006 là 2.824 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,75%. Năm 2007 thu bô sung cân đối ngân sách là: 70.709 triệu đồng. Tăng so với năm 2006 là 18.762 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 36%. Như vậy, số thu bổ sung NSX của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn rất cao. Năm sau có xu hướng cao hơn năm trước, năm 2005 tăng 29% so với 2004, năm 2006 tăng 5,75% so với năm 2005, năm 2007 tăng 36% so với năm 2006. Tỷ lệ tăng còn rất cao. Vấn đề đặt ra trong những năm tới cần có biện pháp để giảm các khoản bổ sung cân đối Ngân sách để góp phần nâng cao khả năng tự chủ của Ngân sách các đơn vị địa phương, nâng cao hiệu quả thu Ngân sách. Đối với thu bổ sung cân đối mục tiêu. Với khoản thu này là tùy thuộc vào khả năng Ngân sách và các chủ trương chung của Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước cấp một phần kinh phí cho các chương trình mục tiêu cụ thể đã được xét duyệt đầu tư. Các khoản thu này được các xã quản lý rất chặt chẽ và đúng theo quy định chung của Nhà nước. Cụ thể thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX tại tỉnh Bắc Kạn như sau: Năm 2004 thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX là 3.107 triệu đồng; chiếm tỷ trọng 7,55% tổng thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Năm 2005 thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX là 7.458 triệu đồng; chiếm tỷ trọng là 13,18% trong tổng thu từ Ngân sách cấp trên; tăng 4.351 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 140%. Năm 2006 thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX là 9.182 triệu đồng. chiếm tỷ trọng là 15,02% trong tổng thu từ Ngân sách cấp trên; tăng 2.243 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 30%. Năm 2007 thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX là 16.713 triệu đồng. chiếm tỷ trọng là 19,12% trong tổng thu từ Ngân sách cấp trên; tăng 7.537 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 82%. Như vậy, số thu bổ sung cân đối mục tiêu NSX có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng đã có xu hướng năm sau giảm hơn so với năm trước. Quan phân tích các số liệu về tình hình thực hiện dự toán NSX trên địa bàn tỉnh Bắc kạn thời gian qua có rất nhiều sự cố gắng và chuyển biến. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần sự cố gắng khắc phục hơn nữa từ phía các cơ quan có chức năng và nhân dân các dân tộc trên toàn tỉnh Bắc Kạn. 2.2.1.3. Tình hình quyết toán thu Ngân sách xã Cán bộ tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu NSX hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán thu ngân sách được lập gửi HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện và thông báo công khai cho nhân dân xã biết. Công tác quyêt toán thu NSX được quan tâm và thực hiện khá tốt trong thời gian qua. Với sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Góp phần thực hiện tốt quy trình quản lý thu NSX. Song vẫn còn nhiều hạn chế đó là: một số xã còn quyết toán chậm làm ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách toàn tỉnh. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách xã tỉnh Bắc Kạn 2.2.2.1. Tình hình lập dự toán chi Ngân sách xã Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình. Cán bộ Tài chính xã lập dự toán chi và cân đối NSX trình UBND xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và Phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND cấp tỉnh quy định. 2.2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán chi Ngân sách xã Chi ngân sách nhằm duy trì và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống bộ máy xã cũng như là thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị của mình đã đề ra. Chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của năm. Đối với cấp xã HĐND xã quyết định số thu cao hơn số thu UBND huyện giao thì được phép bố trí tăng chi theo số điều tiết được hưởng tăng thêm. Đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại các đơn vị, các xã, thị trấn định kỳ phải làm thủ tục hạch toán ghi thu- ghi chi vào NSNN theo đúng các văn bản qui định hiện hành. Chi NSX là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Nếu các khoản chi hợp lý kịp thời và đầy đủ, đúng mục đích sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phường hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các khoản chi NSX mang tính chất chi tiêu công nên nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như tham nhũng của cải tài sản của Nhà nước… lúc này lại là nhân tố gây mất lòng tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Trong 4 năm qua, hoạt động chi NSX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng có nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết (xem bảng 4). Hoạt động chi NSX tỉnh Bắc Kạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.doc
Tài liệu liên quan