Mục lục
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (75 trang)
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP,KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM. 5
I. Khu công nghiệp, khu chế xuất là gì ? 7
II. Tại sao phải hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ? 7
III. Các điều kiện cần thiết để hình thành phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. 10
IV. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của
khu công nghiệp, khu chế xuất. 12
V. Quy chế quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. 15
VI. Kinh nghiệm đầu tư phát triển và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số nước trên thế giới. 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM. 33
I. Các loại hình khu công nghiệp ở nước ta. 33
II. Tình hình chung. 35
III. Về phân bố khu công nghiệp, khu chế xuất. 35
IV. Về hình thức đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh. 45
V. Tốc độ triển khai. 46
VI. Về cơ chế quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. 50
VII. Những khó khăn tồn tại. 58
VIII. Nguyên nhân tồn tại. 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 65
I. Định hướng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới 65
II. Hệ thống các quan điểm cơ bản cần được nhận thức rõ trong quá trình đưa ra các giải pháp 68
III. Giải pháp về cơ chế quản lý và đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất 70
KẾT LUẬN 79
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện tử. Điều đó tạo không khí thuận lợi kích thích đầu tư tư bản. Còn khu chế xuất Bataan (Philipin) không thành công vì nó phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái bảo hộ buôn bán và giá dầu mỏ leo thang làm cho thị trường xuất khẩu xủa các xí nghiệp khu chế xuất không ổn định giá cả, gây nhiều bất lợi trong buôn bán quốc tế
e. Về lựa chọn đối tác và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp:
Hầu hết các nước đều sử dụng cả hai cách huy động lực lượng và vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong khu công nghiệp. Hình thức đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân, hợp doanh giữa nhà nước và tư nhân, hoặc liên doanh giữa trong nước và ngoài nước. Các nước đều có các quyết định ưu đãi đối với các doanh nghiệp thông qua Luật về khu công nghiệp.
f. Về công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển khu công nghiệp:
Các nước đều coi đây là một vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nên đều coi trọng công tác dự báo, đánh giá xu hướng phát triển, phát triển quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. Theo kinh nghiệm ở Đài Loan cứ 3 năm 1 lần tiến hành kiểm tra đánh giá lại tính phù hợp của quy hoạch khu công nghiệp so với thực tế để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
g. Về tổ chức bộ máy quả lý nhà nước đối với khu công nghiệp:
Hầu hết các nước đều có cơ quan chuyên trách về quản lý khu công nghiệp. Chính quyền Trung ương thống nhất quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. Khi mọi hoạt động của khu công nghiệp đi vào nề nếp mới tiến hành phân cấp quản lý cho các địa phương.
h. Về đào tạo và huấn luyện nhân lực:
Một trong những nhân tố quan trọng để các nước có thành công về khu công nghiệp, khu chế xuất là có sự chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, mà biểu hiện cụ thể là khu công nghệ cao Hsinchu. Với 2 trường đại học (Thanh Hoa, Giao Thông) và đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Khu thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và huấn luyện nhân lực cho các công ty trong khu dưới nhiều hình thức.
Để chi cho công tác đào tạo và huấn luyện, khu đã huy động các nguồn tài trợ khác nhau. Đặc biệt Chính phủ Đài Loan thực hiện mức chi thường xuyên đến 50%, một số trường hợp chi đến 100% kinh phí. chính sách
Tham gia vào quá trình này đáng chú ý còn có Quỹ khoa học và công nghệ Tự Cường (TCFST) và trường cao đẳng thực nghiệm quốc gia (NEHSSIP). Quỹ khoa học và công nghệ Tự Cường là tổ chức chi lợi nhuận thành lập 1973 từ trường Đại học Thanh Hoa với mục tiêu phối hợp các hoạt động giữa các tổ chức nghiên cứu của tư nhân và Chính phủ để đào tạo nhân tài, hỗ trợ sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Đài Loan.
i. Về các chính sách khuyến khích:
Có các khuyến khích và phương tiện ưu đãi dành cho người đầu tư để kích thích đầu tư, để thu hút tính tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Biện pháp cả gói này bao gồm: các khuyến khích tài chính, phương tiện kết cấu hạ tầng và các phương tiện khác, cũng như là việc quản lý điều hành khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi đối với người đầu tư. Có thể nói: Nếu có khuyến khích tài chính "Hào phóng" sẵn sàng phục vụ, quản lý đơn giản không phiền hà thì các khu công nghiệp, khu chế xuất có được nhân tố của sự thành công.
j. Về lựa chọn các loại ngành công nghiệp, loại hình sản phẩm:
Sản phẩm được phát triển trong khu công nghiệp, khu chế xuất có thể tìm được thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như trên thế giới và tận dụng được lợi thế tự nhiên của nước chủ nhà. Điều này có ý nghĩa 2 mặt, hội tụ được mục tiêu chung trong việc pttiêu thụ trong nước, cũng như trên thế giới và tận dụng được lợi thế tự nhiên của nước chủ nhà. Điều này có ý nghĩa hai mặt, hội tụ được mục tiêu chung trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
Ở VIỆT NAM.
Ở Việt Nam mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất được quan tâm,chú ý từ khi chúng ta thực hiện đường lối phát triển đổi mới mở cửa. Ngày 24/4/1997 Chính Phủ đã có nghị định 36/CP ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao thay thế quy chế khu chế xuất ban hành kèm
theo nghị đinh số 322-HĐBT ngày 18/10/1991và quy chế khu công nghiệp ban hành theo nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính Phủ.
I. CÁC LOẠI HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA:
Qua một thời gian thử ngiệm và phát triển, đến nay ở nước ta đã có 2 loại hình khu công nghiệp sau: khu công nghiệp-khu công nghệ cao được thành lập theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất do Chính phủ ban hành và khu cửa khẩu biên giới do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho hưởng thí điểm một số chính sách để phát triển. Trong các khu công nghiệp hiện có của cả nước có thể phân chia thành các loại hình sau:
1, Các khu công nghiệp được thành lập trên khuôn viên đã có một doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động:
Chẳng hạn như cụm công nghiệp Hoà Khánh thuộc khu công nghiệp Hoà Khánh-Liên Chiểu (Đà Nẵng), khu công nghiệp Việt Hương (Bình Dương), khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Sài Đồng (Hà Nội) và một số khu công nghiệp tại Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp theo hướng quy định mới đồng thời tạo hạ tầng kĩ thuật phục vụ tốt khu công nghiệp có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp, đồng thời đảm bảo tính quy hoạch trong xây dựng của các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật thuận tiện cho các doanh nghiệp sử dụng
2, Các khu công nghiệp được hình thành đáp ứng yêu cầu cho việc di dời các nhà máy xí nghiệp, đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thi và bảo vệ môi trường, môi sinh mà phải di chuyển một số nhà máy, xí nghiệp vào khu công nghiệp:
Hiện nay do các thành phố phát triển nhanh và quy mô lớn dân cư tập trung đông hơn nên các cơ sở công nghiệp đã xây dựng trong nội thành chẳng những mất mỹ quan cho thành phố mà còn gây ô nhiễm cho môi trường sống cho dân cư đô thị. Việc mở rộng các cơ sở này, đổi mới công nghệ khi thực hiện do không còn diện tích đất, xử lý hạ tầng và bảo vệ môi trường tốn kém. Do đó việc hình thành các khu công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời là nhu cầu khách quan. Thực hiện càng sớm càng tốt, đã có hàng chục khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trong thời gian gần đây thuộc nhóm này. ở các thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... cũng đã tập trung giải quyết vấn đề này.
3, Các khu công nghiệp quy mô nhỏ gắn liền nguồn nhiên liệu nông, lâm thuỷ sản được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng trung du Bắc bộ và duyên hải miền Trung:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các tỉnh đều có nhu cầu hình thành các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản và các nguồn tài nguyên mà địa phương có sẵn thế mạnh
4, Các khu công nghiệp hiện đại có quy mô lớn xây dựng mới hoàn toàn, thuộc loại này hiện có 20 khu công nghiệp, trong đó có 13 khu công nghiệp (kể cả 3 khu chế xuất) do công ty nước ngoài đầu tư và phát triển hạ tầng theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Như khu công nghiệp Hải Phòng Nomura, khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, khu công nghiệp Long Bình Amata, khu công nghiệp Bắc Thăng Long... các khu công nghiệp này có tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, đồng bộ, có một số khu có nhà máy phát điện riêng tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đổi mới các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư có điều kiện hơn cho bên ngoài tham gia liên doanh, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có kinh nghiệp tiếp thị.
Theo đánh giá nhận xét của ban quản lý các khu công nghiệp, nếu xếp theo thứ tự trong việc xem xét, quyết định việc hình thành khu công nghiệp thì loại hình khu công nghiệp này cần được quan tâm, cân nhắc thận trọng nhất. Bởi vì đây là những khu công nghiệp được hình thành từ đầu, hoàn toàn mới cả việc phát triển hạ tầng và thu hút vốn đầu tư, nhu cầu đất và vốn đầu tư lớn, nếu loại hình này thất bại thì tác hại của nó rất lớn. Cần phải xác định việc xây dựng hạ tầng phải đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế việc thu hút đầu tư nên tập trung vào những khu vực có công nghệ tiên tiến, nguồn sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao. Do vậy việc thu hút đầu tư cần lưu ý 2 mặt tiến độ nhanh và chất lượng doanh nghiệp khu công nghiệp.
TÌNH HÌNH CHUNG:
Theo báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam đến tháng 9/1999, cả nước có 66 khu công nghiệp (trong đó có 3 KCX) với diện tích trên 1 vạn ha, đã thu hút 24 quốc gia đến đầu tư, gồm có 543 doanh nghiệp nước ngoài, vốn đăng ký là 6,1 tỷ USD và 307 doanh nghiệp trong nước. Số khu công nghiệp, khu chế xuất được phê duyệt quy hoạch với tổng vốn đầu tư hạ tầng là 1839,4 triệu USD. Trong đó:
- Năm 1996 Chính Phủ phê duyệt 33 khu
- Năm 1997 Chính Phủ phê duyệt 17 khu
- Năm 1998 Chính Phủ phê duyệt 6 khu
10 khu còn lai được chấp nhận về chủ trương theo các quyết định riêng.
Các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở miền Nam, còn lại ở miền Bắc và miền Trung.
Tổng số vốn xây dựng cơ sở hạ tầng : 1839,4 triệu USD
Khu vực
Số lượng KCN
Tỷ lệ (%)
Miền Bắc
13
19,69
Miền Trung
13
19,7
Miền Nam
40
60,61
Kể từ khi thành lập và phát triển đến nay khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những đóng góp to lớn. Năm 1999, các khu công nghiệp chiếm trên 25% tổng giá trị sản lượng công nghiệp và 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần chủ yếu tạo nên sự đột biến về xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài với giá trị 4595 triệu USD.tăng 42,4% so với năm1998
Một vài số liệu về kết quả hoạt động
của các khu công nghiệp
Năm
Tổng giá trị sản lượng
(tr. USD)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
(tr. USD)
1997
1155
848
1998
1871
1300
1999
2982
1761
Các khu công nghiệp đã thu hút được 300.000 lao động và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm gián tiếp liên quan đến xây dựng và dịch vụ khu công nghiệp. Kết quả hoạt động của các khu công nghiệp đã và đang tạo ra những tiền đề vật chất rất quan trọng, trước hết là vốn và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các khu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển với nhịp độ khá cao và tương đối ổn định trong những năm qua và so với các nước trong khu vực, đồng thời tạo ra tiền đề và điều kiện để dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này thể hiện rất rõ ở các tỉnh Đông Nam Bộ, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó đã xuất hiện những mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hiệu quả như khu công nghiệp Biên Hoà 2 (Đồng Nai), 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh).
Cơ cấu vốn đầu tư của các khu công nghiệp hiện nay cũng đã thay đổi so với các năm trước. Trong giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, gần 90% số dự án và 93% tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đến nay tỷ lệ tương ứng là 40%, 64% và 83%. Sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư trong nước vào khu công nghiệp đã và đang tạo ra những nhân tố mới để phát triển mô hình này theo hướng đa dạng, nhiều chế độ sở hữu từ đó tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút dự án đầu tư cả trong và ngoài nước.
Các khu công nghiệp còn đóng góp những lợi ích vô hình khác cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam như: góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tham gia vào quá trình hợp lý hoá quy hoạch phát triển đô thị, biến những vùng đất chậm phát triển, đời sống thấp thành những vùng đô thị có hạ tầng cơ sở tốt, người đân có công ăn việc làm có tay nghề.
Thực tế phát triển các khu công nghiệp những năm qua cho thấy, chủ trương của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Có thể nói đến nay các khu công nghiệp đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ câu8s kinh tế Việt Nam, hoạt động của nó đã và đang đem lại những kết quả đáng khích lệ cả về kinh tế và xã hội.
III. VỀ PHÂN BỐ KHU CÔNG NGHIỆP:
Khu công nghiệp chỉ mới phát triển ở những vùng phát triển kinh tế thuận lợi có cơ sở hạ tầng tốt gần những trung tâm công nghiệp của Việt Nam. Chủ yếu các khu công nghiệp tập trung ở miền Nam, còn lại ở miền Bắc và miền Trung.
Và sự phân bố trong nội bộ các miền như sau:
-Đà Nẵng :3 khu
- Đồng Nai :15 khu
- Bà Rịa- Vũng Tầu : 4 khu
- Bình Dương : 7 khu
- Cần Thơ : 1 khu
- Hà Bắc : 1 khu
- Hà Nội : 5 khu
- Hải Phòng : 3 khu
- Khánh Hoà : 1 khu
- Long An : 2 khu
- Quảng Nam : 1 khu
- Quảng Ngãi : 1 khu
- Quảng Ninh : 1 khu
- Tiền Giang : 1 khu
- TP.Hồ Chí Minh : 12 khu
- Phú Thọ : 1 khu
- Vĩnh Phúc : 1 khu
- Đồng Tháp : 1 khu
- Bình Thuận : 1 khu
- Phú Yên : 1 khu
- Thanh Hoá : 1 khu
Như vậy đã có 27 tỉnh, thành phố có khu công nghiệp, đây là những vùng có giá đất cao nhất ở Việt Nam. Điều này cho thấy giá thuê đất không ảnh hưởng đến lựa chọn của các nhà đầu tư, đầu tư để phát triển loại hình này.
IV. VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KINH DOANH CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH:
Trong các khu công nghiệp trên, chỉ có duy nhất khu công nghiệp Đài TƯ (Hà Nội) được đầu tư 100% vốn nươc ngoài (Đài Loan) 12 KCN theo hình thức liên doanh (Nội Bài, An Đồn với Malaixia; Deawoo Hà Nội với Hàn Quốc; Bắc Thăng Long, Hải Phòng Nomura Loteco với Nhật, HP96 với Hồng Công, Amata với Thái Lan, Đình Vũ với Thái Lan, Bỉ, Mỹ; khu chế xuất Tân Thuận với Đài Loan, khu chế xuất Linh Trung với Trung Quốc; Việt Nam- Singapore với Singapore). Các khu công nghiệp còn lại do các doanh nghiệp trong nước tự đầu tư (trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH và công ty liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác)
Các khu công nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vốn lớn để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, các nhà đầu tư nội địa có số vốn ít hơn thường đầu tư vao các khu công nghiệp trên các khuôn viên đã có sẵn các doanh nghiệp đang hoạt động, để nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu quy hoạch mới đô thị, di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi thành phố và đầu tư vào các khu công nghiệp có quy mô nhỏ gắn với nguồn nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản.
Còn về hình thức đầu tư sản xuất kinh doanh thì rất đa dạng bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước liên doanh với các thành phần kinh tế khác, công ty TNHH bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ...
V. TỐC ĐỘ TRIỂN KHAI:
Trừ ba khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, Cần Thơ được cấp giấy phép từ năm 1991-1992 còn các khu công nghiệp khác được cấp từ năm 94 trở lại đây, trong số này có 50% khu công nghiệp được cấp giấy phép năm 1996-1997. Nhưng đã có 50% khu công nghiệp của cả nước đã giải phóng mặt bằng, đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong một khoảng thời gian ngắn, đến năm nay, cả nước đã có 66 khu công nghiệp nằm trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố. Theo một số ý kiến, số lượng các khu công nghiệp của ta chưa phải là nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khu công nghiệp Việt Nam phải cân xứng với tốc độ phát triển công nghiệp đất nước, vấn đề là không phải số lượng khu công nghiệp được cấp giấy phép mà là khả năng lấp đầy khu công nghiệp bằng các dự án.
Còn về tốc độ đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tới nay cả nước có khoảng 200 ha, bằng 32% diện tích đất thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất được thuê sử dụng.
Biểu đồ biểu diễn tốc độ phát triển Khu công nghiệp Việt Nam
Dưới đây là tình hình cụ thể tại một số khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển 2 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp diện tích hơn 200 ha, bước đầu cho thuê được gần 270 ha đất với hơn 300 dự án, trong số đó có gần 100 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư và điều chỉnh tăng vốn trên 1 tỷ USD và 1400 tỷ đồng, chiếm 14,5%(tính bằng USD) so với tổng số vốn đầu tư vào 66 khu công nghiệp trong cả nước. khu chế xuất Tân Thuận được coi là thành công nhất Việt Nam và đã được tạp chí Corporate Location (Anh) xếp hạng nhất Châu á năm 1999. Đã có 130 xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút 45.000 lao động trực tiếp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD.
Trong khi đó các khu công nghiệp Đồng Nai đã thu hút được nguồn vốn lớn gấp 4 lần so với Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch xong mạng lưới 15 khu công nghiệp, với tổng diện tích 8.100 ha, trong đó có 9 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập với tổng diện tích là 2.346 ha, gồm các khu công nghiệp Biên Hoà 2, Amata, Loteco, Gò Giầu, Nhơn Trạch, 1,2,3, Hố Nai, Sông Mây.
Nằm sát Thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hoà 1 tỉnh Đồng Nai được xây dựng từ năm 1963 trên diện tích 382 ha, hiện có 76 xí nghiệp hoạt động, trong đó 75% doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ khu công nghiệp này chưa có hệ thống sử lý nước thải.
Đối diện với khu công nghiệp Biên Hoà 1 qua trục đường quốc lộ 1A là khu công nghiệp Biên Hoà 2 rộng 376 ha do công ty xây dựng kinh doanh hạ tầng Sonadezi của tỉnh Đồng Nai quản lý. Sonadezi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để san lấp mặt bằng, làm trên 200 km đường bê tông nhựa nội bộ, hệ thống cơ sở gần như hoàn chỉnh. Khu công nghiệp này đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới như Netle, Sony, Panasonic, Fujitsu...
Đến nay, 9 khu công nghiệp Đồng Nai đã thu hút190 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3,6 tỷ USD, trong đó 169 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 3,4 tỷ USD 21 dự án 100% vốn Việt Nam, tổng vốn đăng ký trên 210 triệu USD.
Bình Dương đã thu hút bằng 80% nguồn vốn đầu tư nước ngoài so với Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù chỉ có 7 khu công nghiệp và tổng diện tích đất chỉ bằng 50%. Năm 1999, có 15 dự án mới được cấp phép, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 160 triệu USD. Đầu tư trong nước có 5 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 41 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore đã hoàn tất giai đoạn 1 và tiếp tục giai đoạn 2 (191 ha). Đến nay đã có 30 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 300 triệu USD, đã có 17 dự án đi vào hoạt động, thu hút 1500 lao động.
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tầu có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 1600 ha, hiện đang hoàn chỉnh xây dựng khu công nghiệp Cái Mép (660 ha). Tính đến nay, 4 khu công nghiệp này đã có 13 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn gần 1,2 tỷ USD, chiếm diện tích 280 ha. Ngoài ra, còn có 15 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn trên 420 triệu USD, chiếm trên 210 ha.
Còn ở Hà Nội, đến thời điểm này đã có 5 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 432 ha, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 258,178 triệu USD. Đó là các khu Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội-Đài Tư, Daewoo-Hanel.
Khu công nghiệp Sài Đồng B đã có 10 nhà máy được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là 276,564 triệu USD, chiếm 35% so với quy hoạch phát triển toàn bộ khu công nghiệp, hiện nay khu công nghiệp này đang được tiến hành xây dựng ở giai đoạn 2, đang chờ cấp nốt 18 ha đất.
Khu công nghiệp Nội Bài với quy mô xây dựng cho 45 nhà máy, cho đến nay có 4 nhà máy được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 22,965 triệu USD. Hiệu quả của việc sử dụng khu này còn đang chờ đợi vào giá cả cho thuê lại và chính sách thu hút của nhà nước.
Khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư là khu công nghiệp duy nhất được Chính Phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp Đài Loan góp vốn xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng. Hiện nay khu công nghiệp đã được san lấp nền, đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nốt cơ sở hạ tầng. Dự tính đến tháng 9/1999, các nhà máy sẽ bắt đầu được xây dựng. Riêng khu công nghiệp này đã có 18 nhà máy trên 31 lô đất đăng ký xây dựng. Vì ngành nghề chủ yếu được phát triển trong khu công nghiệp này là công nghiệp nhẹ nên trong những năm tới, khu công nghiệp sẽ thu hút 1 vạn lao động.
Khu công nghiệp Thăng Long cũng đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng. Khu công nghiệp Deawoo-Hanel đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên tốc độ đầu tư vào khu công nghiệp này vẫn còn chậm và dù Chính Phủ đã lập kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tương đối đồng đều tại Bắc-Trung-Nam nhưng đầu tư thực tế đã thu hút vào các khu công nghiệp lại chênh lệch hoàn toàn: Chủ yếu là miền Nam, còn lại ở miền Bắc và rất ít ở miền Trung.
VI. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP.
1. Sơ lược nội dung chính sách quản lý của nhà nước đối với
khu công nghiệp, khu chế xuất
Chính sách quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh tế này cũng được hình thành và ngày một hoàn thiện về mọi mặt đảm bảo là cơ sở, là nền tảng cho sự hoạt động của khu công nghiệp.
Với 10 chương 59 điều bản quy định mới (quy chế khu công nghiệp ban hành 28/2/1994 của Chính Phủ) hầu hết các hoạt động và quản lý của nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất. Riêng về khu công nghệ cao vấn đề còn rất mới mẻ nên bản quy chế chỉ mới được đề cập những nguyên tắc chung, còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và chi tiết hoá thêm.
So với các quy chế ban hành trước đây, bản quy chế mới này đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế tự đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Ngoài ra trong bản quy chế này cũng đã xác định nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của một số cơ quan có quan hệ chặt chẽ đối với việc phát triển khu công nghiệp: như Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Bộ Thương mại, Ban tổ chức cán bộ của Chính Phủ và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.
Bộ kế hoạch và đầu tư, là cơ quan chủ chốt, có một số trách nhiệm chính như:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan kiên quan, xây dựng tổng thể phát triển khu công nghiệp trong phạm vi cả nước.
- Trình Chính Phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển khu công nghiệp.
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền.
- Bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trong kế hoạch hàng năm của UBND cấp tỉnh.
- Tổ chức thẩm định các dự án nhóm A để trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét quyết định chấp nhận đâù tư vào khu công nghiệp.
- Uỷ quyền cho ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, điều chỉnh thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính Phủ cho phép.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội việc thực hiện các dự án đầu tư vào khu công nghiệp thuộc thẩm quyền.
Một trong những nội dung mới và rất quan trọng của bản quy chế khu công nghiệp mới này cũng như nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính Phủ là việc Chính Phủ phân cấp cho UBND một số tỉnh, thành phố cho phép Bộ trưởng Bộ Kế hoach và đầu tư uỷ quyền cho các ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu nước ngoài ở trong và ngoài khu công nghiệp. Với cơ chế "uỷ quyền" và thực hiện quản lý "một cửa, tại chỗ" hệ thống pháp lý và quản lý của nhà nước đối với khu công nghiệp đã có bước tiến bộ mới và bước đầu phát huy hiệu lực.
Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước các khu công nghiệp nước ta hiện nay
Thủ tướng Chính Phủ
Các Bộ, ngành T.Ư, các UBND tỉnh, thành phố có KCN-KCX
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Vụ quản lý các
KCN-KCX
Ban quản lý các
KCN-KCX
Văn phòng Thủ Tướng
Văn phòng quản lý khu công nghiệp tập trung
Quan hệ phối hợp
Quan hệ chỉ đạo uỷ quyền Quan hệ chỉ đạo trực tuyến
2. Tình hình thực hiện các chính sách quản lý đối với
khu công nghiệp, khu chế xuất:
Qua mấy năm xây dựng và phát triển đến nay chúng ta đã tạo được không khí thuận lợi chung trong các ngành các cấp về nhận thức vai trò phát triển khu công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua hoạt động bước đầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất điều thấy rõ là đã tạo ra sự thay đổi dần bộ mặt nông thôn ngoại thành. Thu hút một khối lượng lớn lao động tại chỗ và lao động kỹ thuật. Đời sống văn hoá xã hội của nhân dân được cải thiện, dân trí được nâng cao, góp phần vào sử dụng có hiệu quả quỹ đất quốc gia qua việc tập trung đầu tư vào xây dựng các khu công nghiệp. Một số địa phương đã dần thay đổi về nhiều mặt đặc biệt là về kinh tế: làm thay đổi hình thế kinh tế địa phương, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Những mặt làm được:
a, Với quy chế "uỷ quyền" và thực hiện quản lý "một cửa, tại chỗ" hệ thống pháp lý và quản lý nhà nước khu công nghiệp đã có bước tiến bộ và bước đầu phát huy hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1072.doc