MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Mục đích nghiên cứu của đề tài.01
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .02
Kết cấu của đề tài .02
CHƯƠNG 1 - Khái quát hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của
ngân hàng thương mại Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
hiện nay
1.1 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế.03
1.2 Khái quát về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .03
1.2.1Khái quát hoạt động ngoạithương .03
1.2.2 Vai trò của tài trợ ngoại thươngvà nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của
NHTM .05
1.2.3 Khái niệm về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM .08
1.3 Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu. 09
1.3.1 Tài trợ xuất khẩu .09
1.3.2 Tài trợ nhập khẩu .11
1.4 Nghiệp vụ tín dụng tàitrợ xuất nhập khẩu thông qua phương thức thanh
tóan tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại .12
1.4.1 Khái quát về phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ .12
1.4.2 Tiến trình thực hiện nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ .14
1.5 Quy trình của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại 15
1.5.1 Đối tượng tài trợ xuất nhậpkhẩu .15
1.5.2 Điều kiện tài trợ vốn .15
1.5.3 Phạm vi tài trợ vốn .16
1.5.4 Quy trình thựchiện tàitrợ .16
1.6 Sự cần thiết của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng
thương mại đối với nền kinh tế nước ta.17
1.6.1 Sự cần thiết đối với ngân hàng thương mại .18
1.6.2 Đối với doanh nghiệp. 19
1.6.3 Đối với nền kinh tế.19
CHƯƠNG II - Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay
2.1 Tình hình kinh tế đất nước trong thời gianqua .21
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trong
thời gian vừa qua .21
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại.21
2.2.2 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay .23
2.2.3 Những thành tựu đạt được củahệ thống ngân hàng thương mại .24
2.3 Thực trạng tín dụng tàitrợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay .26
2.3.1 Các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu được áp dụng hiện nay tại các ngân
hàng thươngmại .26
2.3.2 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại cácngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay .31
2.4 Những hạn chế trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng
thương mại .37
2.4.1 Về phía các ngân hàng thương mại.37
2.4.2. Về phía doanh nghiệp .39
2.4.3 Về tỷ giáhối đoái.41
2.4.4 Chính sách thuế .41
2.4.5 Chính sách xúctiến thươngmại .41
2.4.6 Hệ thống pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng và
thanh toán quốc tế còn thiếu chặt chẽ và ổn định .42
2.4.7 Hoạt động chưa hiệu quả của Trung Tâm thôngtin phòng ngừa rủi ro .42
2.4.8 Nguyên nhân về quản lý ngoại hối .43
2.4.9 Cạnh tranh không cân sức giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các
ngân hàng thương mạiquốc doanh .43
2.4.10 Uy tín của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa cao .44
CHƯƠNG 3 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài
trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay
A. Giải pháp vĩ mô . 45
3.1 Giải pháp đối với hoạtđộng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng
thương mại Việt Nam .45
3.1.1 Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu . 45
3.1.2 Quảng cáo, tiếp thị các mặt hàng củangân hàng .45
3.1.3 Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng tốt, tiềm năng .46
3.1.4 Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới, triển khai các
phương thức thanh toán mới .47
3.1.5 Nâng cao trình độ nhân viên thanh toán quốc tế và cán bộ tín dụng: phân
cấp quản lý hợp lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng .49
3.1.6 Tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần .50
3.1.7 Ngân hàng thương mại tăng dư nợ dành cho tài trợ xuất nhập khẩu với cơ
cấu tín dụng hợp lý .51
3.1.8 Đổi mới công nghệ ngân hàng .52
3.1.9 Đồng tài trợ giữa các ngân hàng .53
3.1.10 Bảo lãnh của doanh nghiệp khác .53
3.1.11 Quản lý chặt chẽ nợ quáhạn.54
3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu .54
3.2.1 Chú trọng đầu tư, đổimới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất
lượng sản phẩm xuất khẩu .55
3.2.2 Lựa chọn đối tác trong hoạt động xuấtnhập khẩu .55
3.2.3 Lựa chọn phươngthức thanh toán .55
3.2.4 Lựa chọn ngân hàng phụcvụ .55
3.2.5 Giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm .56
3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .56
3.3.1 Hạn chế rủi ro tín dụng.56
3.3.2 Hạn chế rủi rovề lãi suất.57
3.3.3 Hạn chế rũi ro về tỷ giá .58
B Giải pháp vĩ mô .59
3.4 Ngân hàng Nhà nước cầnban hành một số quy chếliên quan đến hoạt động
tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại cổ phần .59
3.4.1 Chiết khấu chứng từ hàng xuất .59
3.4.2 Ban hành chính sách bảo hiểm Nhànước cho hoạt động chiết khấu .59
3.5 Quy định chế độ kiểm tóan bắt buộc đốivới các doanh nghiệp.60
3.6 Cho phép các ngân hàng thương m ại cổ phần cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu có tài sản đảm bảo chính là lô hàng nhập.60
3.7 Chính sách tỷ giá linh hoạt.62
3.8 Chính sách thuế .63
3.9 Tăng cường việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.63
3.10 Nâng cao chất lượng thông tin tíndụng .64
KẾT LUẬN .66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 5
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi tiền mà không nhận được báo
Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi
khách hàng.
Nếu trong tài khoản khách hàng không đủ tiền, ngân hàng sẽ chuyển số tiền
chiết khấu, hoặc ứng trước sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ chiết khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các
chi phí có liên quan.
2.3.1.2 Tài trợ nhập khẩu
Thông thường, ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tư,
hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ… hoặc cho vay bằng tiền đồng. Trường
hợp cho vay bằng tiền đồng rất hiếm vì khi vay tiền đồng đổi sang ngoại tệ để
thanh toán hàng nhập khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch
giá mua, bán của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện với những hình thức chủ yếu
sau:
* Hình thức mở thư tín dụng thanh toán hàng nhập khẩu
Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu.
Điều kiện để mở thư tín dụng trong trường hợp tài trợ nhập khẩu tại các NHTM
như sau:
- Phải có giấy phép kinh doanh XNK, đối với các đơn vị nhận uỷ thác
phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu.
- Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu
của Nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép XNK do Bộ thương mại cấp.
- Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn
định, và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.
Trang 33
- Lô hàng nhập khẩu phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh lô hàng
nhập khẩu trên là phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng
thanh toán lô hàng.
- Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị thư tín dụng hoặc
được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.
- Đối với thư tín dụng trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức
vay vốn nước ngoài được NHNN duyệt.
Thẩm định hồ sơ mở thư tín dụng: sau khi kiểm tra, hồ sơ mở thư tín dụng
sẽ chuyển qua phòng tín dụng thẩm định, đánh giá tình hình tài chính, tư cách
pháp nhân, tình hình mặt hàng nhập khẩu trên thị trường, thẩm định tài sản thế
chấp.
Quyết định mức ký quỹ tín dụng: trên cơ sở thẩm định ngân hàng quyết
định mức ký quỹ tín dụng. Ký quỹ thư tín dụng được xem là một hình thức bắt
buộc tại NHTM. Ký quỹ nhằm đảm bảo khách hàng nhận hàng và thanh toán
L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán càng cao
thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
- Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín cao với ngân hàng thì
mức ký quỹ thấp và ngược lại.
- Loại thư tín dụng: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C
trả ngay vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài,
mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng.
- Loại hàng hóa nhập khẩu, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến
động hàng hóa trên thị trường. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định,
giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp.
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ
cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách
hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh
toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ, hay đối với các đơn vị nhận
ủy thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ, nộp tiền đồng để mua ngoại tệ ký quỹ,
hay có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ mở L/C.
Trang 34
* Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập
Ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo L/C, ngân
hàng có thời gian là 7 ngày để kiểm tra xử lý chứng từ và đưa ra ý kiến chấp
nhận hay từ chối thanh toán.
Đối với nhà nhập khẩu thì hàng vừa cập bến phải nộp tiền cho ngân hàng để
thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng, bán
hàng và thu hồi vốn. Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu cần
có khoản tài trợ từ ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu. Ngân hàng sẽ tiến
hành thẩm định, tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả
năng trả nợ, thế chấp tài sản để quyết định. Khi thẩm định ngân hàng chú ý một
số vấn đề sau:
- Đảm bảo tín dụng: thông thường phải có tài sản thế chấp để đảm bảo
khoản vay. Nếu không có tài sản thế chấp hay bảo lãnh bởi ngân hàng thì phải
thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Ngân hàng phải xem xét cẩn thận về uy tín
khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng phải dễ tiêu thụ trên thị trường, giá cả
ổn định, không bị giảm giá đột ngột. Nếu khách hàng không nhận hàng thì ngân
hàng có thể phải chịu rủi ro.
- Mức tài trợ: tùy theo sự thẩm định mà ngân hàng quyết định mức tài
trợ, nhưng phải nằm trong hạn mức tín dụng của đơn vị và giới hạn dư nợ cho
phép của ngân hàng, nhà nhập khẩu phải đóng thêm tiền trước khi nhận bộ
chứng từ. Ví dụ nếu ký quỹ trị giá 20% lô hàng, ngân hàng chấp thuận tỷ lệ tài
trợ 60%, thì lúc này nhà nhập khẩu phải đóng thêm 20% giá trị lô hàng.
- Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, ngân hàng có nhiệm vụ giám sát tình
hình nhập hàng, vận chuyển, bốc xếp, vấn đề kho bãi, tình hình tiêu thụ hàng
hóa, trả nợ… nhất là đối với trường hợp cho vay thế chấp bằng chính lô hàng
nhập, hàng hóa có thể đưa trực tiếp về kho ngân hàng, hoặc kho do ngân hàng
trực tiếp ký hợp đồng thuê kho có sự đồng ý của nhà nhập khẩu. Hợp đồng thuê
kho sẽ căn cứ theo nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990. Mọi chi phí liên quan
đến việc lưu kho của doanh nghiệp, lô hàng phải nhập kho theo chỉ định của
ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ hàng hóa, nhà nhập khẩu sẽ nộp tiền vào, ngân hàng giải chấp hàng hóa
từng lần cho đến hết.
Trang 35
Tuy nhiên, trên thực tế đối với một số doanh nghiệp, nhất là công ty quốc doanh,
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định có uy tín với ngân hàng,
đôi lúc mở L/C không cần có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn ngân hàng,
hàng hóa nhập về đem thẳng về kho của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy tín dụng tài trợ xuất khẩu như là một yêu cầu khách quan đã thể hiện
vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động XNK cũng như đối với nền kinh
tế. Với sự phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của các hình thức tài trợ
XNK mà NHTM Việt Nam đã cung cấp vốn và kỹ thuật giúp cho các doanh
nghiệp XNK thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt rủi
ro trong giao dịch mua bán giữa các nước với nhau.
2.3.2 Thực trạng hoạt động tài trợ XNK hiện nay của các NHTM Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình XNK hiện nay
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, tăng trưởng xuất, nhập
khẩu Việt Nam chịu tác động mạnh của những diễn biến kinh tế thế giới, nên
cán cân thương mại có những biến động đáng kể. Năm 1998, thâm hụt cán cân
thương mại đã thu hẹp và lần đầu tiên sau gần một thập kỷ thâm hụt, cán cân
thương mại chuyển sang thặng dư từ năm 1999 và thâm hụt trở lại từ năm 2002
thâm hụt và đặc biệt thâm hụt ở mức rất lớn (5,1 tỷ USD), (xuất khẩu tính theo
giá FOB và nhập khẩu tính theo theo giá CIF) chiếm 13% so với GDP, khiến cho
nhiều người lo ngại về sự mất ổn định của cán cân thương mại. Tuy nhiên, nếu
xét vì diễn biến xuất, nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2004, hoạt động xuất,
nhập khẩu của Việt Nam có nhiều dấu hiệu khả quan. Nếu như trong 8 tháng
đầu năm 2003 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ xuất
khẩu thì sang đến 8 tháng đầu năm 2004 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn
tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.
* Tình hình xuất khẩu
Diễn biến hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2003 cho thấy: Tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước đạt 19,8 tỷ USD, có thể nói đây là mức xuất khẩu cao nhất
trong mấy năm trở lại đây (năm 2001 là: 15,0 tỷ USD; năm 2002 là 16,7 tỷ
USD), tăng 20% so với năm cùng kỳ năm ngoái và đã vượt xa so với kế hoạch
11% của Quốc hội đề ra. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới đang dần phục
hồi và phát triển; bên cạnh đó Nhà nước cũng đã có một loạt các cơ chế, chính
sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu như thực hiện tốt Hiệp định Dệt may
Trang 36
với Hoa Kỳ, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Quỹ Hỗ trợ phát triển, tín dụng tài trợ
XNK của các NHTM Việt Nam, thưởng xuất khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng...
Các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện các biện pháp tiết kiệm, nâng cao năng
lực quản lý và năng suất lao động, chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao uy
tín, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho
người lao động đồng thời nỗ lực mở rộng thêm các thị trường.
(Phụ lục: bảng 5)
Xem xét đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước theo khối doanh
nghiệp thì thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm
khoảng 32%, các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn chiếm 17%, còn lại là các doanh
nghiệp khác.
Cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch đáng kể, thị trường Châu á vẫn là thị
trường chính, chiếm 48%, Châu Mỹ, Châu Âu chiếm 44,3%, còn lại là thị trường
Châu Phi...Tuy nhiên chỉ có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 80% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ 20%, Nhật Bản 14% Trung Quốc
8%, Úc 7%, sau đó là Singapore, Đức, Anh, Pháp, Đài Loan và Indonexia.
Về cơ cấu mặt hàng, xuất khẩu tăng cao vẫn là nhờ một số mặt hàng chủ lực có
kim ngạch lớn (trên 1 tỷ USD/ năm) của Việt Nam, đó là dầu thô đạt 3,8 tỷ
USD, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đây là mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2003 đã tăng cả về giá và lượng, sau đó là
nhóm hàng dệt may đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 18%, tiếp theo là nhóm hàng giày
dép đạt 2,2 tỷ USD và hải sản đạt 2,1 tỷ USD, mỗi nhóm hàng chiếm 11%.
Ngoài ra các mặt hàng như điện tử và linh kiện, máy vi tính sau một thời gian
giảm sút đã có mức tăng trở lại đạt 672,2 triệu USD tăng 37% so với cùng kỳ
năm ngoái.
* Tình hình nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003 đạt 24,9 tỷ USD, cũng là mức nhập khẩu
lớn nhất từ trước đến nay, tăng 28,6% so với năm 2002. Chủ yếu là nhập khẩu
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nhập
khẩu các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 38,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước,
tuy nhiên vai trò này cũng đang bị giảm dần, sau đó là các doanh nghiệp có vốn
Trang 37
đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 34,9%, các công ty trách nhiệm hữu hạn
chiếm 17%,...
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhóm máy móc thiết bị, phụ tùng đạt kim ngạch
5,3 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 21% tổng kim ngạch
nhập khẩu năm 2003, đứng thứ hai là nhóm hàng xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD,
chiếm 10%, phân bón các loại đạt 628 triệu USD, sắt thép đạt 1,6 tỷ USD, chất
dẻo nguyên liệu 0,8 tỷ USD.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng kim ngạch nhập khẩu là do chịu tác động của
hai yếu tố giá và lượng của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép,
phân bón do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động,
chiến tranh Irắc, căng thẳng về chính trị đặc biệt ở Trung Đông, dịch bệnh
SARS….
(Phụ lục: bảng 6)
Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2004 đã có nhiều thay
đổi. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 36,6 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt 16,7 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm
ngoái, nhập khẩu đạt 19,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái nên mức
nhập siêu còn 3,1 tỷ USD (xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu theo giá
CIF), bằng 16% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn mức nhập siêu so với cùng kỳ
năm trước.
Có thể nói, hoạt động xuất khẩu của 8 tháng đầu năm nay tăng mạnh là do: Giá
một số mặt hàng chủ lực tăng mạnh, đặc biệt là giá mặt hàng dầu thô tăng 19%,
lượng tăng 14% khiến kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng 36% so với cùng kỳ
năm ngoái, mức lợi do giá và lượng tăng mang lại 908,9 triệu USD. Ngoài ra,
kim ngạch của một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như gạo tăng 143 triệu USD
và cao su tăng 29 triệu USD; Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi,
đặc biệt tăng mạnh ở các mặt hàng chế biến, nếu như một số mặt hàng như gỗ,
dây cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp trước đây kim ngạch xuất khẩu không
lớn thì sang đến năm 2004 đã tăng mạnh; Cơ cấu thị trường cũng thay đổi, mặt
hàng dệt may, hải sản trước kia chủ yếu xuất khẩu mạnh vào thị trường Mỹ, thì
nay đã vươn ra các thị trường khác như EU, Nhật Bản.
Nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm chủ yếu vẫn là các mặt hàng máy móc, thiết
bị, phụ tùng và một số mặt hàng như xăng dầu, phân bón, sắt thép các loại.
Trang 38
Riêng mặt hàng xăng dầu, do ảnh hưởng của giá trên thị trường thế giới tăng
dẫn đến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng sắt thép về lượng giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, phân bón các
loại cũng giảm 4%.
Qua phân tích cho ta thấy, tốc độ xuất khẩu đã tăng mạnh hơn tốc độ nhập khẩu
trong 8 tháng đầu năm, thâm hụt cán cân thương mại đã được thu hẹp nhiều so
với mức thâm hụt năm 2003, với kết quả này sẽ mở ra một kết quả rất lạc quan
cho những tháng còn lại của năm. Tuy nhiên, để giảm được mức nhập siêu so
với năm 2003, Chính phủ, các Bộ, Ngành cần quan tâm hơn nữa để khuyến
khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt đối với những mặt hàng hiện nay
có kim ngạch thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khuyến khích sản xuất
những nguyên liệu thay thế cho hàng nhập khẩu để hạn chế mức nhập khẩu cao
như hiện nay.
Cho đến nay Việt Nam đã ký 85 hiệp định thương mại để mở rộng thị trường
xuất khẩu, chúng ta vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 7 trong quá trình gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một vòng đàm phán theo đánh giá của
WTO là Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, chúng ta quyết tâm đẩy
nhanh tốc độ đàm phán để có thể gia nhập WTO vào đầu năm 2005. Với sự ra
đời của chỉ thị 113 xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, năm 1987
cả nước mới có 12 doanh nghiệp trực tiếp XNK, đến nay đã có 16.200 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện nay, Nhà nước cũng đã xây dựng
được một số ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh tranh khá và kim
ngạch xuất khẩu được xếp hạng trên thế giới.
(Phụ lục: bảng 7)
2.3.2.2 Đóng góp của ngân hàng trong hoạt động tài trợ XNK cho các doanh
nghiệp
Những thành tích đạt được trong lĩnh vực XNK của đất nước trong thời gian qua
là nhờ vào sự đóng góp rất lớn từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, với những
biện pháp tăng cường vốn huy động, tranh thủ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
để mở rộng tín dụng, nhằm tài trợ cho hoạt động XNK, mà trong đó sự tham gia
tài trợ cho hoạt động XNK của các NHTM đã góp phần không nhỏ cho sự phát
triển của hoạt động này.
Trước đây tình trạng độc quyền của ngân hàng ngoại thương trong thanh toán
quốc tế và tài trợ XNK, thì hiện nay các NHTM ngày càng phát triển nhiều,
Trang 39
hàng loạt các NHTM quốc doanh, cổ phần, liên doanh ra đời đều có thể thực
hiện được các nghiệp vụ thanh tóan quốc tế, tạo ra được môi trường cạnh tranh
an tòan và thuận lợi giữa các NHTM với nhau. Chính điều này đòi hỏi các
NHTM phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, phải luôn cải tiến công nghệ
ngân hàng, để ngày càng thích nghi với sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Mặc dù không còn là ngân hàng độc quyền trong thanh tóan và tín dụng phục vụ
cho XNK, nhưng với uy tín và truyền thống kinh nghiệm ngân hàng ngoại thương
việt nam vẫn chiếm thị phần lớn trong thanh tóan và tín dụng phục vụ cho XNK.
Eximbank là NHTM cổ phần XNK, chuyên kinh doanh lĩnh vực XNK ra đời năm
1990 đến nay, Eximbank ngày càng chứng tỏ uy tín và bản lĩnh của mình. Khối
lựơng nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK chiếm thị phần rất cao.
Mặt khác, các NHTM tài trợ XNK cũng luôn cố gắng mở rộng và hoàn thiện
nghiệp vụ của mình.
Thông thường tài trợ XNK được thực hiện tại các NHTM mà hoạt động thanh
tóan quốc tế phát triển mạnh như: ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công
thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng XNK (eximbank), ngân hàng
á châu, ngân hàng đông á,… hầu hết các ngân hàng này đều có thế mạnh về
thanh tóan quốc tế, trình độ nghiệp vụ kỹ thuật cao, có mạng lưới đại lý giao
dịch rộng khắp các nước trên thế giới và nguồn vốn lớn, sẵn sàng tài trợ cho
khách hàng của mình.
Tài trợ của các NHTM đối với lĩnh vực XNK hiện nay chủ yếu là tín dụng ngắn
hạn bởi vì đa số các doanh nghiệp XNK hiện nay đều thiếu vốn lưu động. Bên
cạnh đó các NHTM còn tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho vay, bảo lãnh nhập
máy móc, thiết bị, thực hiện tín dụng leasing (tín dụng thuê mua) để xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu, cũng như phát triển kinh tế.
Mạng lưới giao dịch, thanh tóan với nước ngòai ngày càng mở rộng, tạo điều
kiện thực hiện tốt công tác thanh tóan quốc tế và khai thác nguồn vốn từ nước
ngòai.
Mạng lưới đại lý của các NHTM phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng
đại lý nước ngòai đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, cung cấp hạn mức tín dụng,
hỗ trợ thông tin quốc tế, cải tiến công nghệ thanh tóan, nâng cao uy tín của
NHTM Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trang 40
Việc cải tiến công tác thanh tóan quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động tài trợ XNK. Với sự mở rộng quan hệ đại lý giao dịch với nước ngoài, cải
tiến công nghệ thanh tóan, đa số các ngân hàng đều thực hiện tốt thanh toán
quốc tế đảm bảo nhanh chóng an tòan và tiện lợi cho khách hàng, số lượng
khách hàng của các NHTM ngày càng tăng. Nghiệp vụ thanh tóan quốc tế ngày
càng phát triển, khả năng tài trợ cho XNK càng cao.
Về nguồn vốn, trong thời gian qua, nguồn vốn của các NHTM có xu hướng ngày
càng tăng, ngân hàng chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và ổn định khai thác
tiềm năng vốn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tiền gửi bằng đồng việt
nam, ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, kết hợp với những hình thức khuyến mãi,
quảng cáo như quà tặng, có thưởng, được dự xổ số. Ngòai ra, ngân hàng còn tích
cực triển khai hình thức huy động vốn từ nước ngòai như vay tài chính, vay ngân
hàng nước ngòai, các tổ chức tài chính quốc tế. Đa số nguồn tài trợ từ nước
ngoài lãi suất ưu đãi, thời gian tương đối dài, giúp cho NHTM có đủ vốn tài trợ
cho các doanh nghiệp XNK trong nước.
Về cho vay, nhờ nguồn vốn tăng trưởng nhanh mà hoạt động tài trợ XNK của
NHTM ngày càng mở rộng và đạt nhiều thành tích đáng kể:
- Dư nợ tín dụng tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu về vốn cho các doanh nghiệp
XNK góp phần thúc đẩy tăng kim ngạch XNK trong những năm qua.
- Vốn tín dụng tập trung vào các ngành sản xuất kinh doanh chế biến hàng
xuất khẩu như: hải sản, cà phê, gạo, hạt điều,…. Thực hiện cho vay ưu đãi
thu mua, dự trữ nhằm tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, để tăng
thu ngoại tệ, nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu máy móc, phục vụ cho
sản xuất như:xăng dầu, xi măng, sắt, thép,…và đầu tư trung và dài hạn đổi
mới công nghệ, phục vụ cho sản xuất như công trình, dự án,..
- Nghiệp vụ tín dụng đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng ngày càng cao theo
yêu cầu khách hàng. Ngoài thực hiện bảo lãnh L/C trả chậm, các NHTM
còn thực hiện bảo lãnh vay thương mại nước ngòai để mua hàng hóa, máy
móc, thiết bị.
- Đối tượng tín dụng mở rộng, ngân hàng cho vay đối với các thành phần
kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Ngân hàng chủ động trong việc
lựa chọn khách hàng để cho vay, không gò bó như trước đây, hoạt động
kinh doanh của ngân hàng năng động và sáng tạo hơn.
Trang 41
- Quy trình tín dụng được cải tiến theo hướng nhằm đảm bảo an tòan, nâng
cao chất lượng hiệu quả tín dụng bố trí nhân sự hợp lý ở các khâu đồng
thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ tín dụng
trong từng khâu nhằm tăng cường kiểm soát trong suốt quá trình cho vay,
kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực để có biện pháp xử lý. Có sự
phối hợp đồng bộ giữa phòng tín dụng và phòng thanh toán quốc tế trong
thực hiện tài trợ XNK.
- Bên cạnh đó, Nhà nước luôn kịp thời ban hành những văn bản pháp lý
nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh, giúp cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng đạt nhiều thuận lợi.
Hoạt động tài trợ XNK gắn liền với chương trình kinh tế của Nhà nước nhằm
thực hiện tốt các chỉ tiêu XNK đề ra.
Nhìn chung trong thời gian qua, Nhà nước chủ động hướng hoạt động tín dụng
phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế theo định hướng khuyến khích xuất khẩu.
2.4 Những hạn chế trong hoạt động tài trợ XNK tại NHTM hiện nay.
2.4.1 Về phía các NHTM Việt Nam
Các NHTM tham gia tài trợ nhiều nhưng mặt hàng XNK của các doanh nghiệp
không đa dạng, tập trung nhiều là sắt thép, bột mì, cà phê, xe tải, xe gắn máy,
vải sợi, phân bón và một số hàng nông sản khác. Doanh số phân bố không đồng
đều giữa các ngành hàng dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng nếu ngân hàng tập
trung doanh số quá lớn vào một ngành hàng chịu nhiều biến động của thị trường.
Ngoài ra, còn các mặt tồn tại khác cần khắc phục như công tác tiếp thị khách
hàng còn bỏ ngỏ, nhân sự phát triển theo hướng tự đào tạo là chủ yếu.
Công cụ và môi trường làm việc trong thanh toán quốc tế và tín dụng chưa thật
sự hiện đại: việc phát hành L/C tại hội sở rất nhanh, có thể giải quyết hồ sơ ngay
trong ngày, nhưng tại các chi nhánh không thể tự phát hành L/C, buộc phải
chuyển hồ sơ lên hội sở nhờ phát hành, việc chuyển hồ sơ này mang tính thủ
công. Mỗi khi phát sinh nghiệp vụ, cán bộ phụ trách phải chuyển một hoặc
nhiều hồ sơ đã được giám đốc chi nhánh duyệt cùng với đĩa mềm che
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.pdf