Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 13

1. Tính cấp thiết của đề tài 13

2. Mục đích nghiên cứu 14

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

4. Phương pháp nghiên cứu 14

5. Kết cấu luận văn 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 16

1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế 16

1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 18

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 18

1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 19

1.1.2.3. Đối với các ngân hàng thương mại 19

1.2. Các công cụ sử dụng trong thanh toán quốc tế 21

1.2.1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng 21

1.2.1.1. Séc (cheque, check) 22

1.2.1.2. Hối phiếu (Drafts/ Bill of Exchange) 22

1.2.1.3. Lệnh phiếu (Promissory Note) 22

1.2.1.4. Thẻ (Card) 22

1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 23

1.2.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance Payment) 23

a. Khái niệm 23

b. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền phi mậu dịch (sơ đồ 1.1) 24

c. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền mậu dịch (sơ đồ 1.2) 25

d. Rủi ro của phương thức thanh toán chuyển tiền 25

1.2.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Documentary collection) 26

a. Khái niệm 26

b. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu tổng quát (Sơ đồ 1.3) 27

c. Rủi ro của phương thức nhờ thu 28

1.2.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 29

a. Khái niệm 29

b. Các loại Thư tín dụng 30

c. Mối quan hệ giữa hợp đồng mua bán ngoại thương và Thư tín dụng: 32

d. Quy trình tổng quát nghiệp vụ thanh toán L/C (Sơ đồ 1.4): 32

e. Rủi ro của phương thức thanh toán L/C 33

1.2.3. Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế – SWIFT 35

1.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 36

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế 36

1.3.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 38

1.3.2.1. Dưới góc độ nền kinh tế 39

1.3.2.2. Dưới góc độ khách hàng 39

1.3.2.3. Dưới góc độ ngân hàng 40

1.3.3. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 41

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối 41

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng tương đối 42

a. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/Doanh thu thanh toán quốc tế 42

b. Tỷ lệ chi phí thanh toán quốc tế = Chi phí thanh toán quốc tế/Doanh thu thanh toán quốc tế 42

c. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trên tổng doanh thu ngân hàng = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ Tổng Doanh thu 42

d. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so với tổng doanh thu = Doanh thu thanh toán quốc tế/ Tổng doanh thu 42

e. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so doanh thu dịch vụ = Doanh thu thanh toán quốc tế/Doanh thu dịch vụ 42

f. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trên cán bộ thanh toán quốc tế = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ Tổng cán bộ thanh toán quốc tế 43

g. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế trên cán bộ thanh toán quốc tế = Doanh thu thanh toán quốc tế/ Tổng số cán bộ thanh toán quốc tế 43

1.3.4. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại 43

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 45

1.3.5.1. Nhân tố khách quan 45

1.3.5.2. Nhân tố chủ quan 49

1.3.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 54

2.1. Khái về tình hình kinh tế Việt Nam trong quá trình đổi mới 54

2.1.1. Khái quát về hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam 54

2.1.2. Tình hình cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam thời gian qua 56

2.1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57

2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 58

2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 58

2.2.1.1. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tăng trưởng hàng năm 59

2.2.1.2. Dự nợ tín dụng tăng trưởng theo nhu cầu của xã hội 60

2.2.1.3. Lợi nhuận tăng trưởng hàng năm 60

2.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 61

2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 62

2.2.3.1. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 63

2.2.3.2. Về hoạt động bảo lãnh nước ngoài 68

2.2.3.3. Chất lượng về sử dụng chuẩn mực các điện thanh toán SWIFT trong thanh toán quốc tế 69

2.2.3.4. Hiệu quả về ứng dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế 69

2.2.3.5. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua một số chỉ tiêu định lượng 71

2.2.3.6. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua một số chỉ tiêu định tính 75

a. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý 75

b. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu 75

c. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ 76

d. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối qua hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 77

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 81

2.3.1. Các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế 81

2.3.1.1. Đối với phương thức thanh toán L/C 81

2.3.1.2. Đối với phương thức nhờ thu 83

2.3.1.3. Rủi ro do lừa đảo quốc tế 84

2.3.2. Một số tình huống chưa được quy định trong thông lệ quốc tế 87

2.3.3. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô 91

2.3.4. Một số tồn tại khác 95

2.3.5. Nguyên nhân rủi ro và tồn tại 95

2.3.5.1. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng 95

2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng trong nước 97

2.3.5.3. Nguyên nhân khách quan từ nước ngoài 98

2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại: 98

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 99

3.1. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam 99

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam 99

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 99

3.2. Mục tiêu - quan điểm đề xuất 100

3.2.1. Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển 101

3.2.2. Phù hợp với thông lệ và xu thế hội nhập quốc tế về hoạt động thanh toán quốc tế 101

3.2.3. Thực hiện cạnh tranh lành mạnh về kinh doanh dịch vụ ngân hàng 102

3.2.4. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng 102

3.2.5. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ 102

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 103

3.3.1. Giải pháp nội tại từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 103

3.3.1.1. Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế 103

a. Đối với phương thức tín dụng chứng từ 104

b. Đối với phương thức thanh toán nhờ thu 110

c. Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền 111

d. Đối với quá trình điều vốn ghi nợ, có từ tài khoản Nostro của ngân hàng 112

e. Soạn thảo cẩm nang hệ thống các tình huống rủi ro và biện pháp xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế 112

f. Cập nhật các thông tin về các nước và các ngân hàng bị Mỹ cấm vận để hạn chế rủi ro 113

3.3.1.2. Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua việc áp dụng các phương thức thanh toán chưa được sử dụng ở Việt Nam 113

3.3.1.3. Thực hiện chiến lược Marketing ngân hàng 118

3.3.1.4. Phát triển dịch vụ tư vấn 119

3.3.1.5. Có chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn liền với dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng 120

3.3.1.6. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý 121

3.3.1.7. Mở rộng mạng lưới chân rết ở nước ngoài 122

3.3.1.8. Thực hiện kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế 122

3.3.1.9. Nâng cao năng lực cho nhà quản trị ngân hàng và đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế đủ tầm và tâm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng 124

3.3.1.10. Hoàn thiện các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng trong thanh toán quốc tế 128

3.3.1.11. Sửa đổi quy trình thanh toán quốc tế của từng phương thức thanh toán quốc tế đảm bảo chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế 130

3.3.1.12. Thống nhất mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống 130

3.3.2. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng 131

3.4. Một số kiến nghị khác 132

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ 132

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 136

KẾT LUẬN 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC: MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ MANG TÍNH QUỐC TẾ SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 143

1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh séc trong thanh toán quốc tế 143

2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hối phiếu trong thanh toán quốc tế 143

3. Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế (Uniform Rutes for Cellectien URC) 144

4. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP) 144

5. Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng (Uniform for Reimbursement) 145

6. Bản phụ trương của UCP500 về xuất trình chứng từ điện tử – eUCP (Supplement to UCP500 for Electronic Presentation – eUCP) 145

7. Tiêu chuẩn quốc tế về thực tiễn ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo UCP500 = ISBP (International Standard Banking Practice for Examination of the Documents under Documentary Credit). 146

8. Các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - INCOTERMS). 147

9. Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng (The International Standby Practice ISP 98). Ấn phẩm số 590 của Phòng Thương mại Quốc tế. Hiệu lực từ 01.01.1999. 149

10. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URCG325 (Uniform Rules for Contract Guarantees, ICC publication No. 325) 149

11. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG458 (Uniform Rules fo Demand Guarantees, ICC, publication No, 458). 149

 

doc148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán quốc tế 20 19 18 21 27 3. Lợi nhuận thanh toán quốc tế 296 305 319 355 407 Tốc độ tăng trưởng Năm sau/ Năm trước 3.04% 4.59% 11.29% 14.65% 4. Tổng doanh thu 4664 5412 7060 11771 8411 5. Doanh thu dịch vụ 384 389 437 494 578 6. Cán bộ thanh toán quốc tế bình quân 410 500 544 645 739 7. Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ doanh thu thanh toán quốc tế 87.57% 88.66% 89.36% 88.97% 87.72% 8. Chi phí thanh toán quốc tế/doanh thu thanh toán quốc tế 5.92% 5.52% 5.04% 5.26% 5.82% 9. Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ Tổng doanh thu 6.35% 5.64% 4.52% 3.02% 4.84% 10. Doanh thu thanh toán quốc tế/Tổng doanh thu 7.25% 6.36% 5.06% 3.39% 5.52% 11. Doanh thu dịch vụ/ Tổng doanh thu 8.23% 7.19% 6.19% 4.20% 6.87% 12. Doanh thu thanh toán quốc tế/Doanh thu dịch vụ 88.02% 88.43% 81.69% 80.77% 80.28% 13. Doanh thu thanh toán quốc tế/Cán bộ thanh toán quốc tế 0.8243902 0.688 0.65625 0.6186047 0.6278755 14. Lợi nhuận thanh toán quốc tế/Cán bộ thanh toán quốc tế 0.7219512 0.61 0.5863971 0.5503876 0.5507443 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo hàng năm của Ngân hàng Ngoại thương 2.2.3.6. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua một số chỉ tiêu định tính Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương không chỉ thể hiện thông qua các con số cụ thể trên mà chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động này mang lại qua một số mối quan hệ sau: a. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương đã thiết lập được một mạng lưới quan hệ đại lý rộng nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương đã có quan hệ đại lý với trên 1.400 ngân hàng tại 85 quốc gia trên khắp các châu lục của thế giới. Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thanh toán giữa các quốc gia trên toàn thế giới vừa nâng cao uy tín của Vietcombank trên thương trường quốc tế. Nhờ đó ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, hệ thống các ngân hàng đại lý phải được phát triển rộng hơn nữa đủ sức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. b. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu Để tạo một dây chuyền khép kín trong phục vụ khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vay tiền đồng Việt Nam thu mua hàng xuất khẩu trong nước như gạo, cà phê, thủy hải sản… và thu nợ về nguồn ngoại tệ xuất khẩu này, vì vậy mọi rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác tín dụng. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp không vay thu mua hàng xuât khẩu có thể sử dụng bộ chứng từ hàng xuất để được Ngân hàng Ngoại thương tài trợ xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu chứng từ. Hoặc các nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu phù hợp với cơ chế quản lý ngoại hối và pháp luật Việt Nam cũng được Ngân hàng Ngoại thương xem xét cho vay thanh toán hàng nhập. Nhìn chung, hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được phối hợp xử lý nhịp nhàng và thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Nhờ đó, thông qua hoạt động này đã góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất phát chủ yếu là nghiệp vụ chiết khấu truy đòi, còn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi kể cả hối phiếu trả ngay và trả chậm phát sinh khá khiêm tốn vì nó chưa được các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung mạnh dạn áp dụng. Khi thực hiện loại nghiệp vụ này rủi ro thuộc về ngân hàng nên phí dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi thường cao hơn nghiệp vụ chiết khấu truy đòi, vì vậy, cả ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chưa quan tâm áp dụng và phát triển nghiệp vụ này trong khi đây cũng là một trong các loại nghiệp vụ đã và đang phát sinh khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay, một số khách hàng xuất khẩu chỉ yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương thực hiện dịch vụ này đối với các thị trường có độ rủi ro lớn. Đối với Ngân hàng Ngoại thương trong quy trình nghiệp vụ cũng cho phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi nhưng còn giới hạn ở các hối phiếu trả ngay, chưa quy định cho hối phiếu trả chậm và nghiệp vụ này cũng chỉ phát sinh rải rác ở một số chi nhánh. Nếu nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi được các ngân hàng thương mại triển khai và mạnh dạn vận hành trong thực tiễn thì hiệu quả mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế cũng có thể được nâng lên. c. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ Hoạt động thanh toán quốc tế gắn liền với quá trình sử dụng các tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động thanh toán quốc tế sẽ được gửi vào tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, mọi nguồn chi thanh toán tiền hàng nhập khẩu cũng được trích thanh toán từ các tài khoản này. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch cũng như phi mậu dịch qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hàng năm đã tạo điều kiện cho việc tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ gửi tại nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tiền gửi ngoại tệ này, ngoài việc sử dụng để thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng Ngoại thương thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ và mua bán ngoại tệ với nước ngoài, tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Thời gian qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thương trường quốc tế mạnh nhất trong số các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1997-2007 có thể tham khảo qua bảng 2.7. d. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối qua hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thực hiện thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ, kinh doanh tiền gửi ngoại tệ trong và ngoài nước. Trong quá trình đổi mới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn duy trì được vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại quốc doanh, kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ kinh doanh với việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò chủ đạo trong kinh doanh ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá. Xác định đây là một trong những nghiệp vụ mang nhiều rủi ro, gắn liền với cơ chế thị trường, biến động từng ngày, từng giờ thậm chí từng phút, Ngân hàng Ngoại thương luôn theo dõi diễn biến thị trường hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có những quyết định nhạy bén trong kinh doanh, góp phần cùng ngân hàng Nhà nước giữ ổn định trong thị trường này. Từ năm 2002 đến nay, nghiệp vụ này chịu sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Citi Bank, Hongkong Shanghai Banking, ANZ ngoài hướng là khách hàng của Vietcombank đã chọn ngân hàng thông báo là các ngân hàng nước ngoài này để thực hiện thương lượng, chứng từ và thanh toán qua trên cơ sở đó ngân hàng nước ngoài và khách hàng thực hiện mua bán ngoại tệ với Ngân hàng Ngoại thương. Nhưng với lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương là nguồn vốn lớn, kinh nghiệm lâu đời trong thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, có đội ngũ cán bộ năng động, nhạy bén trong kinh doanh đã kịp thời nghiên cứu thị trường để tiếp cận khách hàng nhờ đó tỷ trọng giữa doanh số mua bán ngoại tệ trong nước so với doanh số thanh toán quốc tế qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đạt một tỷ lệ tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế không chỉ tạo hiệu quả cao cho Ngân hàng Ngoại thương trong tăng thu dịch vụ thanh toán quốc tế cũng như lợi nhuận thanh toán quốc tế mà các tác động tích cực đến các mặt hoạt động khác tại Ngân hàng Ngoại thương, qua đó tạo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Với một số chính sách tỷ giá linh hoạt đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển, hầu như mọi nguồn ngoại tệ thu về từ nguồn xuất khẩu thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương đều được khách hàng bán lại cho Ngân hàng Ngoại thương. Ngoài ra, có những thời điểm, với chính sách linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương không những mua được ngoại tệ thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương mà còn mua được nguồn ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng khác. Từ đó đã tạo nguồn vốn ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của doanh nghiệp và nhu cầu mua của người dân để thanh toán các khoản chuyển tiền hợp pháp phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước. Điều này có thể được minh chứng qua bảng 2.7, 2.8 dưới đây. Bảng 2.7: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1997 – 2007 Đơn vị tính: triệu USD Năm Doanh số mua ngoại tệ Doanh số bán ngoại tệ Tốc độ Năm sau/Năm trước Tổng số Trong nước Nước ngoài Tổng số Trong nước Nước ngoài Doanh số mua vào % doanh số bán ra % 1997 1594 355 1239 1583 332 1251 1998 7323 4351 2972 7020 4099 2921 359% 343% 1999 5851 4937 914 5920 5004 916 -20% -16% 2000 23367 9066 14301 23367 9057 14310 299% 295% 2001 26561 10000 16561 32731 9860 22871 14% 40% 2002 17098 8534 8564 17014 8463 8551 -36% -48% 2003 10641 6785 3856 10550 6707 3843 -38% -38% 2004 13778 8194 5584 13837 8270 5567 29% 31% 2005 21313 11710 9603 21384 11779 9605 55% 55% 2006 12039 8159 3880 12037 8167 3870 -44% -44% 2007 20049 9324 10725 19870 9146 5107 67% 65% Bảng 2.8. Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ trong nước so doanh số thanh toán quốc tế qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1997 - 2007 Đơn vị tính % Năm Doanh số Mua bãn ngoại tệ/ Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu Doanh số mua ngoại tệ/ Doanh số thanh toán hàng xuất Doanh số Bán ngoại tệ/Doanh số thanh toán hàng nhập Doanh số Mua bãn ngoại tệ/ Doanh số thanh toán quốc tế Doanh số mua ngoại tệ/ Thu thanh toán quốc tế Doanh số Bán ngoại tệ/Chi thanh toán quốc tế 1997 9,2% 10,5% 8,2% 6,6% 6,5% 6,6% 1998 81% 107% 64,4% 58,3% 65,7% 52% 1999 98% 143% 74,7% 63,9% 68,5% 60% 2000 159% 201% 132% 123% 135% 112% 2001 164% 214% 133% 101% 106% 96,7% 2002 138% 164% 119% 85,3% 84,3% 86,3% 2003 107% 128% 92% 69,5% 71,2% 67,9% 2004 119% 119% 118% 85,2% 76,6% 95,7% 2005 122% 134% 112% 96% 93,5% 98,5% 2006 83,3% 86,6% 80,3% 64,6% 59,7% 70,3% 2007 86% 95% 78,6% 65,6% 63,4% 68% Nguồn: Tính toán từ các biểu 2.2, 2.3 và 2.7 Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế trên cho thấy hoạt động này đã có những đóng góp nhất định trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng thương mại: Giữ vững thị phần thanh toán quốc tế trong cơ chế cạnh tranh khá gay gắt; Nâng cao được uy tín và thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương trên thương trường quốc tế; Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn tạo điều kiện cho Ngân hàng Ngoại thương trong việc lựa chọn ngân hàng thực hiện các giao dịch trong thanh toán quốc tế cũng như thực hiện các đàm phán thương mại có hiệu quả; Là một mắt xích quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động khác phát triển có hiệu quả; Là một trong những tiêu chí góp phần tạo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, nó cũng còn một số khó khăn, tồn tại nhất định, cần phải có biện pháp khắc phục để có thể nhanh chóng hội nhập quốc tế về ngân hàng. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 2.3.1. Các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế Trong thanh toán quốc tế mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu nhược điểm nhất định và từ các nhược điểm đó có thể phát sinh những tồn tại, rủi ro trong thanh toán quốc tế. Phương thức Tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán an toàn hơn so với các phương thức khác. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức an toàn tuyệt đối cho các bên liên quan mà nó cũng có thể phát sinh những rủi ro, tồn tại trong thanh toán khi một trong các bên là kẻ lừa đảo. Sự vi phạm hợp đồng của người mua trong phương thức chuyển tiền hoặc vị phạm cam kết thanh toán của người mua trong phương thức nhờ thu qua ngân hàng cũng phát sinh khá nhiều tồn tại trong thanh toán quốc tế. Các rủi ro, tồn tại có thể phát sinh từ nhiều phía có thể minh chứng qua một số trường hợp sau: 2.3.1.1. Đối với phương thức thanh toán L/C Trong phương thức thanh toán này, việc thanh toán của các ngân hàng dựa trên bộ chứng từ hoàn hảo – phù hợp điều khoản và điều kiện L/C – không căn cứ vào hàng hóa đã nhận hay chưa nhận. Nhưng quan điểm xác định về sự phù hợp chúng từ giữa các ngân hàng chưa nhất quán, ngân hàng này cho là chứng từ hợp lệ nhưng ngân hàng khác lại bảo là bất hợp lệ chứng từ. Vì vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít các trường hợp “Vạch lá tìm sâu” tìm lỗi chứng từ để từ chối thanh toán đã làm phát sinh tồn tại, rủi ro trong thanh toán quốc tế. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay ICC đã ban hành ấn phẩm UCP500 [23] nhưng các văn bản này chưa cho cán bộ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật kiến thức cho cán bộ thanh toán quốc tế, một số điểm mới của văn bản này cũng chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng. Thời gian qua trong phương thức thanh toán L/C cũng đã phát sinh một số rủi ro sau. Trường hợp Rủi ro trong thanh toán L/C hàng xuất: Sự thiếu sót của ngân hàng trong khâu kiển tra chứng từ hàng xuất, sự dễ dãi của nhà xuất khẩu trong kiểm tra xem xét chấp nhận nội dung L/C, đã cho qua các bất lợi như ngày và nơi hết hiệu lực L/C tại ngân hàng phát hành, ngân hàng trong nước chỉ đóng vai trò ngân hàng xuất trình. Người bán không thể chủ động trong sửa chữa sai sót, quyết định đoạt chứng từ để trút bỏ trách nhiệm thanh toán, dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Ngoài ra, còn có những trường hợp, người xuất khẩu không nghe tư vấn của ngân hàng, không những chấp nhận các điều kiện bất lợi trên mà còn chấp nhận các chứng từ lập ngoài tầm kiểm soát của mình (Chứng thư Cargo receipt do đại diện có thẩm quyền của người ký trên Cargo receipt). Vì vậy, họ khó có khả năng xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo trong khi quyền định đoạt chứng từ thuộc ngân hàng phát hành và cuối cùng phải gánh chịu hậu quả do nhà nhập khẩu lừa đảo. Ngoài ra, do tính chất của L/C là việc thanh toán tiền hàng chỉ căn cứ trên chứng từ hoàn hảo. Khi nhà xuất khẩu vi phạm đạo đức kinh doanh cố tình nhập khẩu đã thanh toán tiền hàng nhưng khi đi nhận hàng mới phát hiện người bán vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây tổn thất cho người mua, thậm chí người bán lập chứng từ giả đòi tiền người mua nhưng không giao hàng gây tổn thất nặng nề cho người mua. Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã xảy ra khá phổ biến các trường hợp người mua bị chiếm dụng vốn từ các L/C mở nhập hàng từ thị trường Liên Xô cũ, Châu Âu vì người bán lợi dụng thời gian vận chuyển hàng hóa từ các thị trường này về Việt Nam kéo dài, thường từ một đến ba tháng trong khi chứng từ đòi tiền ngay bằng các phương tiện chuyển phát nhanh chỉ mất từ 3 đến 5 ngày chứng từ thường đến trước hàng đến sau, đã cố tình lập chứng từ phù hợp L/C để đòi tiền nhưng giao hàng không đúng hợp đồng. Trong các trường hợp này ngân hàng đã cho vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu theo bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp L/C nhưng nhà nhập khẩu nhận hàng không đúng quy cách hoặc không có hàng để nhận. Điều này có thể gây hậu quả cho công tác tín dụng, cho vay không thu hồi được nợ vì khách hàng mất khả năng thanh toán, hoặc phá sản. Trường hợp rủi ro trong thanh toán hàng nhập: Người bán giao hàng không đúng hợp đồng, không giao hàng nhưng vẫn đầy đủ chứng từ phù hợp L/C để đòi tiền. Người mua đã được ngân hàng cho vay thanh toán L/C hàng nhập nên cũng bị vạ lây. Trong thực tiễn cũng đã phát sinh ra nhiều trường hợp sự yếu kém về trình độ thanh toán quốc tế của khách hàng đã đưa ngân hàng vào cuộc làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có những khách hàng nhập khẩu không nắm vững về thanh toán quốc tế đã tự động trả tiền tắt, không thông qua ngân hàng gây khó khăn trong thanh toán cho ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng Ngoại thương khi thanh toán ở ngày đáo hạn. 2.3.1.2. Đối với phương thức nhờ thu Việc thanh toán dựa vào thiện chí của người mua hoặc người bán, người mua đã chấp nhận thanh toán nhưng người bán chây ỳ không thực hiện cam kết, người bán giao hàng không đúng hợp đồng… đã phát sinh một số rủi ro của phương thức thanh toán nhờ thu. Trường hợp rủi ro cho ngân hàng thu hộ do người bán vi phạm hợp đồng: Trong thực tiễn đã xảy ra rất nhiều trường hợp, người mua muốn có chứng từ đi nhận hàng đã gửi cam kết chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thu hộ nhưng sau khi nhận hàng họ lại trì hoãn thanh toán vì nhiều nguyên nhân như: Hàng giao không đúng hợp đồng, hàng bị rớt giá đã gây tranh chấp kéo dài. Ngân hàng thu hộ đã cho vay thanh toán nhờ thu hàng nhập, hoặc có những trường hợp phải cho vay bắt buộc khách hàng để thanh toán khi bị ngân hàng nước ngoài thúc giục đòi tiền và phong tỏa tài khoản của ngân hàng thu hộ ở nước ngoài. Trường hợp rủi ro cho ngân hàng chuyển chứng từ do người mua vi phạm cam kết thanh toán: Người mua và ngân hàng thu hộ đã chấp nhận trả tiển, ngân hàng chuyển chứng từ đã chiết khấu 80% giá trị bộ chứng từ nhưng đến ngày đáo hạn người mua không thanh toán, trả lại hàng hóa và ngân hàng thu hộ gửi trả lại chứng từ cho người bán. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vì muốn bán được hàng nên sẵn sàng chấp nhận những điều kiện thanh toán bất lợi, dẫn đến chiếm dụng vốn kéo dài trong thanh toán. Đó là những trường hợp bán hàng theo phương thức nhờ thu, trả chậm sau X ngày kể từ ngày chứng nhận của chứng từ FDA. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi xuất cá ba sa vào thì trường Mỹ thường bán hàng theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm sau 45 ngày đến 75 ngày kể từ ngày cơ quan kiểm tra chất lượng FDA của Mỹ đã chấp nhận chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ. Đây là một điều kiện vô cùng bất lợi cho nhà xuất khẩu Việt Nam, vì người bán không thể lường trước được khi nào cơ quan này mới cấp giấy chứng nhận về chất lượng hàng cho Việt Nam. Mặc dù Ngân hàng Ngoại thương đã khuyến cáo nhiều lần với khách hàng về những bất lợi này, các doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm dụng vốn thường xuyên, nhưng vì muốn xuất được hàng vào thị trường Mỹ nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chấp nhận những điều kiện bất lợi này. Thống kê tình hình người mua chiếm dụng vốn người bán trong phương thức nhờ thu chứng từ cả hai loại DP và DA tại Ngân hàng Ngoại thương A cho thấy hơn 90% các bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất của người bán Việt Nam bị nước ngoài chiếm dụng vốn, mặc dù bán trả chậm từ 45 ngày đến 75 ngày nhưng thường có khách hàng sau ngày đáo hạn cả tháng trời nước ngoài mới thanh toán, có khách hàng sau hơn ba tháng mới trả tiền cho người bán. Trong những trường hợp ngân hàng xuất trình đã chiết khấu các bộ chứng từ nhờ thu này sẽ dẫn đến trường hợp không chỉ người bán bị chiếm dụng vốn, phải chịu phí tổn vì phải trả lãi vay ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến thời gian chiết khấu của ngân hàng, chiết khấu quá thời gian cho phép trên hối phiếu, làm cho ngân hàng vi phạm quy trình thanh toán. 2.3.1.3. Rủi ro do lừa đảo quốc tế Trên thương trường quốc tế, thủ đoạn lừa đảo muôn hình muôn vẻ, lừa đảo quốc tế lại càng tinh vi hơn. Chúng tổ chức có quy mô và đầy đủ thủ thuật. Bọn lừa đảo thường nhằm vào đối tượng là những công ty xuất nhập khẩu mới thành lập, chưa thông thạo về lĩnh vực thanh toán quốc tế để mồi chài bằng những mối lợi to lớn, mặt khác chúng đánh vào tâm lý của các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo địa phương là sẵn sàng hợp tác với những thương vụ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và tỉnh nhà. Cụ thể: Trường hợp lừa đảo quốc tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Năm 1997, một công ty T mới thành lập ở tỉnh A được chọn làm đối tượng lừa gạt của tên trùm lừa đảo Hashemi. Để lừa gạt công ty T bọn lừa đảo đã tìm mọi cách tiếp xúc, tạo mối quan hệ ban đầu rất tốt với các vị lãnh đạo công ty T với danh nghĩa là đại diện công ty Alpha Enterprises Trading S.A Thụy Sĩ, Andre Favre, một đồng bọn của tên trùm lừa đảo quốc tế Mohammed Ali Hashemi đã tìm đến công ty T để đặt mua gạo với số lượng 100.000 tấn, giá xuất cao là 269.28 USD/ tấn, cao hơn giá cùng thời điểm trên địa bàn là 20USD tấn. Khi ký hợp đồng mua gạo, với lý do sợ phía người bán không có khả năng giao hàng nên chúng yêu cầu người bán phải có một bảo lãnh thực hiện hợp đồng (performance bond) theo mẫu soạn sẵn của chúng trị giá 5% giá trị của hợp đồng là USD 1,346,000 – (Performance bond không có điều khoản ràng buộc việc mở L/C của Alpha) và số tiền này phải được ký quỹ ở ngân hàng Swissbank corporation. Vì quá tin tưởng vào thiện chí hợp tác làm ăn lâu dài của Alpha cũng như quá chủ quan về khả năng cung ứng gạo của tỉnh, quan tâm đến lợi ích địa phương, nếu thương vụ thực hiện được sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty và tỉnh nhà, công ty T đã chấp nhận một văn bản cam kết đầy bất lợi về phía mình do phía đối tác đưa ra, đã đề nghị ngân hàng thực hiện các yêu cầu của Alpha và chấp nhận mọi rủi ro. Sau đó, bằng thủ thuật và kinh nghiệm tinh thông nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chúng gài bẫy cho công ty T chuyển số tiền ký quỹ thành khoản tiền đặt cọc và gãi bẫy cho công ty T vi phạm hợp đồng và bond để rút tiền đặt cọc. Nhưng sau khi tuyên bố T vi phạm hợp đồng và rút được khoản tiền USD 1,346,000 – bọn lừa đảo này đã lẩn trốn. Công ty T chờ mãi không thấy Alpha mở L/C nên đã kiện Alpha ra tòa án Thụy Sỹ. Đến ngày 24.05.2001 tòa án Geneve tuyên bố T thắng kiện nhưng số tiền trên chưa thu hồi được vì phía Alpha đã tẩu tán tài sản. Cuối năm 2001, Hashemi bị Interpol Anh bắt, qua điều tra Interpol Anh đã phát hiện Andre Favre là đại diện cho Hashemi điều hành công ty Alpha để thực hiện hành vi lừa đảo qua môi giới mua gạo cho quân đội Iran. Hành vi lừa đảo này không chỉ riêng đối với công ty T mà tên trùm Hashemi này còn thực hiện ở trên 20 công ty khác trên thế giới, và hắn bị bắt khi thực hiện thương vụ lừa đảo thứ 25 với số tiền trên 4 triệu USD đối với chi nhánh của công ty Siemens (Đức) ở Anh [11]. Trong những năm 2000, bọn lừa đảo thường sử dụng hình thức thư báo để lừa đảo các doanh nghiệp, ngân hàng. Bọn lừa đảo thường thông qua đồng bọn môi giới tìm đến một số doanh nghiệp tại địa phương tự xưng là đại diện của một số công ty nước ngoài để mồi chài bằng những khoản cho vay lớn, thời gian cho vay dài, lãi suất thấp, muốn có được các khoản vốn tín dụng này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có một bảo lãnh của ngân hàng với nội dung do chúng đã soạn sẵn. Sau đó chúng dùng các bảo lãnh này để thực hiện hành vi lừa đảo, thế chấp vay vốn ở một số ngân hàng nước ngoài, sau khi rút tiền được là bỏ trốn. Cụ thể: Trường hợp lừa đảo quốc tế bằng bảo lãnh tín dụng: Năm 2000 bọn lừa đảo dưới tên gọi Briton Finance LTD, thông qua một người môi giới ở thành phố Hồ Chí Minh đã tìm đến công ty HC ở tỉnh A để làm quen, giao tiếp qua lại một thời gian rồi mồi chài cho công ty này vay một khoản vốn tín dụng lớn gần 30 triệu Dollar Mỹ, lãi suất trả chậm 6,25%/năm, thời gian cho vay 10 năm, thời gian ân hạn 02 năm với điều kiện công ty HC phải cung cấp cho chúng một bảo lãnh ngân hàng có thể chuyển nhượng, không hủy ngang thanh toán vô điều kiện. Trong quá trình giao dịch vì quá cần vốn và tin tưởng người môi giới, công ty HC đã nhờ đến ngân hàng X phát hành thư bảo lãnh như nội dung của Briton đưa ra. Vì ngân hàng X không được phép hoạt động đối ngoại nên bọn chúng lại yêu cầu công ty HC nhờ Ngân hàng Ngoại thương A xác thực bảo lãnh bằng test telex. Khi Ngân hàng Ngoại thương A xem qua nội dung thư bảo lãnh và hợp đồng đã ký giữa công ty HC và Briton Finance, thấy có dấu hiệu lừa đảo đã cảnh báo công ty HC và ngân hàng X, đồng thời không chấp nhận xác thực bảo lãnh này. Tuy không có được bảo lãnh được xác thực bằng text telex của Ngân hàng Ngoại thương A nhưng bọn lừa đảo đã sử dụng thư bảo lãnh do ngân hàng X phát hành mang đến một số ngân hàng nước ngoài để thế chấp vay vốn, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo. Nhưng một số ngân hàng nước ngoài do có cảnh giác đã thăm dò thông tin từ phía Ngân hàng Ngoại thương và phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương để ngân chặn hành vi lừa đảo này. Ngoài ra, rất nhiều các bảo lãnh gửi đi và đang được bọn lừa đảo sử dụng trong hành vi lừa đảo của mình. Có thể kể qua một số trường hợp sau: Trường hợp lừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3573.doc
Tài liệu liên quan